Slide môn nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá: Chương 9: tổ chức và quản lý hoạt động thẩm định giá

21 501 1
Slide môn nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá: Chương 9: tổ chức và quản lý hoạt động thẩm định giá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC I. HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ …………………….……………………. 3 1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động thẩm định giá ….……… 3 1.1. Trên thế giới ……………………………………………………………… 3 1.2. Ở Việt Nam ………………………………………………………………. 4 2. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá …………………………………… 6 3. Các loại hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay .……………… 6 4. Các dạng chủ yếu trong hoạt động thẩm định giá trên thế giới hiện nay 6 II. CÁC KHÍA CẠNH TỔ CHỨC CỦA THẨM ĐỊNH GIÁ …………………7 1. Doanh nghiệp thẩm định giá …………………………………………… 7 1.1.Các loại hình doanh nghiệp thẩm định giá ……………………………… 7 1.2.Điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá .……………………… 8 1.3.Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá …………………………… 9 1.4.Trách nhiệm của doanh nghiệp thẩm định giá ………………… 9 1.5.Những hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp thẩm định giá …………… 10 1.6.Tổ chức thẩm định giá nước ngoài ………………………………… … 10 2. Thẩm định viên về giá ……………………………………………………12 2.1. Định nghĩa và phân loại thẩm định viên về giá ………………………… 12 2.2. Tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn của Thẩm định viên về giá ……….12 2.2.1. Tiêu chuẩn chung của quốc tế của một thẩm định viên về giá 12 2.2.2. Tiêu chuẩn đạo đức đối với một thẩm định viên về giá 12 2.2.3. Trình độ chuyên môn của thẩm định viên về giá 15 2.3. Hành nghề thẩm định viên về giá …………………………………… 16 2.3.1.Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá 16 2.3.2. Người không được đăng ký hành nghề thẩm định giá 16 2.3.3. Đăng ký hành nghề thẩm định giá 17 2 2.4. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá .………………………… 18 2.5. Các hành vi bị cấm đối với thẩm định viên ……………………………. 19 III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ………………………….20 1. Sự cần thiết quản lý thẩm định giá…………………………………… 20 2. Nội dung quản lý về thẩm định giá……………………………………… 21 3. Thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá…………………………21 I. HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ 3 1. Sự hình thành và phát triển của hoạt động thẩm định giá 1.1. Trên thế giới: So với nhiều hoạt động trong lĩnh vực tài chính, thẩm định giá là lĩnh vực mới được hình thành từ khoảng thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Anh Quốc. Trước năm 1940, chưa hình thành các nhà thẩm định giá chuyên nghiệp. Khi đó mới chỉ có những nhà môi giới hoạt động đơn lẻ. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính và các hoạt động mua bán trên thị trường, sau năm 1945, ở một số quốc gia phát triển,các nguyên tắc và kỹ thuật nghiệp vụ thống nhất về thẩm định giá đã được thiết lập và dân hình thành hoạt động định giá chuyên nghiệp. Đến năm 1950, thẩm định giá được công nhận là một nghề. Các thẩm định viên có thể hoạt động độc lập hoặc là thẩm định viên của các định chế tài chính như ngân hàng , bảo hiểm, tín dụng. Đồng thời cũng ra đời các công ty thẩm định giá chuyên cung cấp các dịch vụ thẩm định giá cho khách hàng. Tuy nhiên, phải đến những năm cuối thế kỷ XX, hoạt động thẩm định giá mới có sự phát triển mạnh mẽ trên phạm vi quốc tế cũng như ở các quốc gia. Các tổ chức quốc tế về thẩm định giá được thành lập ở cấp khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, Ủy ban thẩm định giá quốc tế (IVSC) đã được thành lập vào năm 1981 và trở thành tổ chức tập hợp các tổ chức và các cá nhân ở các quốc gia. Từ năm 2003, IVSC đẫ trở thành hiệp hội hợp nhất, bao gồm các hiệp hội thẩm định giá chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới và tuân thủ các quy định của hiệp hội. Ngày nay, hoạt động thẩm định giá trở thành hoạt động phổ biến và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính cũng như trong các hoạt động trao đổi, giao dịch trên thị trường. Xu hướng chung của quá trình quốc tế hóa hoạt động thẩm định giá được thể hiện ở các khía cạnh chính như: Thống nhất các chuẩn mực kỹ thuật, các tiêu chuẩn hành nghề cấp độ doanh nghiệp; Quy định chuẩn mực đạo đức chuyên gia trong hành nghề thẩm định giá. Đồng thời các hoạt động trao đổi nghiệp vụ giữa các quốc gia trong lĩnh vực thẩm định giá được đẩy mạnh. Hoạt 4 động thẩm không còn bị giới hạn trong từng quốc gia đơn lẻ mà được quốc tế hóa trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Các doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động ở nhiều quốc gia dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Các hiệp hội thẩm định giá được thành lập ở nhiều quốc gia tập hợp các doanh nghiệp và thẩm định viên chuyên nghiệp. 1.2. Ở Việt Nam - Giai đoạn trước năm 1991 Hoạt động thẩm định giá bất động sản đã xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 16 khi xuất hiện sự chuyển nhượng, trao đổi, mua bán đất phong hoặc ruộng đất giữa các quan lại với các chủ điền hoặc giữa các chủ điền với nhau. Hoạt động thẩm định giá lúc này còn đơn giản về nội dung, diễn ra trong phạm vi hẹp, cục bộ theo vùng, không thường xuyên và đối tượng được thẩm định thường là thổ canh, thổ cư cùng với nhà, cây lâu năm trên thổ cư đó. Lúc này thẩm định giá chỉ là một hoạt động phụ kèm theo hoạt động môi giới mua bán, chuyển nhượng đất đai của một số người ở một số vùng nhất định. Dưới thời phong kiến, kinh tế hàng hóa không phát triển, nên trải qua nhiều thế kỷ, hoạt động thẩm định giá tuy đã xuất hiện nhưng không thể hoàn thiện, phát triển lên được. Trong suốt gần 100 năm dưới chế độ thực dân, nền kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, mang nặng tính tự cung tự cấp, nghèo nàn và lạc hậu, kinh tế hàng hóa kém phát triển nên vẫn không có cơ hội thuận lợi hơn cho nghề thẩm định giá. Từ khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc, Việt Nam tiến hành công cuộc cải tạo nền kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đến thời kỳ giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước, thì tư tưởng chỉ đạo, biện pháp tổ chức thực hiện và quản lý giá ở nước ta trên cơ sở xây dựng “nền kinh tế phi thị trường” và một bộ phận lớn tài sản của nền kinh tế, chủ yếu là bất động sản không được xem là hàng hóa nên không có vấn đề giá cả và định giá. 5 Chỉ đến Đại hội lần thứ VI năm 1986 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, mở đường cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam thì các hoạt động của kinh tế thị trường mới có điều kiện hình thành và phát triển; trong đó có hoạt động thẩm định giá. - Giai đoạn từ năm 1991 đến nay: Sự khẳng định chuyển đổi cơ chế kinh tế của Nhà nước đã làm khởi động guồng máy kinh tế thị trường, làm phát sinh nhu cầu trong thực tiễn về thẩm định giá các loại tài sản. Nhà nước đã thay đổi quan điểm và phương pháp can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, thông qua việc thực hiện một loạt chủ trương, thay đổi căn bản trong lĩnh vực kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân cho phù hợp với tính chất đa thành phần của nó. Trên cơ sở này đã tiến hành hàng loạt cuộc cải cách giá cả, tài chính, ngân hàng, tiền tệ, doanh nghiệp, đất đai, huy động vốn ODA và FDI, Những cải cách đổi mới trên đã tạo ra sự hợp lực làm tăng trưởng kinh tế nước ta liên tục trong nhiều năm. Chính sự đổi mới trong chính sách và trong thực tiễn cơ cấu kinh tế và quản lý kinh tế ở những năm 90 về sau của thế kỷ 20 đã có tác động tích cực, tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho sự hình thành hoạt động và thị trường dịch vụ thẩm định giá và được đánh dấu bằng việc ra đời Pháp lệnh Giá năm 2002. Pháp lệnh giá là văn bản pháp luật cao nhất và theo đó là hệ thống các văn bản hướng dẫn; nhờ vậy đã tạo ra được một khung pháp lý đối với cơ chế giá cả nói chung và hoạt động thẩm định giá nói riêng. Từ đó, hành lang pháp lý đã dần được hình thành và từng bước giúp cho công việc thẩm định giá tài sản có cơ sở pháp lý vững chắc. 2. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá. - Tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Đồng thời, đối với các công việc thẩm định giá bắt buộc phải tuân theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế thì phải tuân theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. 6 - Các cá nhân và tổ chức tham gia hoạt động thẩm định giá phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và kết quả thẩm định giá. - Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ và tính trung thực, khách quan của hoạt động thẩm định giá. - Bảo mật các thông tin của đơn vị được thẩm định giá, trừ trường hợp đơn vị được thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Các loại hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay - Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước: Được thức hiện đối với các tài sản nhà nước để cung cấp kết quả thẩm định giá phục vụ cho quản lý nhà nước và hoạt động của bộ máy nhà nước. - Hoạt động thẩm định giá độc lập: Do các doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện nhằm cung ứng dịch vụ thẩm định giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước,của tổ chức,cá nhân có tài sản và các bên liên quan để phục vụ cho các mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá. 4. Các dạng chủ yếu trong hoạt động thẩm định giá trên thế giới hiện nay - Thẩm định giá bất động sản - Thẩm định giá động sản - Thẩm định giá doanh nghiệp - Thẩm định giá các lợi ích tài chính: quyền mua, quyền bán, thẩm định giá uy tín, hình ảnh… - Thẩm định giá nguồn tài nguyên - Thẩm định giá tài sản vô hình - Thẩm định giá thương hiệu II. CÁC KHÍA CẠNH TỔ CHỨC CỦA THẨM ĐỊNH GIÁ 1. Doanh nghiệp thẩm định giá 1.1. Các loại hình doanh nghiệp thẩm định giá: - Công ty cổ phần: là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát 7 hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. - Công ty trách nhiệm hữu hạn: là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. - Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. - Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. 1.2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá - Thứ nhất, có từ 3 thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá còn giá trị hành nghề trở lên, trong đó người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá. Chủ doanh nghiệp tư nhân thẩm định giá phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá; một thẩm định viên về giá chỉ được làm chủ một doanh nghiệp thẩm định giá tư nhân.Thành viên hợp danh của công ty thẩm 8 định giá hợp danh phải là thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá; một thẩm định viên về giá có thẻ thẩm định viên về giá chỉ được làm một thành viên hợp danh của một công ty thẩm định giá hợp danh. - Thứ hai, có đăng kí cung cấp hoạt động tư vấn thẩm định giá, các hoạt động có chức năng thẩm định giá với cơ quan đăng kí kinh doanh. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thẩm định giá phải thông báo bằng văn bản với Bộ Tài Chính về việc thành lập doanh nghiệp thẩm định giá và danh sách thẩm định viên đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp. 1.3. Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá - Được tham gia các tổ chức hội, hiệp hội ngành nghề về thẩm định giá trong nước và quốc tế. Phí tham gia là thành viên của hội, hiệp hội thẩm định giá được tính vào chi phí kinh doanh theo chi phí thực tế và phải có hóa đơn chứng từ hợp pháp. - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng thẩm định giá, cơ quan, tổ chức nắm giữ tài liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá cung cấp hồ sơ của tài sản cần thẩm định giá, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá (trừ tài liệu mật theo quy định của pháp luật). - Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với tài sản của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi thấy tài sản đó không đủ điều kiện pháp lý. - Thu tiền dịch vụ thẩm định giá theo quy định của Nhà nước. - Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 1.4. Trách nhiệm của doanh nghiệp thẩm định giá - Tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. Trường họp Việt Nam chưa quy định tiêu chuẩn thẩm định giá có thể vận dụng các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế hoặc khu vực nếu được Bộ Tài chính thừa nhận. - Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về kết quả thẩm định của mình. Trường hợp kết quả thẩm định giá không đúng, gây thiệt hại cho 9 Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Pháp luật. - Phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp. Chi phí mua bảo hiểm hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính . - Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý của mình; đăng ký số lượng, tên các thẩm định viên về giá cho Bộ Tài chính, trong trường hợp có sự thay đổi về thẩm định viên phải báo cáo kịp thời về sự thay đổi đó. Có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Bộ tài chính những thẩm định viên về giá vi phạm quy định của pháp luật về thẩm định giá. - Cung cấp hồ sơ, tài liệu thẩm định giá theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Lưu hồ sơ, tài liậu về thẩm định giá do doanh nghiệp thực hiện. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 1.5. Những hành vi bị cấm đối với doanh nghiệp thẩm định giá . - Thông đồng với đơn vị được thẩm định giá nhằm làm sai lệch kết quả thẩm định giá. - Gợi ý hoặc nhận các lợi ích dưới bất kỳ hình thức nào ngoài giá dịch vụ thẩm định giá. - Dùng lợi ích vật chất, gây sức ép, mua chuộc đối với đơn vị được thẩm định giá nhắm gây sai lệch kết quả thẩm định giá. - Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật. 1.6.Tổ chức thẩm định giá nước ngoài - Thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động thẩm định giá: Theo quy định tại Nghị định số 101/2005/NĐ-CP, tổ chức thẩm định giá nước ngoài có nhu cầu thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động thẩm định giá phải gửi Bộ Tài Chính các văn bản, tài liệu sau: 10 • Văn bản đề nghị thành lập chi nhánh tại Việt Nam. • Giấy phép thành lập hoặc giấy phép hoạt động, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước sở tại mà tổ chức thẩm định giá đặt trụ sở chính cấp. • Bản giới thiệu về tổ chức và kết quả hoạt động thẩm định giá trong 3 năm gần nhất của tổ chức (bao gồm số lượng thẩm định viên về giá, số lượng nhân viên, số lượng chi nhánh đang hoạt động thẩm định giá trong nước và nước ngoài, số lượng dịch vụ thẩm định giá đã thực hiện). • Dự kiến danh sách thẩm định viên về giá sẽ làm việc tại chi nhánh. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị và tài liệu theo quy định, Bộ Tài Chính có văn bản trả lời. Nếu được chấp thuận mới được tiến hành thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Việc thành lập và hoạt động của chi nhánh tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. - Tổ chức thẩm định giá n ư ớc ngoài ch ư a thành lập chi nhánh tại Việt Nam đ ư ợc thực hiện thẩm định giá tại Việt Nam trong các tr ư ờng hợp sau đây: • Sau khi kết nạp một doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam làm thành viên thì thực hiện thẩm định giá dưới tên của tổ chức nước ngoài và tổ chức thành viên. • Hợp tác với một doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đối với cuộc thẩm định giá riêng lẻ thì báo cáo kết quả thẩm định giá phả có chữ ký của doanh nghiệp thẩm định giá Việt Nam. • Trường hợp thực hiện độc lập một cuộc thẩm định giá ở Việt Nam và lưu hành báo cáo kết quả thẩm định giá ở Việt Nam thì phải được BộTài chính chấp thuận cho từng cuộc thẩm định giá. 2. Thẩm định viên về giá 2.1. Định nghĩa và phân loại thẩm định viên về giá - Định nghĩa [...]... nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được có những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp thẩm định giá Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên có quyền tham gia Hiệp hội doanh nghiệp thẩm định giá hoặc hiệp hội thẩm định viên về giá - Tuân thủ tiêu chuẩn chuyên môn: Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải thực hiện công việc thẩm. .. về thẩm định giá nghiêm cấm III QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ 1 Sự cần thiết quản lý thẩm định giá Lý do đòi hỏi quản lý hoạt động thẩm định giá bao gồm: - Thẩm định giá là hoạt động liên quan tới lợi ích của nhiều bên tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như mua bán, đầu tư và các hoạt động khác trong đời sống kinh tế -xã hội .Hoạt động này phải đảm bảo tính khách quan , khoa học và thống... phạm pháp luật về thẩm định giá - Quy định tiêu chuẩn thẩm định giá, tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ thẩm định giá; cấp và thu hồi thẻ Thẩm định viên về giá; Quảncác thông tin, tài liệu có liên quan đến doanh nghiệp; Thông báo trên phạm vi cả nước danh sách thẩm định viên hành nghề và danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá; xem xét bổ sung... phạm liên quan đến hoạt động thẩm định giá, quản lý giá và quản lý kinh tế 2.3.3 Đăng ký hành nghề thẩm định giá - Hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá bao gồm : • Giấy đăng ký hành nghề thẩm định giá; • Bản sao có công chứng thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính cấp (đối với thẩm định viên về giá nước ngoài yêu cầu bản sao chứng chỉ hành nghề thẩm định giá do tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cấp)... sách doanh nghiệp thẩm định giá hành nghề thẩm định giá trong cả nước; • Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về thẩm định giá; • Kiểm tra, thanh tra và xử lý tranh chấp, vi phạm hành chính về thẩm định giá, thẩm định viên về giá của các doanh nghiệp thẩm định giá, 20 tổ chức có tài sản của nhà nước phải thẩm định giá và các quy định của pháp luật có liên quan đến thẩm định giá - Các Bộ, cơ quan ngang... lực Hiểu biết và thông thạo các kỹ thuật định giá Là thành viên của một tổ chức định giá chuyên nghiệp 2.2.2 Tiêu chuẩn đạo đức đối với một thẩm định viên về giá - Độc lập: Độc lập là nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên : • Trong quá trình thẩm định giá tài sản,doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên phải thực sự không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất... hiện chức năng quản lý nhà nước về thẩm định giá có nhiệm vụ: • Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá; • Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá, Quy chế cấp, sử dụng và quản lý Thẻ thẩm định viên về giá; • Quản lý thống nhất danh sách thẩm định viên về giá và danh sách doanh nghiệp thẩm định. .. nghề các thẩm định viên hoặc doanh nghiệp thẩm định giá trong danh sách - Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong lĩnh vực thẩm định giá - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá 3 Thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thẩm định giá - Bộ Tài... thập tài liệu và sử dụng tài liệu để phân tích các yếu tố tác động khi thẩm định giá • Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và thẩm định viên không được tiến hành công việc thẩm định giá khi những ý kiến và kết luận thẩm định đã được đề ra có chủ ý từ trước 13 • Tiền thu dịch vụ thẩm định giá tài sản phải được xác định một cách độc lập, theo quy định, không phụ thuộc vào kết quả thẩm định giá đã được... công việc thẩm định giá theo những kỹ thuật và tiêu chuẩn chuyên môn đã quy định trong hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và các quy định pháp luật hiện hành 2.3 Hành nghề thẩm định viên về giá 2.3.1.Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá Công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau thì được đăng ký hành nghề thẩm định giá: - Thứ nhất: Có Thẻ thẩm định viên về giá; - Thứ hai: Có lý lịch rõ . giá nghiêm cấm. III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ 1. Sự cần thiết quản lý thẩm định giá Lý do đòi hỏi quản lý hoạt động thẩm định giá bao gồm: - Thẩm định giá là hoạt động liên quan tới. Thẩm định giá bất động sản - Thẩm định giá động sản - Thẩm định giá doanh nghiệp - Thẩm định giá các lợi ích tài chính: quyền mua, quyền bán, thẩm định giá uy tín, hình ảnh… - Thẩm định giá. thiết quản lý thẩm định giá ………………………………… 20 2. Nội dung quản lý về thẩm định giá …………………………………… 21 3. Thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá ………………………21 I. HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ 3

Ngày đăng: 20/04/2015, 16:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan