CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH

118 802 15
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài nghiên cứu khoa học TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHÓA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN  ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS.NGUYỄN NGỌC SƠN Sinh viên thực hiện : ĐẶNG THỊ VÂN ANH LÊ THỊ THANH HOA TẠ THỊ THU THẢO LƯU THỊ PHƯƠNG THẢO Lớp : KẾ HOẠCH 49A Hà nội , Tháng 6/ 2010 Đề tài nghiên cứu khoa học MỤC LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 1  1 Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế với một xuất phát điểm bất bình đẳng về thu nhập thấp, bởi vì trong thể chế kinh tế cũ, đại bộ phận dân chúng có mức sống đồng đều thấp. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống dân chúng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nhanh, mức độ bất bình đẳng về thu nhập cũng tăng. Vì vậy, việc giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập đang được đặc biệt quan tâm. Không thể lựa chọn một xã hội không tăng trưởng cũng như không thể lựa chọn một xã hội bất bình đẳng cao. Cân bằng giữa hai yếu tố này phản ánh sự lựa chọn chính trị của người lãnh đạo cũng như yêu cầu của xã hội Việt Nam hiện nay 77 Đề tài nghiên cứu khoa học ĐỀ TÀI: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM KHI TRỞ THÀNH NƯỚC CÓ THU NHẬP TRUNG BÌNH PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài: Cuối tháng 12/2009, Việt Nam chính thức được WB công nhận là nước có thu nhập trung bình ( 1052 USD/ng/năm). Đây là thời mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho kinh tế nước ta. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong hơn 15 năm qua phần lớn là dựa vào nguồn lực bên ngoài, nguồn tài nguyên sẵn có và nguồn lao động dồi dào nhưng thiếu kỹ năng,đặc biệt hơn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm và sự gia tăng sức mua từ các nước khác đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong khi nguồn nội lực vẫn chưa được phát huy theo đúng nghĩa của thuật ngữ “phát triển”. Nếu không có cái nhìn toàn diện và nghiêm túc về vấn đề này thì sự phụ thuộc chủ yếu vào bên ngoài có thể giúp Việt Nam tăng trưởng tới mức thu nhập trung bình, thậm chí trung bình cao nhưng rất có thể chỉ “giẫm chân” ở đó, hay nói cách khác là rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Thái Lan, Malaysia… là những ví dụ điển hình cho sự mắc kẹt này . Vì vậy, nhóm em chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm tìm ra những cơ hội, thách thức của Việt Nam khi bước vào ngưỡng cửa của nước thu nhập trung bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp để Việt Nam tận dụng những cơ hội có được và vượt qua những thách thức để tránh “bẫy thu nhập trung bình”. 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu cụ thể - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình. - Phân tích bẫy TNTB mà Việt Nam có nguy cơ mắc phải - Đưa ra giải pháp để VN tận dụng những cơ hội có được và vượt qua thách thức dựa trên nguồn lực có sẵn 2.2.Mục tiêu tổng quát 1 Đề tài nghiên cứu khoa học - Giúp Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình 3.Tính cấp thiết của đề tài - Khái niệm bẫy thu nhập trung bình là mới ,các nguy cơ và thách thức đối với Việt Nam cũng là mới xuất hiện . - Thuật ngữ : “bẫy thu nhập TB” đã được biết đến từ lâu nhưng nó chỉ được nhắc đến thường xuyên khi Việt Nam chính thức bước vào nước có thu nhập bình quân đầu người vượt ngưỡng 1000USD/người/năm. Đây là vấn đề hiện đang mang tính thời sự. Đã có nhiều cuộc hội thảo về “ bẫy thu nhập trung bình” như: - Ngày 18/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Quốc tế "Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam" do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS) và Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) tổ chức. - Buổi Tọa đàm “Kinh tế Việt Nam năm 2009 và triển vọng năm 2010”, do Hội doanh nhân trẻ TP.HCM tổ chức cuối tuần qua, có nhắc đến vấn đề đáng lưu ý: Làm thế nào để Việt Nam thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và vươn lên con Rồng châu Á? - Việt Nam có thể sẽ sa vào “bẫy” thu nhập trung bình đang giăng sẵn trên con đường phát triển phía trước.Đó là khuyến nghị của một số học giả, nhà kinh tế hàng đầu trong cuộc hội thảo với bốn văn phòng Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Chủ tịch nước tại Hà Nội - Ngày 19-3, tại Hội thảo về Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam đến năm 2020, các chuyên gia đã đưa ra lời cảnh báo: liệu Việt Nam có thoát khỏi cái bẫy của “nước thu nhập trung bình”, dẫm chân tại chỗ sau Công nghiệp hóa hay không? Tuy Việt Nam mới bước vào nhóm nước có TNTB, nhưng nguy cơ mắc bẫy là rất lớn, vì vậy mà có rất nhiều cuộc hội thảo mới được mở ra, nhưng trong các cuộc hội thảo đó, chỉ mới nêu ra những giải pháp mang tính chất rất chung chung nhưng lại đem áp dụng cho nhiều nước mắc bẫy khác nhau với điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể, giải pháp trọng tâm phù hợp với điều kiện Việt Nam để tránh lãng phí nguồn lực mà vẫn “tránh bẫy” có hiệu quả. 2 Đề tài nghiên cứu khoa học Với mong muốn phân tích sâu hơn, rõ hơn để biết được thế mạnh của Việt Nam là gì, từ đó nắm bắt những cơ hội và hạn chế những rủi ro từ những thách thức gặp phải khi trở thành nước TNTB. Vì vậy mà nhóm em đã lựa chọn đề tài : “Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình” 4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: cơ hội, thách thức và giải pháp để Việt Nam tránh “bẫy thu nhập trung bình” - Phạm vi nghiên cứu: nền kinh tế Việt Nam với số liệu từ năm 2009 trở về trước 5.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp , logic. PHẦN 2 : NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÁC NƯỚC THU NHẬP TRUNG BÌNH. I. Sự phân loại của các nước trên thế giới 1. Hệ thống phân loại của WB ( Ngân hàng Thế Giới) 3 Đề tài nghiên cứu khoa học Ngân hàng Thế Giới phân loại các nước dựa vào GNI bình quân đầu người trên năm ( GNI/người/năm) WB đã phân loại các nước năm 2009/2010 thành các nhóm nước/vùng lãnh thổ theo mức GNI năm 2008: (1) Nhóm nước có thu nhập thấp (có GNI dưới 975 Đô la Mỹ/người); (2) Nhóm nước có thu nhập trung bình (có GNI từ khoảng 976 Đô la Mỹ/người đến 11.905 Đô la Mỹ/người, trong đó có hai phân nhóm trung bình thấp từ 3.855 Đô la Mỹ/người trở xuống và trung bình cao); (3) Nhóm nước có thu nhập cao (trên 11.906 Đô la Mỹ/người). Như vậy, trong phân loại năm 2010 dựa vào số liệu GNI 2008, Việt Nam chưa thuộc nhóm nước thu nhập trung bình (890 Đô la Mỹ/người so mức ít nhất là 975 Đô la Mỹ/người), mà mới chỉ bằng 91,3% của ngưỡng trên của nhóm nước thu nhập thấp. Cuối tháng 12/2009, Việt Nam chính thức được WB công nhận là nước có thu nhập trung bình ( 1052 USD/ng/năm). Bảng 1.1.1.1: Phân loại thu nhập của WB Nhóm nước Tiêu chuẩn 2005 (Ng $) Tiêu chuẩn 2006 (Ng $) Tiêu chuẩn 2007 (Ng $) Tiêu chuẩn 2008 ( Ng $) Tiêu chuẩn 2009/2010 (Ng $) 4 Đề tài nghiên cứu khoa học TN thấp < 875 < 905 < 935 < 975 <975 Việt Nam 620 700 790 890 1036 TN TB thấp < 3465 < 3595 < 3705 < 3855 < 3855 TN TB cao < 10725 < 11115 < 11455 < 11906 < 11906 TN cao > 10725 > 11115 > 11455 >11906 >11906 Số liệu của Ngân hàng Thế Giới năm 2005-2009 Theo đó, Việt Nam đã đạt thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD và được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp 2. Hệ thống phân loại của UNDP ( Chương trình phát triển Liên hiệp quốc) Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình, tỷ lệ biết chữ, giáo dục và các tiêu chuẩn cuộc sống các quốc gia trên thế giới. Nó là chỉ số tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi trẻ em. HDI còn được sử dụng để đánh giá một quốc gia là nước phát triển, nước đang phát triển và nước kém phát triển. . Do vậy, từ khi xuất hiện khái niệm HDI thì đây được xem là chỉ số để xếp hạng các nước theo trình độ phát triển kinh tế xã hội thay thế chỉ số GNI bình quân đầu người Các quốc gia được xếp vào ba nhóm chính là nhóm có chỉ số HDI: cao, trung bình và thấp. Bảng phân loại chỉ số HDI của các quốc gia : Bảng 1.1.2.1: phân loại thu nhập theo UNDP Phân loại Nhóm nước HDI Các nước có HDI rất cao Thu nhập rất cao Từ 0,9 trở lên Các nước HDI cao Thu nhập cao Từ 0,8 đến dưới 0,9 5 Đề tài nghiên cứu khoa học Các nước HDI trung bình Thu nhập trung bình Từ 0,5 đến dưới 0,8 Các nước có HDI thấp Thu nhập thấp Dưới 0,5 (Nguồn: UN, List of coutries by Human Development Index, 2009 ) Bảng 1.1.2.2: phân chia HDI theo vùng miền và nhóm nước STT Vùng miền hoặc nhóm quốc gia HDI Cao 1 Các nước OECD thu nhập cao 0,95 2 Các nước OECD 0,925 3 Trung và Đông Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập 0,814 4 Mỹ Latin và Vùng Caribe 0,810 Trung bình 5 Châu Á-Thái Bình Dương|Đông Á và Thái Bình Dương 0,762 Thế giới 0,747 6 Thế giới Ả rập 0,713 7 Các nước đang phát triển 0,688 8 Nam Á 0,606 Thấp 9 Châu Phi hạ Sahara 0,495 10 Các quốc gia kém phát triển nhất 0,480 Trong số 182 thành viên Liên Hiệp Quốc, Na Uy đã được xếp đầu. Đứng hàng thứ 181 là Afghanistan và hạng chót, 182 là Niger. Bảng 1.1.2.3: Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2007 Báo cáo HDI 6 Đề tài nghiên cứu khoa học Năm Tính cho Giá trị chỉ số phát triển con người Thứ hạng so với các nước có trong báo Thứ hạng so với các nước trong báo 1995 1993 0,539 120/174 54/174 1996 1994 0,54 121/174 53/174 1997 1995 0,557 121/175 54/174 1998 1996 0,56 122/174 52/174 1999 1997 0,644 110/174 64/174 2000 1998 0,671 108/174 66/174 2001 1999 0,682 101/162 61/162 2002 2000 0,688 109/173 64/173 2003 2001 0,688 109/175 66/175 2004 2002 0,691 112/177 65/177 2005 2003 0,704 108/177 69/177 2006 2004 0,709 109/177 68/177 2007 2005 0,733 105/177 72/177 2008 2006 0,718 114/179 65/179 2009 2007 0,725 116/182 66/182 ( Nguồn: Báo cáo phát triển con người từ năm 1995 đến 2009 của UNDI) Như vậy rên tổng số 182 thành viên Liên Hiệp Quốc Việt Nam đứng hàng thứ 116 trong bảng xếp hạng về chỉ số phát triển con người. Trong bảng xếp hạng 2007-2008, Việt Nam xếp thứ 105 trong tổng số 177 quốc gia được xem xét. Việt Nam nằm trong nhóm có mức phát triển trung bình, với 0,725 điểm. Trong bảng xếp hạng 2007-2008, Việt Nam được 0,733. 3. Hệ thống phân loại của UN ( Liên hiệp quốc) UN phân loại thu nhập các quốc gia theo GDP bình quân đầu người theo PPP Phân loại như sau: (1) Nhóm 1 là các nước có thu nhập thấp, chậm phát triển, hoặc chậm phát triển nhất (LDC) có 50 nước (không có Việt Nam). (2) Nhóm 2 là các nước đang phát triển là các nước có thu nhập bình quân đầu người từ 765 đến 9.385 USD. Nhóm này chia thành 3 nhóm nhỏ: nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp là những nước có thu nhập bình quân đầu người dưới 765 USD (Việt 7 Đề tài nghiên cứu khoa học Nam thuộc nhóm này); nhóm các nước đang phát triển có thu nhập trung bình là các nước có thu nhập bình quân đầu người từ 766-9.385 USD, gồm các nước có thu nhập trung bình thấp (766- 3.035 USD/người) và những nước có thu nhập trung bình cao (3.036- 9.385 USD/ người); các nước đang phát triển có thu nhập cao (trên 9.385 USD/người); các nước đang phát triển có thu nhập cao (trên 9.386 USD/ người) - tuy mức cao, nhưng không được gọi là nước đã công nghiệp hóa vì trình độ dân trí còn thấp, mức thu nhập cao chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên dầu mỏ. Nhìn bản đồ dưới đây ta có thể phân biệt được mức thu nhập của từng vùng xếp vào thu nhập nào. 4. Hệ thống phân chia theo OECD ( phân theo trình độ phát triển kinh tế) 8 [...]... loại thành: - Các nước kém phát triển(LDCs): >130 nước - Nước xuấtKhẩu dầumỏ (OPEC): 13 nước - Công nghiệp mới (NICs): 11 nước - Các nước phát triển(DCs): 34 nước OECD và G8 II Các nước thu nhập trung bình và những đặc trưng cơ bản của các nước thu nhập trung bình 1 Các nước thu nhập trung bình Ở đây ta sẽ dựa vào cách phân loại của Ngân Hàng Thế Giới theo GNI/người/năm, các nước đạt thu nhập trung bình. .. bình Thu t ngữ “bẫy thu nhập trung bình (Middle-Income Trap) dùng để chỉ tình trạng một số nước sau khi đã thoát được ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình, song dừng lại ở đó rất lâu, không vươn lên được ngưỡng nước có thu nhập cao Như vậy, theo cách hiểu phổ biến hiện nay, một nước bị mắc kẹt vào bẫy thu nhập trung bình có nghĩa là nước ấy sau khi đạt... nhập trung bình như Thái lan, Malaysia Việc Việt Nam từ một nước nghèo, có thu nhập thấp trở thành một nước có thu nhập trung bình đã là một kết quả rất đáng trân trọng thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong vòng nhiều năm Nhưng chúng ta cần phải nhìn lại và xem mức thu nhập đó 16 Đề tài nghiên cứu khoa học có được dựa trên kết quả nào và trong tương lai, chúng ta sẽ có thể vượt lên được cái “bẫy” thu nhập. .. những nước có thể có bứt phá Một số nước Trung Đông cũng có tốc độ tăng trưởng tốt trong một thời gian dài Peru và vài nước Mỹ Latinh khác cũng được kỳ vọng trong những năm 70-80 Nhưng đến nay, các nước này vẫn kẹt lại trong bẫy thu nhập trung bình Thực tế là nửa thế kỷ qua, trừ Ireland, Singapore và Hongkong, không có nước nào phá được bẫy thu nhập trung bình và đạt tới thành công như Hàn quốc và Đài... loại hóc búa nhất bởi các nước ở ngưỡng như Việt Nam cần ít nhất 50 năm để vươn lên, thoát khỏi mức thu nhập thấp nếu mắc 17 Đề tài nghiên cứu khoa học vào Chúng ta sẽ sa vào bẫy thu nhập trung bình, vì không tận dụng được cơ hội khủng hoảng để phát triển Trên thực tế, chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội và bây giờ khó có thể tận dụng được cơ hội như thế Việt Nam đang gặp 4 thách thức lớn là giải quyết... các nước Đông Á và Đông Nam Á và Châu Mỹ La Tinh trong bảng dưới đây: Các nước có thu nhập trung bình khu vực Đông Nam Á, Châu Mỹ La Tinh Biểu đồ GNI per capita ( Nghìn $) năm 2008 của các quốc gia có thu nhập trung bình được WB công nhận: Biểu đố 1.2.1.1 : Các nước Đông Nam Á 9 Đề tài nghiên cứu khoa học Nguồn : Ngân hàng Thế Giới Các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa có quốc gia nào được xếp vào nước. .. là những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan Nguyên do là các nước này không nhận thức và tạo ra được thể chế khuyến khích vốn con người dẫn đến tăng trưởng sẽ chậm lại Những thách thức đối với Việt Nam trước vấn đề này là già hoá dân số trong bối cảnh thu nhập còn thấp Thực tế, có nhiều nền kinh tế ở châu Á từ nghèo chuyển thành có thu nhập trung bình nhưng có rất ít... bẫy thu nhập trung bình mà các nước đang gặp phải Việt Nam đã đạt đến một mức phát triển mà tại đó tăng trưởng hướng tới mức thu nhập cao hơn sẽ không thể được bảo đảm nếu như không đổi mới quá trình hoạch định chính sách nhằm phát huy tiềm năng đầy đủ của đất nước Sự phụ thu c chủ yếu vào bên ngoài có thể giúp Việt Nam tăng trưởng tới mức thu nhập trung bình, thậm chí trung bình cao nhưng rất có. .. và điều hành đất nước phải quan tâm hàng đầu, nhưng luôn là bài toán khó cho mọi quốc gia, nhất là nước ta đang còn thu c nhóm nước thu nhập trung bình và thu nhập thấp Do đó vấn đề đặt ra là phải cân đối tích lũy và tiêu dùng sao cho hợp lý nhất, hiệu quả nhất, trong đó đặc biệt chú ý tới đầu tư công III Bẫy thu nhập trung bình và kinh nghiệm của một số quốc gia 1 Khái niệm về bẫy thu nhâp trung bình. .. rằng, hầu hết các nước thu c Châu Mỹ La Tinh đều thu c nhóm nước có thu nhập trung bình ( trừ Mexico), nhưng họ đều bị mắc kẹt ở đó và đó chính là bẫy thu nhập trung bình mà rất nhiều quốc gia gặp phải, giường như có một trần thủy tinh nào đó đã ngăn cách họ với thế giới bên ngoài Cho tới thời điểm hiện nay chỉ có Mexico là nước NICs đã vượt qua được cái bẫy này với mức thu nhập bình quân đầu người . tài : Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi trở thành nước thu nhập trung bình 4 .Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: cơ hội, thách thức và giải pháp để Việt Nam tránh. Đã có nhiều cuộc hội thảo về “ bẫy thu nhập trung bình như: - Ngày 18/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Quốc tế "Vượt qua bẫy thu nhập trung bình: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam& quot;. Giúp Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình 3.Tính cấp thiết của đề tài - Khái niệm bẫy thu nhập trung bình là mới ,các nguy cơ và thách thức đối với Việt Nam cũng là mới xuất hiện . - Thu t

Ngày đăng: 20/04/2015, 00:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

  • 

  • Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế với một xuất phát điểm bất bình đẳng về thu nhập thấp, bởi vì trong thể chế kinh tế cũ, đại bộ phận dân chúng có mức sống đồng đều thấp. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống dân chúng. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng nhanh, mức độ bất bình đẳng về thu nhập cũng tăng. Vì vậy, việc giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập đang được đặc biệt quan tâm. Không thể lựa chọn một xã hội không tăng trưởng cũng như không thể lựa chọn một xã hội bất bình đẳng cao. Cân bằng giữa hai yếu tố này phản ánh sự lựa chọn chính trị của người lãnh đạo cũng như yêu cầu của xã hội Việt Nam hiện nay.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan