Tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam Các yếu tố ảnh hưởng và gợi ý chính sách

14 788 4
Tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam Các yếu tố ảnh hưởng và gợi ý chính sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN Đề tài: “Tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam: Các yếu tố ảnh hưởng và gợi ý chính sách” Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Đinh Phi Hổ Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Hương Lớp:KTLĐ&QLNNL-NL2-13 Tp. Hồ Chí Minh 2009 PHỤ LỤC MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phần I: Cơ sở lý thuyết 1 I. Cơ sở lý thuyết 1 1. Khái niệm về nông nghiệp 1 2. Đặc điểm nông nghiệp nói chung 1 3. Lý thuyết về tăng trưởng nông nghiệp 1 a. Mô hình Lewis (L) 1 b. Mô hình Harred – Domar (K) 1 c. Mô hình Kaldor (T) 2 II. Tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam 2 1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam 2 2. Vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế Việt Nam 3 3. Tình hình tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam 3 Phần II: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp 4 1. Lao động và năng suất lao động nông nghiệp 4 2. Thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp 6 3. Vốn và thị trường tín dụng vốn 7 Phần III: Gợi ý chính sách 9 I. Lao động và năng suất lao động 9 II. Thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp 10 II. Vốn và thị trường tín dụng 10 Kết luân 12 Tài liệu tham khảo 13 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế của nước ta trong 20 năm đổi mới, đã gặt hái được những thành tựu phát triển đàng kề. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp tăng, nhất là sản lượng lương thực tăng với tốc độ cao từ năm 1989 đến nay. Năm 2007, sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ luật là 39 triệu tấn, xuất khẩu được 4,5 triệu tấngạo,đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD. Từ một nước thường xuyên thiếu đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, giờ đây nước ta đả đứng hàng thứ hai trên thế giới ( chỉ sau Thái Lan). GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 3,3%, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm bình quân 1,5% hàng năm. Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp cho tiến trình phát triển đất nước, mà đặc biệt nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội, đảm bảo tình hình an ninh lương thực cho quốc gia, nâng cao đời sống nông dân mà đặc biệt là nông thôn Việt Nam. Góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước. Tuy nhiên bênh cạnh đó nền nông nghiệp của nước ta gặp phải không ít những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính. Và về mặt chính sách xã hội còn nhiều bất cập. Còn thiếu những quan tâm thích đáng đối với nền nông nghiệp. Tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của nền nông nghiệp không được hiệu quả, và chưa có những chính sách thu hút đầu tư thích đáng vào nền nông nghiệp. Vậy nguyên nhân từ đâu ? Thông qua bài tiều luận này để nhìn nhận lại tình hình sử dụng các yếu tố và nguồn lực vào tăng trường nông nghiệp. Và đề ra những chính sách mà tôi cho rằng là phù hợp. Trong quá trình làm bài còn có những thiếu sót hay có gì không phù hợp với tình hình nông nghiệp nước ta hiện nay mong thầy góp ý để em có thể hoản thiện cho những bài sau. Em xin chân thành cảm ơn. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. I. Cơ sở lý thuyết: 1. Khái niệm về nông nghiệp. Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội, mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. 2. Đặc điểm nông nghiệp nói chung: Thứ nhất: Nông nghiệp có đối tượng sản xuất là những cây trồng và vật nuôi (chúng là các sinh vật. Chúng phụ thuộc vào: Quy luật sinh học riêng của chúng, môi trường tự nhiên…. Thứ hai: Ruộng đất được sử dụng trong nông nghiệp được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt. Thứ ba: Hoạt đông của lao đông và tư kiệu sản xuất trong nông nghiệp có tính thời vụ. Thứ tư: Nông nghiệp có địa bàn sản xuất nông nghiệp rộng lớn, nhưng lại mang tính khu vực. 3. Lý thuyết về tăng trưởng nông nghiệp: Có rất nhiều mô hình để giải thích, cũng như đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp như: Mô hình David Ricardo (R), Mô hình hai khu vực: Mô hình Lewis (L), mô hình Todaro, mô hình Park S. S, Mô hình Harrod – Domar (K), Mô hình Kaldor (T). Nhưng ở đây chỉ đề cấp hai mô hình cơ bản như: Mô hình Lewis (L), Mô hình Harrod – Domar (ΔK), Mô hình Kaldor (T). a. Mô hình Lewis (L) Luận điểm: Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là hiệu quả sử dụng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp. Dư thừa đến mức sản phẩm biên của lao động NN bằng 0. Do đó, dịch chuyền lao động dư thừa sang khu vực khác mà tổng sản lượng NN không đổi. b. Mô hình Harred – Domar (K). Luận điểm: Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm. Khi vốn sản xuất thay đổi thì sản lượng quốc gia sẽ thay đổi: ΔK => ΔY ΔY=ICOR Trong đó: ICOR: là hệ số gia tăng vốn đầu ra. Mà ΔK có được do thực hiện các hoạt động đầu tư hàng năm (I). I = ΔK  I = ICOR*ΔY Mà vốn đầu tư quốc gia có nguồn gốc từ tiết kiệm (S). s = S/Y  S = s*Y Tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư: S = I  S*Y = ICOR*ΔY  ΔY/Y = s/ICOR  g Y = s/ICOR c. Mô hình Kaldor (T). Luận điểm: Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tiến bộ kỷ thuật hoặc trình độ công nghệ (T). II. Tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam: 1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam: Nền nông nghiệp nước ta có đầy đủ tất cả các đặc điểm của nền nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta vẫn mang những đặc điểm riêng của nó. a. Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới. Bên cạnh những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mang lai như: Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ… Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những khó khăn mà tự nhiên đã gây ra như: Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh…. b. Điểu kiện tự nhiên giữa các vùng không giống nhau nên cây trồng cũng được phân bố theo vùng rỏ rệt, dẫn đến sự chuyên môn hóa canh tác nông nghiệp của các vùng và dẫn đến cơ hội tìm kiếm thu nhập hoặc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nông dân giữa các vùng và phân hóa cơ hội kinh tế giữa nông dân các vùng khác nhau… c. Nền nông nghiệp nước ta hiện nay còn lạc hậu, chưa áp dụng được nhiều thành tựu khoa học vào trong sản xuất, nền nông nghiệp chưa được cơ giới hóa dẫn đến năng suất còn hạn chế và mẫu mã không cạnh tranh được trên thị trường nông sản thế giới mặc dù chất lượng của ta không thua ai. Bên cạnh, nền sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất theo kiểu nông hộ, chưa có trang trại dẩn đến khó mà chuyên môn hóa…. d. Cơ sở vật chất, kỷ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, dẫn đến năng suất thấp, thu nhập của người sản xuất thấp. Đó chính là tình trạng đặc biệt của nền nông nghiệp Việt Nam: Mức sống của dân cư thấp và tình trạng nghèo đói vẫn còn diễn ra. 2. Vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế Việt Nam: Kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế: Vai trò quan trọng nhất là nó cung cấp lương thực – thực phẩm cho xã hội. Đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Bênh cạnh nó còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp mà đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến. Dẫn đến tăng giá trị của sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân Cùng với việc cung cấp lương thực thì SXNN là khu vực sản xuất và cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu nhằm làm tăng tích lũy và thu được nguồn vốn đặc biệt là nguồn ngoại tệ để thực CNH-HDH đất nước. Tuy nhiên, SXNN cũng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững và ổn định môi trường sinh thái. 3. Tình hình tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam: Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giữ mức ổn định 4% năm và theo cùng xu hướng với tốc độ tăng trưởng hàng năm GDP. Như vậy, về mặt kinh tế, NN của nước ta tăng trưởng bềnh vững và ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP trong những năm vừa qua. Cùng với tăng trưởng NN thì tình xóa đói, giảm nghèo của ta củng đã có những thành tựu đáng kể. 1993 1998 2002 2004 Tỉ lệ hộ nghèo (%) 58,1 37,4 28,9 19,5 Và cùng với mặt tích cực xóa đói giảm nghèo thì còn có hạn chế đó là ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, do lạm dụng chất hóa học trong nông nghiệp, đặc biệt là ở nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến sức khỏe của người dân đã yếu thì ngày càng tồi tệ hơn… PHẦN II. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp như ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, mức sống hay thu nhập của các thành phần lao động trong khu vực nông nghiệp….tất cả điều trên đều ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội. Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tăng trưởng nông nghiệp là: Lao động và năng suất lao động nông nghiệp, vốn sản xuất, thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, bên cạnh còn có những ngoại tác của tự nhiên nhưng đó không phải là yếu tố chinh ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp. Ngoài ra còn có những ngoại tác khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam: 1. Lao động và năng suất lao động nông nghiệp: Về mặt lao động của nước ta thì nước ta có lực lượng lao động dồi dào với dân số 87 triệu người (2007), lực lượng lao động có 42 triệu người, mỗi năm tăng 1,2 triệu lao động, trong đó tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm 56%. Về mặt số lượng thì ta không thiếu nhưng về mặt chất lượng thì lao đông nước ta không đảm bảo, bên cạnh thể chất của lao đông ta không tốt, sức khỏe không đảm bảo thì tay nghề của ta cũng không đáp ứng được nhu cầu. Chủ yếu lao đông nông nghiệp của ta là nông nghiệp phổ thông tay nghề và tri thức không có. Tất cả những yếu tố trên làm cho năng suất lao động nông nghiệp không cao. Năm Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp (tỷ đồng, giá 1994) Lao động nông nghiệp (nghìn người) Năng suất lao động (triệu đồng) 1995 82307 24047 3.42 1996 87648 24141 3.63 1997 93783 22478 4.17 1998 99096 23246 4.26 1999 106368 23900 4.45 2000 112112 24307 4.61 2001 114990 23853 4.82 2002 122150 23641 5.17 2003 127651 23234 5.49 2004 132888 23068 5.76 2005 137112 23285 5.89 2006 142015 23504 6.04 ( Nguồn tổng cục thống kê, 2007) Theo FAO, WB và IMF thì năng suất lao động nông nghiệp được xác định: GDP nông nghiệp tính một lao đông nông nghiệp. Năm GDP nông nghiệp (tỷ đồng, giá 1994) Lao động nông nghiệp (nghìn người) Năng suất lao động (triệu đồng) 1995 43658 24047 1.82 1996 45652 24141 1.89 1997 47915 22478 2.13 1998 49639 23246 2.14 1999 52372 23900 2.19 2000 54493 24307 2.24 2001 55613 23853 2.33 2002 57912 23641 2.45 2003 59761 23234 2.57 2004 62107 23068 2.69 2005 64072 23285 2.75 2006 65892 23504 2.80 (Nguồn tổng cục thống kê, 2007) Hiện nay năng suất lao động của ta không cao nhưng cũng đã có xu hướng tăng theo thời gian. Trong thời kỳ đầu, NSLĐ tăng chủ yếu là do tăng diện tích đất NN, nhưng theo thời gian thì tài nguyên đất có hạn cùng với dân số không ngừng tăng lên do đó trong giai đoạn này thì công nghệ đóng một vai trò quan trọng. Khi đó thì tăng năng suất lao động tương đương với giảm số lượng lao động trong khu vực nông nghiệp. 2. Thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp: Trong khoảng thời gian gần đây thì nhờ áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp nên sản lượng nông nghiệp dang ngày càng tăng lên và mẫu mả và chất lượng cũng được cải thiện rỏ rệt. Tuy nhiên không phải tất cả khu vực sản xuất nông nghiệp đều áp dụng cách này. Đây chính là khó khăn của nền NN nước ta. Nguyên nhân là do một phần là trình độ KHCN không được quảng bà hầu hết cho người dân hay đó là khoảng cách giữa người làm khoa học và nông dân quá xa, và một phần là có những nông dân không hiểu và không chịu áp dụng các thành tựu khoa học. Họ không hiểu là sự thay đổi công nghệ SXNN cho phép sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích hoặc chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn. Do đó cần tạo cầu nối giữa nông dân và các tiến bộ khoa học công nghệ đó là các hệ thống khuyến nông. Và nơi áp dụng thành công các tiến bộ KHCN đó là kinh tế trang trại. Vì nếu áp dụng cho một mô hình nhỏ thì năng suất mang lại không cao như mong đợi mà lại tốn nhiều chi phí. VD: (Tính trên 1ha) Cao su Điều Tiêu Trang trại Hộ Trang trại Hộ Trang trại Hộ - Tổng doanh thu (1000đ) - Tổng chi phí (1000đ) - Lao động gia đình (1000đ) - Lợi nhuận (1000đ) - Tỷ suất lợi nhuận (%) - Thu nhập gia đình (1000đ) - Tỷ suất lợi ích (%) 24692 4304 37 20388 474 20425 479 22026 10389 3551 11636 112 15187 222 12104 2899 876 9205 318 10081 498 11909 3720 1564 8189 220 9753 452 31467 11496 1189 19971 174 21160 205 41783 28544 3971 13238 46 17209 70 3. Vốn và thị trường tín dụng vốn: Và một yếu tố quan trọng để thực hiện được tăng trưởng NN là cần có nguồn vốn, mà đặc biệt là đối với một nước đang phát triển như nước ta thì nguồn vốn rất quan trọng. Đặc biệt trong khu vực NN, thì thu nhập của người dân rất thấp mà giá cả hàng hóa lại tăng nhanh dẫn đến vốn tự có đề tiếp tục đầu tư vào sản xuất thì không có. Do đó để tăng trưởng nông nghiệp thì cần có một thị trường tín dụng vốn để tạo nguồn vốn bổ xung cho nông dân. Ở nước ta thì hệ này gồm: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng công thương, HTX tín dụng nông nghiệp, Quỷ tín dụng nhân dân, Ngân hàng cổ phần nông thôn Bênh cạnh quan trọng hơn là nguồn vốn từ nước ngoài: FDI và FII, và chúng ta đã xử dụng rất tốt nguồn vốn này trong quá trình phát triển nông nghiệp để cải thiện đời sống của những gia đình khó khăn. Cung cấp vốn cho họ tự sản xuất nông nghiệp thông qua chương trình vay vốn. Đặc biệt nguồn tài trợ từ nước ngoài. VD: FDI trong NN&PTNT 1993 – 2003 Năm Vốn đăng ký Vốn thực hiện DA đăng ký DA thực (USD) (USD) hiện 1993 460,692,299 168,167,901 48 37 1994 421,960,626 315,055,357 44 36 1995 634,363,904 442,676,069 59 52 1996 349,661,993 165,842,545 45 33 1997 352,618,859 139,046,562 43 30 1998 167,443,925 56,004,112 53 48 1999 150,212,470 85,802,918 64 58 2000 137,134,238 59,635,968 79 67 2001 214,284,037 53,371,938 78 51 2002 171,378,897 17,073,068 90 23 2003 112,649,020 1,000,000 54 1 Tổng 3,172,400,268 1,503,676,438 657 436 PHẦN III. GỢI Ý CHÍNH SÁCH Từ những yếu tố ảnh hưởng trên thì tương ứng đối với mỗi yếu tố ảnh hưởng thì chúng ta đưa ra các gợi ý chính sách phù hợp. Như Nghị quyết đã xác định rõ 8 nhóm chủ trương, giải pháp cần tập trung chỉ đạo thực hiện: - Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. [...]... dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp thì chúng ta cần tập trung vào - Khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao năng suất đất Như tập trung vào các khu nông nghiệp trọng điểm của dất nước để thu hút vốn đều tư trong và ngoài nước để phát triển nông nghiệp Bênh cạnh đó thì cần tập trung cho các công trình nghiên cứu giống mới và cần có liên kết giữa người dân và các nhà... chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củan nông dân - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị-xã hội ở nông thôn, nhất là Hội nông dân Mà cụ thể chính sách cho từng yếu tố như sau: I Lao động và năng suất lao động: Nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, dựa vào... hệ tương lai Do đó ta cần có những chính sách khai thác hiệu quả, thu hút đầu tư thích đáng và có chính sách sử dụng các nguồn vốn này một cách hiệu quả Và yếu tố mà chúng ta cần quan tâm đầu tư nhiều nhất là yếu tố con người, nhất là người nông dân, người mà trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất Khi đó ta nâng... Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vấn đề lí luận và thực tiễn Nxb Nông nghiệp 6 Nguyễn Điền, 1997 Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn các nước châu Á và Việt Nam Trung tâm châu Á Thái Bình Dương, Nxb Chính trị quốc gia 7 TS Trần Tiến Khai, “Báo cáo tổng quan cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu háo và hội nhập kinh tế ... cuộc sống của người dân Thông qua những chính sách đầu tư phát triển hợp lý thì sản phẩm nông nghiệp của ta có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, giúp cho nền sản xuất nông nghiệp phát triển một cách bền vững Góp phần vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững Do đó, chúng ta phải luôn quan tâm thích đáng tới phát triển nền sản xuất nông nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS.TS Đinh... quan tâm hơn đến tăng trưởng nông nghiệp theo hướng phát triển theo chiều sâu và chuyên môn hóa để nân cao năng suất trên một đơn vị diện tích Hiện nay ta cần quan tâm đến phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, là chúng ta đầu tư và khai thác cần quan tâm đến môi trường sản xuất và yếu tố tự nhiên để khi ta khai thác và sử dụng cho phát triển hiện tại thì không ảnh hưởng đến lợi ích... triển: Lý thuyết và thực tiển, NXB Thống Kê 2 PGS TS Đinh Phi Hổ, Kinh tế học nông nghiệp bềnh vững, NXB Phương Đông 2008 3 Tạp Chí Đảng Cộng Sản, số 6(150), 2008 “Khuyến nông – “chìa Khóa vàng” của nông dân trên con đường hội nhập”, Đinh Phi Hổ 4 TCTK 2003 Kết quả Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2001 Nxb Thống kê 5 Lê Đình Thắng (Chủ biên), 1998 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn... hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn - Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn - Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính. .. Thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp: Thay đổi công nghệ nông nghiệp phải theo con đường tăng năng suất trên đơn vị diện tích Do đó, tiến bộ trong công nghệ sinh học rất quan trọng hay nó là yếu tố quyết định giúp cho nông dân nâng cao được thu nhập Bênh cạnh đó thì công nghệ cơ khí cũng quan trọng khi lao động trở nên khan hiếm Tuy nhiên chúng ta không chỉ chú trọng đến tăng trưởng mà... chòng chuyển đến người nông dân - Nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp cho nông dân, đầu tiên là phải có hệ thống khuyến nông, mà để làm được điều này thì cần nguồn tài trợ của chính phủ - Phát triển nhanh cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn - Đặc biệt là nhà nước phải đảm bảo đầu ra cho nông sản của nông dân, không được để tình trạng tới ngày thu hoạch mà nông dân phải lo lắng . 2 II. Tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam 2 1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam 2 2. Vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế Việt Nam 3 3. Tình hình tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam 3 Phần. người dân đã yếu thì ngày càng tồi tệ hơn… PHẦN II. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp như ảnh hưởng đến sản lượng,. ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp. Ngoài ra còn có những ngoại tác khác. Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ở Việt Nam: 1. Lao động và năng suất lao động nông nghiệp: Về mặt

Ngày đăng: 21/04/2015, 22:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan