Tài liệu ôn thi môn Logistic ( câu hỏi + đáp án)

72 7.2K 34
Tài liệu ôn thi môn Logistic ( câu hỏi + đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ Bộ môn Vận tải và bảo hiểm trong NT BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP MÔN: LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ I. Chương 1. Logistics và Chuỗi cung ứng Câu 1: Khái niệm logistics và đặc điểm logistics Câu 2: Vai trò của logistics đối với nền kinh tế quốc dân Câu 3: Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp Câu 4: Phân loại logistics Câu 5: Nội dung hoạt động logistics Câu 6: Mối liên hệ giữa logistics với vận tải và giao nhận II. Chương 2. Vận tải đường biển và thuê tàu Câu 7: Vai trò của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế Câu 8: Vận tải đường biển với các điều kiện cơ sở giao hàng trong thương mại quốc tế Câu 9: Khái niệm tầu buôn và các cách phân loại tàu buôn Câu 10: Đặc trưng kinh tế kỹ thuật tầu buôn Câu 11: Mớn nước của tàu: khái niệm và ý nghĩa? Câu 12: Cờ tàu là gì? Ý nghĩa của việc cắm cờ thường và cắm cờ phương tiện Câu 13: Khái niệm và ý nghĩa của hệ số xếp hàng của hàng và hệ số xếp hàng của tàu Câu 14: Nêu khái niệm cảng biển, chức năng cảng biển, các trang thiết bị cơ bản của một cảng biển Câu 15: Khái niệm, đặc điểm và phương thức thuê tàu chợ Câu 16: Trình bày khái niệm của phương thức thuê tàu chợ và trình tự các bước thuê tàu. Câu 17: Khái niệm và các chức năng vận đơn đường biển Câu 18: Phân biệt giữa vận đơn đã xếp hàng lên tàu và vận đơn nhận hàng để xếp. Câu 19: Phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh. Câu 20: Ký hậu chuyển nhượng chứng từ vận tải là gì ? Có những cách ký hậu chuyển nhượng nào ? Câu 21: Phân biệt vận đơn đi thẳng, vận đơn chở suốt, vận đơn (chứng từ) vận tải đa phương thức (vận tải liên hợp) Câu 22: Trình bày về Surrendered Bill of Lading và Sea Way Bill. Câu 23: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo Quy tắc Hague. Câu 24: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo Quy tắc Hague-Visby. Câu 25: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa theo Quy tắc Hamburg. 2 Câu 26: Trình bày các nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn và so sánh nội dung về thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật đó. Câu 27: Trình bày các nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn và so sánh nội dung về cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật đó. Câu 28: Trình bày các nguồn luật điều chỉnh trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn và so sánh nội dung về giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật đó. Câu 29: Trình bày nội dung về thông báo tổn thất và khiếu nại người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn theo các nguồn luật quốc tế hiện hành. (Quy tắc Hague, Quy tắc Hague-Visby, Quy tắc Hamburg) Câu 30: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở đường biển đối với hàng hóa vận chuyển theo vận đơn theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005. Câu 31: Khái niệm và đặc điểm của tàu chuyến Câu 32: Khái niệm phương thức thuê tàu chuyến, trình tự các bước thuê tàu chuyến và các hình thức thuê tàu chuyến Câu 33: Quy định về chủ thể của hợp đồng thuê tàu chuyến Câu 34: Quy định về tàu của hợp đồng thuê tàu chuyến Câu 35: Quy định về thời gian tàu đến cảng xếp hàng của hợp đồng thuê tàu chuyến Câu 36: Quy định về hàng hóa của hợp đồng thuê tàu chuyến Câu 37: Quy định về cảng xếp dỡ của hợp đồng thuê tàu chuyến Câu 38: Quy định về chi phí xếp dỡ của hợp đồng thuê tàu chuyến Câu 39: Quy định về cước phí thuê tàu của hợp đồng thuê tàu chuyến Câu 40: Trình bày điều khoản quy định về thưởng/phạt xếp dỡ trong hợp đồng thuê tàu chuyến. Câu 41: Khái niệm, đặc điểm, các hình thức thuê tàu định hạn và các trường hợp áp dụng thuê tàu định hạn. Câu 42: Hãy quy định các điều khoản: thời gian xếp dỡ, thưởng phạt xếp dỡ để chuyên chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài Câu 43: Hãy quy định các điều khoản: cước phí, luật lệ giải quyết tranh chấp, để chuyên chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài Câu 44: Hãy quy định các điều khoản: hàng hóa, con tàu, để chuyên chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài Câu 45: Hãy quy định các điều khoản: chi phí xếp dỡ, thời gian tàu đến cảng xếp hàng, để chuyên chở 1 lô hàng 10.000 tấn gạo từ Việt Nam ra nước ngoài Câu 46: Phân biệt B/L hoàn hảo và không hoàn hảo Câu 47: So sánh cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở đường biển theo Quy tắc Hague, Quy tắc Hague-Visby và Quy tắc Hamburg. Câu 48: So sánh thời trách nhiệm của người chuyên chở đường biển theo Quy tắc Hague, Quy tắc Hague-Visby và Quy tắc Hamburg. Câu 49: So sánh giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở đường biển theo Quy tắc Hague, Quy tắc Hague-Visby và Quy tắc Hamburg. Câu 50: So sánh phương thức thuê tàu chợ và phương thức thuê tàu chuyến 3 III. Chương 4. Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng đường hàng không Câu 51: Vị trí và đặc điểm của vận tải hàng không. Câu 52: Trình bày cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không. Câu 53: Giới thiệu về các tổ chức vận tải hàng không dân dụng quốc tế và Việt Nam. Câu 54: Trình bày cơ sở pháp lý điều chỉnh vận tải hàng không trên thế giới và Việt Nam. Câu 55: Vận đơn hàng không là gì? Nêu các loại vận đơn hàng không và trường hợp sử dụng chúng. Trình bày cách lập và phân phối vận đơn hàng không. Câu 56: Các chức năng của AWB Câu 57: Trình bày trách nhiệm của người chuyên chở hàng không theo các nguồn luật điều chỉnh vận tải hàng không. Câu 58: Cước hàng không là gì? Các loại cước hàng không. Câu 59: Trình bày vấn đề khiếu nại và kiện tụng người chuyên chở hàng không theo các nguồn luật điều chỉnh vận tải hàng không. IV. Chương 6. Chuyên chở hàng hóa ngoại thương bằng container Câu 60: Container là gì? Container được tiêu chuẩn hóa như thế nào? Phân loại container. Câu 61: Các công cụ chuyên chở container và cảng, ga, bến bãi container. Câu 62: Lợi ích của việc vận chuyển hàng hóa bằng container (đối với người chuyên chở, gom hàng, người gửi hàng) Câu 63: Nhược điểm của hệ thống vận tải container Câu 64: Phương thức gửi hàng nguyên container FCL/FCL Câu 65: Phương thức gửi hàng lẻ container LCL/LCL Câu 66: Phương thức gửi hàng kết hợp FCL/LCL & LCL/FCL Câu 67: Khái niệm cước phí vận chuyển container, các bộ phận cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng Câu 68: Tại sao khi gửi hàng bằng container nên thay các điều kiện Incoterms 2000 CIF, FOB, CFR bằng các điều kiện CIP, FCA, CPT V. Chương 7. Gom hàng và vận tải đa phương thức Câu 69: Dịch vụ gom hàng là gì và lợi ích của nó? Câu 70: Trách nhiệm và vai trò của của người gom hàng Câu 71: Phân biệt Master B/L và House B/L Câu 72: Định nghĩa và đặc điểm VTĐPT Câu 73: Các hình thức tổ chức VTĐPT Câu 74: Vận tải đa phương thức là gì? Hiệu quả của VTĐPT Câu 75: Nêu các nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức trên thế giới và ở Việt Nam. Câu 76: Định nghĩa và phân loại MTO Câu 77: Quy định thời hạn trách nhiệm của MTO Câu 78: Quy định cơ sở trách nhiệm của MTO Câu 79: Quy định giới hạn trách nhiệm của MTO 4 Câu 80: Chế độ trách nhiệm thống nhất là gì? Phân biệt chế độ trách nhiệm thống nhất và chế độ trách nhiệm từng chặng Câu 81: Quy định về thông báo tổn thất và khiếu nại người kinh doanh vận tải đa phương thức Câu 82: Định nghĩa, các loại chứng từ vận tải đa phương thức Câu 83: Vận tải đa phương thức theo quy định trong Incoterms và UCP HẾT Chương 1. Logistics và Chuỗi cung ứng Câu 1 : Khái niệm logistics và đặc điểm logistics Khái niệm : Có nhiều định nghĩa khác nhau . Định nghĩa sau đây dc coi là đầy đủ và đc sử dụng rộng rãi nhất. Theo Hội đồng quản lí Logistics của Hoa Kì :”Logistics là quá trình lập kế hoạch , tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa , dịch vụ và những thông tin liên quan từ diểm xuất phát đầu tiên đến nới tiêu thụ cuối cùng sao ch hieuj quả và phù hợp với yêu cầu cua khách hàng” khái niệm logistics đã mở rộng sang lĩnh vực kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới Logistics hiện đại (modern business logistics) là một môn khoa học tương đối trẻ so với những ngành chức năng truyền thống như marketing, tài chính, hay sản xuất Đặc điểm : + Là 1 quá trình : Không phải là 1 hoạt động đơn lẻ mà là 1 chuỗi các hoạt động liên tục , liên quan mật thiết và tác động qua lại với nhau , đc thực hiện 1 cách khoa học và có hệ thống qua các bước : Nghiên cứu , hoạch định , tổ chức , quản lí , thực hiên, kiểm tra kiểm soát và hoàn thiện . Do vậy logistic xuyên suốt mọi giai đoan,từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. + Liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên / các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có dịch vụ , thông tin , bí quyết , công nghệ…. + Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ : Hoạch định và tổ chức Hoạch định : Vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu , thành phẩm hay dịch vụ ở đâu? Khi nào ? và vận chuyển chúng đi đâu ? Vấn đề vị trí Tổ chức : Quan tâm đến việc làm thế nào để đưa các nguồn tài nguyên / các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng , Nảy sinh vấn đề vận chuyển và lưu trữ. 5 Câu 2: Vai trò của logistics đối với nền kinh tế quốc dân Quan trọng thể hiện ở hai mặt : 1. Đây là 1 khoản chi phí lớn cho kinh doanh do vậy nó tác động và chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố bởi các hoạt động kinh tế khác. Trung bình nó chiểm từ 10 -15 % trong GDP của 1 quốc gia. 2. Nó hỗ trợ cho dòng luân chuyển của nhiều giao dịch kinh tế , một hoạt động quan trọng tạo thuận lợi cho việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Đáp ưng nhu cầu của khách hàng .Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng , đồng bộ 1 khi các dây chuyển logistics hoạt động liên tục và nhịp nhàng , nếu mà có ắc tắc ở 1 khâu nào đó thì sẽ gây thiệt hại cho L nói riêng và nền kinh tế nói chung • Logistic tạo ra giá trị thặng dư bằng các tiện ích : + Hình dáng , mẫu mã : Đúng sản phẩm + Về sở hữu : + Thời gian : đúng thời gian: Giá trị gia tăng khi có dc 1 sản phẩm nào đó vào đúng lúc nó cần. + Địa điểm : đúng địa điểm “ 5 đúng “ Thêm 2 cái nữa : Đúng điều kiên, Giá cả Câu 3: Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp : Vai trò to lớn 1. Giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của các doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên đầu vào hoạc tối đa hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu hàng hóa, dịch vụ 2. Giúp giảm bớt chi phí , khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Do các quyết định đúng đắn hay sai lầm trong các hoạt động L có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với thành công hay thất bại của 1 DN 3. Hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động Marketing đặc biệt là M Mix ( 4 p). L đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến nói đúng cần đến và đúng thời điểm thích hợp đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Câu 4: Phân loại logistics Theo hình thức : - Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics): là hoạt động logistics do người chủ sở hữu sản phẩm/ hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu của bản thân doanh nghiệp.: Đầu tư vào phương tiện vận tải , kho bãi nhân công Nó sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của phần lơn doanh nghiệp vì họ sẽ không có đủ kỹ năng kinh nghiệm chuyên môn để vẫn hành hệ thống. 6 - Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): chỉ hoạt động logistics do người cung cấp dịch vụ logistics cho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi cung ứng như vận tải , lưu kho bãi , thanh toán , mua bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng.Nó chưa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành 1 chuỗi cung ứng thống nhất. - Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): người cung cấp dịch vụ sẽ thay mặt chủ hàng quản lí và thực hiên các dịch vụ L cho từng bộ phần. Nó bao gồm nhiều cacsd dịch vụ khác nhau kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển , tồn trữ hàng hía , xử lí thông và có tích hợp dây chuyên cung ứng của khách hàng. - Logistics bên thứ ba ($PL – Four Party Logistics):Người cung cấp dịch vụ là người tích hợp gắn kết các nguồn lực , tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế , xây dựng và vận hành các giải pháp cho chuỗi cung ứng hướng đến quản lí cả quá trình L. Theo quá trình: - Logistic đầu vào ( Inbound logistics) : Dịch vụ đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu cả về vị trí , thời gian và chi phí cho quá trình sản xuât - Logistic đầu ra ( Outbound logistics) : Là các dịch vụ đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu về cả thời gian , vị trí, chi phí nhắm đem lại lợi nhuận tối đa cho DN - Logistic ngược ( Logistics reverse) : Là các dịch vụ đc cung ứng đảm bảo quá trình thu hồi phế phẩm … các yếu tố ảnh hưởng đến môi trg phát sinh từ quá trình sản xuất , phân phối và tiêu dùng trở lại để tái chế hoặc xử lí. Câu 5: Nội dung hoạt động logistics : Logistics hợp nhất : Bao gồm các yếu tố + Vận tải: Chính là cách chuyên chở những nguồn nguyên liêuh từ nguồn cung cấp tới doanh nghiệp. rồi qua quá trình chuyển đổi , chế tạo thành phẩm và vận tải đóng vài trò phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đó là mạch máu lưu thông trong DN, Dn cần xây dựng chiến lược vẫn tải thích hợp, xúc tiến , đôn đốc , và kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận chuyển , khiếu nại khi hàng hòa bị hư hỏng mất mát +Lưu khi , dự trữ : Bộ phận quan trong 7 Cần tích lũy một lượng nhất định nguyến nhiên liệu, bán thành phẩm. qua nhiều hay quá ít đều làm giảm hiệu quả hay tăng chí phí DN. Do vậy cần quan tâm đến mức dự trữ tối ưu: tối thiểu hóa chi phí nhưng vẫn giữ chân dc khách hàng chất lượng tốt , thu hút thêm nhiều KH mới. +Bộ phận sửa chữa và dự phòng : một trong những Hoạt đọng chính và coi là hoạt động dự trù .Bao gồm tất cả các bộ phận liên quan đến sản phẩm để có thể sửa chữa hay thay thế khi có nhu cầu.Gồm có : • Xác định nhu cầu sửa chữa thay thê • Xác định các bộ phận sửa chữa thay thế • Tiến hành sửa chữa thay thế • Bàn giao lại cho khách hàng. Hai yếu tố ảnh hưởng nhiều: Khả năng xảy ra hư hỏng cần sửa chữa, thay thế Hậu quả của việc hư hỏng đó. Ngoài ra : yếu tố khác “ mức độ sẵn có của các bộ phận dự trù , môi trường hoạt động sản xuất, chi phí dự trù trong mối tương quan với chi phí sản xuất. + Nhân sự và đào tạo: Đây coi là thành phần tốn kém chi phí nhất của L phải thiết kế phù hợp với sản phẩm cung cấp , phù hợp với tài liệu kĩ thuật dc sử dụng, hướng dẫn thiết bị hỗ trợ kiểm tra Ngoài ra đào tạo trong L là chương trình mà các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng của mình nội dung thường liên quan đến sản phẩm do chính bộ phận này sản xuất ra. + Tài liệu kí thuật: tồn tại là để thực hiện chức năng thông tin. Người viết cần đánh giả trình độ độc giả mà tài liệu hướng tới Do các nhân viên kĩ thuật soạn thảo : + Thiết bị hỗ trợ và kiểm tra :cần kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa máy móc định kì( Dù là 1 bộ phận của quá trình sản xuất hay là thành phẩm ) + Cơ sở vật chất :Gồm có : Tại nhà cung cấp để lưu trữ nguyên vật liệu , trước khi vận chuyển đến DN 8 Tại Doanh nghiệp : để lưu trữ nguyên vật liệu vận chuyển từ nhà cung cấp đến cho khi các nguyên vật liệu này cần cho sản xuất. Cơ sở vật chất để lưu trữ để lưu trữ thành phẩm trc khi phân phối CSVC để phục vụ quá trình bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm sau khi bán hàng. Câu 6: Mối liên hệ giữa logistics với vận tải và giao nhận Có 5 quan điểm về mối quan hệ giữa logistics và quản trị chuỗi cung ứng: SCM là 1 phần của Logistics Logistics là 1 phần của SCM Logistics chỉ là 1 bộ phận nhỏ của SCM Logistics cũng là SCM và ngược lại Giữa SCM và Logistics có phần chung, cụ thể trong SCM có logistics và ngược lại. Theo quan điểm của em thì em ủng hộ trường phái thứ 5 Như định nghĩa thì ‘Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng cho đến tay ng tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế’.Logistics bao gồm mọi hoạt động kinh doanh liên quan đến vận tải, lưu kho, lưu bãi, sx hàng hóa sẵn sàng cho quá trình vận tải, bao bì đóng gói, ghi kí mã hiệu, nhãn hiệu và phân phối đi các nơi the yêu cầu của ng tiêu dùng. Logistics tối ưu hóa các hoạt động trên nhằm giúp cho quá trình thực hiện một các hiệu quả. Chuỗi cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác nhằm đem lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho NTD. Cụ thể hơn chuỗi cung ứng là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của nguồn tài nguyên đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến NTD cuối cùng và các hoạt động của những tổ chức đó. Trong chuỗi cung ứng, hoạt động logistics của mỗi mắt xích là quá trình hoạch định, triển khai và kiểm tra kiểm soát 1 cách có hiệu lực và hiệu quả dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm đầu vào của mắt xích này đến đầu vào của mắt xích kế tiếp và của toàn chuỗi. Do vậy chuỗi cung ứng là chuỗi của các hoạt động logistics- hoạt động tối ưu hóa nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của chuỗi và các doanh nghiệp trong chuỗi. Ngày nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NTD, hầu như ko còn sp công nghiệp nào được sản xuất hoàn toàn trong 1 quốc gia. Chuỗi cung ứng được thiết kế để có thể cắt ra các công đoạn nhỏ và chuyển đến thực hiện ở những nơi có CP thấp nhất. 9 Quản trị chuỗi cung ứng là 1 khoa học và nghệ thuật cung cấp giải pháp cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tất cả các khâu từ tìm kiếm những nguồn tài nguyên đầu vào cho đến sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ và phân phối tới tay NTD cuối cùng. Như vậy so với khái niệm quản trị chuỗi cung ứng thì khái niệm logistics theo nghĩa rộng gần như tương đương nhưng chú ý Logistics nhấn mạnh đến tính tối ưu hóa quá trình, còn chuỗi cung ứng chỉ nói đến quá trình, đến các mối liên kết. Còn nếu xét riêng từng doanh nghiệp, logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu của quá trình cung ứng cho đến tay NTD, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. Còn quản trị chuỗi cung ứng gồm cả quá trình logistics bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm cả khách hàng và các nhà cung cấp cấp 1, cấp2, do đó quản trị chuỗi cung ứng là khái niệm rộng hơn logistics của 1 doanh nghiệp. Ngược lại trong điều kiện toàn cầu hóa, để thực hiện thành công hoạt động logistics, các doanh nghiệp cần liên kết lại xây dựng các chuỗi cung ứng nội địa và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Tóm lại logistics có 1 phần nằm trong quản trị chuỗi cung ứng và ngược lại, quản trị chuỗi cung ứng cũng có 1 phần nằm trong logistics vì không ai có thể làm logistics hết tất cả các khâu mà phải kết hợp với người khác tạo thành chuỗi, trong chuỗi phải có logistics vì mỗi chuỗi muốn thành chuỗi bền vững hiệu quả thì phải tối ưu ở tất cả các mắt xích thì mới đủ sức cạnh tranh trên thế giới và tiêu chuẩn quan trọng nhất là tiêu chuẩn hóa của chuỗi đó. Chương 2. Vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển **Câu 11: Ưu nhược điểm của vận tải biển? Ưu điểm  Các tuyến đường vận tải hầu hết là các tuyến đường giao thông tự nhiên  Năng lực vận chuyển rất lớn  Giá thành thấp  Thích hợp với việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế  Tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp Nhược điểm 10  Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và điều kiện hàng hải  Tốc độ vận chuyển chậm và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế Câu 7: Vai trò của vận tải biển đối với buôn bán quốc tế: Đóng vai trò quan trọng nhất trong cận chuyển hàng hóa ngoại thương chiếm tới hơn 80% trong buôn bán quốc tế : - Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế - Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. - Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. - Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế. Câu 8: Vận tải đường biển với các điều kiện cơ sở giao hàng trong thương mại quốc tế Tóm tắt trang 58-59 giáo trình Câu 9: Khái niệm tầu buôn và các cách phân loại tàu buôn 1. Tàu buôn 1.1. Định nghĩa Theo Viện kinh tế hàng hải và Logistics: “Tàu buôn là những tàu chở hàng và chở khách vì mục đích thương mại”  Phân loại : Căn cứ vào công dụ ng – Nhóm tàu chở hàng khô- Dry Cargo Ships: dùng trong chuyên chở hàng hóa ở thể rắn có bao bì hoặc không có bao bì và hàng hóa ở thể lỏng có bao bì: • Tàu chở hàng bách hóa • Tàu container • Tàu chở xà lan • Tàu chở hàng khô có khối lượng lớn • Tàu chở hàng kết hợp [...]... nhận không nhận được hàng Hơn nữa, do phát triển công nghệ thông tin liên lạc đã tạo nên một khả năng buôn bán thông qua trao đổi dữ liệu điện tử mà không cần chứng từ, kể cả vận đơn đường biển Vì vậy, để làm một bước đệm cho một nền thương mại quốc tế không cần chứng từ trong tương lai, người ta đã đề nghị sử dugnj một chứng từ không lưu thông (nonnegotiable)... Chứng minh cho thi t hại xảy ra và mức độ thi t hại  Chứng minh thi t hại xảy ra là do lỗi của người chuyên chở  Gồm các giấy tờ, chứng từ:  Vận đơn đường biển  Hóa đơn thương mại  Phiếu đóng gói  Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (COR)  Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)  Giấy chứng nhận hàng thi u (Certificate of Shortlanded Cargo)  Thư dự kháng (LOR)  Biên bản giám định (Survey Report)... tàu thì nên lựa chọn các mặt hàng thỏa mãn: X1 + X2 + … .+ Xn = DWCC X1.SF1 + X2.SF2 + … + Xn.SFn = CS Trong đó: X1, X2, … , Xn là khối lượng của các mặt hàng SF1, SF2, … , SFn là hệ số xếp hàng tương ứng của các mặt hàng trên DWCC là trọng tải tịnh của tàu CS là dung tích chứa hàng của tàu Câu 14: Nêu khái niệm cảng biển, chức năng cảng biển, các trang thi t bị cơ bản của một cảng biển  Khái niệm:... đòi (without recourse) Câu 21: Phân biệt vận đơn đi thẳng, vận đơn chở suốt, vận đơn (chứng từ) vận tải đa phương thức (vận tải liên hợp) 20 • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường • Vận đơn chở suốt (Through B/L): là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên chở qua nhiều chặng (bằng... quà biếu, hàng triển lãm, hàng công ty mẹ gửi công ty con  Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là loại B/L trên đó không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng mà chỉ ghi “theo lệnh” (to order) hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh” (or to order) ⇒ Người nào được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh Tại mục người nhận hàng (Consignee) có thể ghi: - To order... = LD + hàng hóa + vật phẩm  Trọng tải của tàu- Carrying Capacity: là sức chở của tàu tính bằng tấn dài ở mớn nước tối đa: – Trọng tải toàn phần- Dead Weight Capacity (DWC): bằng hiệu số giữa trọng lượng tàu đầy hàng với trọng lượng tàu không hàng DWC = HD – LD = hàng hóa + vật phẩm – Trọng tải tịnh- Dead Weight Cargo Capacity (DWCC): bằng trọng tải toàn phần trừ đi trọng lượng các vật phẩm cần thi t... Nhóm trang thi t bị kho bãi của cảng sử dụng để chứa đựng và bảo quản hàng hóa: hệ thống kho bãi, kho ngoại quan, bể chứa dầu, các trang thi t bị kho bãi – Hệ thống đường giao thông và các công cụ vận tải của cảng: hệ thống đường sắt, đường bộ, đường nội thủy… – Nhóm trang thi t bị nổi của cảng: cầu tàu, cần cẩu… – Nhóm trang thi t bị khác: điện, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn hiệu, hệ thống thông tin liên... Reservation- thư dự kháng) cho người chuyên chở hoặc đại lý của họ – Theo Công ước Brussel và NĐT Visby: phải thông báo trong vòng 3 ngày sau khi nhận được hàng – Theo Công ước Hamburg: phải thông báo trong vòng 15 ngày liên tục sau khi nhận được hàng 27  Chậm giao hàng (chỉ áp dụng riêng cho Công ước Hamburg): người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người chuyên chở trong vòng 60 ngày liên tục... do các hãng tàu quy định và được công bố sẵn trên biểu cước  Các chủ tàu thường cùng nhau thành lập các công hội tàu chợ (liner conference) hay công hội cước phí (freight conference) để khống chế thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh Câu 16: Trình bày khái niệm của phương thức thuê tàu chợ và trình tự các bước thuê tàu  Khái niệm: thuê tàu chợ/ lưu cước tàu chợ (booking shipping space) là việc... Khoảng (about) • Số lượng tối đa, tối thi u (max, min) • Ghi chính xác số lượng + dung sai: 10 000 MT more or less 5% at Master’s option Câu 37: Quy định về cảng xếp dỡ của hợp đồng thuê tàu chuyến  Điều khoản cảng xếp, cảng dỡ hàng (Loading/Discharging Port) 2 cách quy định: - Cụ thể cảng nào, cầu cảng số mấy => Nếu xếp dỡ tại nhiều cảng, cầu thì phải quy định thứ tự xếp dỡ và chi phí chuyển cầu (shifting . TẾ Bộ môn Vận tải và bảo hiểm trong NT BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP MÔN: LOGISTICS VÀ VẬN TẢI QUỐC TẾ I. Chương 1. Logistics và Chuỗi cung ứng Câu 1: Khái niệm logistics và đặc điểm logistics Câu 2:. trò của logistics đối với nền kinh tế quốc dân Câu 3: Vai trò của logistics đối với doanh nghiệp Câu 4: Phân loại logistics Câu 5: Nội dung hoạt động logistics Câu 6: Mối liên hệ giữa logistics. đường hàng không Câu 51: Vị trí và đặc điểm của vận tải hàng không. Câu 52: Trình bày cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không. Câu 53: Giới thi u về các tổ chức vận tải hàng không dân dụng

Ngày đăng: 20/04/2015, 10:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan