THUYẾT TRÌNH PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU

28 6.7K 65
THUYẾT TRÌNH PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Khái niệm: 1 II. Đặc điểm: 1 III. Cơ sở pháp lý: 1 IV. Phân loại 2 1. Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) 2 1.1. Khái niệm 2 1.2. Quy trình nhờ thu trơn : 2 1.3. Lợi ích 3 1.4. Rủi ro 3 1.4.1. Đối với bên bán ( nhà xuất khẩu ) 3 1.4.2. Đối với người mua ( nhà nhập khẩu ) 3 1.4.3. Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ 4 1.5. Trường hợp áp dụng: 4 2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) 5 2.1. Khái niệm 5 2.2. Phân loại 5 2.3. Quy trình. 5 2.4. Lợi ích 7 2.4.1. Đối với bên bán (nhà xuất khẩu): 7 2.4.2. Đối với bên mua (nhà nhập khẩu): 7 2.4.3. Đối với Ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ 7 2.5. Rủi ro 7 2.5.1. Đối với bên bán (nhà xuất khẩu) 7 2.5.2. Đối với nhà nhập khẩu 8 2.5.3. Đối với ngân hàng nhờ thu 8 2.5.4. Đối với ngân hàng thu hộ ngân hàng xuất trình 8 2.6. Trường hợp áp dụng 9 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU (COLLECTION OF PAYMENT) I. Khái niệm: Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. II. Đặc điểm: Thanh toán bằng phương thức nhờ thu sẽ giảm thiểu một phần rủi ro cho nhà xuất khẩu vì chứng từ chỉ được giao cho người nhập khẩu khi người nhập khẩu thanh toán tiền hàng hoặc đã ký chấp nhận hối phiếu (đối với nhờ thu chứng từ). Tuy nhiên thanh toán theo phương thức này người bánxuất khẩu vẫn phải chịu rủi ro trong trường hợp người muanhập khẩu không chấp nhận chứng từ hoặc từ chối thanh toán hối phiếu khi đáo hạn. Căn cứ nhờ thu là chứng từ không phải hợp đồng Vai trò của ngân hàng chỉ là người trung gian. Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Chi phí khá thấp (so với phương thức thanh toán Thư tín dụng (LC)) III. Cơ sở pháp lý: Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên liên quan sẽ tuân theo qui tắc tống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại URC (Uniform Rule for Collection) do phòng thương mại quốc tế ICC phát hành năm 1995. Theo URC 522 để tiến hành phương thức thanh toán nhờ thu bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu ( Collection Instruction ) gửi cho ngân hàng ủy thác. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện theo đúng chỉ thị, với nội dung phù hợp qui định URC được dẫn chiếu. Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp lý điều chỉnh quân hệ giữa Ngân hàng với bên nhờ thu.  Các bên tham gia phương thức thanh toán: Người xuất khẩu (người ủy nhiệm thu Người hưởng lợi ) Ngân hàng nhờ thu: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu Ngân hàng thu hộ (ngân hàng thu tiền): là ngân hàng phục vụ bên NK Người nhập khẩu ( người trả tiền bên mua) IV. Phân loại  Có 2 loại: Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) 1. Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) 1.1. Khái niệm Nhờ thu hối phiếu trơn là khi người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (thông qua ngân hàng), đồng thời người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra (trả sau) 1.2. Quy trình nhờ thu trơn : Sơ đồ: (1) (2) (7) (5) (4) (3) (6)  Quy trình diễn giải: Bước 1: Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương, trong hợp đồng có quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn. Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu và đồng thời gửi trực tiếp chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu nhận hàng. Bước 2: Nhà xuất khẩu lập hối phiếu, thư yêu cầu thanh toán và các chứng từ có liên quan gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền (Thư yêu cầu thanh toán là chỉ thị của nhà xuất khẩu lập gửi ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng thu tiền nhà nhập khẩu nước ngoài. Chỉ thị phải rõ ràng, chính xác đầy đủ, dễ hiểu, nếu có những điều khoản khó hiểu, không rõ ràng, mơ hồ…mà dẫn đến ngân hàng hành động sai, thì những rủi ro đó nhà xuất khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm, ngân hàng sẽ miễn trách nhiệm về hậu quả xảy ra từ yêu cầu của khách hàng.) Bước 3: Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chuyển hối phiếu, và lập chỉ thị nhờ thu gửi cho ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà nhập khẩu nhờ thu hộ tiền. Bước 4: Ngân hàng thu hộ ở nước nhà nhập khẩu tiến hành xuất trình hối phiếu, đòi tiền nhà nhập khẩu. Bước 5: Nhà nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng. Nếu hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ, với hợp đồng ngoại thương đã ký kết thì đồng ý thanh toán (đối với hối phiếu trả ngay), hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu (đối với hối phiếu kỳ hạn), hoặc từ chối và gửi trả lại hối phiếu nếu như không phù hợp. Bước 6: Nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng thu hộ phục vụ nhà nhập khẩu chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng chuyển chứng từ (ghi nợ trên tài khoản nhà nhập khẩu) hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán (qua Telex hoặc Swift). Nếu nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, thì ngân hàng xuất trình sẽ chuyển trả lại hối phiếu. Bước 7: Ngân hàng chuyển chứng từ có ghi trên tài khoản nhà xuất khẩu và gửi giấy báo có hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận hoặc hoàn trả hối phiếu bị từ chối thanh toán cho nhà xuất khẩu. 1.3. Lợi ích Phương pháp nhờ thu trơn tương đối đơn giản, ít tốn kém và chi phí rẻ. Nhờ thu trơn bổ sung cho phương thức chuyển tiền trả sau là người xuất khẩu có thể chủ động đòi tiền sau khi giao hàng. So với thanh toán ghi sổ, tốc độ thanh toán bằng phương thức nhờ thu trơn nhanh hơn. Giảm rủi ro thanh toán cho người xuất khẩu vì chứng từ và hàng hóa chỉ được chuyển giao cho người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu thanh toán tiền hàng hoặc đã ký hối phiếu chấp nhận thanh toán 1.4. Rủi ro 1.4.1. Đối với bên bán ( nhà xuất khẩu ) Phương thức nhờ thu phiếu trơn không áp dụng thanh toán nhiều trong mậu dịch và nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán, vì vì việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền (việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của người mua). 1.4.2. Đối với người mua ( nhà nhập khẩu ) Áp dụng phương thức này cũng gặp nhiều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không. 1.4.3. Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ Ngân hàng không chịu trách nhiệm thanh toán, khi ngân hàng xuất trình chứng từ đòi tiền thì nhà nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán không chậm trễ, mà không quy định cụ thể thời gian hiệu lực thanh toán, nên việc đồng ý hay không sẽ do nhà nhập khẩu chủ động. Rủi ro có thể xảy ra do điều kiện diễn biến trên thị trường bất lợi như: giá cả hàng hóa giảm xuống, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi…  Ví dụ về phương thức nhờ thu trơn: Ngày 01012011 Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xuất khẩu một lô hàng gỗ mỹ nghệ qua bên Mỹ cho DN X trị giá lô hàng là 100.000.000đ chưa bao gồm thuế và chi phí bốc dở. Hai bên thỏa thuận thanh toán theo hình thức nhờ thu trơn. Tức là tập đoàn HAGL sau khi giao trực tiếp hàng hóa cho bên DN X đồng thời sẽ giao cả bộ chứng từ hàng hóa cho DN X. Sau đó HAGL sẽ gửi hối phiếu đòi nợ cho ngân hàng đại diện bên mình yêu cầu ngân hàng thu hộ tiền hàng cho tập đoàn. Sau khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ bao gồm hối phiếu nhờ thu, bộ chứng từ hàng XK. Ngân hàng tiếp nhận chứng từ và đóng dấu đã nhận vào hồ sơ “RECEIVED”, sau đó kiểm tra các chứng từ, hoàn thiện hồ sơ nhờ thu, gửi chứng từ và xử lý thông tin. Ngân hàng đại diện bên DN X, tức ngân hàng Liên Việt Bank sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ nhận từ ngân hàng nước ngoài. Liên Việt Bank sẽ thông báo cho khách hàng của mình – DN X nêu rõ giá trị bộ chứng từ nhờ thu và điều kiện thanh toán. Nếu DN X thanh toánchấp nhận thanh toán sẽ báo cho ngân hàng của mình. Liên Việt Bank tiến hành hạch toán, thu phí, gửi lệnh thanh toán của DN X cho bên ngân hàng XK bằng cách ghi có vào tài khoản tiền gửi của DN X, sau đó lưu hồ sơ. Ngân hàng đại diện bên HAGL sau khi nhân thông báo thanh toánchấp nhận thanh toán sẽ báo cho khách hàng của minh bằng cách ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của HAGL, lưu hồ sơ. 1.5. Trường hợp áp dụng: Phương thức nhờ thu phiếu trơn chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau: Người bán và mua tin cậy lẫn nhau hoặc là có liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá, vỡ việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ nh¬ tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường …. Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được áp dụng nhiều trong thanh toán về mậu dịch, vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán, vỡ việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền. Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có điều bất lợi, vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ, người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không. 2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) 2.1. Khái niệm Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán giữa bên bán (nhà xuất khẩu) và bên mua (nhà nhập khẩu) bằng cách bên bán sẽ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của bên mua. Không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hóa để đi nhận hàng.  Bộ chứng từ gửi đi nhờ thu bao gồm: Chứng từ thương mại kèm theo chứng từ tài chính Hoặc chỉ chứng từ thương mại (không có chứng từ tài chính) 2.2. Phân loại  Phương thức nhờ thu kèm chứng từ có 2 loại: Nhờ thu trả ngay DP (Documents against payment): bên mua phải thanh toán ngay cho bên bán khi nhận được chứng từ. Nhờ thu trả chậm DA(Documents against acceptance): Phương thức này cho phép người mua ký chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, và hối phiếu này được ngân hàng nhờ thu giữ cho đến ngày đáo hạn của hối phiếu. Trong phương thức thanh toán này thì người mua không phải thanh toán ngay mà khi đến ngày đáo hạn của hối phiếu người mua mới phải thực hiện thanh toán như đã chấp thuận. 2.3. Quy trình. Trình tự diễn biến nhờ thu kèm chứng từ khác với nhờ thu trơn cơ bản là nhà xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ dựa vào hối phiếu và chứng từ hàng hóa kèm theo điều kiện: nếu nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán hoặc ký chấp nhận hối phiếu thì ngân hàng mới giao chứng từ để nhận hàng. Sơ đồ: (4) (8) (3) (9) (7) (6) (5) (1) (2)  Diễn giải quy trình: Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng mau bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ” Bước 2: Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho nhà nhập khẩu Người xuất khẩu chỉ giao hàng theo địa chỉ của người nhập khẩu chỉ định, không giao chứng từ cho người nhập khẩu. Với quy định này, người nhập khẩu muốn nhận hàng thì phải trả tiền mới được ngân hàng trao bộ chứng từ để đi nhận hàng. Người xuất khẩu không gửi trực tiếp hàng hóa trực tiếp cho ngân hàng nhờ thu trừ khi có thỏa thuận trước với ngân hàng đó, nếu không ngân hàng sẽ không chịu bất kì trách nhiệm nào đối với hàng hóa đó, mà sẽ do người ủy thác chịu. Bước 3: Nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ ( bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu. Bước 4: Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng đại lý nhờ thu hộ tiền. Trên cơ sở đơn yêu cầu nhờ thu, ngân hàng nhờ thu lập một Lệnh nhờ thu với các chỉ thị không được mâu thuẩn với Đơn yêu cầu nhờ thu. Nhà xuất khẩu điền những nội dung vào lệnh nhờ thu và ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền, thực chất đây là hợp đồng ký kết giữa người ủy thác (nhà xuất khẩu) với ngân hàng nhờ thu. Ngân hàng nhờ thu gửi Lệnh nhờ thu và bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ. Ngân hàng nhờ thu không có trách nhiệm kiểm tra chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Tuy nhiên, ngân hàng nhờ thu phải lập bản sao kê chứng từ để chuyển cho ngân hàng thu hộ. Bước 5: Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng thu hộ tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng nhờ thu nhưng không có trách nhiệm phải kiểm tra chứng từ, ngân hàng nhận chứng từ như thế nào thì xuất trình cho nhà nhập khẩu như thế ấy, ngoài ra không chịu trách nhiệm gì cả. Ngân hàng thu hộ thực hiện quyền khống chế chứng từ đối với nhà nhập khẩu. Bước 6: Nhà nhập khẩu chấp nhận hoặc tù chối thanh toán. Nhà nhập khẩu kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp với hợp đồng và không mâu thuẩn lẫn nhau thì thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán ( tùy vào điều kiện trao chứng từ); ngược lại có quyền từ chối nhận chứng từ. Bước 7: Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu. Ngân hàng thu hộ lập tức gửi thông báo về việc đồng ý thanh toán hoặc từ chối thanh toán của nhà nhập khẩu cho ngân hàng nhờ thu.Trường hợp nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng thu hộ phải lập tức thông báo chi tiết việc thanh toán của nhà nhập khẩu cho ngân hàng nhờ thu, và trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Trường hợp nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng thu hộ cần tìm ra lý do việc từ chối thanh toán rồi thông báo ngay cho ngân hàng nhờ thu. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng nhờ thu phải có chỉ thị thích hợp về việc xử lý các chứng từ. Nếu 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán mà ngân hàng hàng thu hộ vẫn không nhận được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại cho ngân hàng nhờ thu, ngân hàng thu hộ sẽ không chịu trách nhiệm già thêm. Bước 8: Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu hoặc hổi phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu chấp nhận hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhờ thu. Bước 9: Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy chập nhận nợ cho nhà xuất khẩu. 2.4. Lợi ích 2.4.1. Đối với bên bán (nhà xuất khẩu): Sau khi bên mua đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán thì bên bán chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho bên mua. Khi hối phiếu đến hạn thanh toán mà bên mua chưa thanh toán thì bên bán có quyền khiếu nại bên mua ra tòa. Để giải quyết trường hợp bên mua không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán thì bên bán có thể chỉ định người đại diện (phải xác định rõ thẩm quyền) để giải quyết . 2.4.2. Đối với bên mua (nhà nhập khẩu): Bên mua được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Đối với DA, bên mua được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu hết hạn thanh toán. 2.4.3. Đối với Ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các giao dịch khác có liên quan. Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại. Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng. 2.5. Rủi ro 2.5.1. Đối với bên bán (nhà xuất khẩu) Ngân hàng thương mại trao bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Điều này có thể xảy ra khi ngân hàng thương mại đặt mối quan hệ với khách hàng trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài.Nếu điều này xảy ra, thì nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện Lệnh nhờ thu, thì hậu quả phát sinh do bên bán chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp bên bán không liên quan đến việc chỉ thị ngân hàng thu hộ. Khi ngân hàng thu hộ đồng ý thì hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể giao. Ngoài ra, với việc nhận hàng, lưu kho, mua bảo hiểm hay dở hàng hóa thì ngân hàng thu hộ không chịu bất cứ trách nhiệm nào. Khi ngân hàng thực hiện các hoạt động để bảo vệ hàng hóa, như dàn xếp việc lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa,thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổn thất hay hư hỏng mất mát hàng hóa. Bên bán chịu mọi chi phí liên quan tới việc bảo vệ hàng hóa của ngân hàng, cho dù ngân hàng không được yêu cầu làm việc này. Bên bán có quyền kiện bên mua khi bên mua không thanh toán hay không chấp nhận thanh toán mà hàng hóa đã được gửi đi từ trước. Nhưng hành động này lại mất nhiều thời gian, trong khi đó, hàng hóa có thể bóc dở và lưu kho.Khi có bất kỳ sự chậm trễ nào hay thất lạc nào thì các ngân hàng không chịu trách nhiệm 2.5.2. Đối với nhà nhập khẩu Bên mua có thể gặp rủi ro khi bên bán lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại. Trong khi đó, các ngân hàng không chịu bất kì trách nhiệm nào khi có chứng từ giả hay sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ. Sau khi ký hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳ phiếu), bên mua buộc phải thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn, nếu không sẽ bị kiện ra tòa. Thậm chí bên mua không thể dùng các lý do chính đáng để bào chữa cho việc thanh toán của mình ví dụ như bên bán không giao hàng hay giao hàng có sai sót nghiêm trọng,..Việc không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng của bên mua. 2.5.3. Đối với ngân hàng nhờ thu Ngân hàng nhờ thu chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã ứng trước tiền cho bên mua trước khi nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ. Nếu không nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ bên bán. 2.5.4. Đối với ngân hàng thu hộ ngân hàng xuất trình Nếu ngân hàng chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà bên mua thanh toán thì phải chịu rủi ro nếu bên mua không nhận chứng từ và không thanh toán hoặc không chấp nhận. Mọi hậu quả phát sinh do có hành động trái với các chỉ thị trong Lệnh nhờ thu thì các ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm.  Ví dụ phương thức nhờ thu kèm chứng từ Nội dung tình huống Ngân hàng TMCP Vietcombank nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện DP từ ngân hàng nhờ thu là ngân hàng Singapore. Ngày 1852006 ngân hàng TMCP Vietcombank đòi tiền nhà nhập khẩu ở Việt Nam nhưng nhà nhập khẩu từ chối thanh toán. Ngày 1952006, ngân hàng TMCP Vietcombank giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối thanh toán cho ngân hàng Singapore, đồng thời yêu cầu chỉ thị xử lý bộ chứng từ. Ngày 2052006, người mua chuyển tiền thanh toán tại ngân hàng TMCP Vietcombank và yêu cầu giao bộ chứng từ. Do đó, ngân hàng TMCP Vietcombank đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng. Ngày 2152006, khi ngân hàng TMCP Vietcombank tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho ngân hàng Singapore thì nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng Singapore.Ngân hàng TMCP Vietcombank đã giải trình toàn bộ sự việc với ngân hàng Singapore.Tuy nhiên, ngân hàng Singapore không chấp nhận giải trình này và đe dọa kiện ngân hàng TMCP Vietcombank.  Cơ sở pháp lý Theo Điều 26 URC522 Thông báo việc chấp nhận thanh toán Ngân hàng thu phải lập tức gửi thông báo về việc chấp nhận thanh toán cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu tới. Thông báo việc không thanh toán hay và không chấp nhận thanh toán Ngân hàng xuất trình cần tìm ra lý do của việc này không thanh toán khác vàhoặc không chấp nhận thanh toán và thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu. Ngân hàng xuất trình phải gửi ngay thông báo không thanh toán vàhoặc thông báo không chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng chuyển phải có chỉ thị thích hợp về việc tiếp tục xử lý các chứng từ. Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán vàhoặc không chấp nhận thanh toán mà ngân hàng xuất trình  Cách xử lý: Căn cứ vào quy định của Điều 26 URC 522 nói trên, việc ngân hàng TMCP Vietcombank tự ý nhận tiền và giao chứng từ cho nhà nhập khẩu khi chưa nhận được chỉ thị phản hồi về việc xử lý bộ chứng từ, đồng thời cũng không thông báo cho ngân hàng Singapore về việc nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán là trái với Điều 26 URC 522 1995 ICC. Vì vậy mọi chi phí, thiệt hại phát sinh do sai sót này sẽ do ngân hàng TMCP Vietcombank chịu. 2.6. Trường hợp áp dụng Trong nhờ thu kèm chứng từ, người bán uỷ thác cho ngân hàng ngoài việc thu hé tiền còn có việc nhờ ngân hàng khống chế chứng từ vận tải đối với người mua. So với nhờ thu phiếu trơn, việc nhờ thu bằng chứng từ đó có đảm bảo hơn cho người bán trong vấn đề thu tiền hàng. Tuy nhiên, quyền lợi của người bán vẫn có thể bị đe doạ nhiều¬ người mua có thể không muốn nhận hàng và từ chối nhận chứng từ, trong khi hàng đã được gửi đi rồi. Do phương thức nhờ thu không bảo vệ đầy đủ cho quyền lợi người bán, Bộ Ngoại thương nước ta (nay là Bộ Thương mại) đã quy định (trong Thông tư sè 04BNg T XNK ngày 1811986) chi được xuất khẩu theo DA, D P trong những trường hợp: mặt hàng xuất khẩu không thuộc loại có giá trị xuất khẩu cao, trị giá của hợp đồng dưới 10. 000 USD và khi công ty đã nắm vững khả năng thanh toán của người mua. Tuy vậy, nhờ thu kèm chứng từ còn một số mặt yếu sau đây: Người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không trả tiền cũng được khi tình hình thị trường bất lợi với họ. Việc trả tiền còn chậm chạp, tõ lóc giao hàng đến lúc nhận được tiền có khi kéo dài hàng tháng hoặc nửa năm. Trong phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ, còn không có trách nhiệm đến việc trả tiềncủa người mua.

LOGO QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG ĐỀ TÀI: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU ( COLLECTION OF PAYMEN ) QUẢN TRỊ B QuanTriB 1. Nguyễn Hiếu Bảo 2. Trần Thị Bích Dung 3. Trần Thị Cúc 4. Đặng Minh Tiến 5. Nguyễn Thị Kim Phụng 6. Lê Thị Thu Thảo 7. Lê phương Thảo 8. Nguyễn Thị Thúy Vân 9. Bùi Thị Kiều Tiên 10. Vũ Thị Hiểu 11. Nguyễn Ngọc Hồng Vy DANH SÁCH NHÓM COLLECTION OF PAYMEN KHÁI NIỆM I ĐẶC ĐIỂM II CƠ SỞ PHÁP LÝ III QuanTriB PHÂN LOẠI IV Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. I KHÁI NIỆM QuanTriB HỐI PHIẾU DUNG TRONG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU DUNG TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Không phải hợp đồng Ngân hàng chỉ là trung gian Chỉ xảy ra khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Chi phí khá thấp (so với phương thức thanh toán Thư tín dụng (L/C)) QuanTriB II ĐẶC ĐIỂM QuanTriB III CƠ SỞ PHÁP LÝ CHỨNG TỪ THƯƠNG MẠI URC (Uniform Rule for Collection) Thương mại quốc tế ICC 1 9 9 5 Người xuất khẩu Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ Người nhập khẩu QuanTriB III CƠ SỞ PHÁP LÝ Các bên tham gia phương thức thanh toán Người ủy nhiệm thu / Người hưởng lợi Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu Ngân hàng phục vụ bên nhập khẩu người trả Tiền / bên mua IV PHÂN LOẠI Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Documentar y Collection) CÓ 2 LOẠI [...]... hàng hóa để đi nhận hàng 2 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ (Documentary Collection) 2.2 Phân loại 2 loại Nhờ thu trả ngay D/P (Documents against payment): Nhờ thu trả chậm D/A(Docum ents against acceptance) 2 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ (Documentary Collection) 2.3 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng nhờ thu (4) (Collecting Bank) (Remitting Bank) (3) Ngân hàng thu hộ (8) (7) (9) (1) ( 6)... (2) 2 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ (Documentary Collection) 2.4 Lợi ích  Đối với bên bán (nhà xuất khẩu)  Đối với bên mua (nhà nhập khẩu)  Đối với Ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ 2 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ (Documentary Collection) 2.5 Rủi ro  Đối với bên bán (nhà xuất khẩu)  Đối với nhà nhập khẩu  Đối với ngân hàng nhờ thu  Đối với ngân hàng thu hộ/ ngân hàng xuất trình 2 PHƯƠNG... khi giao hàng  Thanh toán nhanh  Giảm rủi ro thanh toán 1 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN ( CLEAN COLLECTION ) 1.4 Rủi ro Đối với bên bán ( nhà xuất khẩu ) • Người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc chậm trễ trả tiền Đối với bên mua ( nhà nhập khẩu ) • Việc giao hàng của người bán có đúng hợp đồng hay không Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ 1 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN... chi nhánh của nhau 1 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN ( CLEAN COLLECTION ) 1.5 Trường hợp vận dụng Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá, vỡ việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường … 2 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ (Documentary Collection) 2.1 Khái niệm 2.2 Phân loại 2.3 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ 2.4...1 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN ( CLEAN COLLECTION ) 1.1 Khái niệm 1.2 Quy trình nhờ thu phiếu trơn 1.3 Lợi ích 1.4 Rủi ro 1.5 Trường hợp vận dụng 1 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN ( CLEAN COLLECTION ) 1.1 Khái niệm Nhờ thu hối phiếu trơn là khi người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ... hàng), đồng thời người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra (trả sau) 1 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN ( CLEAN COLLECTION ) 1.2 Quy trình nhờ thu phiếu trơn   (1) Nhà xuất khẩu (2) Nhà nhập khẩu (7) Ngân hàng bên xuất khẩu  (5) (3) (6) (4) Ngân hàng bên nhập khẩu 1 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN ( CLEAN COLLECTION ) 1.3 Lợi ích  Đơn giản,... niệm 2.2 Phân loại 2.3 Quy trình nhờ thu kèm chứng từ 2.4 Lợi ích 2.5 Rủi ro 2.6 Trường hợp vận dụng 2 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ (Documentary Collection) 2.1 Khái niệm Là phương thức thanh toán giữa bên bán (nhà xuất khẩu) và bên mua (nhà nhập khẩu) bằng cách bên bán sẽ ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của bên mua Không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa, gửi kèm... nhập khẩu  Đối với ngân hàng nhờ thu  Đối với ngân hàng thu hộ/ ngân hàng xuất trình 2 PHƯƠNG THỨC NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ (Documentary Collection) 2.6 Trường hợp vận dụng Mặt hàng xuất khẩu không thu c loại có giá trị xuất khẩu cao, trị giá của hợp đồng dưới 10 000 USD và khi công ty đã nắm vững khả năng thanh toán của người mua Bộ Thương mại đã quy định (trong Thông tư sè 04BNg T/ XNK ngày 18/1/1986) . 1 9 9 5 Người xuất khẩu Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ Người nhập khẩu QuanTriB III CƠ SỞ PHÁP LÝ Các bên tham gia phương thức thanh toán Người ủy nhiệm thu / Người hưởng lợi Ngân hàng phục. đồng hay không. Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng thu hộ 1. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN ( CLEAN COLLECTION ) 1.4. Rủi ro 1. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN ( CLEAN COLLECTION. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU ( COLLECTION OF PAYMEN ) QUẢN TRỊ B QuanTriB 1. Nguyễn Hiếu Bảo 2. Trần Thị Bích Dung 3. Trần Thị Cúc 4. Đặng Minh Tiến 5. Nguyễn Thị Kim Phụng 6. Lê Thị Thu Thảo 7.

Ngày đăng: 20/04/2015, 23:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • COLLECTION OF PAYMEN

  • KHÁI NIỆM

  • HỐI PHIẾU DUNG TRONG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU

  • Slide 6

  • ĐẶC ĐIỂM

  • CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • PHÂN LOẠI

  • 1. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU HỐI PHIẾU TRƠN ( CLEAN COLLECTION )

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan