Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU

94 3.7K 4
Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ấn Độ là quốc gia nằm ở Nam Á với lãnh thổ rộng lớn, hai bên giáp biển, cạnh phía Bắc nối với châu Á, nhưng lại ngăn cách bởi dãy núi cao nhất thế giới - dãy Himalaya, nờn cũn được gọi là Tiểu lục địa Nam Á. Diện tích Ấn Độ hơn 3 triệu km 2 , dân số đứng thứ hai thế giới. Ấn Độ là đất nước của những tương phản về địa hỡnh, khí hậu, chủng tộc, ngôn ngữ đồng thời là một quốc gia thống nhất trong đa dạng. Phía Nam dãy núi Hinmalaya quanh năm tuyết phủ là sa mạc Thar cháy bỏng, giáp với miền Bengal mưa nhiều nhưng rất phì nhiêu và dân cư đông đúc là cao nguyên Dekkan đất rộng người thưa, khô cằn sỏi đá. Trong lịch sử có thời điểm Ấn Độ bị chia xẻ thành 600 tiểu quốc khác nhau với hàng nghìn phương ngữ và thổ ngữ, cùng những khác biệt về tôn giáo. Tuy nhiên, trong suốt quá trình chiều dài lịch sử, Ấn Độ là một chỉnh thể thống nhất. Chất keo kết dính ở đây chính là nền văn hoá Ấn Độ được thể hiện qua các truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc cũng như đời sống tâm linh, phong tục tập quán, kinh sách và sử thi. Ấn Độ cũn là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, những tư tưởng triết học ra đời sớm và đạt được nhiều thành tựu. Max Muller học giả, nhà phương đông học nổi tiếng đã nói “Nếu chúng ta phải tỡm trờn toàn thế giới một nước được trời phú nhiều nhất về của cải, sức mạnh và vẻ đẹp thiên nhiên - trên một số điểm có thể coi là thiên đường trên mặt đất - thỡ tụi chỉ ngay vào Ấn Độ. Nếu tôi được hỏi dưới bầu trời nào trí óc con người đã phát triển một cách đầy đủ nhất những năng khiếu hoàn hảo nhất của mỡnh, đó suy tư sâu sắc nhất về những vấn đề lớn nhất của cuộc sống, và đã tìm ra lời giải của một vài vấn đề trờn…thỡ tụi sẽ chỉ vào Ấn Độ” [7; 180,181] 1 Muốn hiểu được lịch sử Ấn Độ đều cần tìm hiểu và nghiên cứu các thư tịch cổ đặc biệt là bộ luật Manu vì đõy được coi là cuốn từ điển bách khoa về các kiến thức chung, về mọi mặt trong đời sống Ấn Độ cổ đại. Trên thế giới, luật Manu đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau để nghiên cứu. Không giống với nhiều bộ luật cổ khác trên thế giới, Manu không đơn thuần là việc đưa ra các quy định, quy tắc, hình phạt nghiêm khắc mà còn là một tác phẩm Hindu giáo mang đầy tính nhõn văn, khoa học thậm chí là cả sự tiến bộ đi trước thời đại. Giá trị của luật Manu không chỉ có ý nghĩa ở thời đại của nó mà còn có tầm ảnh hưởng tới nhiều bộ luật khác sau này ở Ấn Độ. Một trong những nội dung quan trọng trong bộ luật Manu đó là chế độ đẳng cấp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Việt Nam thông qua tìm hiểu bộ luật Manu còn thiếu tính hệ thống và đầy đủ. Chế độ đẳng cấp Ấn Độ thường được khai thác thông qua việc nghiên cứu dựa trên nhiều cơ sở, ngoài luật Manu cũn cú tôn giáo, chính trị, xã hội vv. Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu riêng về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ thông qua bộ luật Manu. Do đó, mục đớch chủ yếu của đề tài này nhằm tìm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua bộ luật Manu. Việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ giúp hiểu sõu sắc hơn về lịch sử Ấn Độ cổ đại nói riêng mà còn biết thêm về những truyền thống văn hoá tốt đẹp của Ấn Độ nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Trên thế giới, luật Manu là một trong những thư tịch cổ tiếng Phạn đầu tiên được dịch sang các ngôn ngữ châu Âu. Bản dịch đầu tiên được xuất bản ở Calcutta năm 1794, là bản dịch của William Jones - một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên của ngành Ấn Độ học. Hiện nay, trên tượng của ông trên đường Paul’s Cathedral, London người ta vẫn thấy ông cầm một bản dịch của luật Manu. Năm 1797, Bản dịch của W. Jones được J.Chr.Huttner 2 dịch và xuất bản bằng tiếng Đức. Sang đầu thế kỉ XIX luật Manu nhanh chóng được dịch phổ biến bằng nhiều thứ tiếng khác nhau như: Pháp, Đức, Nga, Bồ Đào Nha… Ở Pháp, năm 1833 A. Loiseleur - Deslongchamps xuất bản bản dịch luật Manu đầu tiên bằng tiếng Pháp có tên Lois de Manu. Đến năm 1893, G. Strehly cũng dịch xuất bản cuốn Les Lois de Manu. Ở Đức, học giả Julius Jolly cho xuất bản bản dịch hai chương VIII và IX của luật Manu trong cuốn Zeitschrift fur vergleichende Retchtswissenschaft vào năm 1882. Bằng tiếng Bồ có bản dịch của G. Pauthier xuất bản ở Goa năm 1859. Năm 1913, bản dịch luật Manu bằng tiếng Nga của S.D. Elmanovich được xuất bản ở St. Petersburg. Tuy nhiên, bản dịch lớn và đầy đủ nhất vào thế kỷ XIX là của F.Max Muller in trong tuyển tập Những quyển sách tôn giáo của phương Đông (Scared Books of the East) xuất bản ở Oxford năm 1886 [37;19]. Tuy nhiên, những bản dịch tiếng Anh được giới nghiên cứu đánh giá cao là The ordinances of Manu của A.C Burnell và E.W Hopkins và The Laws of Manu của G. Buller xuất bản lần đầu ở Oxford vào năm 1886. Sang thế kỷ XX, Những bản dịch về luật Manu xuất hiện nhiều và có sự khác biệt so với trước thể hiện ở chỗ; các bản dịch chi tiết hơn, có thêm những chú thích, bình luận và đánh giá về nội dung của bộ luật. Năm 1975, J.D.M Derret xuất bản cuốn Manusastravivarna gồm hai tập. Năm 1991, Wendu Doniger (giáo sư lịch sử tôn giáo ở đại học Chicago) và Brian. K. Smith (giáo sư lịch sử và nghiên cứu tôn giáo đại học California) ra mắt cuốn The Laws of Manu xuất bản ở Basu Mudran, Kolkata. Trong tác phẩm này ngoài nội dung 12 chương của luật Manu với 2685 cõu dịch thì tác giả còn trình bày lịch sử quá trình dịch Manu sang các ngôn ngữ chõu Âu, tầm quan trọng của bộ luật đối với những nhà nghiên cứu, về những ý kiến xung quanh bản dịch của Buller, những ý kiến đánh giá khác nhau về bộ luật. Năm 2006, Patrick Ollive công bố bản dịch luật Manu bằng tiếng Anh trong 3 Manu’s Code of Law - A critical edition and translation of the Manava Dharmasastra tại Oxford University Press. Tác giả giải thích về cấu trúc, nguồn gốc cũng như nền tảng xã hội, chính trị của các luận thuyết trong Manu, bàn luận nhiều vấn đề liên quan đến những mõu thuẫn trong Manu, về tính tôn giáo trong cấu trúc bộ luật chứ không chỉ là những truyền thuyết về cái tên Manu. Tác giả cũng bàn luận về việc dùng Manavadharmasastra hay Manu smriti để gọi bộ luật…Đõy là công trình nghiên cứu tỉ mỉ 53 bản dịch và viết tay của 12 tác giả và nghiên cứu 38 bản dịch tiếng nước ngoài. Ngoài ra, tác giả cũn đưa ra những nhận xét, đánh giá khá chi tiết về nội dung của bộ luật và trở thành công trình nghiên cứu được đánh giá rất cao. Về việc nghiên cứu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại có một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu là cuốn “Caste system in Indian” của Ekta Sings xuất bản năm 2009. Tác giả đề cập đến quá trình hình thành chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ và sự biến đổi của nó trong lịch sử. Ngoài ra, có thể kể đến cuốn “Caste today” của Taya Zinkin xuất bản tại Oxford univesity press năm 1962. Tác giả đề cập chủ yếu đến sự biến đổi và thực tại của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, thực tế chưa có một công trình nào tìm hiểu chi tiết về luật Manu cũng như chế độ đẳng cấp. Việc khai thác luật Manu chủ yếu ở một vài khớa cạnh nhằm tỡm hiểu chung về lịch sử Ấn Độ. Tuy nhiên, việc tỡm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu cũng được đề cập trong nhiều cuốn sách như Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant do Nguyễn Hiến Lê dịch; Lịch sử văn minh thế giới của GS. Vũ Dương Ninh; Lịch sử văn minh thế giới của Lê Phụng Hoàng; Tỡm hiểu văn hoá Ấn Độ của PGS Nguyễn Thừa Hỷ vv trong các cuốn sách này luật Manu cũng như chế độ đẳng cấp chỉ được nhắc tới rất sơ lược. Cụ thể và rõ ràng nhất về Manu là trong cuốn Almanach những nền văn minh thế giới do NXB Văn hoá thông tin biên soạn có nói đến thời gian tồn tại của bộ luật, số chương và 4 nội dung khái quát của bộ luật song không mang tính chất của một công trình nghiên cứu và không đề cập nhiều đến chế độ đẳng cấp. 3. Nguồn tài liệu Việc nghiên cứu đề tài này chủ yếu được dựa trên các nguồn tài liệu chính sau đõy: Tham khảo các bộ luật Manu bản dịch tiếng Anh của các tác giả Wendu Doniger và Brian. K. Smith trong The Laws of Manu xuất bản ở Basu Mudran, Kolkata, 1991, bản dịch tiếng việt của Lương Hạnh Nguyên - GS Lương Ninh hiệu đính. Bản dịch của G. Buller, Motilal Banarsidass Pub, 1993 (tái bản). Almanach những nền văn minh thế giới của NXB Văn hoá thông tin Hà Nội, Lịch sử văn hoá thế giới cổ trung đại của NXB Giáo dục Hà Nội, Tìm hiểu văn hoỏ Ấn Độ của Nguyễn Thừa Hỷ, Lịch sử văn minh Ấn Độ của Will Durant do Nguyễn Hiến Lê dịch…vv và tư liệu từ một số báo điện tử như Việt báo, VnExpress. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp lụgic. Trong đó việc đặt tác phẩm lịch sử vào hoàn cảnh cụ thể để đánh giá là rất cần thiết, nếu không sẽ có những kết luận sai lệch, không đúng đắn. Phương pháp xử lý tư liệu cũng được sử dụng khá chặt chẽ trong việc nghiên cứu đề tài này vì xung quanh vấn đề nghiên cứu có rất nhiều những ý kiến khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Thêm nữa, việc tham khảo các tác phẩm nước ngoài (tiếng Anh), các bản dịch khác nhau của luật Manu là hết sức cần thiết để hiểu sâu sắc hơn nội dung bộ luật. 5. Phạm vi nghiên cứu Manu là một bộ luật chứa đựng nhiều vấn đề lớn, với khả năng của một học viên cao học, đề tài này chỉ đề cập riêng về việc tìm hiểu chế độ 5 đẳng cõp Ấn Độ cổ đại qua Manu. Trong đó, nhấn mạnh đến quan niệm của Manu nói riêng, Hindu giáo nói chung về chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại ở các khía cạnh tìm hiểu như: Nguồn gốc, vai trò, địa vị, quan hệ xã hội của các đẳng cấp… 6. Đóng góp của đề tài Đóng góp lớn nhất của đề tài là làm sáng tỏ bộ luật Manu về chế độ đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại qua bộ luật Manu- điều mà chưa có một công trình tiếng Việt nào nghiên cứu thật sự đầy đủ và công phu. Qua đó, thấy được giá trị khoa học của luật Manu và những truyền thống tôn giáo và văn hoá tốt đẹp của văn minh Ấn Độ từ xưa đến nay. Một đóng góp khác nữa khi nghiên cứu đề tài này là lần đầu tiên khai thác thác tương đối đầy đủ về chế độ đẳng cấp thông qua từ một tư liệu gốc - bộ luật Manu, một trong những thư tịch cổ nhất còn lại đến nay ở Ấn Độ và trên thế giới. Công trình nghiên cứu còn góp phần tìm hiểu thêm về lịch sử Ấn Độ cổ đại. 6 Chương I KHÁI QUÁT VỀ BỘ LUẬT MANU 1.1. Nguồn gốc tên gọi bộ luật Ấn Độ là một trong những nền văn minh ra đời sớm của nhõn loại, gắn liền với quá trình hình thành và ra đời xã hội có giai cấp và nhà nước. Điều đặc biệt ở chỗ luật pháp nhà nước Ấn Độ cổ đại là sự phức hợp của quy chế đẳng cấp, giáo lý, lễ nghi tôn giáo và tập quán, góp phần điều chỉnh lối sống và quan hệ xã hội của mỗi thành viên trong xã hội. Từ giữa thiên niên kỷ II TCN, tiếp theo giai đoạn công xã nguyên thuỷ, ở Ấn Độ đã xuất hiện hình thái xã hội mới - xã hội có giai cấp và nhà nước. Cùng với sự biến đổi đó, chế độ đẳng cấp đặc biệt được hình thành - chế độ chủng tớnh Varna. Để đảm bảo cho sự tồn tại của nhà nước và quyền lợi của đẳng cấp trên thì ngoài việc hoàn thiện, củng cố bộ máy hành chính, xõy dựng quõn đội, thiết lập toà án xét xử thì các Raja (vua Ấn Độ) còn chú trọng tạo ra các luật lệ để quản lý xã hội. Dưới các triều vua Hồi, luật pháp chỉ biểu lộ ý muốn của nhà vua còn dưới thời các vua Ấn thì luật pháp phức tạp hơn bao gồm các sắc lệnh của nhà vua, các tục lệ trong xóm làng và các quy tắc của hệ thống đẳng cấp Varna. Không có một bộ luật nào áp dụng cho toàn thể Ấn Độ. Trong đời sống hàng ngày họ thường dùng bộ Dharmasastras là những cuốn viết tay, trong đó các luật lệ và bổn phận của các đẳng cấp được đặt thành vè và do các tu sĩ Bàlamụn (Brahman) soạn thảo. Manu được coi là bộ luật cổ nhất. Theo truyền thuyết, Manu là một nhà hiền triết lớn của Ấn Độ, là ông tổ của phỏi Bàlamụn ở Manava gần Delhi, người ta coi ông là một vị thần được thần Brhama trao tận tay bộ luật mang tờn ụng. Luật Manu được biết dưới hai cái tên là Manusmriti và Manavadharmasastra. Manusmriti không chứa từ dharma, còn Manavadharmasastra thỡ có. Với tên Manusmriti, từ 7 smriti còn là tên gọi một loại tác phẩm Hindu giáo nghĩa là kệ, để phân biệt với sruti - nghĩa là kinh. Trong tên Manavadharmasastra, sastra có thể được hiểu là “những luật lệ”, nhưng cũng được coi là “dạy học”, “khoa học”, “luận thuyết”. Cách dịch phổ biến nhất của từ này là “luật lệ”. Sastra theo cách dịch của người Anh là “luật” hay “luật lệ” khi sang thống trị Ấn Độ với mong muốn là dựng đú làm công cụ quản lý người dân Ấn theo Hindu giáo, vì vậy mà được gọi là luật Manu. Manu còn có chức năng như một cuốn sách triết học, một tác phẩm tôn giáo chứa đựng những quy luật phức tạp của thế giới loài người. Dù gọi thế nào thỡ đõy cũng là sản phẩm tuyệt vời nhất của những nhà hiền triết Ấn Độ xưa, tên Manu có thể là một nhà hiền triết thật theo như truyền thuyết và cũng có thể chỉ là tên gọi tượng trưng để phân biệt với các smriti khác của Gautama hay Yajnavalkya… Manu còn có nghĩa là “một người uyờn bỏc”, Manu cũng là tên của một vị vua mà theo huyền thoại là “thuỷ tổ của loài người”. Như vậy, từ tác phẩm gốc là bộ Manavadharmasastra đồ sộ gồm hàng trăm nghìn câu thơ, hàng nghìn chương, rồi được các nhà hiền triết khác (như Narada, Sumati và Bhrigu) rút ngắn, thêm thắt cho đến bản hiện tại và được phổ biến rộng rãi. Ban đầu, bộ luật chỉ dùng để hướng dẫn các tu sĩ Bàlamụn ở Manava, sau đó dần dần được truyền bá và phổ biến trên toàn lónh thổ Ấn Độ. Trải qua một quá trình phát triển, luật Manu ngày càng được hoàn chỉnh, ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội. Manu cũn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm văn học, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc của Ấn Độ. Về thời gian ra đời của luật Manu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng luật Manu có thể đã tồn tại và phổ biến trong khoảng thời gian từ năm 1580 đến 800 TCN, hoặc xuất hiện vào khoảng năm 1200 TCN nhưng một số ý kiến khẳng định luật Manu chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian mấy thế kỷ đầu 8 công nguyên thôi. Buhler cho rằng bộ luật tồn tại vào thế kỷ thứ V TCN [20;11], Max Muller cho là vào thế kỷ thứ 2 TCN, một số nhà nghiên cứu cho rằng khoảng thời gian tồn tại bộ luật là vào thế kỷ thứ 3 TCN. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu nhất trí quan điểm về khoảng thời gian tồn tại của bộ luật từ năm 1000 đến năm 800 TCN [18;1]. Dù vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi rằng liệu Manu có phải là người làm ra bộ luật thành văn sớm nhất trong lịch sử văn minh loài người hay không nhưng trong luật học và xã hội học, hầu hết các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng luật Manu là một trong thư tịch cổ nhất đề cập đến mọi mặt của đời sống xã hội và chứa đựng giá trị nhõn văn sõu sắc. 1.2. Cơ sở hình thành nền tảng của bộ luật 1.2.1. Cơ sở kinh tế - xã hội Luật Manu ra đời là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, cơ sở khác nhau. Trong thời kì veda (khoảng giữa thiên niên kỉ thứ II đến thiên niên kỉ thứ I TCN), lịch sử Ấn Độ được phản ánh trong các tập veda gồm 4 quyển. Chủ nhõn của thời kì Veda là người Aryan di cư từ Trung Á vào Ấn Độ. Địa bàn sinh sống chủ yếu của họ là lưu vực sông Hằng. Trong giai đoạn đầu của thời kì Veda, người Aryan đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thuỷ đến cuối thiên niên kỉ II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhà nước. Chớnh trong thời kì này, ở Ấn Độ mới xuất hiện hai vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và lõu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp và đạo Bàlamôn. Thực tế, những điều kiện kinh tế, xã hội của Ấn Độ trong thời kì Veda đã tác động, chi phối không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của văn hoá, tư tưởng triết học, tôn giáo nói chung và sự ra đời của bộ luật Manu nói riêng ở Ấn Độ. 9 Trong thời kì Veda đã có những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, nhất là thời kì vương quốc Magadha. Việc sử dụng đồ sắt làm công cụ lao động đã trở thành phổ biến. Nông nghiệp đã phát triển, Người Ấn Độ đã biết mở mang các công trình thuỷ lợi, trên cơ sở đó tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác, trồng các loại ngũ cốc. Nghề thủ công cũng có những bước phát triển mới, nó tách khỏi nông nghiệp ở một số vùng phát triển. Những người làm thủ công nghiệp đã tụ tập lại với nhau thành những tổ chức đặc biệt như kiểu phường hội. Những nghề thủ công phát đạt nhất thời đó là nghề dệt bông, đay, tơ lụa, làm gốm và đồ trang sức. Mặc dù nền kinh tế tự nhiên chiếm ưu thế, nhưng thương nghiệp cũng khá phát triển. Nhiều thành phố trở thành trung tõm thủ công nghiệp và thương nghiệp quan trọng như: Varanasi (nay là Benares), Snavaski (nay là Savathi), Ratjagua… vv. Nhiều tuyến đường thương mại được nối liền giữa các đô thị và từ Ấn Độ qua các nước khác như Trung Hoa, Ai Cập, và miền Trung Á dần dần xuất hiện. Thời vương quốc Magadha, lónh thổ được mở rộng trên một vùng rộng lớn và trở thành một quốc gia thống nhất Trong thời kì Veda, về tổ chức xã hội của người Aryan lấy gia đình và gia tộc làm nền tảng căn bản. Trong gia đình người cha làm chủ. Khi chế độ công xã thị tộc bị chế độ công xã nông thôn thay thế, các tế bào cơ sở của xã hội Aryan là các làng xã công xã. Ở đó các quan hệ thị tộc đã kết hợp với quan hệ cư trú. Đứng đầu làng xã là các viên xã trưởng. Dõn chúng sống theo gia đình phụ hệ. Đặc trưng của nền kinh tế công xã nông thôn thời kỳ này là kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình nên kinh tế tự cấp tự túc rất nổi bật và việc quan hệ trao đổi giữa các công xã rất hạn chế. Công xã nông thôn ở Ấn Độ không chỉ là đơn vị kinh tế độc lập mà cũn là một đơn vị hành chớnh có quyền tự trị rất lớn. Nhà nước không hề can thiệp vào nội bộ của công xã và làng xã cũng không hề quan tõm đến vận 10 [...]... nghiên cứu về Ấn Độ cổ đại Chương II CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI QUA LUẬT MANU 18 2.1 Quan niệm của bộ luật Manu về trật tự xã hội và sự phân chia các đẳng cấp Đạo Hinđu ở Ấn Độ đã được hình thành qua một quá trình phát triển lõu dài bao gồm các giai đoạn: đạo Vờda (Vedism), đạo Bàlamụn (Brahmanism) và cuối cùng là Ấn Độ giáo hoàn chỉnh (Hinduism) Giáo lí cơ bản của đạo Hindu được thể hiện qua bộ kinh... tiếp theo” Qua nội dung cơ bản của luật Manu có thể thấy rừ những quy định cụ thể về tất cả mọi mặt của đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại Trong đó, Manu 17 tập trung vào việc bảo vệ chế độ đẳng cấp, quyền lợi của các đẳng cấp trên trong xã hội, củng cố nhà nước quân chủ chuyên chế Ngoài ra, bộ luật cũng thể hiện rừ màu sắc tôn giáo-đạo Hindu Với những nội dung trên, Manu trở thành một thư tịch cổ không... tưởng trung tâm của nền văn minh cổ Ấn Độ, do đó luật Manu được phổ biến rộng rãi và giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội và chế độ đẳng cấp 1.3 Những nội dung cơ bản của luật Luật Manu là một tác phẩm đề cập tương đối toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội Luật Manu đề cập khá chi tiết về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi đẳng cấp về chính trị, tôn giáo, luật pháp trong xã hội, mỗi người... chân không có gì hơn ngoài việc khúm núm và phục dịch Xã hội đẳng cấp được nói đến trong Manu cũng chính là xã hội đẳng cấp cứng nhắc, bất di bất dịch ở Ấn Độ Trong thời kỳ Vờda, chế độ đẳng cấp tuỳ thuộc vào màu da tới thời trung đại nó tuỳ thuộc vào dòng máu gia đình, nghề nghiệp Trong xã hội Ấn Độ cổ đại mỗi cá nhõn đều thuộc một đẳng cấp nhất định - cái được truyền từ đời này sang đời khác - đồng... những quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi đẳng cấp trong xã hội Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, mỗi cá nhân đều thuộc một đẳng cấp nhất định và phải có nghĩa vụ thực hiện bổn phận thuộc về đẳng cấp mình Ở khía cạnh luật pháp Manu đã đưa ra những quy định về tôn giáo với từng đẳng cấp rất rõ ràng Trên đỉnh hệ thống đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ là các tu sĩ Bàlamụn Họ là những người được hưởng nhiều... hôn nhân, quan niệm về sự trong sạch và giao tiếp xã hội Trong bộ luật Manu, nguồn gốc của chế độ đẳng cấp không được đề cập nhiều Người ta gán cho nguồn gốc sự ra đời của chế độ đẳng cấp một giả thuyết có tớnh chất thiêng liêng, thần bí dựa trên cơ sở sùng bái vị thần tối cao-thần Bhaman Ngay trong điều 2 chương I luật Manu cho thấy tầm quan trọng, cần thiết của việc phải phân chia các đẳng cấp trong... ngưỡng Chế độ đẳng cấp Varna được hoàn thiện khi người Aryan vào Ấn Độ, tức là khoảng thiên niên kỉ I TCN Khi xâm nhập vào Ấn Độ, hệ thống đẳng cấp được hoàn thiện với việc hình thành đẳng cấp thứ tư dành cho người Dravida bản địa Nguyên nhân chủ yếu là do người Aryan là một tộc người thuộc chủng tộc Ấn - Âu và nói ngữ hệ Ấn - Âu sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi thuộc vùng Trung Á, di cư vào Ấn Độ, không... bản của nó 29 Vaishya và Sudra” [Manu điều 31 chương I] Như vậy, cùng với giáo lý của đạo Bàlamụn, luật Manu đã phân chia xã hội Ấn Độ thành nhiều đẳng cấp khác nhau, nhưng có thể quy thành bốn đẳng cấp chính gồm: Brahaman, Kshatrya, Vashya là những đẳng cấp trên chủ yếu là những người Aryan, còn Shudra thuộc đẳng cấp dưới chủ yếu là người bản địa Sự phân chia đẳng cấp trên nhằm bảo vệ quyền lợi và... Quan niệm đó tuy có từ rất lâu nhưng đến bây giờ người Ấn vẫn cho rằng mình là thành phần của một đẳng cấp nhất định nào đó Như một sử gia Anh đã nói rằng “Không có đẳng cấp thì không sao quan niệm nổi xã hội Ấn Độ [19; 23] Ngoài dharma riêng của mỗi đẳng cấp, người Ấn còn phải theo một dharma chung gồm những bổn phận chung cho mọi đẳng cấp mà đại cương là phải tôn trọng các tu sĩ và phải tôn kính... Aryan khinh miệt” Tóm lại, Manu đưa ra một hệ thống các các luật lệ quy định cho mỗi cá nhân trong xã hội nhằm bảo vệ trật tự xã hội Mỗi người khi sinh ra đều thuộc một đẳng cấp nhất định, việc thay đổi đẳng cấp là rất ít khi xảy ra Chế độ đẳng cấp ăn sâu vào tiềm thức của người dân Ấn Độ, điều đó cũng lý giải vì sao nó tồn tại và duy trì suốt một thời gian dài trong lịch sử Ấn Độ và ảnh hưởng đến tận . về Ấn Độ cổ đại. Chương II CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI QUA LUẬT MANU 18 2.1. Quan niệm của bộ luật Manu về trật tự xã hội và sự phân chia các đẳng cấp Đạo Hinđu ở Ấn Độ đã được hình thành qua. luật Manu. Do đó, mục đớch chủ yếu của đề tài này nhằm tìm hiểu chế độ đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua bộ luật Manu. Việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ giúp hiểu sõu sắc hơn về lịch sử Ấn Độ cổ đại. luật Manu đó là chế độ đẳng cấp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Việt Nam thông qua tìm hiểu bộ luật Manu còn thiếu tính hệ thống và đầy đủ. Chế độ đẳng cấp Ấn Độ thường được khai

Ngày đăng: 19/04/2015, 17:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan