vườn cò Đông xuyên bắc ninh

56 1.2K 0
vườn cò Đông xuyên bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

du lịch sinh tháivườn cò ngọc nhịhiện trạng môi trường đất nước không khíđảo còthuận lợi, khó khăn, giải pháp Du lịch từ lâu được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”, không chỉ mang về nguồn lợi nhuận to lớn, nguồn ngoại tệ dồi dào mà còn góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa – tinh thần, bảo vệ môi trường và bảo tồn các hệ sinh thái.Vườn cò Đông Xuyên, thuộc xã Đông Tiến, huyện Yên Phong với tổng diện tích gần 4 ha cùng hàng chục nghìn cá thể cò thuộc nhiều loài khác nhau như: cò bợ, cò trắng, cò lửa, cò mỏ vạc chân đen, cò mỏ vạc chân vàng... Ngoài ra còn có nhiều loài chim khác cũng về đây làm tổ tạo ra một hệ sinh thái độc đáo, có nhiều tiềm năng thích hợp cho việc phát triển loại hình DLST

MỤC LỤC PHỤ LỤC 2 1 DANH MỤC HÌNH 2 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG 3 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề. Du lịch từ lâu được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”, không chỉ mang về nguồn lợi nhuận to lớn, nguồn ngoại tệ dồi dào mà còn góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa – tinh thần, bảo vệ môi trường và bảo tồn các hệ sinh thái. Ngày nay, khi xã hội càng phát triển con người lại càng có xu hướng tìm về với tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên. Do vậy, ngành du lịch sinh thái (DLST) đang dần được chú trọng đầu tư phát triển. DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng. Mô hình DLST giúp con người có điều kiện tiếp cận với thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành, tìm hiểu nền văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãn nhu cầu khám phá thiên nhiên và nâng cao sức khỏe. Đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh sắc tươi đẹp; hệ động - thực vật đa dạng, phong phú; con người hồn hậu, mến khách. Đó chính là những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ngành du lịch nói chung và nghành du lịch sinh thái nói riêng (DLST). Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh là một trong những địa phương đã và đang thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng: đền Đô (Từ Sơn), hội Lim (Tiên Du), chùa Dâu, chùa Bút Tháp (Thuận Thành)… Năm 2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định số 151/2011/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 với các định hướng như: phát triển du lịch gắn với gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội ổn định và bền vững… Hầu hết các địa điểm du lịch ở Bắc Ninh là đền, chùa; rất hiếm gặp khu sinh thái tự nhiên thuần nhất. Vì vậy, một điểm đến thú vị như vườn cò Đông Xuyên đang rất cần được quan tâm để phát triển các tiềm năng du lịch sinh thái của mình. 4 Vườn cò Đông Xuyên, thuộc xã Đông Tiến, huyện Yên Phong với tổng diện tích gần 4 ha cùng hàng chục nghìn cá thể cò thuộc nhiều loài khác nhau như: cò bợ, cò trắng, cò lửa, cò mỏ vạc chân đen, cò mỏ vạc chân vàng Ngoài ra còn có nhiều loài chim khác cũng về đây làm tổ tạo ra một hệ sinh thái độc đáo, có nhiều tiềm năng thích hợp cho việc phát triển loại hình DLST. Để bảo tồn và phát triển vườn cò đồng thời nâng cao đời sống của cộng đồng người dân xung quanh, UBND tỉnh đang có kế hoạch mở rộng phát triển vườn cò thành khu du lịch sinh thái. Mong muốn được đóng góp cho việc triển khai kế hoạch này một cách đúng đắn, khoa học, trong chuyến đi thực tập giáo trình này, nhóm 2 đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái ở vườn cò Đông Xuyên, Bắc Ninh”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. a. Mục tiêu chung Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái ở vườn cò Đông Xuyên, Bắc Ninh. b. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tiềm năng đa dạng sinh thái vườn cò Đông Xuyên. - Tìm hiểu hiện trạng môi trường tại khu vực vườn cò Đông Xuyên. - So sánh tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và các vấn đề khác có liên quan ở vườn Cò Đông Xuyên với các mô hình khu DLST ở vườn cò, đảo cò đã triển khai ở các địa phương khác. - Phân tích thuận lợi, khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái ở vườn cò Đông Xuyên. - Đề xuất giải pháp khắc phục các khó khăn. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Du lịch sinh thái. 2.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái. Theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”. Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa du lịch sinh thái như sau: “ Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương có sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. 2.1.2. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái. Để phát triển du lịch sinh thái cần đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.Với khách du lịch, du lịch sinh thái tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.  Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch sinh thái (Võ Quế, 2008). • Điều kiện yếu tố cộng đồng dân. • Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế. • Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý. • Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.  Theo Tổ chức du lịch Thế Giới UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí của một khu du lịch sinh thái đang hướng tới gồm có: • Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng. • Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng. • Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơn chỉ là sự tham gia của một vài thành viên. • Quan tâm đến sự bền vững của môi trường. 6 • Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các "cấu trúc xã hội" tại cộng đồng. • Có hệ thống/phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể "vượt qua" những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây. • Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường. • Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch. • Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với văn hoá/tôn giáo của họ. • Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch nếu họ không muốn.  Mục tiêu của loại hình du lịch sinh thái (Võ Quế, 2008): • Phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. • Phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương. • Phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa phương. • Phải mang đến cho khách một sản phẩm có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. 2.2. Các cơ chế, chính sách bảo tồn chim nước ở Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, Nhà nước đã ban hành một số chính sách, luật và quy định về bảo tồn thiên nhiên, trong đó có bảo tồn chim nước. Các văn bản cụ thể như sau: • Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005- Chương 4. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. • Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư, thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. • Dự án "Phát triển và ứng dụng các công cụ hỗ trợ quyết định nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng di truyền động vật nuôi và họ hàng hoang dã" do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ. 7 • Công văn 189/BNN - TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đảm bảo vệ sinh môi trường khi đăng ký các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã • Quyết định số 81/2006/QĐ - TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 • Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ - CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước • Quyết định số 04/2004/QĐ - BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch hành động về Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2004 - 2010 • Luật bảo vệ và phát triển rừng, 2005. • Nghị định số 159/2007/NĐ - CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. 2.3. Du lịch sinh thái tại các vườn chim, sân chim. 2.3.1. Đặc tính sinh thái của các đàn chim. Các loài chim sinh sống trong các sân chim phần lớn là chim nước, đó là nguồn tài nguyên sinh học quan trọng góp phần tạo nên tính đa dạng sinh học cao cho HST vườn chim. Chim sinh sống trong các sân chim là một mắt xích trong lưới thức ăn của HST vườn chim. Các chất dinh dưỡng từ phân chim là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật sống tại các thủy vực trong HST như cá, cua, ốc… Nhiều loài chim ăn côn trùng có hại cho nông nghiệp và động vật không xương sống có hại khác trong HST thủy sinh. Mặt khác, chim còn là chỉ thị của môi trường: “Đất lành chim đậu”. Nếu nơi nào vắng chim thì chứng tỏ môi trường ở đó “có vấn đề”. Ngược lại chim sinh sống và sinh sản có kết quả ở một vùng thì chứng tỏ môi trường ở đây “lành mạnh”. Ở Việt Nam, các loài chim nước mà đặc biệt là cò, vạc mang ý nghĩa văn hóa dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của các làng quê. Hình ảnh con cò đã gắn liền với người Việt qua các câu ca dao, dân ca, các bát hát ru… Bởi vậy, khi ở một địa phương nào đó có nơi mà cò làm tổ thì người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ đàn cò. 8 Hình 2.1. Đàn cò với làng quê Việt Nam Cò, vạc là các loài chim thuộc họ Diệc, chân cao, mỏ nhọn, có tập tính di cư. Chúng thường làm tổ và sống thành đàn trên các ngọn cây, thân cây ở các vùng có đất ẩm ướt. Mùa hè, cò thường tập trung đi ăn từ 5h30’ - 6h sáng, về tổ muộn, từ 18h - 19h. Vào mùa đông, trời nhiều sương mù, cò đi kiếm ăn muộn hơn, về tổ cũng sớm hơn. Thời gian chênh lệch khoảng 1h. Thời gian sinh sản của cò vào mùa hè, từ tháng 6 - tháng 8. Vạc bắt đầu đi ăn lúc 16h, khoảng 17h là thời điểm vạc đi ăn nhiều nhất. Vạc về tổ thường là sau khi đã đi ăn khoảng 15’. Thời gian sinh sản của vạc dài hơn của cò, thường từ khoảng tháng 5 - 9 hàng năm. Thức ăn chủ yếu của cò vạc là cá, ếch nhái và một số động vật thủy sinh khác. 2.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái sân chim, vườn chim ở Việt Nam. Việt Nam là một trong số những quốc gia có hệ chim giàu có nhất khu vực Đông Nam Á với gần 50 sân, vườn và 847 loài chim trong đó có tới 30 sân chim tập trung ở vùng ngập nước Đồng bằng Sông Cửu Long, còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ. Các sân chim không chỉ là một trong nguồn tài nguyên đa dạng sinh 9 học đang được bảo tồn mà còn là tài nguyên đang được khai thác cho tham quan và phát triển du lịch sinh thái (Nguyễn Cử, 2006). Hiện tại có nhiều sân chim nhưng quy mô nhỏ và không hoặc ít loài quý hiếm mà chỉ là những loài cò như cò ngàng nhỡ (cò trắng), cò bợ, cò lửa, vạc, cò ruồi, diệc xám, chim lặn v.v Riêng ở miền Bắc Việt Nam hiện có khoảng 20 vườn cò. Đây là những loài chim di cư chỉ về địa điểm sau mùa sinh sản. Đó là trường hợp của vườn cò Chi Lăng Nam (Hải Dương), vườn cò Ngọc Nhị (Ba Vì - Hà Nội). Nhiều vườn cò cũng được hình thành ở nhiều nơi khác nữa trong cả nước như đàn cò của ông Của ở Thọ Liên - Kiên Thọ -Thanh Hoá, đặc biệt là những sân chim ở đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có những sinh cảnh thích hợp như rừng tràm, rừng ngập mặn, thức ăn lại vô cùng phong phú nên quy mô của các sân chim cũng lớn hơn như sân chim Bạc Liêu 40 ha với 36 loài chim nước làm tổ, sân chim Đầm Dơi 119 ha với 34 loài, sân chim Chà Là hay Cái nước 12 ha với 56 loài tất cả đều thuộc tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu hay tỉnh Minh Hải cũ. Những sân chim này đều nằm trong rừng ngập mặn thuộc đất công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. 2.3.3. Một số mô hình thành công về phát triển du lịch sinh thái vườn cò, đảo cò ở Việt Nam. 2.3.3.1. Mô hình du lịch sinh thái tại Đảo cò Chi Lăng Nam, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương a. Vị trí địa lý Xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cách Hà Nội khoảng 80km về phía Đông, cách thành phố Hải Dương 34km, có tọa độ địa lý 20 0 42’53” vĩ độ Bắc, 106 0 13’41’’ kinh độ Đông. 10 [...]... với tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới (UBND Tỉnh Bắc Ninh, 2014) 35 4.2 Vườn cò Đông Xuyên 4.2.1 Lịch sử hình thành Hình 4.4 Vị trí vườn cò Đông Xuyên Vườn cò Đông Xuyên có từ lâu đời, vào khoảng năm 1950 khi thực dân Pháp tàn phá làng thì đàn cò cũng mất dần đi (Trần Yêm và cộng sự, 2010) Đến năm 1994, khi đình làng Đông Xuyên được tôn tạo lại, trước đình có một hồ nước và một vài bụi tre thì cò bay... nghiên cứu Vườn cò Đông Xuyên, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: từ ngày 30/10 đến ngày 06/11/2014 - Phạm vi không gian: Xã Đông Tiến, Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh - Tiềm năng du lịch tỉnh Bắc Ninh - Hiện trạng đa dạng sinh học và hiện trạng môi trường tại vườn cò 26 -... trường tại khu vực vườn cò Đông Xuyên và khu vực xung quanh vườn cò Đông Xuyên 3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu điều tra, thu thập được tổng hợp và xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2010 27 28 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội địa bàn tỉnh Bắc Ninh 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Hình 4.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh là một tỉnh... vườn cò Đông Xuyên - Tìm hiểu công tác quản lý tài nguyên khu vực vườn cò Đông Xuyên 3.4.1.2 Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp * Phương pháp điều tra bảng hỏi Chúng tôi thiết kế 21 phiếu điều tra cho các hộ dân quanh khu vực vườn cò Đông Xuyên và 1 phiếu phỏng vấn cán bộ thôn - Tiến hành điều tra tại các hộ gia đình Thiết kế phiếu điều tra tại khu vực xung quanh vườn cò Đông Xuyên, xã Đông Tiến, huyện... quản lý: chủ vườn cò trực tiếp điều hành, quản lý - Hoạt động quản lý, bảo tồn: bảo vệ vườn cò và kinh doanh ăn uống ngay trong vườn cò d Các khó khăn gặp phải • Nguồn tài chính để duy trì bảo tồn: nguồn cá nhân là chủ vườn cò lấy từ dịch vụ ăn 22 • uống Mâu thuẫn về lợi ích trong khai thác và bảo tồn đàn cò Chủ vườn cò Ngọc Nhị đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học và tham quan vườn cò Nhưng mặt... hoặc nghiên cứu khoa học? • • Nguy cơ bệnh dịch Nguy cơ cháy vườn cò, đảo cò và khu vực xung quanh Nguy cơ cháy có thể xảy ra đối với vườn cò Ngọc Nhị và khu vực xung quanh vườn cò đảo cò vì các lý do sau đây: - Ở vườn cò và đảo cò các cây dễ bắt cháy là tre và gỗ tạp với mật độ dày đặc - Nhà hàng ăn uồng và nhà ở nằm ngay trong khuôn viên của vườn nên việc hỏa hoạn rất dễ xảy ra - Hoạt động của khách... chung, ảnh hưởng của vườn cò Đông Xuyên đến người dân, hoạt động quản lý môi trường tại vườn cò, mong muốn của người dân Khi điều tra tiến hành điều tra lựa chọn ngẫu nhiên 21 hộ dân để phỏng vấn - Điều tra phỏng vấn cán bộ thôn để thu thập các thông tin liên quan đến tình hình quản lý tài nguyên tại vườn cò * Khảo sát thực địa Tiến hành khảo sát khu vực xung quanh vườn cò Đông Xuyên nhằm xây dựng sơ... Vườn cò là một điểm thu hút khách du lịch tham quan đến với địa phương, qua đó giúp người dân giao lưu, mở rộng quan hệ và học hỏi từ bên ngoài Vườn cò cũng góp phần làm cho người dân tự hào về quê hương của mình 24 - Vườn cò trở thành điểm du lịch đã mang lại kinh tế không chỉ cho bản thân chủ vườn cò mà còn cho một số hộ làm dịch vụ liên quan - Phát triển chăn nuôi lợn, gà, phục vụ du lịch vườn cò. .. triển vườn cò Đông Xuyên theo hướng du lịch sinh thái 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp qua Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh, các 3.4.1.1 nguồn tài liệu có sẵn như sách báo, mạng internet,…nhằm: - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh - Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên khu vực vườn cò Đông. .. Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20 o 58’đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và 105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây 4.1.1.2 Địa hình Tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình khá . tích 700m 2 . Công trình này là nơi thờ 3 vị Thành Hoàng làng, hội Chùa Nam diễn ra trong 3 ngày vào dịp rằm tháng 2 âm lịch. Đây là nét đặc sắc tiêu biểu cho làng quê Bắc Bộ mà hiện nay đang. vùng thì chứng tỏ môi trường ở đây “lành mạnh”. Ở Việt Nam, các loài chim nước mà đặc biệt là cò, vạc mang ý nghĩa văn hóa dân tộc sâu sắc, là biểu tượng của các làng quê. Hình ảnh con cò đã gắn. khi ở một địa phương nào đó có nơi mà cò làm tổ thì người dân có ý thức cao trong việc bảo vệ đàn cò. 8 Hình 2.1. Đàn cò với làng quê Việt Nam Cò, vạc là các loài chim thuộc họ Diệc, chân cao,

Ngày đăng: 21/04/2015, 23:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG

  • PHẦN I

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Đặt vấn đề.

  • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.

  • PHẦN II

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 2.1. Du lịch sinh thái.

  • 2.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái.

  • 2.1.2. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái.

  • 2.2. Các cơ chế, chính sách bảo tồn chim nước ở Việt Nam.

  • 2.3. Du lịch sinh thái tại các vườn chim, sân chim.

  • 2.3.1. Đặc tính sinh thái của các đàn chim.

    • Hình 2.1. Đàn cò với làng quê Việt Nam

    • 2.3.2. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái sân chim, vườn chim ở Việt Nam.

    • 2.3.3. Một số mô hình thành công về phát triển du lịch sinh thái vườn cò, đảo cò ở Việt Nam.

      • a. Vị trí địa lý

      • Hình 2.2 Vị trí đảo cò Chi Lăng Nam trên Google Maps

      • Hình 2.3 Vị trí xã Chi Lăng Nam

      • Hình 2.4. Tham quan đảo cò Chi Lăng Nam bằng thuyền

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan