Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán DTL

32 938 1
Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán DTL

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo chuyên đề thực tập -1- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng CHƯƠNG MỞ ĐẦU  0.1 Sự cần thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập như hiện nay, sự phát triển hàng loạt của các doanh nghiệp, tổ chức cả về quy mô lẫn số lượng là một yêu cầu tất yếu, kéo theo sau là sự phức tạp trong hệ thống quản lý và điều hành các nguồn lực. Nhờ đó, hệ thống kiểm soát nội bộ ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc trợ giúp các nhà quản trị kiểm soát hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác kiểm toán báo cáo tài chính. Việc phân tích, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp sẽ giúp các kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về rủi ro kiểm toán cho doanh nghiệp đó, từ đó đưa ra những thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu, đảm bảo báo cáo tài chính được trung thực và đáng tin cậy. Với mong muốn tìm hiểu tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với một doanh nghiệp và với công tác kiểm toán báo cáo tài chính, có cơ hội được ứng dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế, sinh viên thực hiện đã quyết định chọn đề tài: “Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL”. 0.2 Mục tiêu kiểm toán  Mục tiêu 1: Tìm hiểu vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp và đối với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán.  Mục tiêu 2: Mô tả quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Công ty Cổ phần Thủy sản ABC của Công ty TNHH Kiểm toán DTL.  Mục tiêu 3: Đưa ra những kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần Thủy sản ABC và đánh giá được hiệu quả trong công tác đánh giá rủi ro kiểm toán cho Công ty Cổ phần Thủy sản ABC của Công ty TNHH Kiểm toán DTL. 0.3 Phương pháp nghiên cứu  Thông qua nghiên cứu giáo trình, chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam có liên quan, các file hồ sơ năm trước tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL. SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 Báo cáo chuyên đề thực tập -2- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng  Thông qua thực tế: • Tìm hiểu qua phỏng vấn trong quá trình kiểm toán. • Các tài liệu thực tế kiểm toán tại Công ty Cổ phần Thủy sản ABC. • Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn. 0.4 Hạn chế - Phạm vi của đề tài  Hạn chế của đề tài: Do người thực hiện còn hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức chưa đủ rộng nên việc phân tích còn nhiều hạn chế và thiếu sót.  Phạm vi của đề tài: phần minh họa tập trung vào mô tả việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng cho một khách hàng cụ thể. SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 Báo cáo chuyên đề thực tập -3- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTL  1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1 Tập đoàn Crowe Horwath International Tập đoàn kiểm toán Crowe Horwath International là một trong 10 tập đoàn kiểm toán hàng đầu trên thế giới (xếp hạng thứ 9 theo diễn đàn kế toán quốc tế). Với biểu tượng “ngọn núi Horwath”, được đưa ra vào năm 2002, tượng trưng cho đỉnh cao của chất lượng dịch vụ mà Crowe Horwath International mong muốn mang lại cho tất cả các khách hàng trên Thế giới. Hiện nay, Trụ sở của tập đoàn đặt tại New York , văn phòng Việt Nam đặt tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. 1.1.2 Công ty TNHH Kiểm toán DTL Công ty TNHH Kiểm toán DTL là nhà cung cấp các dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn kinh doanh chuyên nghiệp được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102005587 vào ngày 09 tháng 07 năm 2001 của Sở kế hoạch đầu tư TP. Hồ Chí Minh và trở thành thành viên của tập đoàn kiểm toán Quốc tế Crowe Horwath vào tháng 09 năm 2002. Công ty TNHH Kiểm toán DTL được thành lập bởi các kiểm toán viên công chứng và chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp. Công ty TNHH Kiểm toán DTL có nguồn nhân lực hùng hậu để cung cấp các dịch vụ vừa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, vừa tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu trên Thế giới. Công ty TNHH Kiểm toán DTL đã trở thành một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn. Được Crowe Horwath đánh giá là công ty thành viên có mức độ tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu từ năm 2003 đến nay. Tại Việt Nam, Công ty TNHH Kiểm toán DTL là một trong 10 công ty kiểm toán hàng đầu và đã có văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. 1.2 Phương châm và mục tiêu hoạt động  Phương châm SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 Báo cáo chuyên đề thực tập -4- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng “Công ty TNHH Kiểm toán DTL mong muốn trở thành người bạn đồng hành lớn của các doanh nghiệp bằng cách nỗ lực cống hiến những giải pháp có giá trị mang tính sáng tạo cho sự thành công của doanh nghiệp trong mọi môi trường kinh doanh”. Công ty TNHH Kiểm toán DTL sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, luôn phấn đấu cung cấp những lợi ích tối ưu cho khách hàng.  Mục tiêu  Cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho các khách hàng trong và ngoài nước.  Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên phát triển.  Đảm bảo vai trò của mình trong xã hội. 1.3 Tổ chức và quy mô hoạt động Tổ chức của Công ty TNHH Kiểm toán DTL bao gồm:  Hội đồng thành viên: Chủ tịch hội đồng thành viên và các thành viên.  Ban Giám đốc: Là bộ phận chịu trách nhiệm cuối cùng đối với hoạt động của Công ty TNHH Kiểm toán DTL. Gồm có: • Tổng Giám đốc: Đánh giá rủi ro của các hợp đồng cung cấp dịch vụ. • Giám đốc nghiệp vụ: Quyết định nội dung báo cáo, giải đáp thắc mắc về các vấn đề chuyên môn có tầm ảnh hưởng trong quá trình thực hiện công việc.  Ban quản lý phòng: Là thành viên của Ban Điều hành và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám đốc ngoài các vấn đề chuyên môn còn về các mặt quản lý phòng trong nhiều lĩnh vực hoạt động như nhân sự, phân công nhiệm vụ,…  Đội ngũ nhân viên: Hiểu được nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng cũng như sự thành công của công ty, Công ty TNHH Kiểm toán DTL luôn khuyến khích và tạo điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên. SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 Báo cáo chuyên đề thực tập -5- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán DTL Từ khi thành lập đến nay, thương hiệu “DTL” ngày càng nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng. Lượng khách hàng của Công ty ngày càng tăng qua các năm. Các khách hàng lớn của Công ty bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: Trò chơi và giải trí (Megastar), Giáo dục đào tạo (ACG, ILA), Xây dựng và bất động sản (Ben Thanh Real Estate), Thực phẩm và hàng tiêu dùng (Kinh Đô), Bán lẻ (Big C), Du lịch và nghỉ dưỡng (Park Hyatt),… 1.4 Chiến lược phát triển SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 Hội đồng Thành viên (Chủ tịch HĐTV và các thành viên) Tổng Giám đốc Giám đốc Nghiệp vụ Ban Giám đốc Trưởng phòng NV1 Giám đốc TC- NS Chuyên viên cao cấp Trưởng phòng HC- NS Trưởng phòng TC -KT KTV cao cấp Chuyên viên KTV Trợ lý vào trợ lý mới vào nghề Trợ lý vào trợ lý mới vào nghề Trưởng phòng NV… Chuyên viên cao cấp KTV cao cấp Chuyên viên KTV Trợ lý vào trợ lý mới vào nghề Trợ lý vào trợ lý mới vào nghề Trưởng phòng NV6 Chuyên viên cao cấp KTV cao cấp Chuyên viên KTV Trợ lý vào trợ lý mới vào nghề Trợ lý vào trợ lý mới vào nghề Phụ trách hành chánh Phụ trách nguồn nhân lực Phụ trách TC-KT Nhân viên Hành chánh Lễ tân Phụ trách nguồn nhân lực IT Phụ trách TC-KT Báo cáo chuyên đề thực tập -6- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngành Kiểm toán – Tư vấn đứng trước những cơ hội lớn cũng như các thách thức không nhỏ. Đứng trước xu thế chung, Công ty TNHH Kiểm toán DTL đã đề ra định hướng chiến lược:  Tôn trọng nguyên tắc đạo đức kinh doanh, tính độc lập và trung thực.  Nỗ lực hỗ trợ khách hàng gặt hái thành công trong mọi môi trường kinh doanh.  Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và tin tưởng. Đào tạo nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn giỏi để phục vụ khách hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập. SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 Báo cáo chuyên đề thực tập -7- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌM HIỀU VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH  2.1 Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm toán 2.1.1 Khái niệm chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm toán Định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ được chấp nhận nhiều nhất trên thế giới hiện nay là định nghĩa theo COSO (Committee Of Sponsoring Organization) – một Ủy ban thuộc hội đồng Hoa Kỳ về việc chống gian lận báo cáo tài chính: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu:  Báo cáo tài chính đáng tin cậy.  Các luật lệ và quy định được tuân thủ.  Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.” Theo chuẩn mực kiểm toán số 400: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực, hợp lí nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị” “Rủi ro kiểm toán: là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu”. (Đoạn 7 VSA – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ) Với những định nghĩa trên, ta có thể thấy được mục tiêu chung của hệ thống kiểm soát nội bộ là: ngăn chặn gian lận, giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, giúp kiểm toán viên có kế hoạch và mục tiêu kiểm toán thích hợp giúp giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Chính vì thế, hệ thống kiểm soát nội bộ có ý nghĩa SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 Báo cáo chuyên đề thực tập -8- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng hết sức quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với công ty kiểm toán và kiểm toán viên trong công tác đánh giá rủi ro kiểm toán. 2.1.2 Tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ - một công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị giảm thiểu những sai sót, ngăn chặn gian lận, tránh thất thoát tài sản và đảm bảo các thông tin kế toán, tài chính đáng tin cậy. Bên cạnh đó việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với kiểm toán viên trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp trong quá trình tiến hành kiểm toán. Nếu không có sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì kiểm toán viên sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán và xác định phạm vi kiểm toán thích hợp. Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của một doanh nghiệp, thông thường kiểm toán viên đi theo các bước sau:  Tìm hiểu toàn hệ thống kiểm soát nội bộ.  Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán.  Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán.  Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh các thử nghiệm cơ bản đã dự kiến. 2.2 Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ Bất kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng phải bao gồm 5 thành phần chính:  Môi trường kiểm soát  Đánh giá rủi ro  Hoạt động kiểm soát  Thông tin truyền thông  Giám sát 2.2.1 Môi trường kiểm soát: Phản ánh sắc thái chung của đơn vị, là nền tảng của tất cả các yếu tố cấu thành khác, chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi người trong tổ chức. Các nhân tố của môi trường kiểm soát bao gồm:  Tính chính trực và giá trị đạo đức: Là điều kiện tiên quyết mang tính quyết định đến sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Vì vậy, các nhà quản trị cấp cao nên xây dựng một chuẩn mực đạo đức cho riêng đơn vị mình và công bố rộng rãi trong tổ chức mình. SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 Báo cáo chuyên đề thực tập -9- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng  Năng lực nhân viên: Đảm bảo nhân viên là người có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công việc mà họ đảm nhiệm.  Chính sách nhân sự: Là những quy định, thủ tục do nhà quản lý đưa ra và là các chế độ mà nhân viên trong tổ chức được hưởng hoặc bị phạt.  Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Thể hiện quan điểm, nhận thức cũng như cách làm việc của nhà quản lý.  Cơ cấu tổ chức: Là sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban, bộ phận trong tổ chức.  Cách thức phân định quyền hạn và trách nhiệm: Cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong mỗi bộ phận của tổ chức.  Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán: Tính hữu hiệu của Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm toán được đánh giá thông qua mức độc lập, kinh nghiệm và uy tín của các thành viên và mối quan hệ của họ đối với bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. 2.2.2 Đánh giá rủi ro  Xác định mục tiêu của tổ chức.  Nhận dạng và đánh giá các rủi ro. 2.2.3 Các hoạt động kiểm soát  Phân chia trách nhiệm đầy đủ: Phân chia trách nhiệm một cách rạch ròi cho từng cá nhân trong tổ chức. Từ đó nhanh chóng phát hiện các sai sót và rủi ro.  Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ.  Kiểm soát vật chất: Việc so sánh, đối chiếu giữa sổ sách kế toán và tài sản hiện có trên thực tế bắt buộc phải thực hiện định kỳ.  Kiểm tra độc lập việc thực hiện: Là việc kiểm tra được thực hiện bởi các cá nhân (bộ phận) khác với cá nhân (bộ phận) đang thực hiện nhiệm vụ.  Phân tích, rà soát lại việc thực hiện: Giúp cho nhà quản trị biết được mục tiêu của đơn vị có được thực hiện hiệu quả hay không, để từ đó điều chỉnh kế hoạch cho thích hợp. 2.2.4 Thông tin và truyền thông: Là điều kiện để duy trì và nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc hình thành các báo cáo cung cấp thông tin về tình hình hoạt động. SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 Báo cáo chuyên đề thực tập -10- GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng 2.2.5 Giám sát: Là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát. Để đạt kết quả thì cần phải thực hiện giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. 2.3 Hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ Dù một hệ thống kiểm soát nội bộ được đầu tư nhiều đến mức nào thì cũng tồn tại những hạn chế tiềm tàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: sự vô ý, bất cẩn; sự thông đồng của nhân viên hay quyền hạn của các cá nhân bị lạm dụng,… 2.4 Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC 2.4.1 Mục đích của việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Thông qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB, kiểm toán viên sẽ đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống KSNB nói chung cũng như của từng bộ phận, từng khoản mục nói riêng. Từ đó, kiểm toán viên sẽ xác định được phương hướng, phân công nhân sự và thiết lập kế hoạch kiểm toán phù hợp. Thông thường quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của một doanh nghiệp được thực hiện qua các bước:  Tìm hiểu hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán.  Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát.  Thiết lập và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán.  Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản dự kiến. 2.4.2 Tìm hiểu hệ thống KSNB để lập kế hoạch kiểm toán  Tìm hiểu những bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ • Tìm hiểu môi trường kiểm soát: Kiểm toán viên cần có sự hiểu biết đầy đủ về các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán, đặt biệt là hiểu biết về thái độ, nhận thức và hành động có liên quan đến môi trường kiểm soát của nhà quản lý. • Tìm hiểu về đánh giá rủi ro của đơn vị. • Tìm hiểu về thông tin và truyền thông: tìm hiểu về những chu trình nghiệp vụ chủ yếu của đơn vị. • Tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát: Kiểm toán viên phải hiểu biết các thủ tục kiểm soát của đơn vị để xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán. SVTH: Nguyễn Tấn Hoài Tân MSSV: K084050990 [...]... với tình hình chung của Công ty TNHH Kiểm toán DTL nói chung và đối với quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính của khách hàng được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL nói riêng 4.1 Nhận xét: 4.1.1 Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Thủy sản ABC Nhìn chung, hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Thủy sản ABC hạn chế được... đề tài Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL , sinh viên thực hiện đã có cái nhìn thực tế về kiểm soát nội bộ và tầm quan trọng của nó trong công tác kiểm toán Bằng việc đưa ra những ý kiến đánh giá và những kiến nghị chủ quan, người thực hiện mong muốn có thể hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công. .. NỘI BỘ CỦA KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTL  3.1 Các bước tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 3.1.1. 1Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và hệ thống KSNB của khách hàng: Giúp cho kiểm toán viên giảm việc kiểm tra chi tiết số liệu  Khảo sát tổng quan: Tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL, sau khi nhận lời mời của khách hàng, công ty. .. các công ty kiểm toán phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao chương trình kiểm toán, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng Thông qua đề tài Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tai Công ty TNHH Kiểm toán DTL ta có thể nhận thấy được sự quan tâm ngày càng sâu sắc của Công ty TNHH Kiểm toán DTL. .. Công ty TNHH Kiểm toán DTL áp dụng Quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của tập đoàn Crowe Horwath International Vì vậy quy trình được áp dụng tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL có khác so với Quy trình kiểm toán mẫu do VACPA hướng dẫn Quy trình của tập đoàn Crowe Horwath International là quy trình được tiếp cận theo phương pháp rủi ro, tuân theo các chuẩn mực quốc tế Còn quy trình kiểm. .. K084050990 Báo cáo chuyên đề thực tập -28GVHD: Th.S Trần Thị Thu Hằng Trước đây, công tác đánh giá rủi ro kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán DTL chưa có một quy trình làm việc cụ thể mà chủ yếu dựa vào sự phán đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên nên chưa có sự đồng bộ trong quá trình làm việc giữa các nhóm kiểm toán Nhưng trong năm kiểm toán cho báo cáo tài chính năm 2010, Công ty TNHH Kiểm toán DTL đã... Với quy trình quốc tế nên tất cả các form mẫu, hướng dẫn đều bằng tiếng Anh nên sẽ gây một vài khó khăn cho việc áp dụng một cách hiệu quả các quy trình vì một số nhân viên chưa hiểu hết nội dung quy trình Vì vậy, Công ty TNHH Kiểm toán DTL cần bổ sung những hướng dẫn chi tiết, cụ thể vào quy trình kiểm toán nói chung và quy trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nói riêng Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm. .. trình đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ theo chuẩn mực quốc tế và theo form của Crowe Horwath International Quy trình đã trải qua nhiều giai đoạn và được cập nhật hàng năm theo chuẩn mực quốc tế Crowe Horwath International đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên nguyên tắc rủi ro (Risk based approach), vì vậy sẽ giảm thiểu được khối lượng công việc và quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. .. hệ thống và rủi ro kiểm soát đối với từng chu trình, xác định mức trọng yếu tổng thể và lập kế hoạch kiểm toán Sau khi tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát cũng như xác định mức trọng yếu, nhóm trưởng sẽ tiến hành phân tích sơ bộ báo cáo tài chính theo từng khoản mục để xác định rủi ro cho từng khoản mục Từ đó phân công công việc cho các thành viên trong nhóm Tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL, kiểm toán. .. định và hiệu quả Môi trường kiểm soát thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát được hiệu quả Đây là yếu tố quan trọng trong việc áp dụng các thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp Có sự đồng bộ về sổ sách kế toán Thiết kế các thủ tục kiểm soát chéo giữa các bộ phận 4.1.2 Đối với quy trình đánh hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng tại Công  ty TNHH Kiểm toán DTL Ưu điểm: DTL áp dụng Quy trình . hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL . 0.2 Mục tiêu kiểm toán  Mục tiêu 1: Tìm hiểu vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ. LUẬN VỀ TÌM HIỀU VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH  2.1 Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm toán 2.1.1 Khái niệm chung về hệ thống kiểm soát. doanh nghiệp và đối với quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty kiểm toán.  Mục tiêu 2: Mô tả quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với Công ty Cổ phần Thủy

Ngày đăng: 21/04/2015, 10:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG MỞ ĐẦU

  • TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTL

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN

  • VỀ TÌM HIỀU VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

  • TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

  • QUY TRÌNH TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ

  • HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA KHÁCH HÀNG

  • TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

  • TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DTL

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan