Thực trạng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH

65 497 3
Thực trạng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi MỤC LỤC Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 01 CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 02 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 03 ANLT An ninh lương thực 04 IPCC Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 05 ĐBSH Đồng bằng sông Hồng 06 UBND Ủy ban nhân dân 07 KHĐT Kế hoạch đầu tư 08 DHNTB Duyên hải Nam Trung Bộ 09 BTB Bắc Trung Bộ 10 WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi DANH MỤC BẢNG BIỂU Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật một mặt đưa con người bước lên tầm cao mới, kéo theo đó là rất nhiều những bất cập, khó khăn đòi hỏi con người cần phải giải quyết: Sự ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên tác động đến mọi mặt của nền kinh tế; đặc biệt là đối với nông nghiệp, một ngành đặc thù phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Theo tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), tình trạng hạn hán và lũ lụt gây ra tại nhiều quốc gia là nguyên nhân của việc giá lương thực tăng lên tới đỉnh điểm trong lịch sử. ''Khủng hoảng lương thực'' đang là mối lo ngại toàn cầu, và an ninh lương thực là một thách thức, một đề tài nóng được cả nhân loại quan tâm. Việt Nam là một nước đang phát triển với bộ phận dân cư sống bằng nghề nông là chủ yếu thì đảm bảo an ninh lương thực là rất cần thiết. Với những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ nước khủng hoảng lương thực và cần phải nhập khẩu lương thực hàng năm đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực cũng không được xem nhẹ và là mối quan tâm chung của cả nước trong giai đoạn CNH- HĐH hiện nay. Khả năng đảm bảo an ninh lương thực chịu tác động của nhiều nhân tố trong đó phải kể đến nguồn lực ''ruộng đất''. Việc ổn định đất nông nghiệp và an ninh lương thực có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Công tác quản lý, sử dụng, ổn định đất nông nghiệp được thực hiện tốt sẽ góp phần tăng khả năng đảm bảo an ninh lương thực. Với mục tiêu năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, quá trình CNH-HĐH đang diễn ra thực sự mạnh mẽ, việc thu hồi đất nông nghiệp để làm đường sá, xây dựng khu công nghiệp và dịch vụ, giải trí hay chuyển dịch cơ cấu là nhu cầu chính đáng đối với sự phát triển của đất nước chúng ta. Tuy nhiên hiện tại quản lý, sử dụng đất còn nhiều hạn chế. Tình trạng thu hồi, chuyển đổi đất sang mục đích phi nông nghiệp diễn ra tràn làn, bừa bãi, quy hoạch treo là khá phổ biến. Nhiều vùng đất lúa hai vụ bị chuyển sang xây dựng khu công nghiệp, Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi sân golf mà không có một định hướng, phương án cụ thể. Quỹ đất nông nghiệp giảm khá nhanh trung bình mỗi năm khoảng 40.000 ha. Là một nước có diện tích đất canh tác vào loại thấp nhất thế giới thì việc mở rộng diện tích đất là rất khó. Hơn nữa, chúng ta phải đối mặt với hiện tượng trái đất nóng lên, nước biển dâng dẫn đến mất đất, dân số tăng nhanh. Vì vậy, việc ổn định đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực cần được quan tâm một cách đúng đắn. Một đất nước nông nghiệp mà không đảm bảo được an ninh lương thực thì đây là một thất bại lớn của ngành nông nghiệp. Xuất phát từ những lý do nêu trên, Em đã lựa chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH" làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vấn đề đất nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH. Đánh giá đúng thực trạng quỹ đất cũng như công tác quản lý, sử dụng, ổn định đất nông nghiệp và khả năng đảm bảo an ninh lương thực hiện nay và tương lai. Rút ra được các kết quả, những vấn đề đặt ra cần giải quyết và những nguyên nhân của chúng. Đề xuất các biện pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến các vấn đề ổn định đất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực, bao gồm các vấn đề về quy hoạch, sử dụng đất nông nghiệp và các chính sách ổn định ruộng đất, mức độ đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam trong điều kiện đẩy mạnh CNH- HĐH. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp thu thập số liệu, thông tin SV: PhạmThị Bích Hường Lớp: KTNN 50 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh - Phương pháp dự báo và dự đoán 5. Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được trình bày theo kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề đất nông nghiệp và an ninh lương thực. Chương 2: Thực trạng của nguồn lực đất nông nghiệp và tác động của đất đai đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH. Để hoàn thành đề tài này em đã được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Phạm Văn Khôi. Do trình độ, khả năng và thời gian ngắn, đặc biệt do kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ! SV: PhạmThị Bích Hường Lớp: KTNN 50 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC 1.1. Cơ sở lý luận về an ninh lương thực 1.1.1. Khái niệm về lương thực Lương thực là sản phẩm của các loại cây trồng (5 loại) được gọi là cây lương thực (ngũ cốc). Lương thực là nguồn thức ăn chính cho con người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra lương thực còn được sử dụng phục vụ công tác sản xuất, làm thức ăn cho gia súc, ngày nay con người còn dùng nó trong việc sản xuất năng lương sinh học. Trên thế giới có năm loại cây lương thực chính yếu là: Lúa nước, ngô, lúa mì, sắn, khoai tây. Ở Việt Nam thì bốn loại cây lương thực chính là lúa nước (Oryza sativa L.) chiếm phần lớn diện tích canh tác, ngô (Zea Mays L.), sắn (Manihot esculenta Crantz tên khác khoai mì) và khoai lang (Ipomoea batatas L.) 1.1.2. Khái niệm an ninh lương thực  Quan điểm an ninh lương thực Có khá nhiều khái niệm về an ninh lương thực được đưa ra. Các khái niệm được bổ sung dựa trên tình hình thay đổi của vấn đề an ninh lương thực trên thế giới. Tựu chung lại thì quan điểm về an ninh lương thực gồm các điểm chính sau: Thứ nhất: Để đảm bảo chiến lược an ninh lương thực cần tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất lương thực đồng thời phải kết hợp với lưu thông, buôn bán trao đổi hình thành thị trường lương thực, và các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo lương thực cho mọi người ở mọi nơi mọi lúc. Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an ninh lương thực. Trên thực tế, an ninh lương thực không chỉ đơn thuần như vậy. Bởi lẽ, ở những quốc gia khác nhau hay trong cùng một quốc gia thì điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa là khác nhau và không phải nơi nào cũng có những điều kiện thuận lợi để sản xuất lương thực. Vì vậy ngoài việc tập trung vào việc sản xuất SV: PhạmThị Bích Hường Lớp: KTNN 50 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi lương thực đồng thời cũng phải tập trung khâu lưu thông, trao đổi hình thành thị trường lương thực. Thứ hai: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người không bị đói, kể cả nạn đói thông thường và nạn đói vi chất. Đói thông thường là tình trạng một bộ phận dân cư không đáp ứng được nhu cầu cần thiết về lương thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống. Đói vi chất là tình trạng một bộ phận dân cư mà trong khẩu phần ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng như đạm, canxi hay nhu cầu năng lượng kalo. Đảm bảo an ninh lương thực đòi hỏi phải đảm bảo lương thực cho mọi người dân cả về số lượng và chất lượng nhằm duy trì cuộc sống khỏe mạnh, năng động. Thứ ba: Đảm bảo an ninh lương thực là ổn định nguồn lương thực, đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cơ bản của thế giới để đảm bảo việc tiêu dùng lương thực, thực phẩm ngày một nhiều hơn và để bù đắp được những biến động trong sản xuất và giá cả, tình hình bất ổn xảy ra. Thứ tư: Đảm bảo an ninh lương thực là đảm bảo cho mọi người tiếp cận đủ lương thực về mặt vật lý và kinh tế đối với nguồn lương thực mà họ cần. Ở cấp độ quốc gia. Tiếp cận lương thực theo hai hướng: tự sản xuất hoặc nhập khẩu. Đối với việc tự sản xuất lương thực đòi hỏi phải có đầy đủ các điều kiện nguồn lực cần thiết và quan trọng nhất chính là đất đai sản xuất lương thực.Về nhập khẩu lương thực, quốc gia cần phải có tiềm lực tài chính đủ lớn, ổn định nguồn cung. Ở cấp độ hộ gia đình, để đảm bảo việc tiếp cận lương thuận lợi thì việc phân phối, lưu thông trên thị trường diễn ra đồng bộ, linh hoạt, việc tiếp cận lương thực dễ dàng ( tiếp cận mặt vật lý đảm bảo), đồng thời có mức thu nhập ổn định đáp ứng nhu cầu lương thực ( tiếp cận mặt kinh tế đảm bảo).  Khái niệm an ninh lương thực Khái niệm an ninh lương thực: An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm đảm bảo một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh. SV: PhạmThị Bích Hường Lớp: KTNN 50 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi 1.1.3. Vai trò an ninh lương thực Thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu sinh lý thiết yếu nhất của con người, ổn định cuộc sống. Trong mô hình tháp nhu cầu của Maslow đã chỉ ra năm nhu cầu của con người theo cấp độ tăng dần: Đầu tiên là nhu cầu sinh lý như ăn, mặc, ở tiếp đó là nhu cầu an ninh, rồi đến nhu cầu về giao lưu, giao tiếp; nhu cầu được tôn trọng; nhu cầu được khẳng định mình. Nhu cầu sinh lý là tiền để thực hiện các nhu cầu khác và việc đảm bảo an ninh lương thực sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu sinh lý của con người, đó chính là giải quyết vấn đề ăn của người dân. Với các chính sách, chiến lược đảm bảo an ninh lương thực tạo điều kiện người dân tiếp cận với nguồn lương thực, có đủ lương thực để duy trì một cuộc sống ổn định, năng động, khỏe mạnh. Thứ hai: Góp phần phát triển bền vững, ổn định chính trị, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một quốc gia phát triển bền vững thì trước tiên quốc gia đó phải có một nền chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển và để có được điều này thì các quốc gia phải duy trì, ổn định cuộc sống của các công dân trên lãnh thổ để thực hiện công việc, duy trì hoạt động của cả quốc gia. Đảm bảo an ninh lương thực có nghĩa là người dân sẽ tiếp cận được với nguồn lương thực một cách tốt nhất cả về số lượng, chất lượng, thị hiếu duy trì cuộc sống năng động, khỏe mạnh. Khi thực hiện được những điều trên hay an ninh lương thực được đảm bảo sẽ tạo lên một tâm lý ổn định, lòng tin sâu sắc vào chính quyền đương nhiệm, vào các chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần có được một nền chính trị, xã hội ổn định. Chính trị, xã hội ổn định tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đầy kinh tế phát triển. Nền chính trị ổn định sẽ tạo ra môi trường kinh tế tốt, có sức hút mạnh mẽ trong việc thu hút vốn đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị thì quốc gia phát triển bền vững. Chẳng hạn như đối với các quốc gia châu Phi luôn phải đối mặt với nạn đói, vấn đề xã hội bất ổn, nền kinh tế chậm phát triển. SV: PhạmThị Bích Hường Lớp: KTNN 50 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Phạm Văn Khôi Thứ ba: Đối phó được với các biến động đột xuất như là thiên tai, hạn hán, xung đột, chiến tranh. Khi xảy ra các biến động đột xuất như thiên tai, hạn hán, xung đột, chiến tranh thì quốc gia đó sẽ đối mặt với vấn đề thiếu lương thực. Nếu an ninh lương thực không được đảm bảo, không đối phó kịp thời đối với các tình huống khẩn cấp xảy ra, sẽ gây nên những bất ổn nghiêm trọng. Việc một quốc gia đảm bảo an ninh lương thực trong trường hợp khẩn cấp sẽ nâng cao vị thế trên trường quốc tế, góp phần phát triển kinh tế, quân sự. Vì vậy, chính phủ phải đảm bảo an ninh lương thực để đáp ứng mọi tình huống xảy ra. Thứ tư: Góp phần xóa đói giảm nghèo Đảm bảo an ninh lương thực đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo. Hiện nay trên thế giới đói nghèo chiếm tỷ lệ cao, đây là vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm, đặc biệt tình trạng ở các nước Châu Phi. Việc đảm bảo an ninh lương thực sẽ góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói về lương thực, tạo tiền đề thực hiện các công tác khác nhằm nâng cao đời sống cho tất cả người dân. Đối với các quốc gia đang phát triển trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH, phát triển kinh tế đòi hỏi phải giải quyết vấn đề này. Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng ta cần đảm bảo an ninh lương thực cho các vùng sâu, giao thông khó khăn, khó tiếp cận với nguồn lương thực cũng như nâng cao thu nhập đảm bảo tiếp cận mặt kinh tế. Thứ năm: An ninh lương thực được đảm bảo có nghĩa là cân bằng cung cầu thị trưởng lương thực, việc ổn định giá cả được đảm bảo. Thị trường ít xảy ra biến động, người dân sử dụng lương thực yên tâm hơn, ổn định xã hội, kinh tế bền vững. 1.1.4. Nhân tố ảnh hưởng đảm bảo an ninh lương thực Việc đảm bảo an ninh lương thực chịu tác động của nhiều nhân tố, từ đây gây ra những đe dọa đến khả năng đảm bảo an ninh lương thực. Thứ nhất: Sản lượng lương thực quyết định vấn đề cung ứng lương thực, khả năng thỏa mãn nhu cầu lương thực của tất cả các cá nhân, gia đình. Tuy nhiên nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như ở Việt Nam thì việc đầu tư SV: PhạmThị Bích Hường Lớp: KTNN 50 7 [...]... Chuyên đề tốt nghiệp 19 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Khôi CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẤT ĐAI ĐẾN VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM 2.1 Tổng quan chung về nguồn đất nông nghiệp Việt Nam 2.1.1 Hiện trạng quỹ đất và những biến động diện tích đất đai sản xuất lương thực Viêt Nam Trong vài thập niên tới, dân số nước ta tiếp tục tăng, nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm... cầu tiêu dùng hiện tại và tương lai 1.2.3.2 Phương thức đảm bảo nguồn lực ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực Để giải quyết vấn đề ổn định đất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cần phải chú ý đến nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nghiêm trọng Từ đó đề xuất những phương hướng cần giải quyết Thứ nhất: Quá trình CNH- HĐH là điều tất yếu... trong sản xuất nông nghiệp Đất đai là điều kiện cho sự sống, phát triển của con người, cây trồng, vật nuôi Trong tiến trình CNH- HĐH hiện nay, chúng ta phải đặc biệt chú trọng nguồn lực này nhằm đảm bảo tốt công tác sản xuất, đặc biệt đảm bảo an ninh lương thực 1.2.3 Sự cần thiết phải đảm bảo nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực 1.2.3.1 Mối quan hệ đất nông nghiệp. .. phải được quan tâm hiện nay Sử dụng tốt, tiết kiệm nguồn tài nguyên đất sẽ tăng sản lượng, năng suất lương thực, an ninh lương thực càng được đảm bảo hơn e ) Chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực SV: PhạmThị Bích Hường Lớp: KTNN 50 Chuyên đề tốt nghiệp 15 GVHD: PGS.TS Phạm Văn Khôi Quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH thì việc thu hồi đất nông nghiệp để làm... triển công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị Điều đáng quan tâm là phần lớn diện tích lúa chuyển sang mục đích phi nông nghiệp là đất tốt, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ Vấn đề đặt ra cho Việt Nam là làm sao ổn định, giữ vững nguồn đất nông nghiệp đảm bảo có thể tự sản xuất, cung cấp ổn định nguồn lương thực trong nước, đảm bảo an ninh lương thực Tránh tình trạng phải... những tác động qua lại giữa đất sản xuất nông nghiệp (trong đó đặc biệt chú trọng đến đất lúa) và vấn đề đảm bảo an ninh lương thực a) Qũy đất tác động đến khả năng đảm bảo an ninh lương thực Quỹ đất là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tổng sản lượng lương thực sản xuất ra, quỹ đất tăng kéo theo sản lượng tăng với cùng một công nghệ và ngược lại, từ đó quyết định trực tiếp nguồn cung trên... quan tâm hơn Điều này góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng An ninh lương thực sẽ được đảm bảo hơn c ) Cơ cấu đất nông nghiệp tác động an ninh lương thực Nếu chúng ta có một cơ cấu đất nông nghiệp hợp lý, đất giành cho trồng cây lương thực phù hợp với chiến lược quy hoạch chung của địa phương, cả nước thì vấn đề an ninh lương thực sẽ không còn là một mối lo ngại Tuy nhiên, trong quá trình đẩy. .. nông nghiệp và khả năng đảm bảo an ninh lương thực Để có thể tự sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực thì đất sản xuất nông nghiệp là điều kiện không thể thiếu Tình hình nguồn lực đất sản xuất có những biến động, thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến năng suất, sản lượng cũng như chất lượng lương thực Từ đó ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực Ở đây, chúng ta xét một số mối quan hệ biện chứng,... đã đẩy giá lương thực tăng cao Việc sử dụng lương thực vào sản xuất năng lượng sinh học làm tiêu hao một phần lớn sản lượng lương thực, trong khi vấn đề an ninh lương thực đang rất cấp bách Tình hình chính trị bất ổn, chiến tranh, xung đột cũng gây ảnh hưởng việc đảm bảo an ninh lương thực Để chủ động nguồn lương thực, các quốc gia có thể thực hiện hai phương thức : Một là: Tự sản xuất nguồn lương thực. .. vấn đề đảm bảo an ninh lương thực thì việc ổn định quỹ đất nông nghiệp góp phần giải quyết vấn đề đảm bảo sự sẵn có về lượng thực, cung cấp đầy đủ khối lượng cần thiết, mặt khác sẽ đảm bảo sự ổn định nguồn lương thực cả về số lượng và chất lượng, duy trì giá cả hợp lý, góp phần bình ổn thị trường Hơn nữa, nguồn cung ổn định thì khả năng tiếp cận lương thực, sự thỏa mãn mức tiêu dùng sẽ được thực hiện . đất nông nghiệp và tác động của đất đai đến vấn đề đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp ổn định đất nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong quá trình. đề đất nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH- HĐH. Đánh giá đúng thực trạng quỹ đất cũng như công tác quản lý, sử dụng, ổn định đất nông nghiệp và. lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực 1.2.3.1. Mối quan hệ đất nông nghiệp và khả năng đảm bảo an ninh lương thực Để có thể tự sản xuất lương thực đảm bảo an ninh

Ngày đăng: 21/04/2015, 22:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan