Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 4 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, tháng 8-2014

107 643 2
Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 4 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ, tháng 8-2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 4 QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (Tháng 8-2014) Học phần: Luật Thương mại 2 Biên soạn: TS. Nguyễn Hợp Toàn email: toannh.neu@gmail.com TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Pháp luật kinh tế. Khoa Luật. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Tái bản lần thứ 4. Hà Nội 2012 2. Giáo trình Luật Thương mại. Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhà xuất bản Tư pháp. Hà Nội 2011 VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1. Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4-4-2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và Nghị định số 68/2009/NĐ-CP ngày 6-8-2009 sửa đổi, bổ sung khoản 7 điều 4 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP 2. Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23-1-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài và Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6-4-2006 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 3. Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 3-9-2009 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện 4. Thông tư số 117/2011/TT-BCT ngày 15-8-2011 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài 5. Những văn bản về hoạt động dịch vụ cụ thể 1) Luật Quảng cáo 2012 2) Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo 3) Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo 4) Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM –BTC ngày 6-7-2007 hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4-4-2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại 1 5) Quyết định số 41/2002/QĐ-BVHTT ngày 31-12-2002 về việc ban hành Quy chế về hoạt động triển lãm 6) Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14-12-2009 ban hành Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu 7) Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4-3-2010 về bán đấu giá tài sản và Thông tư số 23/2010/TT-BTP ngày 6-12-2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP 8) Nghị định số 20/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại và Thông tư số 06/2006/TT- BTM ngày 11-8-2006 hướng dẫn về thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16-12-2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại 9) Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31-3-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại, Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25-5-2006 hướng dẫn đăng ký họat động nhượng quyền thương mại, Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16-12-2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại 10) Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5-9-2007 quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics 6. Các điều ước quốc tế liên quan: 1) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) 2) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) 3) Hiệp định về Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), thường được gọi là Hiệp định CEPT/AFTA 4) Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) 7. Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO: + Các đoạn từ 248 đến 250: Giám định trước khi giao hàng + Các đoạn từ 270 đến 339: Chính sách trong nước ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu hàng hoá: Chính sách công nghiệp - Các chính sách trợ cấp (270-288); Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp (289- 303); Các biện pháp kiểm dịch động, thực vật (304-328); Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại –TRIMs (329-332); Các khu vực tự do, đặc khu kinh tế (333- 339). 2 Các đoạn từ 472 đến 508 Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO –Các chính sách ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ 8. Những văn bản khác: 1) Thông tư số 21/2009/TT-BCT ngày 15-7-2009 quy định việc xây dựng và hỗ trợ thực hiện chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước năm 2009 2) Quyết định 529/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về kinh phí thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước năm 2009 3) Quyết định số 961/QĐ-TTg ngày 3-7-2009 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển dịch vụ giai đoạn 2009-2011 4) Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15-11-2010 về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 5) Thông tư số 39/2010/TT-BCT ngày 09 tháng 12 năm 2010 Quy định việc thực hiện chương trình xúc tiến thương mại biên giới KẾT CẤU CHUNG (4 phần) I. DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ thương mại a. Khái niệm, đặc điểm b. Phân loại dịch vụ thương mại c) Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân d) Các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ 2. Nguồn văn bản điều chỉnh hoạt động dịch vụ thương mại 3. Hợp đồng dịch vụ thương mại II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 1. Khuyến mại 2. Quảng cáo thương mại 3. Trưng bày, giới thiệu hàng hoá 4. Hội chợ, triển lãm thương mại III. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI 3 1. Đại diện cho thương nhân 2. Môi giới thương mại 3. Uỷ thác mua bán hàng hoá 4. Đại lý thương mại IV. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ CÁC DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CỤ THỂ KHÁC 1. Gia công 2. Đấu giá hàng hoá 3. Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ 4. Dịch vụ logistics 5. Quá cảnh hàng hoá 6. Dịch vụ giám định 7. Cho thuê hàng hoá 8. Nhượng quyền thương mại NỘI DUNG CỤ THỂ I. DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ thương mại a. Khái niệm, dặc điểm K9 Đ3 LTM + Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Điều 1 Hiệp định GATS: "dịch vụ " bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong tất cả các lĩnh vực, trừ các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của Chính phủ. "Các dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của chính phủ" là bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, và cũng không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều nhà cung cấp dịch vụ. + Đặc điểm của dịch vụ thương mại: - Khó định lượng, chất lượng dịch vụ thể hiện tổng hợp nhiều tiêu thức khác nhau, việc cung ứng đồng thời với sử dụng, không thể dự trữ, bảo quản trong kho 4 - Nhiều dịch vụ là loại ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (Điều kiện về an ninh, trật tự…) b. Phân loại dịch vụ thương mại b1 . Theo pháp luật Việt Nam (2 loại) 1) Những dịch vụ thương mại liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá: Dịch vụ xúc tiến thương mại, các hoạt động trung gian thương mại, những dịch vụ thương mại cụ thể khác: gia công, đấu giá, đấu thầu, logistics, quá cảnh hàng hoá, giám định, cho thuê, nhượng quyền thương mại - Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại - Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. - Những dịch vụ thương mại cụ thể khác: Gia công, đấu giá hàng hoá, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ, logistics, quá cảnh hàng hoá, giám định, cho thuê hàng hoá, nhượng quyền thương mại 2) Những dịch vụ thương mại đ ộc lập, không liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá: Vận tải (hàng hoá và hành khách) bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng hải, hàng không; ngân hàng, tài chính; bảo hiểm; giáo dục, đào tạo; y tế; lao động; bảo vệ; môi giới; tư vấn thương mại ( ví dụ kinh doanh bất động sản…) du lịch; giải trí; văn hoá; thể thao; viễn thông… b2. Theo Hiệp định GATS (các phương thức cung ứng dịch vụ ): (4 phương thức) GATS định nghĩa 4 phương thức trao đổi dịch vụ: 1) Một nước cung ứng dịch vụ cho một nước khác (chẳng hạn các cuộc gọi quốc tế, bảo hiểm, hàng không, hàng hải, bưu điện), được gọi tên chính thức là “cung ứng dịch vụ qua biên giới” (phương thức 1) 2) Người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tại một nước khác (ví dụ như du lịch), được gọi tên chính thức là “tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài” (phương thức 2) 3) Doanh nghiệp nước ngoài lập chi nhánh hoặc công ty con tại một nước nhằm cung ứng dịch vụ tại nước đó (chẳng hạn các giao dịch của ngân hàng nước ngoài tại một nước), được gọi tên chính thức là “hiện diện thương mại” (phương thức 3) 4) Các cá nhân rời khỏi một nước để sang cung ứng dịch vụ tại một nước khác (ví dụ như hoạt động của người mẫu thời trang hoặc nhà tư vấn), được gọi tên chính thức là “hiện diện của tự nhiên nhân” (phương thức 4). 5 c. Quyền cung ứng và sử dụng dịch vụ của thương nhân Đ75 LTM + Quyền cung ứng dịch vụ của thương nhân (4) a) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; b) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam; c) Cung ứng dịch vụ cho người cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài; d) Cung ứng dịch vụ cho người không cư trú tại Việt Nam sử dụng trên lãnh thổ nước ngoài. + Quyền sử dụng dịch vụ của thương nhân (4) a) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; b) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ Việt Nam; c) Sử dụng dịch vụ do người cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài; d) Sử dụng dịch vụ do người không cư trú tại Việt Nam cung ứng trên lãnh thổ nước ngoài. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng người cư trú, người không cư trú để thực hiện các chính sách thuế, quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các loại hình dịch vụ. Khái niệm người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam theo Khoản 2,3 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 và Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28-2- 2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối: “2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây: (8) a) Tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi là tổ chức tín dụng); b) Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế); c) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam; d) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài; đ) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại các điểm a, b và c khoản này; 6 e) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại điểm d và điểm đ khoản này và cá nhân đi theo họ; g) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài; h) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. 3. Người không cư trú là các đối tượng không quy định tại khoản 2 Điều này. d. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ Đ77 LTM Trong trường hợp cần thiết, để bảo vệ an ninh quốc gia và các lợi ích quốc gia khác phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp đối với hoạt động cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm việc tạm thời cấm cung ứng hoặc sử dụng đối với một hoặc một số loại dịch vụ hoặc các biện pháp khẩn cấp khác đối với một hoặc một số thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định. 2. Nguồn văn bản điều chỉnh hoạt động dịch vụ thương mại a. Bộ luật dân sự 2005 b. Luật Thương mại 2005 Nội dung điều chỉnh của Luật Thương mại - Chương III. Cung ứng dịch vụ Những quy định đối với mọi hoạt động cung ứng dịch vụ; Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ: Quy định chung cho tất cả hoạt động dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cũng như dịch vụ độc lập (Mục 1,2) - Chương IV, V, VI: Quy định riêng đối với những dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa Đối với những dịch vụ độc lập, quy định riêng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành c. Các văn bản pháp luật chuyên ngành Bộ luật hàng hải 2005, Luật Du lịch 2005, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Luật Đường sắt 2005, Luật Luật sư 2006, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Luật Dầu khí 1993 (SĐBS 2000, 2008), Luật Chứng khoán 2006 (SĐBS 2010), Luật Điện lực 2004(SĐBS 2012), Luật Kinh doanh bất động sản 2006, Luật Xây dựng 2003, Luật Đấu thầu 2005 (SĐBS 2009), Luật Viễn thông 2009…. d. Văn bản của Bộ, ngành quản lý nhà nước chuyên ngành 7 Kể cả đối với các quan hệ dịch vụ có yếu tố quốc tế, được ghi trong các phần cụ thể đ. Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam thành viên, những cam kết quốc tế của Việt Nam Áp dụng đối với các quan hệ dịch vụ có yếu tố quốc tế, được ghi trong các phần cụ thể 3. Hợp đồng dịch vụ thương mại Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng đã đề cập trong Chương 1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ thương mại, nghiên cứu trong Luật tố tụng dân sự 2 và Luật thương mại 3. a. Khái niệm hợp đồng dịch vụ Đ518 Bộ LDS Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể thực hiện được, được thực hiện, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội. b. Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ b1. Quyền của bên cung ứng dịch vụ Đ523 Bộ LDS (3) Bên cung ứng dịch vụ có các quyền sau đây: 1) Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện; 2) Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ; 3) Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ. b2. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ + Nghĩa vụ chung Đ78 LTM Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây: (4) 1) Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật này; 2) Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc; 3) Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ; 8 4) Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. + Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc Đ79 LTM Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được, bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó. + Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo nỗ lực và khả năng cao nhất Đ80 LTM Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện nghĩa vụ cung ứng dịch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất. + Nghĩa vụ h ợp tác giữa các bên cung ứng dịch vụ Đ81 LTM Trường hợp theo thỏa thuận hoặc dựa vào tình hình cụ thể, một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác thì mỗi bên cung ứng dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây: (2) 1) Trao đổi, thông tin cho nhau về tiến độ công việc và yêu cầu của mình có liên quan đến việc cung ứng dịch vụ, đồng thời phải cung ứng dịch vụ vào thời gian và theo phương thức phù hợp để không gây cản trở đến hoạt động của bên cung ứng dịch vụ đó; 2) Tiến hành bất kỳ hoạt động hợp tác cần thiết nào với các bên cung ứng dịch vụ khác. + Tuân thủ y êu cầu của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ Đ83 LTM Trong quá trình cung ứng dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tuân thủ những yêu cầu hợp lý của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình cung ứng dịch vụ. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng phải chịu những chi phí hợp lý cho việc thực hiện những yêu cầu thay đổi của mình. + Nghĩa vụ t iếp tục cung ứng dịch vụ sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ Đ83 LTM, Đ526 Bộ LDS Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứng theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có. c. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ (Khách hàng) c1. Quyền của bên thuê dịch vụ Đ521 Bộ LDS 9 Bên thuê dịch vụ có các quyền sau đây: (2) 1) Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thoả thuận khác; 2) Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. c2. Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ Đ85 LTM Trừ trường hợp có thoả thuận khác, khách hàng có các nghĩa vụ sau đây: (4) 1) Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng 2) Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn 3) Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp 4) Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào. d.Thời hạn hoàn thành dịch vụ Đ82 LTM + Trường hợp có thỏa thuận thời hạn: Bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. + Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn hoàn thành dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ phải hoàn thành dịch vụ trong một thời hạn hợp lý trên cơ sở tính đến tất cả các điều kiện và hoàn cảnh mà bên cung ứng dịch vụ biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng, bao gồm bất kỳ nhu cầu cụ thể nào của khách hàng có liên quan đến thời gian hoàn thành dịch vụ. + Trường hợp có thỏa thuận về điều kiện thực hiện Trường hợp một dịch vụ chỉ có thể được hoàn thành khi khách hàng hoặc bên cung ứng dịch vụ khác đáp ứng các điều kiện nhất định thì bên cung ứng dịch vụ đó không có nghĩa vụ hoàn thành dịch vụ của mình cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng. đ. Trả tiền dịch vụ đ1. Giá dịch vụ Đ86 LTM Trường hợp không có thoả thuận về giá dịch vụ, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá dịch vụ và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ. 10 [...]... BLDS) II CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ DỊCH VỤ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 1) Khuyến mại 2) Quảng cáo thương mại 3) Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ 11 (4) 4) Hội chợ, triển lãm thương mại 1 Khuyến mại - Luật Thương mại 20 05: Đ88 -1 01 - Nghị định số 37 /20 06/NĐ-CP ngày 4- 4 -2 0 06 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và Nghị định số 68 /20 09/NĐ-CP ngày 6-8 -2 0 09 sửa... -1 14 - Nghị định số 37 /20 06/NĐ-CP ngày 4- 4 -2 0 06 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và Nghị định số 68 /20 09/NĐ-CP ngày 6-8 -2 0 09 sửa đổi, bổ sung khoản 7 điều 4 Nghị định số 37 /20 06/NĐ-CP - Luật Quảng cáo 20 12 - Nghị định số 181 /20 13/NĐ-CP ngày 1 4- 1 1 -2 0 13 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo - Nghị định số 158 /20 13/NĐ-CP ngày 1 2- 11 -2 0 13... giới thiệu hàng hoá, dịch vụ 4 Hội chợ, triển lãm thương mại - Luật Thương mại 20 05: 129 -1 40 - Nghị định số 37 /20 06/NĐ-CP ngày 4- 4 -2 0 06 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và Nghị định số 68 /20 09/NĐ-CP ngày 6-8 -2 0 09 sửa đổi, bổ sung khoản 7 điều 4 Nghị định số 37 /20 06/NĐ-CP - Thông tư liên tịch số 07 /20 07/TTLT-BTM –BTC ngày 6-7 -2 0 07 hướng dẫn thực... điều 4 Nghị định số 37 /20 06/NĐ-CP - Thông tư liên tịch số 07 /20 07/TTLT-BTM –BTC ngày 6-7 -2 0 07 hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37 /20 06/NĐ-CP ngày 4- 4 -2 0 06 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại a Khái niệm khuyến mại và kinh doanh dịch vụ khuyến mại + Khái niệm Đ88 LTM - Khuyến mại. .. hoá, dịch vụ - Đ117 - 127 Luật Thương mại 20 05 a Khái niệm + Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó (Đ117 LTM) + Kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện cung ứng dịch. .. điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37 /20 06/NĐ-CP ngày 4- 4 -2 0 06 a Khái niệm + Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ (Đ 129 LTM) + Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương là hoạt động thương mại, ... thuê quảng cáo thương mại có các nghĩa vụ sau đây: (2) 1) Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại thông tin trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại và chịu trách nhiệm về các thông tin này; 2) Trả thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác g3 Quy n và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại Đ113, 1 14 LTM + Quy n: Trừ... doanh dịch vụ khuyến mại Đ89 LTM - Kinh doanh dịch vụ khuyến mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác trên cơ sở hợp đồng (hợp đồng dịch vụ khuyến mại) - Hợp đồng dịch vụ khuyến mại Đ89 LTM Hợp đồng dịch vụ khuyến mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương + Khuyến mại hàng hóa, dịch. .. khuyến mại khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 37 /20 06/NĐ-CP (Các chương trình khuyến mại ngoài các hình thức quy định tại Mục 2 Chương này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương) g3 Báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại Điểm 12. II TTLT 07 22 a) Kết thúc chương trình khuyến mại thương nhân phải báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại tại địa phương đến cơ quan quản lý nhà... KM- 12 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); b) Trường hợp Bộ Công Thương là cơ quan xác nhận việc đăng ký thực hiện khuyến mại, ngoài trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện khuyến mại đến Bộ Công Thương, thương nhân có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương kết quả thực hiện khuyến mại tại địa phương nơi thương nhân thực hiện khuyến mại 2 Quảng cáo thương mại - Luật Thương mại 20 05: Đ1 02 -1 14 . thương mại 1 5) Quy t định số 41 /20 02/ QĐ-BVHTT ngày 3 1- 1 2- 20 02 về việc ban hành Quy chế về hoạt động triển lãm 6) Thông tư số 36 /20 09/TT-BCT ngày 1 4- 1 2- 2009 ban hành Quy chế đại lý kinh doanh. 35 /20 06/NĐ-CP ngày 3 1-3 -2 0 06 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quy n thương mại, Thông tư số 09 /20 06/TT-BTM ngày 25 -5 -2 0 06 hướng dẫn đăng ký họat động nhượng quy n thương mại, . ngày 3-7 -2 0 09 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển dịch vụ giai đoạn 20 09 -2 0 11 4) Quy t định số 72/ 2010/QĐ-TTg ngày 1 5-1 1 -2 0 10 về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý

Ngày đăng: 22/04/2015, 01:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan