Bài tập định luật bảo toàn động lượng

2 2.5K 33
Bài tập định luật bảo toàn động lượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 23: Một khẩu đại bác khối lượng 6000 kg bắn đi một đầu đạn khối lượng 37,5 kg. Khi đạn nổ, khẩu súng giật lùi về phía sau với vận tốc v 1 =2,5m/s. Khi đó đầu đạn đạt được vận tốc bằng bao nhiêu? A. 500m/s B. 450m/s C. 400m/s D. 350 m/s Câu 24: Một khẩu đại bác nặng 300kg bắn ra một viên đạn khối lượng 5kg với vận tốc 300m/s thì nó bị giật lại với vận tốc là: A. 300 m/s B. 5 m/s C. 16000m/s D. 0 Câu 25: Một lực 20N tác dụng vào một vật 400g đang nằm yên, thời gian tác dụng 0,015 s. Xung lượng của lực tác dụng trong khoảng thời gian đó là: A. 0,3 kg.m/s B. 1,2 kg.m/s C. 120 kg.m/s D. Một giá trị khác. Câu 26: Một vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s, g=9,8 m/s 2 . Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? A. 4,9 kg.m/s B. 10kg.m/s C. 5 kg.m/s D. 0,5 kg.m/s Câu 27: Một vật có khối lượng 0,5 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực F  do tường tác dụng có độ lớn bằng: A. 1750 N B. 17,5 N C. 175 N D. 1,75 N Câu 28: Một hòn đá được ném xuyên một góc 30 0 so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng P  ∆ khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản): A. 3 kgm/s B. 4kgm/s C. 1kgm/s D. 2kgm/s Câu 29: Trong khoảng thời gian 30s, ôtô có khối lượng 2 tấn tăng tốc từ 36 km/h lên 72 km/h. Xung lượng của hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên ôtô trong khoảng thời gian này là: A. 20 000 N.s B. 20 N.s C. 72 N.s D. 72 000N.s Câu 30: Một viên đạn có khối lượng m đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 500 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh một bay lên hợp với phương ngang một góc 60 0 , mảnh hai bay xuống hợp với phương ngang một góc 30 0 . Độ lớn vận tốc của mảnh thứ hai là: A. 500 m/s B. 250 m/s C. 400 m/s D. 866 m/s TRẮC NGHIỆM: Bài 1: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG Câu 1: Trong các quá trình nào sau đây động lượng được bảo toàn? A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô giảm tốc. C. Ôtô chuyển động tròn đều. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường có ma sát. Câu 2: Đơn vị của động lượng là? A. kg.m.s 2 B. kg.m.s C. kg.m/s D. kg/m.s Câu 3: Chọn câu trả lời đúng? A. Xung của một lực càng lớn nếu tác dụng càng lâu. B. Động lượng của một vật phụ thuộc vào tốc độ thay đổi vận tốc C. Với cùng một xung của lực, vật nặng thì có động lượng lớn hơn vật nhẹ D. Khi biết vận tốc của một vật ta có thể xác định được động lượng của nó ngay cả khi không biết khối lượng. Câu 4: Định luật bảo toàn động lượng tương đương với: A. Định luật I Niu-tơn B. Định luật II Niu-tơn C. Định luật IIII Niu-tơn D. Không tương đương với các định luật Niu-tơn. Câu 5: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong trường hợp: A. Hệ có ma sát B. Hệ không có ma sát. C. Hệ kín có ma sát. D. Hệ cô lập. Câu 6: Chọn câu trả lời đúng. Hệ vật – trái đất chỉ gần đúng là hệ kín vì: A. Trái đất luôn chuyển động. B. Trái đất luôn hút vật. C. Vật luôn chịu tác dụng của trọng lực. D. Luôn luôn tồn tại cá lưc hấp dẫn từ các thiên thể trong vũ trụ tác dụng lên hệ. Câu 7: Chọn câu trả lời sai: A. Hệ vật – Trái đất luôn coi là hệ kín. B. Hệ vật – Trái đất chỉ gần đúng là hệ kín. C. Trong các vụ nổ, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng. D. Trong va chạm, hệ vật có thể coi gần đúng là hệ kín trong thời gian ngắn xảy ra hiện tượng. Câu 8: Một hệ vật là hệ kín nếu: A. Chỉ có những lực của các vật trong hệ tác dụng lẫn nhau. B. Không có tác dụng của những vật từ ngoài hệ. C. Các nội lực từng đôi một trực đôi nhau theo định luật III Niu-tơn. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 9: Chọn câu phát biểu đúng nhất A. Vectơ động lượng của hệ được bảo toàn. B. Vectơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn. C. Vectơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn. D. Động lượng của một hệ kín được bảo toàn. Câu 10: Chọn câu phát biểu sai A. Động lượng là đại lượng vectơ. B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương. D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương. Câu 11: Động lượng toàn phần của hệ được tính bằng biểu thức sau: A. 21 ++= ppp B. ( ) vmmp 21 ++= C. ( ) →→ ++= vmmp 21 D. 2 2 1 1 ++= →→→ vmvmp Câu 12: Biểu thức 2 2 2 1 ppp += là biểu thức tính động lượng của hệ trong trường hợp. A. Hai vectơ vận tốc cùng hướng. B. Hai vectơ vận tốc cùng phương ngược chiều. C. Hai vectơ vận tốc vuông góc với nhau. D. Hai vectơ vận tốc hợp với nhau một góc 60 0 . Câu 13: Trong thực tế, để khẩu pháo sau khi nhả đạn ít bị giật lùi về phía sau người ta thường A. Tăng khối lượng viên đạn. B. Giảm vận tốc viên đạn. C. Tăng khối lượng khẩu pháo. D. Giảm khối lượng khẩu pháo. Câu 14: Chọn câu phát biểu sai. Trong một hệ kín: A. Các vật trong hệ kín chỉ tương tác với nhau. B. Các nội lực từng đôi trực đối. C. Không có ngoại lực tác dụng lên các vât trong hệ. D. Nội lực và ngoại lực cân bằng nhau. Câu 15: Hệ nào sau đây không được coi là hệ kín: A. Một vật ở rất xa vật khác. B. Hệ hai vật chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. C. Hệ “súng và đạn” trước và sau khi bắn súng. D. Hệ chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm nghiêng. Câu 16: Hệ “vật rơi tự do và Trái đất” là hệ kín vì: A. Bỏ qua lực cản của không khí. B. Vì chỉ có một mình vật rơi tự do. C. Vì trọng lực trực đối với lực của vật hút trái đất. D. Vì một lý do khác. Câu 17: Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng: A. Động lượng là đại lượng vectơ. B. Đơn vị của động lượng tương đương với N.s. C. Khi có ngoại lực tác dụng, động lượng luôn luôn cùng hướng với lực. D. Chuyển động tròn có động lượng thay đổi. Câu 18: Một súng có khối lượng M = 400kg được đặt trên mặt đất nằm ngang. Bắn một viên đạn có khối lượng m = 400g theo phương nằm ngang. Vận tốc của đạn là v = 50m/s. Vận tốc lùi V’ của súng là: A. -5mm/s B. 0 C. -50cm/s D. -5m/s. Câu 19: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m 1 = 1kg; m 2 = 3kg có vận tốc v 1 =3m/s; v 2 =1m/s. Biết 21 vv ↑↓ . Độ lớn động lượng của hệ là: A. 1,2kg.m/s B. 0 C. 120kg.m/s D. 60 2 kg.m/s Câu 20: Một người có khối lượng 50kg chạy với tốc độ 5m/s nhảy vào thùng xe có khối lượng 150g đang đứng yên. Nếu bỏ qua ma sát của xe trên mặt đường, thì sau khi nhảy lên, người và xe có vận tốc bằng bao nhiêu? A. 1,25m/s B. 1,5m/s C. 1,75m/s D. 2m/s Câu 21: Người ta ném một quả bóng có khối lượng 1,5kg để cho nó chuyển động với vận tốc 20m/s. Xung lực tác dụng lên quả bóng là: A. 10N.s B. 20N.s C. 100N.s D. 500N.s Câu 22: Một vật có khối lượng 3kg đập vào một bức tường rồi nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc lúc ban đầu của vật trước khi va chạm là +5m/s. Sự biến đổi động lượng của vật là A. -15kgm/s B. 0 kgm/s C. 15 kgm/s D. -30 kgm/s . lượng tương đương với: A. Định luật I Niu-tơn B. Định luật II Niu-tơn C. Định luật IIII Niu-tơn D. Không tương đương với các định luật Niu-tơn. Câu 5: Định luật bảo toàn động lượng chỉ đúng trong. NGHIỆM: Bài 1: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG Câu 1: Trong các quá trình nào sau đây động lượng được bảo toàn? A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô giảm tốc. C. Ôtô chuyển động tròn đều. D. Ôtô chuyển động thẳng. toàn. C. Vectơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn. D. Động lượng của một hệ kín được bảo toàn. Câu 10: Chọn câu phát biểu sai A. Động lượng là đại lượng vectơ. B. Động lượng luôn được

Ngày đăng: 22/04/2015, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan