Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết thịtrường bất động sản Hà Nội

29 927 1
Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết thịtrường bất động sản Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Bất động sản (BĐS) gắn liền với cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội. Cùng với thị trường vốn, thị trường lao động thị trường BĐS là một trong những thị trường đầu vào của quá trình sản xuất. Thị trường BĐS là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế. Với mô hình kinh tế kế hoạch tập trung của nước ta trước đây thị trường này chưa phát triển. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước những năm vừa qua, thị trường BĐS nước ta đã đang hình thành và phát triển với tốc độ nhanh và hết sức phức tạp. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều điều kiện ưu việt thu hút vốn đầu tư của cả nước và quốc tế nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm kinh tế văn hoá khoa học kỹ thuật đầu mối phát triển kinh tế đối ngoại, liên kết thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác phát triển. Để tăng cường đầu tư tại các vùng đô thị trên và các khu công nghiệp Nhà nước cần quan tâm đến việc xây dựng chính sách ưu tiên và luật pháp nhằm bảo hộ quyền lợi hợp pháp và lợi ích chính đáng của chủ đầu tư hình thành đồng bộ các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ, sức lao động, vốn, kỹ thuật công nghệ trong đó nổi bật lên là thị trường BĐS. Tuy nhiên hiện nay do tác động của cơ chế thị trường, do biện pháp quản lý còn yếu kém thiếu đồng bộ nên thị trường BĐS ở nước ta hình thành tự phát thiếu tổ chức ngoài tầm quản lý. Tình hình phát triển của thị trường BĐS chưa lành mạnh ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nông thôn và đô thị theo quy hoạch gây thất thu cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người dân. Trong những năm qua mặc dù Nhà nước đã tập trung nhiều sức lực và tiền của nhằm giải quyết vấn đề trên nhưng thực tế đây vẫn là vấn đề còn nhiều bế tắc cần khắc phục và giải quýêt. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề mang tính thời sự này, nhóm đã quyết định thực hiện đề tài: “Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường bất động sản Hà Nội” 1 2 NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận về hoạt động của thị trường BĐS 1. Cơ sở khoa học: 1.1. Đặc tính hàng hoá của đất đai : Tính đặc biệt của “hàng hoá” đất đai là cố định về vị trí, có hạn về diện tích, không gian nhưng lại vô hạn về thời hạn sử dụng. Đất đai luôn luôn bị các điều kiện tự nhiên chi phối-tác động trong quá trình tồn tại và sử dụng. Mặt khác, đất đai vừa được xác định là tư liệu sản xuất, nhưng đồng thời cũng là yếu tố của môi trường, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội. Do đất đai là một loại tài sản đặc biệt nên thị trường đất đai cũng có tính chất đặc thù khác với các loại tài sản, hàng hoá và thị trường khác. Xét về bản chất quan hệ xã hội của đất đai là quan hệ giữa con người với con người thông qua đất đai. Quan hệ này chứa đựng đầy đủ cả các yếu tố kinh tế và phi kinh tế (yếu tố vật chất và tinh thần). Yếu tố kinh tế của trong nền kinh tế thị trường được biểu hiện thông qua giá cả của đất. Trong nền kinh tế thị trường, giá đất là một yếu tố cấu thành nên thị trường bất động sản. Nó chịu sự tác động của các quy luật thị trường (quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…). Giá đất phụ thuộc vào khả năng và phương thức sinh lợi của đất, giá đất có thể bị các yếu tố tâm lý giả tạo chi phối. Cũng như các loại hàng hoá khác, giá đất còn phụ thuộc vào lượng thông tin 2 chiều giữa người cần bán và người cần mua. Xét về bản chất kinh tế xã hội thì giá đất là một phạm trù vĩnh viễn, song mức độ biến động của giá này nhiều hay ít, cao hay thấp và sự điều tiết của nhà nước ra sao đối với nó lại thuộc về phạm trù lịch sử. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách thích hợp để quản lý và điều tiết thị trường bất động sản, thích ứng với những thuộc tính vốn có và đặc biệt của đất đai. 1.2. Đất đai trong quan hệ thị trường bất động sản: Trọng tâm khi xem xét quan hệ đất đai trong cơ chế thị trường là đánh giá lợi nhuận thu được từ sử dụng đất và phân phối lợi nhuận đó. Mác đã có kết luận sâu sắc 3 về vấn đề này khi nghiên cứu vai trò của đất đai trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận thu được từ đất đai bao gồm 3 loại địa tô: - Địa tô chênh lệch 1 tạo thành do sự chênh lệch ưu thế về điều kiện tự nhiên của 2 mảnh đất cùng diện tích. - Địa tô chênh lệch 2 tạo thành do chênh lệch về cường độ đầu tư của con người giữa 2 mảnh đất cùng diện tích. - Địa tô tuyệt đối tạo thành do sự phân phối lại địa tô chênh lệch giữa ngưởi hữu và người sử dụng. Vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên địa tô chênh lệch 1 sẽ được thu toàn bộ cho ngân sách nhà nước. Địa tô chênh lệch 2 là của người đầu tư. Và khi không có chế độ độc quyền tư hữu đất đai thì địa tô tuyệt đối được xoá bỏ. Cơ cấu đầu tư vào các mục đích sử dụng đất khác nhau sẽ do quy hoạch của Nhà nước quyết định. Như vậy, giá đất và thuế đất phải được hình thành trên cơ sở phân tích thường xuyên lợi nhuận từ việc sử dụng đất trong cơ chế thị trường để xác đinh đúng địa tô chênh lệch 1 thuộc nhà nước và địa tô chênh lệch 2 thuộc nhà đầu tư. Đây là một biện pháp hữu hiệu của nhà nước trên cơ sở động lực của thị trường để tạo nguồn thu đúng và đủ cho ngân sách, đồng thời khuyến khích được người sử dụng đất đầu tư vào đất. 2. Cơ sở pháp lý: 2.1. Bất động sản: Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005: “ Bất động sản là các loại tài sản không di dời được bao gồm: a/ đất đai b/ nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó c/ các tài sản khác gắn liền với đất đai, và d/ các tài sản khác do pháp luật quy định.” Khái niệm về BĐS nêu trên có các ưu điểm là: Một là, BĐS là tài sản không thể di dời được, trong đó yếu tố “không thể di dời” được xem là yếu tố số 1 để xác định một loại tài sản là BĐS. 4 Phân loại thị trường BĐS Theo các cấp thị trường: thị trường cấp 1 thị trường cấp 2 thị trường cấp 3 Theo đối tượng thị trường: thị trường nhà ở thị trường khách sạn thị trường văn phòng, nhà cho thuê Theo mục đích sử dụng: thị trường buôn bán thị trường cho thuê thị trường thế chấp, bảo hiểm Theo khu vực: thị trường BĐS đô thị thị trường BĐS nông thôn Hai là, chỉ ra thứ tự các yếu tố không thể di dời được như: nhà xây trên đất, vật xây dựng gắn liền với nhà, ngoài ra còn có các TSCĐ khác do pháp luật quy định. TSCĐ ở đây không được hiểu theo ý nghĩa TSCĐ trong kế toán nói chung là những vật có thể di dời được như: máy bay, tàu thuỷ, máy móc, thiết bị…mà TSCĐ theo Bộ Luật Dân sự 2005 quy định chỉ bao gồm những TSCĐ gắn liền với nhà mà thôi. Nói tóm lại, BĐS bao gồm đất và các công trình, vật kiến trúc được xây dựng trên đất. 2.2. Thị trường Bất động sản: Thị trường bất động sản là hoạt động buôn bán, trao đổi, cho thuê, chuyển dịch bất động sản theo quy định của thị trường, nhưng với đất đai, không phải mọi loại đất đều có vai trò như nhau trên thị trường, đều có đủ điều kiện để tham gia thị trường. Trên góc độ quản lý nhà nước, đáng chú ý nhất là cách phân loại theo cấp thị trường, trong đó: Thị trường cấp I: Là thị trường người sở hữu đất chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác. Thị trường này hoàn toàn do nhà nước khống chế. Thị trường cấp II: là thị trường người được cấp quyền sử dụng đất tái chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thị trường này cả người bán và người mua đều không phải là người sở hữu đất đai, họ chỉ tham gia mua bán quyền dử dụng đất. Thị trường cấp III: là thị trường người sử dụng đất cho thuê quyền sử dụng đất hoặc BĐS nằm trên đất đai. Nói chung, một thị trường bất động sản bao gồm các yếu tố sau: 5 - Quyền của người được chuyển quyền sử dụng đất và người được nhận quyền sử đất. Những biện pháp để người nhận quyền sử dụng đất và người chuyển quyền sử dụng đất tìm đến nhau-một cơ chế thông báo và quảng cáo việc bán đất. - Cơ sở xây dựng hợp đồng giữa người mua và người bán-bằng văn bản viết hoặc một số phương pháp thông dụng được cộng đồng chấp nhận mà người mua và người bán có thể chấp thuận được. Tự thoả thuận giá bán không có sự can thiệp của bên ngoài. - Biện pháp thu thập thông tin về đất đai, thường lấy từ cơ quan đăng ký đất. Những thông tin liên quan bao gồm: Quyền sở hữu của người bán, những hạn chế về sử dụng đất và hưởng lợi trên đất đối với người mua, nghĩa vụ về tài chính của người bán(liên quan đến đất) chưa giải quyết trước khi bán trở thành nghĩa vụ của người mua. Khi chuyển nhượng thường phải xem người bán đã trả bao nhiêu, còn nợ bao nhiêu( ví dụ thuế đất) để người mua khấu trừ cho người bán, kế hoạch của Nhà nước trong tương lai tác động đến mảnh đất đó. - Biện pháp để người bán đảm bảo chuyển quyền sử dụng về đất cho người mua. Nói chung, phải qua kê khai chuyển quyền tại nơi đăng ký. - Biện pháp đảm bảo quyền sở hữu đứng tên người mua để loại bỏ những mối đe doạ đến quyền đó. Nói chung, phải đăng ký công khai và theo đúng trình tự thông dụng. - Quyền người mua được vay tiền trên cơ sở lấy đất làm vật bảo đảm. Người vay và cho vay được tự do thoả thuận mức cho vay không qua kiếm soát hành chính. Biện pháp đảm bảo thật an toàn cho chủ nợ, nghĩa là để chủ nợ không bị mất một số quyền lợi liên quan đến đất đã thế chấp do đất đó trước đây đã chuyển nhượng và không biết có mắc nợ và bị kiện cáo hay không. Điều này có thể phát hiện ra ở nơi đăng ký công cộng. Quyến chủ nợ được hành động khi con nợ không trả đủ nợ. Nói chung, bao gồm quyền chủ nợ được công khai phát mại quyền sử dụng đất để thanh toán nợ. - Đảm bảo nhà nước thu được đầy đủ thuế chuyển quyền và luôn luôn hiệu chỉnh số lượng thuế thu được. Vai trò của nhà nước trong việc xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ và xây dựng một cơ quan pháp lý, điều tiết hỗ trợ cho thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh. 2.3. Thị trường nhà đất: Thị trường nhà đất được coi là một bộ phận của thị trường BĐS và là nơi diễn ra các hành vi mua và bán hàng hoá nhà và đất cũng như các dịch vụ gắn liền với hàng hoá đó. Những đặc điểm nổi bật của thị trường nhà đất: 6 Một là, thị trường nhà đất mang tính vùng, tính khu vực sâu sắc. Nhà đất là hàng hoá cố định, không thể di dời về mặt vị trí, đồng thời chiụ ảnh hưởng của yếu tố tập quán, tâm lý, thị hiếu khác nhau của mỗi địa phương. Sự khác biệt về quy mô thị trường nhà đất hình thành do sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền được quy định bởi điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi vùng. Hai là, thị trường nhà đất là thị trường không hoàn hảo. Do nhà đất có tính dị biệt như đã nêu trên, do thông tin trên thị trường nhà đất bị hạn chế, thị trường này mang tính chất độc quyền hơn thị trường hàng hoá nên thị trường nhà đất là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Sự can thiệp của nhà nước là một trong các yếu tố tạo nên tính không hoàn hảo của thị trường. Bất cứ Nhà nước nào cũng can thiệp vào thị trường nhà đất ở các mức độ khác nhau,chủ yếu là đất ở để thực hiện các mục tiêu phát triển chung. Ba là, cung trong thị trường nhà đất phản ứng chậm hơn so với cầu và là nguồn cung có giới hạn tương đối. Hầu hết các loại hàng hoá khi đưa ra thị trường và được xác định lượng cầu tăng lên thì nhà sản xuất có thể đẩy mạnh sản xuất và lượng cung tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên khi cầu về nhà đất tăng lên thì cung nhà đất trên thị trường nhà đất không thể phản ứng nhanh chóng như các loại hàng hoá thông thường khác. Bởi vì việc tăng cung nhà đất với một loại mục đích cụ thể nào đó cần có thời gian để tạo nguồn cung thị trường như xin giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng, mua đất, xin cấp giấy phép xây dựng, thiết kế thi công Trên thực tế,cung không nhất thiết cố định cho từng mục đích sử dụng cụ thể nhưng tổng cung về đất là cố định và bị hạn chế bằng kiểm soát quy hoạch của nhà nước. Điều này có ảnh hưởng lớn đến giới hạn cung đất bổ sung cho từng mục đích cụ thể đó. Bốn là, thị trường nhà đất có mối liên hệ mật thiết với thị trường tài chính tiền tệ. Hàng hoá đất đai là loại hàng hoá có giá trị lớn, lợi nhuận thu được từ đầu tư vào đất thường cao hơn các loại hàng hoá khác…nên đất thường đóng vai trò là tài sản thế chấp trong thị trường vốn. Chính vì vậy, thị trường vốn của một quốc gia chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một thị trường BĐS phát triển ổn định. 2.4. Vai trò của nhà nước trong thị trường bất động sản - nhà đất: 7 Muốn tổ chức quản lý tốt thị trường bất động sản, nhà nước cần phải xây dựng một bộ khung pháp luật hoàn chỉnh, chắc chắn, không thay đổi, có hiểu lực thi hành để: - Xác định trình tự pháp lý của các bên tham gia hợp đồng, xác hệ mối quan hệ pháp lý của đất và nhà gắn với đất, thiết lập thẩm quyền về đăng ký đất đai, xác định trình tự và thủ tục đăng ký đất đai; - Chính thức công nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận cho những người sử dụng đất hợp pháp; - Đưa ra các chính sách đất đai và chính sách thuế phù hợp nhằm giảm đến mức tối đa thị trường ngầm về đất đai phát triển; - Thành lập hệ thống đăng ký bất động sản và cung cấp thông tin về đất đai và bất động sản; - Xử phạt các giao dịch đất đai không chính thức; thanh tra, kiểm tra một cách có hiệu quả việc sử dụng đất; đảm bảo tuân thủ đường lưối của Đảng và các chính sách pháp luật của Nhà nước; - Đặc biệt, nhà nước không can thiệp sâu vào quá trình chuyển dịch đất đai như không đưa ra một khung giá cứng nhắc mà chỉ tham gia vào quá trình chuyển dịch, đề ra những quy định, thủ tục, trình tự thực hiện quá trình chuyển dịch một cách đơn giản nhất để khuyến khích người sử dụng đất đăng ký chuyển dịch. 2.5. Bảy nội dungchính về quản lý Nhà nước đối với đất đai hiện nay: - Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính; - Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất; - Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó; - Giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất; - Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Thanh tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ về quản lý và sử dụng đất; - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai. 2.6. Các văn bản pháp luật về thị trường bất động sản: - Nguyên tắc “ đất đai thuộc sở hữu toàn dân” được khẳng định trong luật đất đai 1993 là nền tảng tư tưởng của hệ thống pháp luật đất đai hiện hành. - Nguyên tắc “nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật” điều chỉnh các quy định về thị trường bất động sản, đã được thể hiện trong Hiến pháp 1992 cũng như những văn kiện của Đảng trong thời gian qua, bao gốm các văn bản chính sau: 8 - Luật đất đai 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai năm 1998 đã hình thành một bộ khung pháp lý về giao đất, cho thuê đất, công nhận đất có giá và quy định các quyền của người sử dụng đất. - Nghị định 60/CP về quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu đất ở tại đô thị - Nghị định 61/CP về mua bán và kinh doanh nhà ở. - Nghị định 87/CP quy định về khung giá các loại đất. Các khái niệm trong Bộ Luật Dân sự, Luật đất đai, cũng như các văn bản dưới luật cần được hiểu một cách thống nhất để chỉ đạo thị trường bất động sản hoạt động lành mạnh và đúng hướng, thể hiện đúng vai trò của Nhà nước vừa là người đại diện quản lý vừa là chủ sở hữu của khối tài sản quan trọng này. 9 II. Thực trạng và Nguyên nhân 1 Thực trạng tình hình bất động sản tại Hà Nội: 1 Các loại hình kinh doanh: 1 Mảng thị trường nhà ở: Phân khúc nhà ở tiếp tục là điểm sáng trên thị trường bất động sản. Mức tăng giá kỷ lục nhất vẫn thuộc về các khu đô thị mới ở khu vực vành đai phía Tây và tại các vị trí quanh đường giao thông huyết mạch như Vành đai 3, cao tốc Láng – Hòa Lạc Giá nhà, đất ở đây liên tục được cả nhà đầu tư thứ cấp và chủ đầu tư điều chỉnh theo từng tháng. Theo giới chuyên môn, chính việc tăng giá trong thời gian ngắn và cục bộ như vừa qua có thể là nguy cơ đối với sự ổn định của thị trường. Nhu cầu nhà ở trong trung hạn vẫn sẽ giữ ở mức cao. Nhu cầu căn hộ trung cấp và bình dân có thể sẽ cao hơn hạng cao cấp vì căn hộ trung cấp phù hợp với mức chi trả của người dân hơn. Nguồn cung mới đạt 5.067 căn: - Theo phân khúc: 5% hạng sang, 0% hạng cao cấp, 91% hạng trung cấp, 4% hạng bình dân - Theo quận: 53% thuộc Hoài Đức, 18% thuộc Hà Đông - Thị trường sơ cấp: 73% số lượng căn hộ chào bán nằm trong khoảng giá từ 700-900 USD/m2, thể hiện xu hướng giá cả ngày càng phù hợp hơn với người mua. - Thị trường thứ cấp: Biến động giá không đáng kể. Mức độ tăng, giảm nằm trong khoảng từ 1%-3%. Giá đất: giá tăng đột biến lên tới 35% tại khu vực phía Tây Hà Nội, đặc biệt dọc đường Lê Văn Lương-Láng Hòa Lạc và quận Hà Đông, do: - Trục đường Khuất Duy Tiến-Linh Đàm thông xe - Tiến độ xây dựng tại khu vực lân cận tiến triển tốt (Charmvit, N05, Star City, HUD Tower, hệ thống cáp điện ngầm…) - Sàn vàng đóng cửa, xuất hiện tiền nhàn rỗi - Yếu tố tâm lý 2 Mảng thị trường khách sạn: Từ năm 2008 – 2010 tuy có giảm sút chút ít về công suất phòng thuê và giá phòng do hậu quả của suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng số lượng khách sạn mới vẫn tiếp tục được khai trương. Trong đó có nhiều khách sạn 5, 6 sao đang và đã hoàn thành như: Crowne Plaza, Grand Plaza. Bên cạnh đó, nhiều tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Hà Nội. 10 [...]... chuyển nhượng nhà đất 3 Kinh nghiệm quản lý thị trường BĐS tại một số quốc gia: 3.1 Quản lý thị trường BĐS tại Hàn Quốc: Lĩnh vực thị trường bất động sản nhà ở của Hàn Quốc cũng thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận Trong suốt mấy chục năm qua, Hàn Quốc luôn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong lĩnh vực phát triển bất động sản nhà ở Tình hình quản lý thị trường bất động sản nhà ở Hàn Quốc trong những... thiệt thòi về giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 23 • Pháp luật đất đai hiện hành vẫn chưa tạo được sự bình đẳng về quyền giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài như quy tắc của sân chơi WTO Tổ chức kinh tế trong nước được Nhà nước giao đất có thời hạn nộp tiền sử dụng đất hoặc được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng Tổ chức kinh tế trong nước được nhận chuyển nhượng quyền... doanh, giữa trong nước và ngoài nước trong cơ chế chính sách, trong quản lý điều hành của bộ máy Nhà nước về lĩnh vực BĐS và thị trường BĐS: Tồn tại này tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng, sách nhiễu của phần tử thoái hoá, biến chất trong các cơ quan quản lý Nhà nước về nhà, đất gây những bất bình đẳng về cơ hội kinh doanh và thu nhập trong xã hội, làm méo mó các quan hệ giao dịch trong thị trường... KẾT LUẬN Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết thị trường bất động sản Hà Nội là đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao Thúc đẩy và khuyến khích sự phát triển của thị trường BĐS – nhà đất và đề ra một hệ thống các giải pháp toàn diện và đồng bộ là vấn đề mang tính thời sự và bức xúc Giải quyết được vấn đề trên sẽ phát huy được những điểm mạnh của thị trường BĐS – nhà đất đóng góp tích cực trong nền kinh... thống đăng ký đất đai đang bị chia ra thành hai mảng: đất có nhà ở (được điều chỉnh bằng Luật Nhà ở, theo hệ thống quản lý nhà nước của ngành xây dựng) và đất không có nhà ở (được điều chỉnh bằng Luật Đất đai, theo hệ thống quản lý nhà nước của ngành tài nguyên và môi trường) Đây cũng là bức xúc của người dân, của doanh nghiệp khi phải đối mặt với sự phức tạp của hai hệ thống cơ quan đăng ký đất đai,... lý Chính phủ Hàn Quốc đã có tác động theo chiều ngược lại Hiện tại nợ dân cư (tức nợ của các gia đình Hàn Quốc) tăng gấp đôi so với năm 2000, lên đến 450 tỷ USD - trong đó có hơn 50% là các khoản vay để mua nhà Ngoài ra, các chính sách của chính phủ Hàn Quốc trong quản lý thị trường bất động sản nhà ở đã làm tăng giá bất động sản nói chung, đặc biệt tăng nhanh tại những khu vực sinh sống của người có... sau: Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm ổn định thị trường bất động Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra những biện pháp kiểm soát gắt gao kiềm chế giá nhà đất Cuối năm 2003, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chính sách thuế thu nhập trong kinh doanh bất động sản với mức thuế suất lên đến 60% trên lợi nhuận như đối với khu vực ngoại ô phía Nam Seoul Chính phủ Hàn Quốc còn yêu cầu nhà đầu tư hạn chế việc xây... với giá rẻ cho người nghèo 24 Riêng trong lĩnh vực nhà ở, trong năm nay Chính phủ Hàn Quốc sẽ cho phép xây dựng 520.000 căn nhà để ổn định giá BĐS, đồng thời sẽ tăng kinh phí tài chính cho những người nghèo mua nhà ở Trong số nhà ở trên sẽ có 370.000 ngôi nhà xây để bán 150.000 ngôi nhà sẽ được giành cho thuê Chính phủ sẽ giành khoảng 54,45 km2 đất cho xây dựng nhà và để đạt mục tiêu này Chính phủ... yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước hiện nay, đội ngũ cán bộ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở các địa bàn lớn, cán bộ địa chính ở xã, phường còn chưa đủ về số lượng và còn yếu kém về trình độ chuyên môn, lại phải kiêm nhiệm nhiều việc và luôn thay đổi theo nhiệm kỳ của chính quyền cơ sở 19 III Giải pháp trong việc điều tiết thị trường bất động sản Hà Nội 1 Giải pháp điều tiết của chính... hoạt động nhưng các tổ chức này lại hoạt động dưới hình thức các công ty thương mại (chức năng hoạt động là làm dịch vụ tư vấn nhà đất, dịch vụ giới thiệu việc làm, dịch vụ vận chuyển hành khách, chuyển giao công nghệ-công nghiệp, lữ hành nội địa, đại lý vận tải, dịch vụ vui chơi giải trí ) Sàn giao dịch bất động sản: 2 Tính đến cuối 2010 cả nước đã có hơn 700 sàn bất động sản nhưng hoạt động của các

Ngày đăng: 20/04/2015, 18:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • NỘI DUNG

  • I. Cơ sở lý luận về hoạt động của thị trường BĐS

    • 1. Cơ sở khoa học:

      • 1.1. Đặc tính hàng hoá của đất đai :

      • 1.2. Đất đai trong quan hệ thị trường bất động sản:

      • 2. Cơ sở pháp lý:

        • 2.1. Bất động sản:

        • 2.2. Thị trường Bất động sản:

        • 2.3. Thị trường nhà đất:

        • 2.4. Vai trò của nhà nước trong thị trường bất động sản - nhà đất:

        • 2.5. Bảy nội dungchính về quản lý Nhà nước đối với đất đai hiện nay:

        • 2.6. Các văn bản pháp luật về thị trường bất động sản:

        • II. Thực trạng và Nguyên nhân

          • 1 Thực trạng tình hình bất động sản tại Hà Nội:

            • 1 Các loại hình kinh doanh:

            • 2 Các loại dịch vụ:

            • 3 Những tồn tại yếu kém trong việc phát triển thị trường BĐS tại Hà Nội:

            • 2 Nguyên nhân của các yếu kém trên:

              • 1 Khung pháp lý còn thiếu đồng bộ và hay thay đổi:

              • 2 Chính sách đối với thị trường BĐS còn thiếu đồng bộ và bất hợp lý:

              • III. Giải pháp trong việc điều tiết thị trường bất động sản Hà Nội

                • 1. Giải pháp điều tiết của chính phủ:

                  • 1.1. Sửa đổi và hoàn thiện luật BĐS:

                  • 1.2. Hoàn thiện bộ máy cơ quan trong quản lý bất động sản:

                  • 1.3. Đổi mới việc xây dựng kế hoạch quy hoạch đất:

                  • 1.4. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn bong bóng nhà đất và tình trạng đầu cơ:

                  • 2. Những hạn chế trong giải pháp của chính phủ:

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan