NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH

57 88 0
NGUYÊN NHÂN THANH TRIỀU ĐỘNG BINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGUYEÂN NHAÂN THANH TRIEÀU ÑOÄNG BINH Nguyeãn Duy Chính 1 Lời mở đầu Nếu hỏi một người Á Đông nào về sử Trung Hoa, gần như ai cũng biết đến Tào Tháo gian hùng, Khổng Minh mưu trí, Lưu Bò hiền đức, Quan Vũ trung nghóa Hình ảnh về những nhân vật này không phải do sử liệu cung cấp mà do một cuốn tiểu thuyết chương hồi – Tam Quốc Chí của La Quán Trung. Ảnh hưởng đó không phải chỉ thấm vào một tầng lớp bình dân mà rất đông thành phần trí thức cũng bò ảnh hưởng. Mao Trạch Đông nói rằng chiến thuật, chiến lược của ông đều do các bộ truyện Tàu cung cấp, không phải do học tập lý thuyết Marx-Lenin. Những ấn tượng đó mạnh mẽ hơn bất cứ bộ chính sử nào khiến nhiều huyền thoại được người ta tin là thật. Không hiếm người bỏ cả đời để đi tìm Bát Trận Đồ hay tái tạo mộc ngưu lưu mã và người ta vẫn nghó rằng ra trận chỉ cần một viên tướng khoẻ là đủ, đánh nhau như xem đá gà, mỗi bên bắt độ một con, bên nào thắng thì thu tiền, bên thua phải móc túi ra trả. Những số liệu cũng rất tròn, 10 vạn, 20 vạn, 50 vạn quân như một đàn gia súc, bất kể đến sinh hoạt xã hội, đời sống kinh tế, khả năng kỹ thuật, cơ sở tổ chức của thời đại đó. Thực tế chắc chắn không đơn giản như thế. Lẽ dó nhiên, nếu một nhà nghiên cứu nghiêm túc nào dựa theo bộ Tam Quốc Chí của La Quán Trung để vẽ lại các chiến dòch cuối đời Hán sẽ bò phản bác ngay – một lẽ dễ hiểu đây chỉ là sản phẩm tưởng tượng được hình thành không phải do tài liệu mà do thuật đi, thuật lại trong nhiều thế kỷ, thêm bớt cho ly kỳ bởi những “thuyết thư tiên sinh” nôm na ra là người kể chuyện kiếm tiền độ nhật nơi trà đình tửu quán rất thònh hành ở Trung Hoa trong những thế kỷ trước. Người ta có thể kể cho vui lúc trà dư tửu hậu nhưng không ai lại dựa vào đó để tin rằng một tiếng hét bạt vía một đoàn quân, ra trận với hai tiểu đồng đẩy xe, phe phẩy quạt lông khăn cuộn hay phóng ngựa sang lấy đầu tướng đòch trở về chén rượu chưa kòp nguội rồi đem ra áp dụng trên thực tế. Vậy mà có một cuốn tiểu thuyết chương hồi tương tự như thế đã được dùng làm chân kinh để viết sử nước ta, một thứ kinh điển “bất khả tư nghò”. Ngô Thì Nhậm ung dung, trí tuệ, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân khinh đòch vô mưu, Tôn Só Nghò tham ăn, hiếu sắc gần như là những thực tế “không thể đảo ngược”. Từ khuôn mẫu tạo hình sẵn, các nhà nghiên cứu chỉ cần tô điểm thêm là đủ, có quá lố cũng không sao, miễn là không đi ngược lại những điều sách viết. Cuốn sách đó không những được dân chúng tìm đọc mà còn được cả triều đình tham cứu, rồi đến ngày nay trở thành những sự thật lòch sử. Nếu có những mâu thuẫn thì người ta dùng cuốn tiểu thuyết để tấn công lại, dù đối phương có đưa ra tài liệu hay chứng cớ rõ ràng. Hiếm có biên khảo nào không trích một vài đoạn để dẫn chứng, kể cả những câu chuyện “phòng the” giữa Nguyễn Huệ và Ngọc Hân mà ngay cả kẻ thò thần chắc cũng không am tường được như thế. Cuốn sách ấy là Hoàng Lê Nhất Thống Chí của nhà họ Ngô viết về giai đoạn cuối đời Lê sang đến đầu nhà Nguyễn. Khổ một điều, nếu không lấy tài liệu trong những loại sách dân gian như thế thì người ta sẽ không thể dựng lại giai đoạn này huy hoàng như mong muốn, như chỉ thò. Người viết khi còn nhỏ cũng đã mê say cuốn tiểu thuyết chương hồi – 2 hay lòch sử tiểu thuyết, lòch sử ký sự tuỳ theo từng tác giả – Hoàng Lê Nhất Thống Chí này và cũng bò ảnh hưởng khá nặng nề. Thế nhưng đến một lúc nhìn ra đây chỉ là một cuốn sách viết để mua vui, người nghiên cứu phải có can đảm gạt bỏ những chi tiết được miêu tả một cách chủ quan thiếu căn cứ, đối chiếu với những tài liệu khác có cơ sở, để giai đoạn lòch sử này được nhìn lại cho ăn khớp với các quốc gia khác – mà cũng nhất quán với chính sử Việt Nam trước và sau thời Tây Sơn. * * * Sử sách trước đây có một mẫu số chung về khởi thủy của việc quân Thanh sang nước ta: Nguyên vua Chiêu Thống đã mấy lần toan sự khôi phục, nhưng không được, phải nương náu ở đất Lạng Giang; còn bà Hoàng-thái-hậu thì đem hoàng tử sang Long-châu kêu van với quan Tàu, xin binh cứu viện . Bấy giờ quan tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Só Nghò dâng biểu tâu với vua Càn Long nhà Thanh, đại lược nói rằng: “Họ Lê là cống thần nước Tàu, nay bò giặc lấy mất nước, mẹ và vợ Tự quân sang cầu cứu, tình cũng nên thương. Vả nước Nam vốn là đất cũ của nước Tàu, nếu sau khi cứu được nhà Lê, và lại lấy được đất An Nam, thực là lợi cả đôi đường”. Vua Càn Long nghe lời tâu ấy sai Tôn Só Nghò khởi quân bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Q Châu, Vân Nam, đem sang đánh Tây Sơn Đoạn sử trên đây trích từ Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim, 1971, q II tr.130) nhưng VNSL cũng chỉ chép theo Khâm Đònh Việt Sử “Lưỡng Quảng tổng đốc Tôn Só Nghò và Quảng Tây tuần phủ Tôn Vónh Thanh hội họp ở Nam Ninh. Thái hậu đưa nguyên tử đến yết kiến ở trong sân, gào khóc xin cứu viện”. (KDVSTGCM-XLVII tập II, tr. 837) Riêng Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Gia Văn Phái thì lại chép là Lê Duy Kỳ chủ mưu sai Lê Duy Đản và Trần Danh Án “áo rách, nón mê” sang cầu viện khiến người sau buộc cho con cháu nhà Lê cái tội “rước voi về giày mả tổ”. Đản tiến lên nói: - Hiện nay những kẻ thần dân theo giặc, đem hết tình hình nước nhà nói với chúng, cho nên mình sắp mưu toan việc gì, thế nào chúng cũng biết trước. Thậm chí có kẻ còn đưa giặc đến để bức bách nhà vua Ngày nay chỉ còn có cách là sai sứ sang cáo cấp với nhà Thanh, xin họ dàn quân sát biên giới nước ta, để hỏi cái tội của quân Tây Sơn gây việc binh đao và bọn người trong nước theo giặc, làm cho bọn giặc không thể ở yên, mà lũ phản nghòch cũng có phần sợ. Như vậy, thì lòng mộ nghóa của người ta mới được bền vững mà mưu cơ khôi phục mới khỏi bò tiết lộ và khỏi bò phá rối. Vua cho là phải, bèn sai thảo bức thư, đưa trước cho viên Tổng Đốc Lưỡng Quảng, đại lược nói rằng: 3 Vì vậy nay xin bẩm rõ nguyên do, mong rằng quan lớn thương tình kẻ ở xa, đề đạt giúp cho xét đến tấm lòng kính thuận của các đời trước nhà tôi, và thương đến nỗi khổ yếu ớt, lang thang của tôi, xin hãy truyền cho đem quân tới sát bờ cõi, đánh kẻ có tội, dẹp yên loạn lạc để gây dựng lại nước tôi 1 Trong biến động này, mẹ Lê Duy Kỳ, vợ góa của thái tử Lê Duy Vó (tức thái hậu) đươc miêu tả như một người đàn bà mưu trí có đầu óc khôn ngoan, tính toán, luôn luôn can thiệp vào triều chính, chủ động nhiều việc lớn : Kòp khi ấy, Thái hậu ở Cao Bằng về, vừa tới Kinh, thấy vua chỉ thích làm những việc báo ân báo oán trái với phép thường như vậy, bèn nổi giận nói: - Ta phải trèo đèo lội suối khó nhọc vất vả, mới xin được quân sang đây Phỏng chừng nhà nước chòu được mấy phen ơn, thù phá hoại như thế? Nếu cứ cách ấy mà làm thì trò sao được thiên hạ? Gái già này lại đến làm đứa lưu vong mất thôi? Rồi Thái hậu gào khóc, không chòu vào cung. (Hoàng Lê Nhất Thống Chí tr. 365) Thực ra, âm mưu xâm chiếm nước ta không phải do một người đàn bà gào khóc rồi Thanh triều mủi lòng, lại không phải vì Lê Duy Kỳ sai người chạy sang “bán nước” mà chỉ là một phù hợp ngẫu nhiên với một số dự tính nằm trong kế hoạch bành trướng của Trung Hoa, đáp ứng đúng tham vọng cá nhân của vua Cao Tông và Tôn Só Nghò nên Thanh triều đã chủ động can qua. Việc phù Lê chỉ là cái cớ, mà việc gào khóc xin cứu viện lại chỉ là một sự kiện tưởng tượng. Không riêng gì thái hậu nhà Lê hay vương phi họ Nguyễn, hầu như chúng ta không tìm thấy một người đàn bà nào của cái triều đình mục nát này đã tham dự trong những trò chơi quân sự hay chính trò, kể cả công chúa Ngọc Hân. Hầu như tất cả đám người “tò nạn chính trò” kia hoàn toàn không có điều kiện để chủ động trong những dự tính, nếu có chăng là thoạt kỳ thủy nhà nho Nguyễn Huy Túc muốn nhờ Trung Hoa thanh viện để xin cho nhà Lê được giữ một mảnh Cao Bằng như thời nhà Mạc, còn Lê Duy Kỳ khi sai người cầm biểu sang Trung Hoa thì chỉ làm nhiệm vụ “hợp thức hóa” kế hoạch của Tôn Só Nghò vì lúc đó nhà Thanh đã chuẩn bò sẵn sàng để đem quân sang nước ta. Rất có thể chính Tôn Só Nghò đã sai Lê Quýnh về mớm lời cho Lê Duy Kỳ và chính vì thế mà sau này Lê Quýnh là người công phẫn hơn cả, quyết liệt hơn cả nhất đònh không chòu gióc tóc, thay áo theo lệnh nhà Thanh. Thái độ của ông có thể coi như một phản kháng tiêu cực hay một hình thức ăn năn về tội lỗi của mình. Khi gạt qua những chi tiết đã làm cho sự việc thành ra rối ren, nguyên nhân cuộc chiến trở nên minh bạch hơn và “tội” của nhà Lê – tuy không hoàn toàn triệt tiêu – nhưng không còn là chủ động, chủ mưu. 1 Ngô Gia Văn Phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí tr. 321-2 4 Tìm hiểu tiền nhân, hậu quả của việc Thanh đình động binh, đặt sự kiện vào trong bối cảnh chính trò chung của Trung Hoa bên cạnh dã tâm của Tôn Só Nghò và vua Cao Tông, chúng ta không những soi sáng được một thời kỳ và cũng hiểu thêm được tâm sự uất nghẹn của di thần nhà Lê khi phải ở lại bên Tàu. Chúng ta cũng đánh giá lại được công tác ngoại giao sau chiến tranh và cục diện chung của vùng Đông Nam Á một cách nghiêm chỉnh hơn. 5 TỔNG QUÁT Tình hình miền Bắc nước ta cuối đời Lê ngày càng trở nên tồi tệ. Sau khi quân Trònh thua ở Phú Xuân chính quyền Đàng Ngoài kiệt quệ càng lúc càng chông chênh khiến cho Nguyễn Huệ đem quân ra thẳng Bắc Hà mà không gặp một lực lượng phòng ngự nào đáng kể. Trước đây vua Lê vẫn dựa vào chúa Trònh trong mọi việc hành chánh và quân sự, đến nay khi họ Trònh bại vong, nhà Lê quả thực chỉ còn cái nước trống không như vua Lê đã thú nhận. Miền Bắc vào những năm cuối cùng của nhà Lê là một khu vực nghèo khổ, nhiều nơi bò mất mùa, đói kém. Theo lá thư của Lefro gửi cho Bandin thì “ mùa này tháng 10 (âm lòch) năm 1788 đã bò mất vì đại hạn vào mùa hè năm trước. Gạo cũ còn lại của mùa trước thì bò vơ vét vào kho lương đòch thành thử ngay cả lái buôn cũng chết đói [có cả bệnh dòch nữa] ” 2 Người dân lại còn bò tham quan nhũng nhiễu, sưu cao thuế nặng nên có làng chết mất đến một nửa hay ba phần tư, những người còn lại thì bò bắt lính cả. Những tỉnh đòa đầu như Thanh Nghệ còn bi đát hơn. Tình hình đó không phải chỉ một vài tháng mà kéo dài nhiều năm khiến chúng ta hiểu được rằng trong hoàn cảnh nhiễu nhương, người dân gần như không còn biết gì đến những thay đổi thượng tầng mà chỉ mong đợi một chính quyền ít hà khắc. Theo số liệu do Li Tana thu thập và phỏng đoán, vào đầu thế kỷ 19, 11 đạo ở miền Bắc có tổng cộng 9,445 xã 578,400 suất đinh. 3 Cũng theo Li Tana, dân số miền Bắc ước lượng khoảng từ 5 đến 6 triệu người (tr. 171) trong khi dân số miền Nam chỉ chừng non 1 triệu (tr. 159 – 160). Những con số này dó nhiên không tuyệt đối chính xác nhất là ở Đàng Trong một số đông dân chúng thuộc các sắc tộc thiểu số vốn dó thần phục chúa Nguyễn trên danh nghóa nhưng giữ sinh hoạt kinh tế, văn hoá riêng, sống du canh di chuyển luôn luôn nên không có con số chính xác. Cũng vì thế, quân đội của chúa Nguyễn có thể chỉ bằng 1/4 quân chúa Trònh như giáo só Cristophoro Borri miêu tả 4 nhưng quân số của Tây Sơn lại lớn hơn nhiều, ngoài lực lượng trú phòng họ thường điều động được nhiều vạn quân mỗi khi có chiến tranh. Lực lượng nhà Tây Sơn cũng không phải thuần tuý lấy từ các khu vực do chúa Nguyễn kiểm soát – vốn chỉ là vùng đồng bằng dọc theo duyên hải, chủ yếu là người Kinh mà còn sử dụng được các dân tộc thiểu số và vương quốc lân cận kể cả các sắc dân ở Nam 2 Đặng Phương Nghi, Triều đại vua Quang Trung dưới mắt các nhà truyền giáo Tây phương (Một Nhóm Học Giả, Một Vài Sử Liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ) tr. 234 3 Li Tana, Nguyễn Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries tr. 171 4 Cristophoro Borri, Tường Trình Về Khu Truyền Giáo Đàng Trong 1631 tr. 50 6 Lào, Chân Lạp, Chăm. Ngoài ra họ cũng thu dụng một số lớn thương nhân trên biển trong đó chủ yếu là dân Trung Hoa lưu lạc sang các vùng Đông Nam Á. Hình thức tập hợp đó cũng phù hợp với tính chất toàn vùng khi đối chiếu với những biến cố xảy ra trong cùng thời gian đó. Mỗi khi đến nơi nào, họ cũng vơ vét tất cả tài lực, vật lực, nhân lực để dùng vào chiến tranh nên luôn luôn có một quân số đông đảo hàng chục vạn. Có thể nói, cuối thế kỷ thứ 18, toàn cõi Việt Nam bò một cuộc khủng hoảng chính trò nặng nề khi hình thức triều đình cũ không đáp ứng được những thay đổi về kinh tế và kỹ thuật. Miền Bắc, trong nhiều năm bò cô lập và không thuận tiện trong việc giao thông, thương mại nên sức mạnh kinh tế đã chuyển dần xuống phương nam. John Crawfurd, một nhà q tộc Anh trong chuyến du hành tới Việt Nam năm 1822 (thời Minh Mạng) đã nhận đònh rằng gần như toàn bộ những thành phố quan trọng của Việt Nam đều nằm dọc theo bờ biển ở Đàng Trong trong đó gồm có Hà Tiên, Saigon, Nha Trang, Phú Yên, Qui Nhơn, Hội An (Faifo), Đà Nẵng (Tourane), Huế. 5 Trong thời kỳ đó, chúa Nguyễn lại chỉ tập trung vào việc chống nhau với chúa Trònh và có mưu đồ trở thành một quốc gia độc lập, không phải thần phục nhà Lê (dù chỉ trên danh nghóa) nên chỉ đưa ra một số cải cách hình thức cho khác với Đàng Ngoài nhưng bản chất vẫn là một mô hình phong kiến không khác gì đối phương. Phong trào Tây Sơn trước đây vẫn được đánh giá như một hình thức nông dân khởi nghóa nhưng nếu đưa lăng kính lên một vò trí khác, chúng ta có thể coi như một biến chuyển tổng hợp hơn là tương tranh nội bộ của quốc gia Việt Nam. Với những tài liệu mới, nhà Tây Sơn không chỉ đại diện cho người Việt mà có rất nhiều tương đồng, vay mượn của văn minh Đông Nam Á, trong đó sức mạnh bản đòa được khai thác rộng rãi hơn, từ trang bò võ khí tân tiến của Âu Châu, cách sử dụng hải quân của Đàng Trong đến đội tượng binh của các sắc dân miền núi. Trong cơn sốt vỡ hạt đó, chúng ta thấy rằng không phải chỉ Việt Nam mới có những biến chuyển mãnh liệt mà các lân bang cũng có những đột phá tương tự, đáng kể nhất là Xiêm La và Miến Điện, chưa nói đến các quốc gia hải đảo. Nếu chúng ta tin rằng lòch sử luôn luôn chuyển đổi qua lại giữa phân và hợp thì vùng Đông Nam Á cũng đi từ những vương quốc nho nhỏ vỡ tan ra rồi sau đó một số thế lực chủ chốt tập hợp lại. Phân tranh và thống nhất chỉ là hai giai đoạn của cùng một vấn đề và có những ưu, khuyết điểm riêng của nó. Nhìn vào mặt tiếp nhận tiến bộ mới, trong khi một số quốc gia khác đã kòp thời thay đổi và du nhập văn minh thế giới thì riêng nước ta những thử thách đó bò chựng lại sau khi nhà Tây Sơn bò tiêu diệt. Triều Nguyễn tuy khai thác được ưu điểm của Đàng Trong chiến đấu giành quyền lực nhưng khi hoà bình và thống nhất rồi lại quay trở về mô hình Trung Hoa để ổn đònh xã hội khiến cho hậu nhân chỉ nhìn thấy một cuộc tương tranh, nội chiến mà quên đi tính đột phá của thời kỳ này. 5 John Crawfurd, Journal of an Embassy to the Courts of Siam and Cochin China tr. 510 7 Không phải chỉ ở đầu thế kỷ 19 nước ta mới xuất hiện một chính quyền đánh mất những cơ hội phát triển nghìn năm một thû và cố gắng triệt tiêu những nỗ lực kinh tế, văn hoá của những triều đại cũ, phủ nhận những thay đổi của bên ngoài, bưng tai bòt mắt trước xu thế mới. Lòch sử muôn đời được lập lại dù tên gọi có khác nhưng bản chất vẫn y nguyên. I. THẾ TƯƠNG TRANH LÊ – TÂY SƠN A/ Danh nghóa Phù Lê diệt Trònh Anh em Nguyễn Nhạc khi khởi nghiệp chỉ có tham vọng thay thế chúa Nguyễn ở Đàng Trong làm chủ một phương, thành một quốc gia hoàn toàn tách biệt sánh vai với miền bắc. Như chúng ta đã thấy, khi tiếp xúc với phái đoàn của người Anh để mưu tính một liên minh quân sự, Nguyễn Nhạc đã đề cập đến chủ trương của ông là “muốn kiểm soát toàn bộ bán đảo bao gồm vương quốc Cambodia tới tận Xiêm La, những tỉnh thuộc Đàng Trong cho tới tận cùng phía bắc nay đang ở trong tay của Đàng Ngoài” 6 . Rõ ràng tham vọng của người anh cả trong ba anh em Tây Sơn chỉ là thay thế vai trò của chúa Nguyễn và tiếp tục con đường Nam Tiến để bành trướng thế lực sang các nước ở Đông Nam Á. Việc đưa quân ra Bắc “phù Lê diệt Trònh” do Nguyễn Hữu Chỉnh xúi giục Nguyễn Huệ là điều mà ông không tiên liệu được. Ông chủ trương bãi bỏ chế độ vừa có vua lại có chúa và trao thực quyền lại cho nhà Lê để xây dựng một quốc gia láng giềng không đe dọa, xóa đi thế đối nghòch trong quá khứ để có hòa bình. Tính toán của ông không phải là không có lý vì thời kỳ đó hai bên ngăn cách đã mấy trăm năm, sinh hoạt, phong tục tập quá nhiều khác biệt, nhân dân không ưa đã đành mà só phu cũng chẳng thần phục, việc chiếm Bắc Hà sẽ tạo nên một gánh nặng, tốt hơn hết là trả nước lại cho nhà Lê để rảnh tay diệt nhà Nguyễn cho hết hậu hoạn. Để nhà Lê cai trò cũng tạo nên một lá chắn cho vương quốc Quảng Nam không bò cái nạn bắc xâm đe dọa trực tiếp, góp phần vào sự ổn đònh của một khu vực nội chiến lâu ngày và giải quyết một số mâu thuẫn cũ vốn dó làm vấn đề thêm phức tạp. 7 6 He was then pleased to disclose some of his future designs to me. They were no less than to subdue the Kingdom of Cambodia with the whole penisula as far as Siam, and the Provinces belonging to Cochin China to the north now in the hands of the Tonquinese. (Alastair Lamb: 1970 tr. 100) 7 Nhãn quan của Nguyễn Nhạc không hẳn là vô căn cứ vì dân chúng Bắc Hà khi đó không – hay ít nhất cũng chưa - có cảm tình với những người ở “nước Quảng Nam”, cũng không phải vì hành vi đem quân ra dẹp họ Trònh mà biết ơn họ. Đó là chưa kể thành phần quan lại, só phu và cả chính tông thất nhà Lê khi thấy một phủ chúa bò dẹp bỏ rồi thì thế nước trở thành chênh vênh, giềng mối trở nên lệch lạc. Tâm lý lệ thuộc vào chúa Trònh mấy trăm năm qua không phải một sớm một chiều mà có thể gột rửa. Có lẽ khi Nguyễn Huệ ra bắc đánh đổ họ Trònh, nhiều người vẫn nghó rằng ông sẽ là một thứ chúa mới (chính Nguyễn Huệ cũng có thể có tâm lý đó khi không bằng lòng với tước công và từ tâm lý bất mãn lúc đầu ông đã nảy ra ý đònh muốn làm vua luôn cả xứ bắc như trong những lá thư gửi Nguyễn Thiếp) nhưng vì tình thế thay đổi nên hoang mang, không biết trông cậy vào ai. Nhân só Bắc Hà thoạt tiên có thể bằng lòng với việc Nguyễn Huệ dẹp họ Trònh, trả nước lại cho vua Lê giương cao ngọn cờ chính thống nhưng 8 Giấc mộng của Nguyễn Nhạc đã hoàn tất khi ông làm vua một cõi, có riêng một triều đình ở Qui Nhơn mà người ngoại quốc gọi là nước Chàm, xem như hậu thân của vương quốc Chiêm Thành. Rất có thể cuộc khởi nghóa “nông dân” kia sở dó thành công vì anh em Tây Sơn đã đáp ứng đúng cái ước vọng của những người mong mỏi khôi phục lại một đế quốc đã mất, triều đình mà ông thành lập theo như những chứng kiến của người Âu Châu chỉ là một dạng tù trưởng lớn, đứng đầu nhiều bộ lạc nhỏ. Việc Nguyễn Huệ tự ý ra đem quân ra Bắc Hà khiến vua Thái Đức hốt hoảng nên ông đã vội vàng đem 500 thân binh ngày đêm rong ruổi ra Thăng Long để đích thân giải quyết vấn đề. Ngược lại, Nguyễn Huệ có tham vọng thay thế chúa Trònh làm một thứ “tướng quốc” cho nhà Lê và ông đã bằng lòng với việc vua Lê nhận ông làm phò mã. 8 Việc khẳng đònh rằng hai nước chỉ có tương quan ngoại giao mà không có liên hệ chính trò của Nguyễn Nhạc đã cắt đứt mọi tính toán của Nguyễn Huệ và khi hai anh em cùng về nam ắt hẳn đã xảy ra nhiều tranh chấp mãnh liệt. Theo sử nước ta, ngay khi đến kinh đô, Nguyễn Nhạc vẫn xác đònh chủ trương xây dựng một đất Bắc độc lập, dưới quyền cai trò của nhà Lê. Sau đó vài ngày, Văn Nhạc sai người xin với nhà vua (Chiêu Thống) cùng nhau hội kiến. Nhà vua xin cắt đất để khao quân. Văn Nhạc nói: “Tôi tức giận về nỗi họ Trònh uy hiếp ức chế, nên đứng ra làm việc tôn phò. Nếu đất đai không phải đến khi Vũ Văn Nhậm dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh, thiết lập một chính quyền “quân quản” ở kinh đô thì họ trở nên dè dặt hơn vì không muốn ủng hộ những người ở một nước “Quảng Nam” ra cai trò họ. Tới lúc này só phu mới thấy rằng họ phải có một sự chọn lựa, và suy đi xét lại thì nhà Tây Sơn chưa chắc gì đã hơn chúa Trònh trước đây. Việc anh em Nguyễn Huệ ra bắc rồi lại rút đi đã khiến cho người Bắc Hà phải đặt một câu hỏi về thực chất của họ và coi đó là một hành vi xâm phạm vào một trật tự xã hội vốn dó hiện hữu đã nhiều năm, đồng hóa họ với thành phần bất hảo và đã chặn đánh nhiều nơi ở Nghệ An. Quân của Nguyễn Văn Nhạc về đến Nghệ An, lúc ấy có Lê Hân, trước kia quản lãnh cơ Hậu Thắng, và Lê Đình Hoan trước kia quản lãnh cơ hữu Oai, chiêu mộ hợp tập binh phu xã Nộn Liễu, huyện Nam Đường, đón đường chẹn nơi hiểm yếu, đánh chặn ngang ở núi Đại Huệ. Giặc (tức quân Nguyễn Nhạc) tung quân tràn lên núi để đi qua, dân binh thua to, bò giặc giết hết, mười phần chết đến tám chín phần. 8 KDVSTGCM -Chính Biên – Quyển XLVI chép về việc Nguyễn Huệ ra Bắc vào yết kiến vua Lê Hiển Tông như sau: Trước đây họ Trònh chuyên giữ chính quyền trong nước, một người dân, một tấc đất đều không do quyền triều đình. Nay Văn Huệ vào triều yết, bèn xin ngày cử hành nghi lễ đại triều, dâng sổ sách binh và dân để tỏ rõ ý nghóa nhà vua nhất thống và Nguyễn Huệ tôn phò. Đến nay, nhà vua cố gượng dậy, ra ngự điện Kính Thiên nhận lễ, rồi ban hành chiếu thư về việc nhất thống để bá cáo cho trong kinh, ngoài trấn biết. Lại sách phong Văn Huệ làm Nguyên Soái Phù Chính Dực Vận Uy Quốc Công. Sau khi Văn Huệ nhận sách phong, bèn nói riêng với Hữu Chỉnh rằng: “Ta cầm vài vạn quân, đánh một trận mà bình được Bắc Hà, một tấc đất, một người dân, đều là của ta, nếu muốn xưng đế hay xưng vương việc gì mà ta không làm được? Còn như sắc mệnh nguyên soái quốc công đối với ta có hơn kém gì? Bầy tôi Bắc Hà lại muốn dùng danh vò hão để lung lạc ta hay sao? Đừng tưởng ta là người mọi rợ được chức tước ấy bèn lấy làm vinh dự đâu!”. Hữu Chỉnh biết ý Văn Huệ không mãn nguyện, bèn bí mật khuyên nhà vua đem công chúa Ngọc Hân gả cho, Văn Huệ rất bằng lòng. 9 của nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không để, nhưng nếu là đất đai của nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không lấy”. Lại ước hẹn đời đời làm láng giềng, giao hiếu với nhau. Nhà vua tin là phải, xin Văn Nhạc ở lại ít lâu để giúp đỡ, Văn Nhạc giả vờ nhận lời, sai Hữu Chỉnh chọn ngày lành cử hành đủ nghi lễ bái yết Thái Miếu. 9 Hoàng Lê Nhất Thống Chí cũng chép về việc ấy như sau: Hôm sau chúa Tây Sơn sai bầy phủ đường làm ba chỗ ngồi: chiếc sập của chúa Tây Sơn kê ở chính giữa, phía tả là ghế Hoàng Thượng, phía hữu là ghế của Bình, hai bên hai hàng giáp só đứng hầu, nghi vệ cực kỳ nghiêm chỉnh. Lễ này theo lệ hai vua gặp nhau không ai phải lạy ai. Xa giá Hoàng thượng vào đến cửa phủ, chúa Tây Sơn cắt viên quan hầu ra đón. Hoàng thượng đi bộ vào trước bệ, chúa Tây Sơn ở sập xuống đất và đứng ra phía cạnh sập tỏ ý kính lễ, rồi sai Bình xuống dưới thềm nghênh tiếp và mời Hoàng thượng vào ghế. Mọi người ngồi đoạn, chúa Tây Sơn hỏi: - Tự hoàng xuân thu năm nay bao nhiêu? Một viên tụng thần đáp thay Hoàng thượng rồi tiếp: - Đấng quốc quân họ Lê chúng tôi gặp phải họ Trònh tiếm quyền cướp thế, mũ giáp lộn ngược đã lâu. May nhờ Thánh thượng là bậc trí (chí) nhân đại nghóa, sai tướng ra quân, vì đấng quốc quân chúng tôi mà chỉnh đốn lại nếp hoàng đồ. Hiện nay đất cát nhân dân nước Nam đều do Thánh thượng gây lại. Nếu như thánh chỉ sẵn lòng thu nhận một vài quận quốc làm món khao thưởng quân lính thì đấng quốc quân chúng tôi xin vâng mệnh. Chúa Tây Sơn đáp: - Tôi nghe ngày xưa đức Thái Tổ mở mang ra nước Nam Việt, công đức thật là tầy trời. Tuy tôi ở lánh trong phía biển Nam, song cũng là đất của đức Thái Tổ khai thác. Tôi vì giận kẻ cường thần hiếp chế nhà vua nên phải làm việc tôn phù. Nếu là đất của họ Trònh, một tấc tôi cũng không để, nhưng là đất của nhà Lê, thì một tấc tôi cũng không lấy. Tôi nghó q quốc mới dẹp xong, còn có nhiều việc cần phải sửa sang nên phải ra đây giúp đỡ. Sau khi bốn phương bình đònh, anh em tôi lại về nước tôi. Chỉ mong Tự hoàng nhức nhổ giềng mối triều đình, giữ yên bờ cõi, để cùng nước tôi đời đời kết nghóa láng giềng, đó là phúc của hai nước. 10 Theo miêu tả, chúng ta cũng thấy được Nguyễn Nhạc đã không coi Lê Duy Kỳ ngang hàng với mình mà chỉ xem như ngang với Nguyễn Huệ. Ông cũng đối xử ra vẻ tròch 9 KDVSTGCM-Chính Biên - Quyển XLVI 10 Ngô Thời Chí, Hoàng Lê Nhất Thống Chí tr. 117-8 10 . tiêu – nhưng không còn là chủ động, chủ mưu. 1 Ngô Gia Văn Phái, Hoàng Lê Nhất Thống Chí tr. 321-2 4 Tìm hiểu tiền nhân, hậu quả của việc Thanh đình động binh, đặt sự kiện vào trong bối. trong kế hoạch bành trướng của Trung Hoa, đáp ứng đúng tham vọng cá nhân của vua Cao Tông và Tôn Só Nghò nên Thanh triều đã chủ động can qua. Việc phù Lê chỉ là cái cớ, mà việc gào khóc xin cứu. nước, một người dân, một tấc đất đều không do quyền triều đình. Nay Văn Huệ vào triều yết, bèn xin ngày cử hành nghi lễ đại triều, dâng sổ sách binh và dân để tỏ rõ ý nghóa nhà vua nhất thống và

Ngày đăng: 20/04/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan