Báo cáo thực tập ban tiện

10 774 22
Báo cáo thực tập ban tiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP Ng« Duy NhÊn PHẦN I NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XƯỞNG CƠ KHÍ 1. Trước khi vào thực tập tại trung tâm THCN Cơ khí trường ĐHBK Hà Nội sinh viên phải thực hiện những nội quy sau: 2. Đi học đúng giờ . 3. Khi vào thực tập phải mặc trang phục bảo hộ lao động , phải đi giầy hoặc đi dép có quai hậu , với sinh viên nữ tóc dài phải đội mũ hoặc cài tóc gọn gàng. 4. Trước khi vào thực tập trên máy phải chuẩn bị các dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho mỗi buổi thực tập , chỗ thực tập phải sạch sẽ gọn gàng 5. Trong khi thực tập phải thực hiện đúng công việc đã được giáo viên hướng dẫn và giao phó , phải đứng ở vị trí quy định , khi đứng không được tự ý sang máy khác không thuộc phạm vi làm việc của mình và sang các ban thực tập khác . 6. Không được tự ý thực hiện các thao tác ngoài phạm vi thực tập , không được tự ý thay đổi các thông số của máy khi chưa có sự cho phép của giáo viên hướng dẫn . 7. Không nô đùa trong quá trình thực tập . 8. Không tự tiện sang lấy trang thiết bị đồ nghề ở máy khác cũng như ở các ban khác . 9. Sau khi thực hiện xong công việc của mình sinh viên có thể nghỉ ngơi tại chỗ theo quy định của ban . 10.Sau khi kết thúc buổi thực tập sinh viên phải vệ sinh gon gàng máy và khu vực xung quanh máy thực tập sạch sẽ . 11.Khi có hiệu lệnh kết thúc buổi thực tập sinh viên mới được rửa tay ra về BÁO CÁO THỰC TẬP Ng« Duy NhÊn PHẦN II TÌM HIỂU MÁY TIỆN VẠN NĂNG T616 I ) Giới thiệu chung - Máy tiện vạn năng kí hiệu : T616 - Được sản xuất tại công ty cơ khí Hà Nội năm 1970. - Đây là một máy tiện vạn năng có thể tiện được : +Tiện trụ : trụ trong , trụ ngoài. + Tiện côn : côn trong , côn ngoài . + Tiện ren : ren trong , ren ngoài . + Khỏa mặt đầu. + Cắt đứt . - Máy được dẫn động bằng động cơ điện xoay chiều 3 pha . -Trục chính quay với tốc độ : 44 đến 1980 vòng / phút -Với 15 cấp độ chuyển động , được chia làm 2 dải tốc độ : + Dải tốc độ thấp ( dải A hoặc I) : từ 44 đến 248 vòng / phút . + Dải tốc độ cao ( dải B hoặc II ) : từ 350 đến 1980 vòng / phút . II ) Cấu tạo : - Máy tiện vạn năng T616 gồm các bộ phận chính sau : 1) Ụ trước : - Là một hộp kín có chứa các bộ phận quan trọng gồm : trục chính và hộp tốc độ . +) Trục chính : + Chuyển động quay tròn , đây là chuyển động chính của máy tiện . Trục chính nhận chuyển động từ hộp tốc độ thông qua bộ chuyền động đai truyền giữa hộp tốc độ và trục chính . Trục chính có thể quay với 15 tốc độ khác nhau tùy thuộc vào việc đặt tốc độ ở hộp tốc độ ( từ 44 đến 1980 vòng/ phút ). + Trên trục chính được lắp mâm cặp 3 chấu dùng để kẹp phôi khi gia công . + Phía dưới hộp trục chính là hộp xe dao bước tiến và hộp động cơ .Trên hộp xe dao bước tiến có hai tay gạt : tay gạt điều chỉnh dải chuyển động của trục chính ( dải chuyển động thấp A ( I ) và dải chuyển động cao B ( II ) ) , tay gạt điều chỉnh điều chỉnh hướng tiến của bàn xe dao ( hướng chuyển động BÁO CÁO THỰC TẬP Ng« Duy NhÊn xa và gần mâm cặp ). Trên hộp động cơ có hộp điều chỉnh tốc độ , có 15 cấp độ chuyển động khác nhau . +) Hộp tốc độ : có tác dụng biến chuyển động quay cố định của động cơ thành các chuyển động quay khác nhau để dẫn động trục chính . 2) Bàn xe dao : - Gồm có : bàn xe dao dọc , bàn xe dao ngang và bàn xe dao dọc con . + Bàn xe dao dọc : chuyển động tịnh tiến dọc theo trục nối giữa tâm mâm kẹp và tâm của mũi tâm lắp ở ụ sau .Trên bàn xe dao dọc có lắp tay quay bàn dao dọc , giúp tạo chuyển động tịnh tiến của bàn dao dọc bằng cách dùng tay quay tay quay , trên tay quay có nhiều vạch chia , khi quay tay quay được 1 vạch chia sẽ làm bàn dao chuyển động tịnh tiến được 1 mm . Phía bên phải tay quay là tay gạt chuyển chế độ dịch chuyển tự động tự động bàn dao dọc ( dùng trong tiện tinh ) , tiếp theo là tay gạt chuyển chế động dịch chuyển bàn dao ngang ( dung cho tiện tinh ) , cuối cùng là tay gạt chuyển chế độ tự động tiện ren . + Bàn xe dao ngang : chuyển động vuông góc với phương tịnh tiến của bàn dao dọc , trên có gắn tay quay bàn dao ngang tác dụng giống như tay quay bàn dao dọc ,trên cũng được chia vạch , khi quay được 1 vạch bàn dao chuyển động tịnh tiến 0,02 mm . Mặt trên của bàn xe ngang có các vạch chia độ dùng để quay bàn dao dọc con sử dụng trong tiện mặt côn . + Bàn xe dao dọc con : được lắp trên bàn xe dao ngang có thể quay hợp với phương tịnh tiến của bàn dao dọc 1 góc từ 0˚ đến 90˚ (sử dụng trong tiện côn ) , trên cũng có tay quay được chia vạch như bàn dao ngang , khi quay tay quay được 1 vạch cũng làm bàn dao tịnh tiến theo phương hợp với tịnh tiến của bàn dao một góc đã điều chỉnh ở trên 1 đoạn 0,02 mm . Phía trên của bàn xe dao dọc con lắp bàn kẹp dao , có thể kẹp tối đa 4 dao khác nhau , khi cần sử dụng thì quay chọn con dao cần sử dụng bằng cách vặn tay vặn trên bàn dao để quay dao . Trong chuyển động tự động của bàn dao ( dọc và ngang ) bàn dao nhận chuyển động từ hộp xe dao thông qua 2 trục vít me ( 1 trục cho tiện trơn và 1 trục cho tiện ren ,chuyển giữa hai chế độ này bằng tay gạt trên bàn dao dọc ). 3 ) Ụ sau : - Là bộ phận động có thể di chuyển trên băng máy ra xa hoặc lại gần mâm cặp , trên được lắp mũi định tâm dùng để đỡ các phôi tiện , các tay gạt dùng để hãm chuyển động tịnh tiến của ụ sau và của mũi định tâm , tay quay để tạo chuyển động tịnh tiến cho mũi định tâm tương tự như các tay quay trên BÁO CÁO THỰC TẬP Ng« Duy NhÊn bàn xe dao .Trục tâm của ụ sau và trục tâm của ụ chính nằm trên cùng một đường thẳng song song với băng máy. 4) Thân máy : -Là bộ phận để gá đặt tất cả các bộ phận trên . Trong đó còn chứa thêm các bộ phận làm nguội , thắp sáng , chứa phoi và các bảng hay cơ cấu điều khiển . 5 ) Các bộ phận phụ : + Mâm căp 3 chấu tự định tâm : dùng để kẹp chặt phôi khi gia công , khi dùng cơlê quay vít điều chỉnh thì cả 3 chấu đều tiến vào tâm một lượng như nhau . Loại này dùng để kẹp các chi tiết tròn xoay . + Mũi định tâm : dùng để đỡ các phôi tiện thường là dài quá 100mm . II ) Nguyên lý làm việc . -Quá trình cắt gọt của máy tiện vạn năng được thực hiện thông qua hai chuyển động : chuyển động quay tròn của trục chính ( đồng thời cũng là chuyển động quay tròn của phôi ) và chuyển động tịnh tiến của bàn xe dao ( bàn xe dao dọc ,ngang và dọc con ) . - Chuyển động quay tròn của trục chính là chuyển động chính , chuyến động tịnh tiến của bàn xe dao là chuyển động phụ . - Khi trục chính quay làm cho mâm cặp và phôi lắp trên trục chính cũng quay theo . Số vòng quay của trục chính kí hiệu : n đơn vị vòng/ phút . - Bàn xe dao chuyển động tịnh tiến theo hai hướng , quãng đường mà bàn xe dao đi được trong một vòng quay của trục chính gọi là lượng chạy dao , kí hiệu “ s “ đơn vị mm/ phút : + Chuyển động tịnh tiến dọc của bàn xe dao dọc : khi bàn xe dao dọc chuyển động lại gần mâm cặp thì sẽ cắt ngắn vào phôi đúng bằng lượng dịch chuyển , chuyển động của bàn dao dọc được thực hiện bằng cách quay tay quay bàn dao dọc hoặc thông qua trục vít me đai ốc trong tiện tự động . + Chuyển động tịnh tiến của bàn dao ngang : khi bàn dao ngang chuyển động được lại gần hoặc xa phôi thì sẽ cắt giảm đường kính phôi đúng bằng đoạn dịch chuyển . Có thể tạo chuyển động bằng cách quay tay quay bàn dao ngang hoặc cho chuyển động tự động . + Ngoài ra còn có chuyển động tịnh tiến bàn dao dọc con ( ít sử dụng chuyển động này ) theo phương hợp với phương tịnh tiến 1 góc bất kì bằng cách quay tay quay bàn dao dọc con . -Trục chính quay với các tốc độ khác nhau tùy thuộc vào việc đặt tốc độ ban đầu , trong quá trình gia công một chi tiết có thể phải sử dụng nhiều tốc độ trục chính khác nhau tùy yêu cầu của chi tiết và quá trình gia công , khi đó BÁO CÁO THỰC TẬP Ng« Duy NhÊn có thể dừng máy và điều chỉnh lại tốc độ trục chính bằng cần thay đổi tốc độ trên thân máy. - Khi trục chính chuyển động làm phôi quay tròn bằng cách điều chỉnh chuyển động tịnh tiến bàn dao dọc và ngang vào gần mâm cặp ,vào gần phôi để tạo ra chuyển động cắt gọt . II) Cách vận hành *) Một số lưu ý khi vận hành máy tiện - Trước khi thay đổi tốc độ hay điều chỉnh tốc độ trục chính phải dừng động cơ và ngắt cầu dao điện trên tay gạt . - Tuyệt đối không thao tác khi máy đang chạy . - Khi bật máy cần quan sát xung quanh . - Không được tì tay lên mâm cặp . - Chỉ được phép chạy ở dải tốc độ thấp ( dải A ( I ) ) . - Không được thay đổi tốc độ của máy khi máy đang chạy . Muốn điều chỉnh lại tốc độ khi đang gia công thì phải tắt máy va đợi máy dừng hẳn mới thay đổi tốc độ . 1) Các thao tác cơ bản khi vận hành máy tiện : +) Bước 1 : Kéo tay gạt hộp tốc độ phía dưới hộp máy về phía mình sau đó quay tay vặn đến vị trí tốc độ cần đặt ( tốc độ được ghi trên hộp tốc độ ) sau đó đẩy tay gạt sao cho hai má của hộp tốc độ khít với nhau . Sau khi đưa tay gạt đến được vị trí tốc độ cần đặt ta sẽ thấy trên hộp tốc độ có hai tốc được ghi cùng nhau , đây là hai dải tốc độ của máy ( dải tốc độ cao và thấp ) ta sẽ dùng tay gạt trên hộp xe dao bước tiến để chọn dai tốc độ . +) Bước 2 : gạt tay gạt chọn dải tốc độ sang hai bên để chọn dải tốc độ ( tùy từng loại máy được kí hiệu là A , B hay I , II ) và cũng tùy từng loại máy mà vị trí 0 ( vị trí ngừng quay trục chính ) ở giữa hoặc ở dưới cùng hai bên tay gạt . Vị trí 0 này được sử dụng khi dừng máy an toàn để đo sản phẩm trong quá trình tiện . Nếu không chọn chế độ tiên tự động sau khi cài đặt song đến đây có thể gá phôi và cho máy chạy để gia công. Nếu chọn chế độ gia công tự động thì thêm bước cài đặt chế tiện tự động . +) Bước 3 : cài đặt chế độ tiện tự động ( chỉ dùng trong tiện tinh ) - Cài đặt bước tiến cho bàn dao ( dọc và ngang ) : trước tiên tra bảng trên thân máy để tìm các thông số điều chỉnh , sau khi tìm song thì điều chỉnh hai tay gạt phía dưới tay gạt điều chỉnh dải tốc độ đến vị trí đã tra được trên bảng . - Tiếp theo điều chỉnh tay gạt bên cạnh tay gạt điều chỉnh dải tốc độ để điều chỉnh hướng tiến tự động của bàn dao ( dọc và ngang ) . BÁO CÁO THỰC TẬP Ng« Duy NhÊn +) Bước 4 : sau khi cài đặt song chế độ tiện tự động để tiện tự động ta gạt tay gạt ở cạnh tay quay bàn dao dọc ( để chọn tự động dịch chuyển bàn dao dọc ) , gạt tay gạt tiếp theo ( (để chọn dịch chuyển tự động bàn dao ngang ) lên trên để tiện tự động . +) Bước 5 : sau khi các bước cài đặt đã song ta tiến hành gá phôi +) Bước 6 : nếu không sử dụng chế độ tiện tự động thì ta quay các tay quay bàn dao dọc , tay quay bàn dao ngang , tay quay bàn dao dọc con để dịch chuyển các bàn dao ra xa , vào gần phôi hoặc mâm cặp để tạo chuyển động cắt gọt . +) Bước 7 : khi các bước trên đã hoàn thành ta gạt tay gạt điện để cho máy chạy và gia công. +) Bước 8 : sau khi gia công song gạt tay gạt điện để tắt máy và khi máy dừng hẳn gạt tay gạt điều chỉnh dải tốc độ về 0 . 2)Các tình huống gặp phải trong quá trình vận hành máy tiện - Khi gạt cần tay gạt điện để máy làm việc ta nghe thấy tiếng kêu phát ra từ ụ trước thì chứng tỏ vị trí các tay gạt chưa điều chỉnh về đúng vị trí ăn khớp , cần tắt ngay máy và điều chỉnh lại các tay gạt . - Khi chọn chế độ tiện tự động mà sau khi gạt tay gạt để tiện tự động mà thấy trục dẫn động bàn dao không quay thi cũng do vị trí các tay gạt chưa đúng cũng tắt máy và làm như trường hợp trên . BO CO THC TP Ngô Duy Nhấn Nội quy an toàn ban tiện 1) Phải mặc quần áo bảo hộ lao động gọn gàng , đi giầy dép có quai hậu , nữ tóc dài phải buộc gọn gàng và đội mũ bảo vệ . 2) Kiểm tra toàn diện nh máy đã tiếp đất cha , đèn chiếu sáng chỗ gia công 3) Kiểm tra tình trang máy ở chế độ không tải . 4) Sắp xếp lại vị trí làm việc , kiểm tra lại dụng cụ gá lắp , dụng cụ đo , chi tiết kẹp . 5) Khi chi tiết gia công có khối lợng lớn hơn 20 kg cần phải sử dụng cơ cấu nâng hạ 6) Khi mài dao không đợc mài ở phần đầu đá mài , không để độ hở giũa bệ tì và đá mài quá lớn , không nên ấn dao quá mạng vào đá , phải dùng kính và tấm kính che an toàn 7) Không đeo găng tay hoặc bao tay khi làm việc , nếu ngón tay bị đau phải băng lại và đeo găng tay cao su mỏng 8) Không đợc để dung dịch trơn nguội hoặc dầu bôi trơn văng ra xung quanh nền nơi làm việc 9) Gá dao chắc chắn , sử dụng miếng đệm khi gá dao 10) Kẹp chặt phôi cẩn thận , không để chìa khoá mâm cặp trên mâm cặp sau khi đã kẹp và tháo phôi 11)Sau khi kẹp chặt phôi không cho phép các chấu kẹp nhô ra khỏi đờng kính ngoài của mâm kẹp quá 1/3 chiều dài chấu . Khi các chấu kẹp nhô ra quá lớn thì phải thay chấu kẹp ( nếu chấu kẹp thuận thì phải thay bằng chấu kẹp ngợc ) 12) Khi gia công vật liệu dẻo có phoi dây thì phải dùng cơ cấu bẻ phoi tránh phoi quấn vào chi tiết gia công . Khi phoi quấn vào chi tiết hoặc dao thì không đợc dùng dao tách phoi mà phải dùng cây móc phoi chuyên dụng 13) Khi gia công vật liệu giòn phoi vụn phải dùng tấm chắn bảo vệ trong suốt hoặc đeo kính bảo hộ 14) Không đợc dời khỏi vị trí làm việc khi máy đang chạy 15) Dừng máy , điều chỉnh các càng gạt về vị trí an toàn , ngắt điện khỏi máy , dùng chổi quét dọn phoi ở ổ dao và băng máy , dùng dẻ sạch để lau sạch các dụng cụ đo , dụng cụ cắt và để vào tủ đúng vị trí quy định , sắp xếp gọn gàng các chi tiết đã gia công 16) Bôi trơn các bề mặt làm việc ở trên bàn dao và băng máy 17) Bàn dao máy cần nêu rõ tình trạng của máy trong thời gian làm việc BO CO THC TP Ngô Duy Nhấn Phần iii bài tập cắt mẫu nén gang 1) Mục tiêu - Hiểu nguyên lý và cách vận hành máy tiện T626 - Lập đợc quy trình công nghệ và tiện hoàn thành sản phẩm mẫu nén gang ( dung sai 0.1) - Chấp hành nghiêm nội quy sử dụng máy 2) Quy trình công nghệ - Gá hai dao chắc chắn và đúng tâm - Gá phôi chắc chắn và dài ngoài mâm cặp 55- 60 mm B1: nghiêng dao tiện phía ngoài so với mặt phôi từ 25- 30 ( khoả mặt đầu ) B2: để dao vuông góc với mặt phôi ( quá trình cắt ) : cắt thô đo chiều dài cắt là 16,5 mm sau đó tiến hành cắt tinh lấy kích thớc đúng 16mm B3 : để dao cắt vuông góc với phôi lấy dấu mờ 16,5 mm và tiến hành cắt phôi đến khi lõi đạt d=5mm thi dừng B4: Nghiêng dao cắt 5 10 lấy dấu 16mm và cắt đứt phôi 3) Chế độ cắt Nth = 120 173 vòng/phút Nt = 248 350 vòng/ phút S = 0,04 0,09 mm/vòng t = 0,2 1 mm BO CO THC TP Ngô Duy Nhấn KT LUN Trong thi gian ngn thc tp va qua , em ó hiu thờm v nhng thao tỏc c bn ca cụng vic trong ban ngui . Em ó nhn thy rng ngui l mt ngnh ngh ũi hi ngi cụng nhõn phi cú tay ngh cao ,v sn phm c quyt nh bi tay ngh ca nhng ngi th lm ra . Mt thao tỏc dự l n gin hay phc tp cung cn ũi hi ngi th phi ht sc tp trung v cn thn. Cui cựng mt ln na em xin gi li cm n chõn thnh n cỏc thy cụ trong ban ngui. BÁO CÁO THỰC TẬP Ng« Duy NhÊn LỜI MỞ ĐÇu Sau một thời gian tìm hiểu và thực hành .Được sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn thực hành ở xưởng thực hành cơ khí , đặc biệt là thầy cô hướng dẫn trong ban tiÖn em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập này . Đồng thời qua thời gian thực tập trong xưởng thực hành em đã không chỉ hệ thống lại những kiến thức đã học mà còn tiếp thu thêm nhiều kỹ năng thực tế quý báu. Mặc dù cố gắng nhưng do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên sản phẩm cũng như bản báo cáo này còn nhiều thiếu sót . Vì vậy rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn học. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa và đặc biệt là các thầy cô trong ban tiÖn đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại xưởng. Hà Nội 09/2006 Sinh viªn Ng« Duy NhÊn . gàng. 4. Trước khi vào thực tập trên máy phải chuẩn bị các dụng cụ trang thiết bị cần thiết cho mỗi buổi thực tập , chỗ thực tập phải sạch sẽ gọn gàng 5. Trong khi thực tập phải thực hiện đúng công. thy cụ trong ban ngui. BÁO CÁO THỰC TẬP Ng« Duy NhÊn LỜI MỞ ĐÇu Sau một thời gian tìm hiểu và thực hành .Được sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn thực hành ở xưởng thực hành cơ. cơ khí , đặc biệt là thầy cô hướng dẫn trong ban tiÖn em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập này . Đồng thời qua thời gian thực tập trong xưởng thực hành em đã không chỉ hệ thống lại những kiến

Ngày đăng: 21/04/2015, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan