đồ án Thiết kế sân vườn biệt thự khối C1 - khu đô thị Ciputra

81 1.9K 3
đồ án Thiết kế sân vườn biệt thự khối C1 - khu đô thị Ciputra

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng cảnh quan sân vườn biệt thự tại một số biệt thự, khu đô thị Ciputra 30 Bảng 4.2. Nhu cầu trong thiết kế sân vườn biệt thự của một số biệt thự tại đô thị Ciputra 33 Bảng 4.3. Nhu cầu trong thiết kế sân vườn biệt thự theo phong cách hiện đại của một số biệt thự , đô thị Ciputra 35 Bảng 5.1. Phân tích điểm yếu và biện pháp khắc phục trong thiết kế sân vườn biệt thự nhà C1 - 52 47 Bảng 5.2. Danh mục các phân khu chức năng của sân vườn biệt thự 50 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Sân vườn biệt thự theo phong cách Châu Âu tại Hà Nội 14 Hình 3.2. Sân vườn biệt thự theo phong cách Châu Âu tại Hải Dương 15 Hình 3.3. Nghệ thuật trong phong cách sân vườn Nhật Bản 16 Hình 3.4. Yếu tố đá trong nghệ thuật sân vườn Nhật Bản 17 Hình 3.5. Một số mẫu sân vườn có thiết kế đẹp và hiện đại [28] 27 Hình 5.1. Hiện trạng phân khu sân vườn 39 Hình 5.2. Hiện trạng tường bao của sân vườn 40 Hình 5.3. Hiện trạng không gian kiến trúc của biệt thự 41 Hình 5.4. Hiện trạng hệ thống điện nước 42 Hình 5.5. Sơ đồ công năng cho tổng thể sân vườn biệt thự 51 Hình 5.6. Sơ đồ lưới cấu trúc hình chữ nhật 53 Hình 5.7. Sơ đồ lưới cấu trúc 30 0 /60 0 53 Hình 5.8. Mặt bằng tổng thể cấu trúc sân vườn 54 Hình 5.9. Phối cảnh tổng thể cấu trúc sân vườn 55 Hình 5.10. Giải pháp không gian của khu vườn 56 Hình 5.11. Mặt bằng bố trí cây xanh sau khi triển khai 57 Hình 5.12. Các loại vật liệu thiết kế 57 Hình 5.13. Mặt bằng phối cảnh tổng thể sân vườn 58 Hình 5.14. Phối cảnh tổng thể sân vườn 58 Hình 5.15. Phối cảnh vườn trước 61 Hình 5.16. Phối cảnh sân vườn giữa 64 Hình 5.17. Phối cảnh sân vườn sau – góc vườn 1 67 Hình 5.18. Phối cảnh sân vườn sau – góc vườn 2 68 Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Sự phát triển của nền kinh tế luôn đi kèm các vấn nạn về môi trường sống, đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng làm diện tích đất tự nhiên ngày càng thu hẹp, việc khai thác tài nguyên một cách tràn lan gây nên tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên, vấn nạn rác thải cũng khiến cho môi trường sống trở nên ô nhiễm, ngột ngạt. Bên cạnh đó là sự nâng cao ý thức của người dân về môi trường và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là yêu cầu cao đối với không gian nhà ở, đã tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển không gian nghỉ dưỡng theo xu hướng sinh thái. Nổi bật là các biệt thự sinh thái, biệt thự nhà vườn, bằng cách tăng diện tích cây xanh, xắp xếp bố trí cây, hoa trang trí, thiết kế tạo dựng cảnh quan phù hợp, đã mang thiên nhiên vào không gian sống của con người, góp phần làm tăng vẻ đẹp và chất lượng cuộc sống. Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng, có nêu rõ diện tích cây xanh trong các khu đô thị cần đảm bảo 20% tổng diện tích. Điều này đã góp phần đưa chỉ tiêu diện tích cây xanh trở thành tiêu chí quan trọng, đánh giá chất lượng môi trường, không gian sống hiện nay tại các khu đô thị nói riêng và nhà ở nói chung. Khu đô thị Ciputra là một trong số những khu đô thị phát triển theo hướng khu đô thị xanh với tổng diện tích 323ha. Tổng thể khu đô thị bao gồm các chung cư cao tầng, khu văn phòng, trung tâm thương mại, các khu chức năng Khu đô thị còn tập trung loại hình nhà chia lô chất lượng cao, nhà bán độc lập và biệt thự cao cấp với diện tích từ 260m 2 đến 300m 2 . Các căn hộ này đều có phần diện tích dành cho sân vườn nhằm đáp ứng nhu cầu về nơi nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn. Nằm trong tổng thể kiến trúc khu đô thị Ciputra, khu biệt thự C1 là khu biệt thự có diện tích dành cho sân vườn tương đối lớn. Tuy nhiên, hiện nay một số căn trong khu biệt thự C1 vẫn đang trong giai đoạn bàn giao. Chính vì vậy, hiện trạng sân vườn tại đây hầu hết vẫn trong tình trạng ‟vườn không nhà trống”. Đa phần gia chủ của các biệt thự tại đây đều có mong muốn, nhu cầu sở hữu một khu sân vườn không chỉ đảm bảo tạo không gian xanh, giúp điều hòa không khí, đem lại môi trường sống trong lành, mà còn phải tạo nên cảnh quan hài hòa, đặc sắc, mang phong cách và vẻ đẹp riêng biệt cho toàn biệt thự, đồng thời đáp ứng được nhu cầu vui chơi, thư giãn cho người ở. Dựa trên những cơ sở đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài : Thiết kế sân vườn biệt thự khối C1 - khu đô thị Ciputra” với mục tiêu đưa ra các giải pháp thiết kế sân vườn phù hợp, đáp ứng được nhu cầu khách hàng về các yếu tố thẩm mỹ và công năng. 1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1.2.1. Mục đích - Đưa ra các giải pháp thiết kế phù hợp với không gian kiến trúc sẵn có, đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ cũng như các yêu cầu về công năng của khách hàng. - Đưa ra các giải pháp cây xanh phù hợp với từng không gian kiến trúc và đặc điểm sinh trưởng của cây. 1.2.2. Yêu cầu + Xây dựng bản đánh giá phân tích hiện trạng công trình + Tìm hiểu yêu cầu của khách hàng + Xây dựng ý tưởng thiết kế dựa trên yêu cầu của khách hàng và hiện trạng công trình. Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN THIẾT KẾ CẢNH QUAN SÂN VƯỜN Nguồn gốc của ngành thiết kế cảnh quan bắt đầu từ sự phát triển không gian công cộng bên ngoài ngôi nhà xuất hiện từ thời Trung cổ và được khôi phục lại trong các thiết kế vườn, biệt thự, quảng trường thời kỳ phục hưng. Sự hoàn thiện của ngành thiết kế cảnh quan được thể hiện rõ trong các thiết kế vườn kiểu Pháp thế kỷ XVII. Rất nhiều nhà thiết kế vườn kiểu Anh thế kỷ XVIII đã loại bỏ tính công thức cứng nhắc của hình học Euclid ( French formal style) để hướng đến 1 phong cách mới mang âm hưởng thiên nhiên hơn. Tất cả những trào lưu này của Châu Âu bao gồm: Italian renaissance garden style thế kỷ XVI, French formal garden style thế kỷ XVII và English landscape garden-picturesque thế kỷ XVIII, XIX đã tác động đến hình thức và phong cách kiến trúc cảnh quan của Bắc Mỹ, nơi ra đời của khái niệm kiến trúc cảnh quan – landscape architecture). (Nguyễn Trường Phúc, 2010) [15] Theo KTS Lê Đàm Ngọc Tú (2008), hình thức sân vườn biệt thự xuất hiện sớm nhất trên thế giới là Vườn biệt thự nông thôn (Villa Rustica). Vườn biệt thự nông thôn xuất phát từ thơ ca của các nhà thơ la mã, tiêu biểu là Virgil, ca tụng Villa Rustica như biểu tượng của chốn thanh bình và sung túc. Vườn biệt thự nông thôn mang tính thực dụng cao ( Vườn trồng nhiều loại cây ăn quả: Táo, lê, oliu và các cây bóng mát có dáng đẹp: Ngô đồng, dẻ…) [5] 2.2. CÁC PHONG CÁCH THIẾT KẾ SÂN VƯỜN BIỆT THỰ TRÊN THẾ GIỚI 2.2.1. Sân vườn phong cách Châu Âu Sân vườn Châu Âu nói chung mang nét đặc trưng và chịu ảnh hưởng sâu sắc phong cách thiết kế sân vườn của các nước La Mã, Ý, Pháp, Anh. Trong đó: Sân vườn biệt thự La Mã có đặc điểm chung là bố cục đối xứng qua trục công trình chính với trung tâm thường là mặt nước có vòi phun. Hình thức thiết kế khá đa dạng, bao gồm 3 loại hình cơ bản: Vườn biệt thự nông thôn, vườn biệt thự ngoại đô và vườn biệt thự đô thị. Cụ thể: Vườn biệt thự nông thôn (Villa Sustica): Vườn biệt thự nông thôn mang tính thực dụng cao ( Vườn trồng nhiều loại cây ăn quả; táo lê, oliu và các cây cho bóng mát đẹp: Ngô đồng, dẻ ) Vườn biệt thự ngoại đô (Villa suburban, Villa marittima ): Đặc trưng với nghệ thuật cắt xén cây. Thời kỳ này nghệ thuật cắt xén đã đạt đến trình độ kỹ thuật cao, kỹ thuật cắt xén tạo hình điêu luyện, đặc biệt là cây thân gỗ có thể tạo thành hình thuyền, đền, chim muông hay hình người. Nghệ thuật cắt xén cây còn được gọi là nghệ thuật Tô-pi-át để tưởng nhớ người làm vườn Tô-pi-át Ri-ut Vườn biệt thự đô thị: Yếu tố nghệ thuật được coi trọng, không gian sinh động với nhiều kiểu sân, bồn hoa, cây cỏ, đường đi, bố cục theo nguyên tắc cân xứng đều đặn, biệt thự là bố cục chủ yếu để vườn trải rộng về phía trước. Vườn được phân chia bằng hệ thống đường, vị trí, hình thức cây trồng cũng như hình khối tạo không gian khác cũng đều đăng đối qua trục chính. Trước nhà thường được bố trí các pasterre và hàng cột nổi trên sân, xung quanh sân là những lan can thưa với các hình thức trang trí Khác với sân vườn kiểu La Mã, sân vườn Ý lại có những đặc trưng như sau: sân vườn Ý thời phục hưng được thiết kế theo phong cách nghệ thuật phản ánh hiện thực, đề cao vai trò của con người trong ý đồ và thủ pháp bố cục vườn. Con người phải có vị trí khống chế trong thiên nhiên. Các vườn – biệt thự mang yếu tố kinh tế bị đẩy lùi hoặc không còn nữa. Kiến trúc biệt thự trở nên quan trọng khi được liên hoàn với các tầng bậc sân và cầu thang, làm trung tâm vườn. Trong sân vườn sử dụng mặt nước với nhiều hình dạng phong phú, địa hình dốc được sử dụng triệt để, nhiều độ cao khác nhau để tạo thác. Vườn trải rộng về phía trước và lấy biệt thự là trục bố cục chính, các yếu tố hình khối đăng đối qua trục này. Trước nhà thường là các pasterre hoa với các hàng cột bao quanh, là những dạng hình khối chính trên sân trước. Dạng bồn hoa hình học được lặp đi lặp lại trong bố cục vườn với nhiều loài cây hoa có mùa nở khác nhau. Cây bóng mát thường được cắt xén tạo khối hình học, cây bụi được cắt theo hình phức tạp. Trong khi đó, Sân vườn biệt thự Pháp thường có bố cục vườn đăng đối, lấy bố cục biệt thự làm trục chính. Không gian trước công trình được trải rộng và thoáng đãng, được trang trí bằng các pasterre hoa cắt xén, bao bọc xung quanh tổng thể biệt thự và vườn là rừng có tác dụng là phông nền đồng thời để đóng lại khôn gian công trình Sân vườn biệt thự Anh chịu ảnh hưởng của nhà lý luận và thực tiễn nghệ thuật phong cảnh Repton, với nguyên lý cơ bản về nghệ thuật vườn là: Vườn chỉ là sự biến đổi một vài điểm cảnh nhỏ mà người xem không để ý. Các ranh giới thặng của những đám cây không cho ta những phối cảnh. Nếu ta chặt bớt ở chỗ này vài cây, chỗ kia trồng thêm vài cây, ta sẽ có một phối cảnh đẹp và sâu. Về bố trí Repton quan niệm mỗi cảnh vật thiên nhiên hoặc các bức tranh đều có 3 phần: Phần 1 cận cảnh tạo cảnh thiên nhiên sẵn có tự nhiên; phần 2 trung cảnh tạo phối cảnh sâu; phần 3 viễn cảnh là cảnh quan thiên nhiên không thay đổi. Cận cảnh cần có cảnh lộng lẫy, cảnh trung gian và viễn cảnh phải tuân theo các quy luật sáng tối trong hội họa. (Lê Đàm Ngọc Tú, 2008) [5] 2.2.2. Sân vườn phong cách Châu Á Sân vườn Châu Á nói chung và vườn biệt thự Châu Á nói riêng mang đậm ảnh hưởng của hai loại hình là sân vườn Nhật Bản và sân vườn Trung Quốc, hai loại vườn có nguồn gốc từ rất lâu đời, mang những đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt nổi tiếng trên thế giới. Cụ thể: Vườn Nhật được khái quát một cách tổng quan là kiểu vườn cảnh truyền thống của Nhật Bản. Vườn Nhật mang đặc trưng nổi bật đó là tập hợp ngăn nắp của các vật thể thiên nhiên thu nhỏ qua bàn tay của con người (như một tảng đá được làm trông dáng như một quả núi, hay đất đắp thành những quả đồi, hay những cây được uốn làm cho giống như cây cổ thụ ) xung quanh một hồ nước nhân tạo có những hòn đảo giả. Nhiều vườn Nhật có cách bài trí với những hàm ý sâu xa của Thiền tông. [26][23] Cuốn sách nổi tiếng bàn về việc thiết kế vườn cảnh do Tachibanano Toshitsumi viết vào nửa sau thế kỷ XI đã cho chúng ta thấy người Nhật đã phát triển được một phong cách thiết kế vườn riêng biệt. Họ bố trí ao hồ, những hòn đảo tí hon và các mô đất để tượng trưng cho biển, đảo và núi. Người Nhật tạo ranh giới giữa đất và nước bằng những hòn cuội nhỏ, tượng trưng cho một bãi biển bằng cát. Bờ biển phải luôn có vẻ hoàn chỉnh và ngay cả khi mặt nước chỉ lên xuống rất ít. Nhật Bản có rất nhiều vườn cảnh nổi tiếng nhưng tất cả đều được xây dựng trong sân của các Thiền viện, trà thất và nhà ở. Đó là những nét khác lạ của vườn Nhật so với các vườn kiểu khác trên thế giới. Những khu vườn này dù nhỏ, dù lớn, dù mang nhiều phong cách khác nhau nhưng đều có một đặc điểm chủ đạo là chịu ảnh hưởng của tư tưởng Thiền. Có thể nói vườn Nhật Bản mang đặc trưng riêng. Đó chính là nơi "thiên nhiên được nghệ thuật sắp xếp mang lại ý nghĩa tượng trưng". Cái vi mô trong vườn gợi lên vũ trụ vĩ mô. Vườn Nhật theo mẫu vườn Trung Quốc nhưng đi sâu hơn nữa vào tính tượng trưng, tính trầm tư (Thiền). Đó là một loại hình điêu khắc trên mặt đất, tôn trọng mặt đất nguyên thuỷ Các vườn trà đều có hàng rào đan từ tre, tranh, rơm, rạ Đơn điệu, trùng lặp là điều tối kỵ trong thẩm mỹ của người Nhật. Vì vậy, màu vàng của tre không chỉ làm cho khu vườn bớt đơn điệu còn gợi lên vẻ đẹp thanh bần của một nhà tranh được bao bọc bởi một hàng tre ở nông thôn. Toàn bộ vườn trà toát lên một vẻ đẹp đơn sơ hài hoà với thiên nhiên [8][2] Vườn Trung Quốc Nói về vườn Trung Quốc, Lê Đàm Ngọc Tú (2008) kết luận: nghệ thuật vườn cảnh trung quốc bắt nguồn từ hội họa phong cảnh và được xem là “Bức tranh phong cảnh 3 chiều ”. Vườn cảnh trung quốc không phải là một sự bắt chước thiên nhiên, mà là sản phẩm của trí tượng tượng, tái tạo một thiên nhiên điển hình, lý tưởng và chắt lọc tinh túy hơn thiên nhiên thật. Vườn trung quốc được tạo nên với những phong cảnh đẹp theo chủ nghĩa hiện thực, đặc trưng cho nền sáng tác phong cảnh theo chủ nghĩa tượng trưng. [5] Trong nghệ thuật quy hoạch, chăm sóc và tô điểm vườn ở Trung Quốc, người Trung Quốc muốn tái hiện vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình vào nghệ thuật vườn của họ. Họ đã vận dụng nghệ thuật thi hoạ cổ truyền vào việc tạo dựng các vườn, công viên, mô phỏng cảnh đẹp thiên nhiên, lấy đình, đài, lầu gác, ao, hồ, giả sơn, cỏ cây hoa lá làm chủ thể; điểm xuyết những hành lang khúc khuỷu, cầu nhỏ uốn cong, hoà nhập với tư tưởng thi hoạ Đường, Tống. [22] [...]... tán rộng (Võ Đình Diệp và cộng sự, 2003) [14] 2.3.5.2 Một số mẫu sân vườn biệt thự thiết kế theo phong cách sân vườn hiện đại Hình 3.5 Một số mẫu sân vườn có thiết kế đẹp và hiện đại [28] Phần III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Đối tượng thiết kế: Biệt thự nhà số 52 khu C1 đô thị Ciputra - Địa điểm thiết kế: Khu đô thị Ciputra. .. sân vườn biệt thự tại khu đô thị Ciputra Bảng 4.1 Hiện trạng cảnh quan sân vườn biệt thự tại một số biệt thự, khu đô thị Ciputra Phần TT 2 (m2) HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG DIỆN 3 Hạng mục DIỆN TÍCH SÂN VƯỜN TÍCH Số hộ trăm 200 0 6 9 0 (%) 0 40 60 0 Thiết kế cảnh quan 1 Nội dung 6 40 Tự bố trí cây Không trang trí 9 0 60 0 CÂY XANH/NGƯỜI 8,5 (m2/người) Ghi chú: Diện tích toàn khối biệt. .. riêng và thiết kế cảnh quan nói chung 4.1.3 Nhu cầu trong thiết kế cảnh quan theo phong cách hiện đại của một số biệt thự khu đô thị Ciputra Bảng 4.3 Nhu cầu trong thiết kế sân vườn biệt thự theo phong cách hiện đại của một số biệt thự , đô thị Ciputra Phần TT Nội dung Hạng mục Số hộ trăm (%) 1 2 3 4 YÊU CẦU TỔNG THỂ THIẾT KẾ YÊU CẦU CHỦNG LOẠI CÂY XANH TIÊU CHÍ ĐỀ RA KHI THIẾT KẾ YÊU CẦU VỀ VẬT Khối hình... đồng thời nó cũng là hạn chế, đòi hỏi ban quản lý khu đô thị cần có những giải pháp tư vấn, khuyến khích người dân cải tạo, duy tu lại, để có thể mang lại vẻ đẹp tổng thể cho cả khu đô thị 4.1.2 Nhu cầu trong thiết kế sân vườn biệt thự nói chung tại đô thi Ciputra Kết hợp giữa các thông tin chung nhất về tình hình, hiện trạng cảnh quan sân vườn biệt thự với thông tin về nhu cầu trong thiết kế sân vườn. .. của xã hội Trong giới hạn phạm vi khu đô thị Ciputra, kết quả điều tra nhu cầu trong thiết kế sân vườn biệt thự của một số hộ dân ở đây được trình bày tại bảng 4.2 dưới đây Bảng 4.2 Nhu cầu trong thiết kế sân vườn biệt thự của một số biệt thự tại đô thị Ciputra Phần TT Nội dung MỤC ĐÍCH SỬ 1 DỤNG TRONG TƯƠNG LAI PHONG CÁCH Hạng mục Số hộ trăm Giữ nguyên hiện trạng Thiết kế, duy tu cảnh quan 3 10 (%) 20... Các nguyên lý thiết kế sân vườn hiện đại Nguyên lý thiết kế bố cục sân vườn: Sân vườn hiện đại đòi hỏi thiết kế một cách phóng khoáng trong không gian đồng thời mang tính công năng và tiện nghi cao Chính vì vậy, khi thiết kế sân vườn hiện đại cần dựa trên các yếu tố công năng bên cạnh các yếu tố thẩm mỹ khác Theo Grant W.Reid (2004), bố cục sân vườn cần thiết kế theo các nguyên lý sau: - Hình thức theo... Phong cách sân vườn hiện đại là phong cách được ưa chuộng nhất tại một số biệt thự trong khu đô thị Ciputra Tiến hành điều tra sâu hơn về nhu cầu của người dân, khi thiết kế sân vườn biệt thự theo phong cách hiện đại, nhằm có được những định hướng, giải pháp hợp lý, phát triển thị trường và nâng cao chất lượng, cho công trình cảnh quan sân vườn biệt thự phong cách hiện đại Sân vườn biệt thự phong cách... Nhật Bản 1 6,7 2 THIẾT KẾ MUỐN ÁP Trung Quốc 1 6,7 DỤNG Hiện đại 12 80,0 0 - 5% 0 0 5 - 15% 1 6,7 YÊU CẦU DIỆN 3 15 - 25% 3 20,0 TÍCH CÂY XANH (*) 25 - 35% 10 66,7 > 35% 1 6,7 Ghi chú: (*) Phần trăm diện tích cây xanh so với tổng diện tích toàn biệt thự Thiết kế, tạo dựng và duy tu cảnh quan sân vườn biệt thự tại khu đô thị Ciputra thực sự có nhu cầu rất lớn, chiếm tới 66,7% tổng số biệt thự điều tra Nguyên... trong sân vườn biệt thự, giúp cho nhà thiết kế hiểu được thị hiếu khách hàng, do đó hướng tới các giải pháp thiết kế phù hợp Kết quả điều tra cho thấy, yêu cầu phổ biến nhất của người dân về diện tích cây xanh dùng trong sân vườn biệt thự là ở mức 25 – 35% so với diện tích toàn biệt thự Điều này cũng thể hiện được nhu cầu rất lớn của thị trường về cây xanh trang trí trong cảnh quan sân vườn biệt thự. .. người thiết kế sân vườn có thể xây dựng các giải pháp về tư vấn, khuyến khích cải tạo, thiết kế hệ thống sân vườn cho tương xứng với không gian biệt thự sang trọng hiện có Như vậy, hiện trạng thiết kế sân vườn biệt thự tại Ciputra tuy hầu hết đã đảm bảo được yêu cầu về diện tích mảng xanh đảm bảo chất lượng không gian sống, nhưng vẫn còn nhiều những điểm trống Đó là, diện tích ưu tiên cho sân vườn tương . quan sân vườn biệt thự tại một số biệt thự, khu đô thị Ciputra 30 Bảng 4.2. Nhu cầu trong thiết kế sân vườn biệt thự của một số biệt thự tại đô thị Ciputra 33 Bảng 4.3. Nhu cầu trong thiết kế sân. cơ bản: Vườn biệt thự nông thôn, vườn biệt thự ngoại đô và vườn biệt thự đô thị. Cụ thể: Vườn biệt thự nông thôn (Villa Sustica): Vườn biệt thự nông thôn mang tính thực dụng cao ( Vườn trồng. tại các khu đô thị nói riêng và nhà ở nói chung. Khu đô thị Ciputra là một trong số những khu đô thị phát triển theo hướng khu đô thị xanh với tổng diện tích 323ha. Tổng thể khu đô thị bao

Ngày đăng: 20/04/2015, 16:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giải pháp vật liệu: Sử dụng vật đá Bluestone lát sân theo ô cờ, dùng đá ốp tự nhiên trang trí bồn trồng cây, ốp tường bằng đá chẻ tự nhiên

  • 13. Phương Linh, 2007, “Sân vườn mang phong cách Trung Hoa”, bài viết trong chuyên mục Khám phá, đăng trên Lantoday.

    • 27. “Tạo phong cách với vườn Trung Hoa”, 2010, bài viết trên Những mẫu vườn hiện đại.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan