Các bài thuốc dân gian chữa bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

22 789 6
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thảo luận Các bài thuốc dân gian chữa bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ 1. Chữa viêm mũi Dùng tỏi sống chữa viêm mũi, nước mũi chảy nhiều, màu trắng, vàng, xanh. Bước 1: Tỏi ta tép nhỏ vài nhánh, nước muối sinh lý 0,9% 1 chai 500ml. Chai đựng được 100ml trở lên. Vài vỏ lọ thuốc nhỏ mũi 0,9% hoặc dụng cụ bơm nước vào mũi (bằng silicon) và dụng cụ hút mũi bằng silicon. Chày cối để giã tỏi, khăn xô. Bước 2: Đổ 100ml nước muối sinh lý từ chai to vào một chai khác. Bước 3: Lấy 3, 4 tép tỏi đập dập, cho vào khăn xô vắt lấy 1 giọt tỏi tươi cho vào chai có sẵn 100ml nước muối sinh lý 0,9%. Như vậy là ta đã có dung dịch nước muối sinh lý tỏi để dùng cho bé. Tỷ lệ này giúp tỏi vẫn có tác dụng mà không sợ bé bị cay mũi vì niêm mạc mũi của bé rất nhạy cảm. Bước 4: Chia dung dịch nước muối sinh lý tỏi vào lọ nhỏ để nhỏ cho bé hoặc dùng dụng cụ nhỏ nước muối vào mũi. Mỗi bên mũi nhỏ 4 giọt đối với trẻ dưới 1 tuổi, với trẻ trên 1 tuổi có thể nhỏ từ 4-6 giọt tùy vào thể tích mũi. Khi nhỏ xong thì day nhẹ cánh mũi rồi dùng dụng cụ hút mũi hút dung dịch nước muối sinh lý tỏi và nước mũi ra. Làm tuần tự từng bên một, làm độ 3, 4 lượt đến khi thấy nước mũi tạm sạch. Trẻ bị nặng thì 3 tiếng làm một quy trình như vậy, trẻ bị nhẹ thì sáng làm một quy trình, tối làm một quy trình, tất cả đều làm trước bữa ăn hoặc cách bữa ăn 1 tiếng đề phòng bé khóc sẽ trớ thức ăn. Bước 5: Bảo quản dung dịch nước muối sinh lý tỏi trong chỗ mát, ít sáng. Nếu có điều kiện thì 2 ngày thay dung dịch mới một lần vì dược tính của tỏi giảm dần theo thời gian. Bài thuốc này dùng với liều lượng giảm dần theo tình hình của trẻ, dùng từ 3-5 ngày. Đề phòng tỉ lệ tỏi bị nhiều trong quá trình thao tác thì bố, mẹ vẫn phải thử nhỏ vào mũi mình trước. Dung dịch chuẩn chỉ có mùi tỏi và mát, không cay. 2. Chữa sổ mũi Nhiều mẹ đã dùng và khỏi mũi nhờ phương pháp dầu dừa. Tuy nhiên, dầu dừa khá hiệu quả nhưng lại ko diệt được virus rhino gây bệnh cảm lạnh thông thường (với các biểu hiện như: sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho, đau đầu, đôi khi có cảm giác ớn lạnh, 1/3 số trường hợp có ho và khàn giọng) thế nên lúc này lại cần sử dụng loại thảo dược khác, có thể kết hợp thêm dầu dừa để phòng bội nhiễm. Một số loại thảo dược kháng virus rhino là gừng, diếp cá, tỏi (có bài nhỏ mũi bằng nmsl+ tỏi). Nhưng dùng gì thì dùng các mẹ đừng quá sốt ruột mà cứ vừa dùng bài này được một ngày thấy chưa đỡ vội chuyển sang bài khác, làm gì có thuốc nào mà 1 khỏi trong 1-2 ngày đâu. Và biện pháp mình thường dùng là đông tây y kết hợp và có thể hỗ trợ nhiều bài cùng lúc. Như đợt bé ốm vừa rồi (sổ mũi, ho, nhiều mồ hôi) mình dùng diếp cá + nước vo gạo ngày 3 bát sau ăn 1 tiếng (chữa ho), xịt dầu dừa 3 lần 1 ngày (chữa mũi) , sau ăn uống alpha choay (chống phù nề niêm mạc mũi), ăn củ cải + lê hấp đường phèn (long đờm), uống thêm ceelin, zinc-kid, vitamin D của Đức (mấy loại này tăng sức đề kháng), centrum kid (giúp ăn ngon để có sức chống chọi bệnh tật), chưa kể là sau đó còn bổ sung thêm vụ cao dán rốn bằng hà thủ ô + ngũ bội tử + nước bọt để làm khô mồ hôi trộm cho con. Con khỏi rồi mình còn dán salonpas vào 2 huyệt Trung Quản và Khí Hải cũng để chữa mồ hôi trộm và hàng ngày cho con ăn củ mài (hoài sơn). Ngoài ra, mình dùng dầu Vick baby balsam bôi hõm cổ, gáy, vai, huyệt dũng tuyền và đi tất cho bé. Đêm ngủ cho thêm cái khăn mỏng ở cổ. Tóm lại là phải điều trị tích cực, các mẹ đã muốn chữa theo kiểu dân gian thì phải vậy chứ cứ chữa kiểu sơ sơ và vừa chữa vừa sợ thì chỉ làm con bệnh nặng thêm thôi. Các mẹ cứ nghĩ xem, để trị bệnh của con nhiều lúc bác sĩ đã phải dùng zinnat, azithromycin v.v mà các mẹ dùng dân gian theo kiểu như vậy thì sao khỏi được!? Vì sổ mũi rất thường gặp ở các bé nên khá nhiều mẹ quan tâm vụ này, do đó mình sẽ nói chi tiết hơn một chút. Sổ mũi có thể biểu hiện giống nhau nhưng nguyên nhân lại khác nhau nên muốn trị triệt để phải trị từ nguyên nhân. Chẳng hạn như dị ứng thời tiết lạnh bé sổ mũi thì nguyên tắc là phải làm ấm cơ thể, loại bỏ khí lạnh cho bé bằng các dược liệu có tính ấm như uống nước lá tía tô (loại lá xoăn tím) + vài lát gừng. Đặc biệt hiệu quả khi bé vừa chớm bị nhiễm lạnh, nước mũi trong. Hoặc xông trán, hai cánh mũi bằng điếu ngải cứu cũng rất hiệu quả trong trường hợp nhiễm lạnh (vụ này cần chuyên môn một tý không nên tự làm). Ngoài ra bé sẽ còn sổ mũi khi dị ứng với các dị nguyên khác như khói, bụi, lông chó mèo thì cần phải loại bỏ, tránh tiếp xúc với các dị nguyên này. Bài dầu dừa trị sổ mũi sẽ ít hiệu quả trong trường hợp viêm mũi dị ứng nếu ko đc kết hợp với các biện pháp khác, nhất là các trường hợp chớm bị sổ mũi dạng dị ứng. Thế nên các mẹ cần phải hiểu rõ tình trạng cuả bé để dùng biện pháp thích hợp, lúc này rất cần bác sỹ trợ giúp trong việc chẩn đoán . Tuy nhiên, dầu dừa thì lành tính, các mẹ có thể chưa chắc chắn nguyên nhân vẫn có thể thử dùng cho bé, thời gian theo mình nhiều nhất là 1 tuần THEO ĐÚNG HƯỚNG DẪN nếu ko đỡ thì nên tìm thêm nguyên nhân để trị cho bé. Nếu bé mới chớm bị, nước mũi trong, tức là chưa bị viêm thì ko nhất thiết phải dùng, vì mục đích dùng dầu dừa là để trị viêm do vi khuẩn, virus, nấm và làm lành niêm mạc. Và một điều rất quan trọng là chất lượng dầu dừa, phải nguyên chất, ko quá hạn. Dầu dừa một số nơi họ còn dùng chất tẩy trắng, trộn hương liệu mà xịt vào mũi con thì quá nguy hiểm, thế nên là tự làm thôi ạ. Và có một phản ứng rất thường gặp khi dùng dầu dừa là 1-2 ngày đầu khi dùng sẽ bị phản ứng phục hồi, tức là mũi có thể ra nhiều hơn nhưng tiếp tục dùng sẽ khỏi (một số mẹ cũng phản hồi như vậy). khá hiệu quả, bằng cách sử dụng dầu dừa. 2 3. Chữa viêm họng Tỏi có rất nhiều tác dụng chữa bệnh vì trong tỏi có chất allicin có tác dụng ức chế, tiêu diệt virus, vi khuẩn rất mạnh. Chất này không có sẵn trong tỏi mà chỉ sinh ra trong quá trình dập dập tỏi và sẽ mất đi rất nhanh theo thời gian. Bước 1: chuẩn bị 4 tép tỏi ta, 1 chén nhỏ, 1 thìa và 10ml nước ấm. Bước 2: nướng tỏi cho chín, (cháy đen vỏ). Để nguội 1 phút. (không dùng lò vi sóng vì sẽkhử hết allicin trong tỏi). Bước 3: bóc vỏ tỏi loại hết phần cháy, cho vào chén, đổ vào 4 thìa cafe nước ấm. Bước 4: dùng thìa nghiền nát tỏi (ấn mạnh tay và dứt khoát), ấn mạnh và đột ngột sẽ làm dược tính của tỏi phát tác tốt nhất. Bước 5: chắt lấy nước tỏi ấy cho bé uống, uống hết càng tốt, bé lớn một chút ăn được cả bã tỏi lại tốt hơn nữa. Tỏi đã nướng không bị hăng, cay như tỏi sống nên không lo các bé sợ về điều này. Tuy nhiên, đề phòng nướng chưa đủ chín thì bố mẹ nhớ ngửi và nếm thử trước. Trẻ nặng thì dùng 2 lần sáng tối trong ngày, nhẹ thì chỉ cần dùng 1 lần vào lúc sớm biết bé bị bệnh nhất. Chú ý là từ lúc nướng xong, đập dập và cho bé uống chỉ diễn ra trong 10 phút, nếu vì lý do khác mà không làm ngay được thì phải làm lại mẻ khác mới có tác dụng tốt. Bài thuốc này cũng có thể áp dụng cho người lớn nhưng tăng liều lượng lên 3, 4 lần theo thể trạng của mỗi người. 4. Chữa ho - Cách 1: Chữa ho bằng Rau diếp cá + nước gạo: Rau diếp cá (15 lá) rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo (1 bát ăn cơm) cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó đun tiếp trong khoảng 20 - 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 - 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé. Lý do là trong sữa có canxi, khi gặp kháng sinh sẽ phản ứng thành muối nên kháng sinh từ rau diếp cá sẽ không có tác dụng nhiều. Trong nước gạo có vitamin PP giúp làm sạch họng còn dau diếp cá là kháng sinh sẽ giúp chống viêm nhiễm họng và các cấu trúc amdian ở họng từ đó giảm dần ho. Khoảng 2, 3 ngày là sẽ thấy rõ hiệu quả. Bài này cũng áp dụng cho người lớn được, nhưng liều cho người lớn là 2 lạng diếp cá với 1 bát ô tô nước gạo các mẹ nhé. . Bài thuốc này có vị mát, nên dùng cho bé nóng trong người thì sẽ phù hợp hơn. Bênh cạnh đó, diếp cá có tính tiêu viêm tốt nên cũng thích hợp để trị viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. 3 - Cách 2: Ngâm chân bằng nước gừng cho bé là giải pháp an toàn, hiệu quả cao và dễ áp dụng. Bài thuốc cụ thể như sau: Bước 1: Lấy 1 củ gừng giã nát (50g), 1 nhúm muối hột (20g) cho vào 1 chậu nhựa, pha với 1 lít nước sôi rồi để nguội về khoảng 40 độ. Chậu nhựa nên chọn loại vừa hoặc nhỏ để nước ngâm ngập chân bé. Trong trường hợp chậu to thì phải nghiêng chậu hoặc tăng dung dịch lên theo tỷ lệ nói trên. Bước 2: Ngâm chân bé vào chậu, dùng tay massage gan bàn chân cho bé. Ngón cái tì lên mu bàn chân của bé, các ngón còn lại bóp nhẹ vào gan bàn chân, đi dọc từ gót chân lên gần ngón chân. Cũng có thể dùng gừng massage vào lòng bàn chân của bé. Gan bàn chân có huyệt Dũng Tuyền, đây là huyệt có tác dụng giải độc, thoát khí (nóng/lạnh) rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, việc massge huyệt này có tác dụng làm cơ thể lấy lại cân bằng, giảm và hết nhiễm lạnh. Từ đó các tế bào gây viêm, màng nhầy sẽ không tập trung tại các ống tiểu phế quản nữa và giảm đờm, giảm ho. Thời gian ngâm là 20 phút, vừa ngâm vừa thêm nước để duy trì độ ấm. Bước 3: Sau khi ngâm chân xong, lấy khăn lau khô 2 bàn chân bé. Nếu bé dưới 1 tuổi và da nhạy cảm thì người lớn xoa dầu gió vào lòng bàn tay của mình trước rồi massage lại lên lòng bàn chân của bé. Nếu bé lớn hơn thì có thể nhỏ dầu gió trực tiếp vào gan bàn chân và massage nhẹ lòng bàn chân để dầu lan tỏa hết vào gan bàn chân sau đó đi tất mỏng cho bé. Trong trường hợp bé ho nhiều thì có thể làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3-4 tiếng. Nếu bé mới ho, hoặc ho đã giảm thì mỗi ngày nên làm 1 lần trước khi đi ngủ cho đến khi hết ho. Thông thường, việc xử lý ho theo biện pháp này chỉ cần 3-5 ngày là bé khỏi hẳn. Trong trường hợp ngâm chân như vậy mà bé vẫn còn ho nhiều thì bố mẹ nên cho con đi khám vì lúc đó khả năng cao không phải do bé ốm bình thường mà có thể mắc dị vật đường thở hoặc là ho đã lâu làm hệ hô hấp bị biến dạng v.v. cần can thiệp bằng Tây y. Bài thuốc ngâm chân này hoàn toàn áp dụng được cho người lớn, chỉ cần tăng nhiệt độ nước cho phù hợp, thể tích dung dịch cần dùng và massage mạnh hơn là được. - Cách 3: uống nước gừng và mật ong, đây là bài thuốc dân gian đã được áp dụng từ lâu và cho kết quả tốt với các bạn bị ho do cơ thể bị nhiễm lạnh. Bài này rất thích hợp cho mùa đông và áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên do mật ong không 4 được dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Mật ong có tính kháng khuẩn cao, giải độc và tăng sức đề kháng của cơ thể. Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, tiêu đờm, kháng chất gây dị ứng nên rất phù hợp chữa ho do nhiễm lạnh. Bước 1: Chuẩn bị: 1 lạng gừng sống, rửa sạch, gọt vỏ; 1 lọ mật ong; 1 bộ cối giã gừng; 1 khăn xô; 1 cốc; 1 thìa. Bước 2: Giã thật nhuyễn gừng để dễ vắt lấy nước. Cho gừng vừa giã vào cái khăn xô sau đó vắt lấy nước ra cốc. Bước 3: Căn cứ vào mực nước gừng trong cốc để đổ mật ong vào với lượng bằng với lượng gừng (lượng mật ong khi đổ vào sẽ chìm ngay xuống đáy nên chỉ cần ngấn mật ong bằng ngấn nước gừng là được). Tuy nhiên, với trường hợp mới áp dụng bài này thì nên để tỷ lệ mật ong với gừng là 4 mật ong : 1 gừng : 4 nước ấm để bé làm quen dần và giảm dần tỉ lệ mật ong để tăng khả năng chữa bệnh cho bé. Bố mẹ có thể thử trước để đảm bảo nồng độ gừng không quá cay đối với bé, có thể chuẩn bị sẵn nước lọc cho bé uống nếu bé sợ cay. Bước 4: khuấy đều cốc và cho bé uống, không cần hâm nóng vì nếu nóng quá mật ong sẽ bị giảm chất lượng. Mỗi ngày chỉ cần uống 2-3 thìa cafe là đủ và uống theo cách nhấm dần từng ít một chứ không nhất thiết phải uống hết cả thìa cùng một lúc. Đối với người lớn thì uống nhiều hơn tùy vào mức độ ho nặng hay nhẹ. Thậm chí đi xa về bị lạnh hoặc trước khi ra ngoài cũng nên uống một chén nhỏ mật ong gừng để bảo vệ cơ thể. - Cách 4: Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày. - Cách 5: Lá chanh, dây tơ hồng vàng - Cách 6: Hướng dương có vị ngọt, tính bình, không độc: có tác dụng tiêu viêm, chống ho, lợi tiểu, giảm đau. - Cách 7: Trị ho từ lá húng chanh Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho. - Cách 8: Trị ho bằng lá hẹ Chọn khoảng 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, 5 uống 2 lần/ngày. - Cách 9: Trị ho bằng cánh hoa hồng Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với lượng đường phèn vừa đủ, một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống 3-4 lần/ngày, 1 thìa/lần. - Cách 10: Trị ho bằng hoa khế, hoa đu đủ đực Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5 g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thủy lấy nước cho bé uống. Hàng ngày cho bé uống ½ thìa cà phê. - Cách 11: Trị ho bằng quả phật thủ Quả phật thủ mua về ngâm nước muối rửa sạch vỏ bên ngoài. Dùng dao gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột. Cho tất cả vào bát rồi đổ mạch nha (mua ở hàng khô), cho vào hấp cách thủy từ 30 đến 45 phút. Lấy ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc cho bé dễ uống. Với tất cả các bài thuốc dân gian chữa ho trên, Mẹ nên cho bé uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Bế bé theo tư thế để đầu và cổ hơi cao so với bụng, tránh cho bé không bị trớ, nôn hoặc sặc. Khi cho bé uống, bạn nên dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn. 5. Chữa sốt, viêm họng - Sốt lạnh (lạnh quá phát sốt - cảm mạo): biểu hiện là bé sợ lạnh (thích đắp chăn), không có mồ hôi, sổ mũi, khản tiếng, rêu lưỡi trắng, sốt ít, đau người (sờ vào là kêu, khóc). Khi đó phải dùng các lá có tính ấm như kinh giới, tía tô hoặc gừng đun nước cho uống thì mới giải được khí lạnh trong người và hạ sốt chứ không dùng đồ mát. - Sốt nóng (nóng quá phát sốt - cúm): sợ nóng (sốt vẫn đạp tung chăn ra), ra nhiều mồ hôi, mắt đỏ, họng đỏ, sốt nhiều, rêu lưỡi vàng hoặc trắng dầy, không đau người. Trường hợp này phải dùng các loại thực vật có tính mát như bột sắn, diếp cá, rau má, sài đất, kim ngân để hạ sốt chứ không nên dùng đồ nóng. 30 gr cỏ nhọ nồi 10 gr kinh giới 5 gr gừng tươi Đem rửa sạch, đổ lấp xấp nước đun sôi, trẻ con thì mình pha thêm đường phèn cho dễ uống. Đảm bảo cắt sốt rất nhanh, người lớn như mình thì uống 3-4 bát nước là cắt sốt luôn trong nửa ngày, trẻ con thì phải chia nhỏ cho uống nhiều lần nhưng cũng cắt sốt luôn trong ngày nhé. 6 Một lưu ý nữa là rất dễ phát hiện ra bé bị sốt viêm họng hay không bằng cách kiểm tra nhiệt độ ngoài da vùng từ họng xuống phế, theo nguyên tắc chỗ nào viêm thì vùng da chỗ đó sẽ nóng hơn xung quanh từ 2-3 độ là kết luận được rồi, khỏi phải làm xét nghiệm chụp chiếu thử máu nhé. À, thêm một típ nữa là sau khi sốt sẽ rất đau họng. Cách làm giảm đau họng nhanh nhất là uống bột sắn sống, uống tới đâu giảm ngay tới đó ý. 6. Làm tiêu đờm - Dùng Hành tây tính nóng, khi dùng trong có tính chất kích thích chung sát khuẩn và chống nhiễm khuẩn, gây tiết, trị ho, làm dễ tiêu hoá, trị giun. Được dùng ngoài để làm dịu và tan sưng, sát khuẩn, chống đau, xua muỗi. Hành tây (dùng cho bé cơ địa lạnh sẽ tốt hơn). Cách 1: Hành tây bóc vỏ, thái lát vừa đủ nửa bát cơm, thêm 20g đường phèn đập dập trộn lẫn, sau đó đem hấp cách thủy 30 phút. Để hành nguội (vẫn còn hơi âm ấm), chắt lấy nước cho bé uống. Nếu uống không hết thì trong ngày hâm lại cho nóng và uống tiếp. Bài này dành cho bé dưới 1 tuổi. Bé sẽ tiêu đờm bằng cách trớ ra hoặc nuốt xuống dạ dày. Cách 2: Hành tây bóc vỏ, thái lát vừa đủ nửa bát cơm sau đó đem hấp cách thủy 30 phút. Để hành nguội bớt và trộn vào 4 thìa cafe mật ong (vẫn còn hơi âm ấm), chắt lấy nước cho bé uống, nếu ăn được cả bã là tốt nhất. Nếu uống không hết thì trong ngày hâm lại cho nóng và uống tiếp. Bài này dành cho bé trên 1 tuổi. Bé sẽ tiêu đờm bằng cách trớ, ho ra hoặc nuốt xuống dạ dày. Cách 3: Bước 1: Nấu một nồi cháo trắng. Bước 2: Hành tây nửa củ, lá tía tô 10 lá (to), tất cả cho vào cối xay nhuyễn. Bươc 3: Khi cháo chín thì cho hỗn hợp hành tây và tía tô vào cháo khuấy trong 5 phút cho hành chín và hết hăng. Bước 4: Để cháo nguội bớt và cho trẻ ăn như bình thường, cách này làm cho trẻ biết ăn cháo trở lên. Món hành tây thường áp dụng một lần đã cho kết quả nhưng phải dùng 2, 3 ngày cho sạch hẳn đờm 7 - Dùng Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ. Nó giúp khai vị, làm ăn ngon miệng, chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, lọc gan và thận. Củ cải trắng (dành cho trẻ có cơ địa nóng). Chọn mua củ cải trắng ta (loại làm dưa muối to bằng 2 ngón tay cái) hoặc là củ cải đỏ (hay bán ở siêu thị). Củ cải trắng gọt vỏ, xay nhuyễn và đo lấy 50g. Đường phèn đập dập lấy 20g. Tất cả trộn lẫn cho vào bát hấp cách thủy 30 phút. Sau đó để nguội bớt và chắt lấy nước cho bé uống. Nếu bé uống không hết thì để trong ngày hâm lại và cho bé uống tiếp. Bài này dành cho mọi lứa tuổi. Củ cải trắng ngoài tác dụng long đờm còn có tác dụng bổ trợ hệ hô hấp, hệ tiêu hóa và rất thích hợp cho trẻ đang bị táo. Trường hợp trẻ bình thường mà dùng món ăn này bị đi lỏng thì cũng không sao bởi đó là do đờm được tống ra qua đường tiêu hóa. Món này ăn từ 2 đến 5 ngày tùy mức độ nặng nhẹ và hợp thuốc của trẻ. 7. Chữa viêm phế quản - Dùng Lá Trầu vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng trung hành khí, khư phong tán hàn, tiêu thũng chỉ thống, hoá đàm, chống ngứa. Trong lá Trầu chứa 0,8-1,8% (-2,4%) tinh dầu thơm, có vị nồng, gồm chủ yếu là 2 phenol: betel- phenol là đồng phân của eugenol và chavicol kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli. Vì vậy, lá Trầu rất thích hợp đề chữa bệnh viêm phế quản, viêm tiểu phế quản co thắt do nhiễm lạnh (phong hàn), dùng cho trẻ trên 1 tuổi: Bài 1: Lá trầu và mật ong Trầu 10 lá rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát ăn cơm, giã nhuyễn, cho nước sôi vào ngập 3/4 bát, ngâm trong 20 phút, sau đó dùng tay sạch vò và vắt cho kiệt lá trầu để chất thuốc ra hết trong nước. Gạn nước trầu qua lớp màn mỏng, cho 3-4 thìa canh mật ong, trộn đều để uống (ngày 2 lần, sau bữa ăn 30 phút). Mỗi liệu trình kéo dài 8-10 ngày, ngừng khoảng 1 tháng rồi uống lại nếu cần. Ngoài ra, vào các buổi tối, có thể hơ nóng lá trầu rồi dán vào ngực khi ngủ. Bài 2: Lá trầu và gừng Trầu 10 lá thái nhỏ, gừng 5 lát, tất cả cho vào bát giã nhuyễn, cho nước sôi ngập 3/4 bát, ngâm 20 phút, sau đó vò lá trầu rồi vắt hết nước thuốc, gạn để uống (ngày 2 lần, sau bữa ăn 30 phút). Mỗi liệu trình kép dài 5-6 ngày, ngừng trên 1 tháng rồi 8 uống lại nếu cần. Áp dụng bài thuốc này khi đã dùng bài 1 khoảng 5 ngày mà chưa có biến chuyển. Bài 3: Lá trầu và hạt nén (còn gọi là củ nén) Trầu 10 lá thái nhỏ, hạt nén 2-4 hạt. Các bước bào chế và sử dụng được thực hiện như ở bài 2. Áp dụng bài thuốc này nếu đã dùng bài 2 khoảng 3 ngày mà không có biến chuyển. Lưu ý: Cả 3 bài thuốc trên đều dùng được cho trẻ em, nhưng phải dùng từng bài một, liều lượng chỉ bằng 1/4 đến một nửa so với người lớn. Ở bài 2 và 3, có thể thêm chút đường cho trẻ dễ uống. Khi áp dụng bài 2 và 3, nếu thấy khó chịu (do đường tiêu hóa kém) thì chỉ nên dùng 3 ngày rồi tạm dừng lại, 3 ngày sau nếu thấy bình thường thì dùng tiếp 2-3 ngày nữa. Không được pha lẫn mật ong với hạt nén vì hai vị này khắc nhau. Dùng các bài thuốc trên kết hợp với thở sâu, thể dục thường xuyên vào buổi sáng và đi bộ hằng ngày. - Dùng hoa thăng long Tính vị, tác dụng Thanh Long: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khái hoá đàm; thân có tác dụng thư cân hoạt lạc, giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả thanh long là một loại quả ăn giải nhiệt, nhuận tràng. Hoa được dùng trị viêm phế quản, viêm hạch bạch huyết thể lao, lao phổi, say rượu. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. (Y họcTuệ Tĩnh). Món ăn từ hoa Thanh Long: 30g hoa thanh long tươi, 50g thịt nạc thái nhỏ nấu canh ăn cả cái lẫn nước, nếu bé chưa ăn được thì ninh kỹ lấy nước uống. Dùng liên tục 5-7 ngày. Món này dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Vì Hoa Thanh Long tính mát nên dùng cho chữa viêm phế quản do nóng (phong nhiệt) (thường bị vào mùa hè). - Dùng Rau diếp cá + nước gạo: Rau diếp cá (15 lá) rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo (1 bát ăn cơm) cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó đun tiếp trong khoảng 20 - 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 - 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé. Lý do là trong sữa có canxi, khi gặp kháng sinh sẽ phản ứng thành muối nên kháng sinh từ rau diếp cá sẽ không có tác dụng nhiều. Trong nước gạo có vitamin PP giúp làm sạch họng còn dau diếp cá là kháng sinh sẽ giúp chống viêm nhiễm họng và các cấu trúc amdian ở 9 họng từ đó giảm dần ho. Theo phản hồi từ các mẹ thì uống khoảng 2, 3 ngày là sẽ thấy rõ hiệu quả. Bài này cũng áp dụng cho người lớn được, nhưng liều cho người lớn là 2 lạng diếp cá với 1 bát ô tô nước gạo các mẹ nhé. . Bài thuốc này có vị mát, nên dùng cho bé nóng trong người thì sẽ phù hợp hơn. Bênh cạnh đó, diếp cá có tính tiêu viêm tốt nên cũng thích hợp để trị viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Ho không phải là bệnh tuy nhiên đây lại là phản ứng báo hiệu bé đang bị bệnh về đường hô hấp. Trong phế quản và tiểu phế quản có các tế bào gây viêm và dịch nhầy có nhiệm vụ bảo vệ hệ hô hấp khi gặp các thay đổi từ môi trường như lạnh quá hay nóng quá. Như vậy, khi trẻ nhiễm lạnh thì các tế bào kích thích gây viêm để hạn chế khí lạnh vào, đồng thời dịch nhầy cũng tụ tập tại các ống tiểu phế quản ngay chỗ viêm để làm nhiệm vụ. Các màng nhầy sau khi rụng ra nằm kẹt ở các ống tiểu phế quản gây khó thở cho bé. Lúc này cơ thể có phản xạ ho để tổng các nút nhầy này ra ngoài. Với logic như vậy thì việc xử lý bệnh của bé không phải là tìm cách giảm ho mà là xử lý việc bé bị nhiễm lạnh để các tế bào gây viêm và màng nhầy không làm tắc các ống tiểu phế quản nữa. 8. Bài thuốc trị ho, hen phế quản Bước 1: Lá chanh 30g, dây tơ hồng vàng 30g, tất cả rửa sạch, sao vàng, hạ thổ (đổ ra vải trên nền đất). Bước 2: Đổ nguyên liệu vào đun với ba bát (bát ăn cơm) nước, sắc còn 1 bát. Ngày uống 2, 3 lần, mỗi lần uống 1 bát. Uống 5-6 ngày thì khỏi. Mỗi bát nước tương đương với 200ml nước, vì vậy bài này áp dụng lượng đủ cho trẻ trên 2 tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi thì áp dụng mỗi lần bằng 1 bữa sữa. Trẻ dưới 1 tuổi (hiếm khi bị kết luận hen phế khoản) thì dùng mỗi lần bằng số tháng x 1 thìa cafe thuốc. 9. Bài thuốc trị ho đờm kéo khò khè: Hoa dướng dương 1 đóa rửa sạch, bỏ hạt, chỉ lấy đài và cách hoa. (trọng lượng khoảng 100-150g). Bỏ hoa đã làm sạch vào nồi với 400ml nước và 1 thìa canh đường phèn (có thể tùy chỉnh đường phèn cho độ ngọt dịu). Đun sôi để nhỏ lửa thêm 10p, để nguội, chắt nước, uống ngày 2-3 lần tùy vào thể trạng mỗi bé. Nếu bé dưới 1 tuổi thì mỗi tháng tuổi tính bằng 1 thìa cafe cho 1 lần uống, trên 1 tuổi uống 20ml-30ml/lần. 2 tuổi uống 50ml/lần; 3 tuổi uống 100ml/lần. Uống trong 3 ngày liên tiếp. 10. Bài thuốc dùng chữa viêm phổi thể phong hàn Biểu hiện:sốt, ho sợ rét, không có mồ hôi, ho nặng tiếng, cổ có đờm, khó thở, cánh 10 [...]... hợp đã mắc bệnh sởi cũng có thể dùng lá mùi sẽ giúp sởi mọc nhanh và rút ngắn thời gian bị bệnh, ít bị biến chứng Rau Mùi là loại thuốc chủ yếu trong đậu sởi Trẻ em lên sởi, nhân gặp gió lạnh, sởi không mọc được, dùng Rau mùi một nắm sắc cho trẻ uống lúc còn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi, sởi sẽ mọc tiếp Bên ngoài, có thể dùng một nắm lá Mùi tươi, giã nát, chưng nóng, gói vải thưa lại, xát cho trẻ từ đầu... nguội) để uống Đây là liều cho trẻ 3 tuổi Ngày dùng 2 lần sau ăn sáng, trưa Trẻ dưới 1 tuổi dùng mỗi tháng tuổi 1 thìa cafe, trẻ trên 1 tuổi dùng 30-50ml Trẻ trên 2 tuổi dùng 100ml Bài thuốc dùng trong 3-5 ngày tùy mức độ tiến triển của bệnh Lưu ý trong trường hợp trẻ vẫn sốt cao, hơi thở trên 60 lần với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trên 50 lần với trẻ dưới 1 tuổi và trên 40 lần với trẻ trên 1 tuổi thì nên cho... khi còn ấm Đây là liều cho trẻ 3 tuổi Ngày dùng 2 lần sau ăn sáng, tối Trẻ dưới 1 tuổi dùng mỗi tháng tuổi 1 thìa cafe, trẻ trên 1 tuổi dùng 30-50ml Trẻ trên 2 tuổi dùng 100ml Bài thuốc dùng trong 3-5 ngày tùy mức độ tiến triển của bệnh Lưu ý trong trường hợp trẻ vẫn sốt cao, hơi thở trên 60 lần với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trên 50 lần với trẻ dưới 1 tuổi và trên 40 lần với trẻ trên 1 tuổi thì nên cho... có tác dụng chữa nấc rất hiệu nghiệm Mọi người có thể tích trữ tai hồng bằng cách phơi khô, khi có việc bỏ ra dùng hoặc mua tai hồng khô ở hàng thuốc Bài thuốc chữa nấc như sau: 19 20g tai Hồng đun với 4 bát nước, sắc còn 1 bát nước Chia ra uống thành 2 lần trong ngày cho đến khi hết nấc thì thôi Trẻ con thì uống ít hơn nhưng cũng chia thành 2 lần như vậy Thường thì chỉ 2 ngày là khỏi hẳn bệnh Trong... 20 các chỗ nẻ Biện pháp phòng ngừa là cần thường xuyên cho trẻ uống nước (tan giá) và không dùng nước ấm (chỉ cần tan giá) để lau mặt cho trẻ Với trẻ dưới 1 tuổi thì liều dùng là 1 thìa cafe/ngày cho mỗi tháng tuổi Dùng 3-5 ngày tùy vào mức độ nặng nhẹ của từng trẻ Việc bôi ngoài da sẽ không trị tận gốc được bệnh này mà cần giải quyết về việc trẻ nhiễm gió lạnh (gây chàm) hay da bị khô (gây nẻ) thì trẻ. .. tiêu đờm trị ho Trong trường hợp trẻ bị nặng hơn, viêm phổi lâu ngày chuyển sang thể phế hư sắc mặt trắng bệch, khó thở, trán có mồ hôi, hai mắt không có thần, người gầy còm, chân lạnh, đại tiện lỏng) thì có thể cho thêm lá hẹ vào bài thuốc: Lá hẹ 10g Lá hẹ vị cay ngọt, tính ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trị đờm kéo gây suyễn (thở co vai; đầu gật gù) 11 Bài thuốc dùng chữa viêm phổi thể phong nhiệt... nước Giã nát nhọ nồi và lá hẹ, lấy nước cốt nhỏ vào lưỡi cho bé Cứ 2 tiếng làm một liệu trình như vậy Thường thì 2 ngày sẽ khỏi Bài thuốc đầy đủ là dùng kết hợp với mật ong, tuy nhiên mật ong không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi nên mình bỏ qua vị này Bé nào từ 1 tuổi trở lên vẫn bị tưa lưỡi thì dùng thêm mật ong càng tốt 17 Trị viêm tai giữa 15 Cách 1: Dùng thuốc chống viêm và lấy 1lá mơ vò sơ sơ thôi,... lại cũng viêm Nhỏ như vậy đến khi khỏi Mình thì nhỏ cho bé nhà mình 3 ngày thôi Dùng ngoài lấy lá hơ lửa cho héo giã nát lấy nước nhỏ tai nhiều lần chữa viêm tai có mủ." Mục đích của việc hơ lửa ở đây là vì lá này dày cứng, khó lấy nước cốt người ta phải hơ lửa cho nó mềm để dễ lấy Nếu ngại hơ lửa (như mình) thì có thể xắt nhỏ, giã ra rồi dùng tay vắt, sẽ ko đc nhiều nước đâu nhưng dư để nhỏ tai cho... xát cho trẻ từ đầu xuống thân mình, tay chân, sởi sẽ mọc đều và khỏi biến chứng Trong trường hợp đã lên sởi rồi thì không cần dùng nữa 16 Trị tưa lưỡi Lá hẹ vị chua, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn và cung cấp vitamin C Nhọ nồi (cỏ mực) vị chua, ngọt, tính hàn có tác dụng trị nấm Bệnh tưa lưỡi là do nấm Candida albicans gây nên Vì vậy, bài thuốc dân gian kết hợp giữa nhọ nồi và lá hẹ rất có tác dụng... Làm thường xuyên mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ Mỗi lần ngâm từ 10 đến 15 phút Làm 1 tuần liên tiếp, nghỉ 1 tuần và làm tiếp 1 tuần nữa Lưu ý: Lá lốt tính nóng nên khi các mẹ dùng cho bé cần thử một hôm xem da bé có dị ứng với lá lốt không, nên dùng cho bé ngoài 6 tháng thì an toàn hơn Người lớn thì có thể dùng nước đó uống thay vì ngâm chân, tay 15 Chữa sởi Để hạn chế bớt nguy cơ mắc bệnh sởi, các . Bài thảo luận Các bài thuốc dân gian chữa bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ 1. Chữa viêm mũi Dùng tỏi sống chữa viêm mũi, nước mũi chảy nhiều, màu trắng, vàng, xanh. Bước 1: Tỏi ta tép nhỏ vài. mắc bệnh sởi cũng có thể dùng lá mùi sẽ giúp sởi mọc nhanh và rút ngắn thời gian bị bệnh, ít bị biến chứng. Rau Mùi là loại thuốc chủ yếu trong đậu sởi. Trẻ em lên sởi, nhân gặp gió lạnh, sởi không. khăn mỏng ở cổ. Tóm lại là phải điều trị tích cực, các mẹ đã muốn chữa theo kiểu dân gian thì phải vậy chứ cứ chữa kiểu sơ sơ và vừa chữa vừa sợ thì chỉ làm con bệnh nặng thêm thôi. Các mẹ cứ

Ngày đăng: 21/04/2015, 19:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan