Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954)

87 1.4K 1
Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phong trào thi đua yêu nước là một sáng tạo rất đặc sắc của cách mạng Việt Nam theo đường lối chủ nghĩa Mác – Lênin và những kinh nghiệm quý báu của Liên Xô, Trung Quốc. Trong thời kỳ kháng chiến nó đã phát huy đến cao độ nhiệt tình yêu nước của nhân dân ta, từ phòng ngự chuyển sang phản công, đập tan xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ, hoàn toàn giải phóng đất nước, đem lại hòa bình, độc lập, chủ quyền cho nhân dân. Những anh hùng, chiến sỹ thi đua là những công nhân, nông dân, lao động chân tay và trí óc, một lòng một dạ trung thành với nhân dân, với Đảng và chính phủ, hi sinh cả tính mạng của mình để giành lấy tự do cho dân tộc. Từ ngày hòa bình lập lại đến nay, phong trào thi đua yêu nước không ngừng phát triển và mở rộng trong hoàn cảnh mới và điều kiện thuận lợi mới. Rõ ràng thi đua là một phong trào cách mạng, một phương pháp công tác cách mạng, chỉ có dưới sự lãnh đạo của một chính Đảng cách mạng, dưới một chính thể cách mạng thì mới có một phong trào quần chúng thi đua mạnh mẽ, phấn khởi vì lợi ích của cách mạng và lợi ích của bản thân mình. Phong trào thi đua yêu nước không những nhằm đạt được những mục tiêu phấn đấu cụ thể của từng lúc mà còn nâng cao trình độ giác ngộ chính trị của quần chúng, nâng cao giác ngộ giai cấp và ý thức chủ nhân của đất nước. Phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta ngày càng củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công nông, phát triển chế độ ta về kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội, đoàn kết mật thiết với các nước anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa. Thi đua yêu nước là một phong trào quần chúng nảy nở và phát triển trong đấu tranh cách mạng, dưới sự chỉ đạo của một chính Đảng cách mạng, một chính quyền cách mạng. Phong trào thi đua yêu nước là một sản phẩm vĩ đại, đẻ ra trong kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam rất đáng được quan tâm nghiên cứu. Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 1 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền Tháng 6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 195 thành lập Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương. Sau đó, ngày 11/6/1948, Hồ chủ tịch đã ra lời kêu gọi chính thức phát động Cuộc vận động thi đua ái quốc với mục đích: diệt giặc đói; diệt giặc dốt; diệt giặc ngoại xâm với cách làm là dựa vào lực lượng và tinh thần của dân để đạt kết quả: dân tộc độc lập - dân quyền tự do - dân sinh hạnh phúc. Kể từ đó trở đi, phong trào thi đua ái quốc (sau gọi là thi đua yêu nước) diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Tùy theo tình hình thực tế của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử mà Ban thi đua đề ra những yêu cầu, mục đích khác nhau và cứ cách vài năm, các đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc được tổ chức một lần. Trong những kỳ đại hội ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều tham dự và tận tình quan tâm, động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Thái Nguyên được Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ chọn làm nơi xây dựng An toàn khu (ATK) căn cứ địa cách mạng, trong đó Thái Nguyên có vinh dự ở vào vị trí trung tâm của Thủ đô kháng chiến với bao địa danh đã đi vào lịch sử như: Khau Tý, Tỉn Keo, Điềm Mạc, Phú Đình, Bảo Biên, Định Biên (Định Hóa) Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thái Nguyên cũng anh dũng đấu tranh chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ và chi viện cho miền Nam. Trong hai cuộc kháng chiến ấy, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có phong trào thi đua yêu nước lớn mạnh trong cả nước. Và chính nhờ hưởng ứng tốt phong trào thi đua yêu nước mà lịch sử cách mạng Thái Nguyên là lịch sử cách mạng đầy chiến công. Cuộc vận động thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trở thành vấn đề rất tiêu biểu của lịch sử yêu nước, đấu tranh cách mạng của tỉnh mà qua đó thấy được truyền thống lịch sử hào hùng của nhân dân Thái Nguyên trên tất cả các mặt, ở mọi thời điểm. Là một người con của mảnh đất Thái Nguyên anh hùng, em rất mong muốn hiểu rộng, hiểu sâu về lịch sử cách mạng của quê hương mình. Đó vừa Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền là điều khiến em tự hào vừa là đóng góp dù chỉ là nhỏ bé cho quê hương. Em mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Cuộc vận động thi đua yêu nước ở Thái Nguyên (1948 – 1975)”. Một lý do khác khiến bản thân em hứng thú với đề tài là việc sau này em sẽ trở thành một người giáo viên dạy lịch sử. Muốn có những bài giảng hay và những kiến thức đúng truyền đạt cho học sinh thì phải hiểu về lịch sử địa phương, hiểu lịch sử địa phương để hiểu lịch sử dân tộc. Nghiên cứu đề tài em sẽ có điều kiện để hiểu thêm về phong trào thi đua yêu nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong lịch sử đấu tranh cách mạng cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Phong trào thi đua yêu nước là một vấn đề mang tính toàn diện. Có thể nói nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay. Cho nên, nghiên cứu phong trào thi đua yêu nước luôn là vấn đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, thi đua yêu nước ở Thái Nguyên thì cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào viết. Hầu hết các tài liệu đã công bố chỉ nói đến một vài phong trào tiêu biểu mang tính chất minh họa cho một thời kỳ, một phương pháp đấu tranh cách mạng cụ thể. Cuốn “Thái Nguyên, 40 năm xây dựng và trưởng thành (1945 – 1985) do Ban thường vụ thành ủy Thái Nguyên xuất bản năm 1985 ở một khía cạnh nào đó đã nhắc tới các phong trào thi đua yêu nước ở Thái Nguyên và nêu một số thành tích thi đua cụ thể. Cuốn “Chiến sỹ thi đua tỉnh Thái Nguyên”, Ty tuyên truyền văn hóa Thái Nguyên xuất bản năm 1953 cũng có những dẫn chứng cụ thể về các gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước ở Thái Nguyên thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đó thực sự là những nguồn tư liệu quý bổ sung cho việc làm sáng tỏ đề tài về mặt sự kiện cũng như dẫn chứng minh họa. Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 3 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền Với mong muốn làm sáng tỏ về cuộc vận động thi đua yêu nước sôi nổi ở Thái Nguyên trong hai cuộc kháng chiến, dưới góc độ phân tích, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện, khách quan, em chọn nghiên cứu đề tài: “Cuộc vận động thi đua yêu nước ở Thái Nguyên (1948 – 1975)”. Do còn hạn chế về trình độ cũng như khó khăn trong việc tìm các nguồn tư liệu nên việc nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai lầm. Song, với những cố gắng có thể, bản thân em vẫn mạnh dạn nghiên cứu đề tài, mong muốn có được những hiểu biết thêm về lịch sử cách mạng quê hương, mặt khác cũng mong có được những kinh nghiệm cho những nghiên cứu về sau. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đề tài tập chung nghiên cứu về cuộc vận động thi đua yêu nước ở Thái Nguyên giai đoạn từ (1948 – 1975), tức là từ khi Hồ Chủ tịch phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn quốc (tháng 6/1948) tới khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), trong đó chú trọng tới việc phân tích, đánh giá về các phong trào thi đua sản xuất, chiến đấu, chi viện của quân và dân Thái Nguyên, nêu lên các thành tích cụ thể mà nhân dân Thái Nguyên đã đạt được trong các phong trào thi đua này. Đồng thời, đề tài sẽ khẳng định quan hệ hữu cơ giữa thi đua với yêu nước, “thi đua là yêu nước, yêu nước là thi đua”. Nghiên cứu cũng đặc biệt chú trọng đưa ra một số gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước ở Thái Nguyên – minh chứng cho những thành tích mà quân và dân Thái Nguyên đã làm được trong cuộc vận động thi đua yêu nước giai đoạn (1948 – 1975). Còn những thông tin về tỉnh Thái Nguyên, như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội…chỉ nêu những nét chung nhất. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Thứ nhất: Trình bày những vấn đề khái quát về tỉnh Thái Nguyên: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống cách mạng… Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 4 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền Thứ hai: Tìm hiểu cụ thể về việc hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp: về thi đua sản xuất diệt giặc đói, ủng hộ bộ đội, thi đua diệt giặc dốt, thi đua diệt giặc ngoại xâm… Thứ ba: Tìm hiểu tiếp tục cuộc vận động thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực ở Thái Nguyên trong suốt những năm dài kháng chiến chống Mỹ cứu nước, và khẳng định tinh thần yêu nước, đấu tranh cách mạng của quân và dân Thái Nguyên ở mọi hoàn cảnh lịch sử, chiến tranh cũng như thời bình. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 4.1.Nguồn tư liệu Để nghiên cứu đề tài em đã khai thác nguồn tư liệu sau:  Nguồn tư liệu thành văn: - Các Văn Kiện của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - Các chủ trương, báo cáo tổng kết hàng năm của các phòng ban, UBND tỉnh Thái Nguyên - Các sách báo tạp chí TW và Tỉnh như: Tạp chí nghiên cứu lịch sử, báo nhân dân, báo Thái Nguyên - Các khoá luận, luận văn tốt nghiệp có liên quan đến đề tài.  Nguồn tư liệu truyền miệng: lời kể của các cụ già, những người dân đang sống và làm việc tại địa phương.  Tư liệu điền dã: quan sát, sưu tầm phim, ảnh, có sự giúp đỡ của các phòng văn hóa, sở văn hóa thông tin tại địa phương. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đây là một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử, nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, nhằm nêu bật việc hưởng ứng tích cực phong trào thi đua yêu nước ở Thái Nguyên giai đoạn (1948 – 1975). Đồng thời đề tài cũng sử dụng phương pháp lôgic để đi đến những nhận định, đánh giá mang tính khái quát. Đề tài nghiên cứu về lịch sử địa phương nên khi sưu tầm tài liệu có kết hợp giám định tài liệu, phân loại tài liệu theo vấn đề, thời gian. Rồi dùng Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 5 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh, phân tích tổng hợp kết hợp điều tra, điền dã. Các phương pháp trên có kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. 5. Đóng góp của đề tài Đây là một đề tài nghiên cứu về lịch sử địa phương nên đã khai thác những tư liệu của địa phương là chính. Đề tài dựng lên bức tranh hoàn chỉnh về cuộc vận động thi đua yêu nước ở Thái Nguyên (1948 – 1975), như thi đua sản xuất, chi viện, chiến đấu, thi đua trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội …ở mỗi thời kỳ lịch sử là khác nhau. Trên cơ sở đó rút ra nhận thức khoa học về cuộc vận động thi đua yêu nước trong toàn quốc. Khẳng định những tác dụng to lớn của cuộc vận động thi đua yêu nước đối với cuộc cách mạng của dân tộc trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay. Qua đề tài này chứng minh được những đóng góp to lớn của quân và dân Thái Nguyên đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc. Từ đó giúp nhân dân Thái Nguyên thêm tự hào về những cống hiến của ông cha. Đồng thời, đề tài này không chỉ góp một phần cho sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử địa phương, đóng góp tài liệu vào việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương, mà đối với thế hệ trẻ, đây còn là một tài liệu hữu ích trong việc giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tinh thần trách nhiệm đối với quê hương. 6. Bố cục đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về vị trí chiến lược, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng ở Thái Nguyên Chương 2: Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) Chương 3: Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 6 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG Ở THÁI NGUYÊN 1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Khu di tích Thần Sa với những di chỉ được phát hiện ở Phiêng Tụng, Hang đá Ngườm, Thăm Chong, Nà Ngần…đã chứng minh rằng: “tại Thái Nguyên đã tồn tại một nền văn hóa cổ nhất Việt Nam nói riêng và cả vùng Đông Nam Á nói chung”. [40]. Nhiều cảnh núi non hùng vĩ cùng những hang động đầy bí ẩn vẫn giữ nguyên dấu tích thuở hồng hoang của người nguyên thủy sinh sống với nền văn hóa cổ Thần Sa, nằm trong nguồn mạch chung của nền văn hóa nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. Thời Hùng Vương, tỉnh Thái Nguyên ngày nay gọi là bộ Vũ Định. Dưới thời Tiền Lê, thời Lý gọi là Châu Vũ Lặc. Đời Trần, năm Quang Thuận thứ 10 (1397) đổi thành trấn Thái Nguyên. [17]. Sau khi nhà Minh chiếm được nước ta, từ năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) chúng đặt làm 15 phủ và 6 châu. Thái Nguyên là một trong 6 châu thuộc quận Giao Chỉ. Năm Vĩnh Lạc thứ 8 (1410), Châu Thái Nguyên đổi thành phủ Thái Nguyên. Cuối thế kỷ XVI, các tập đoàn phong kiến Mạc, Trịnh, Nguyễn, tranh giành quyền lực, gây chia cắt, loạn lạc triền miên. Trấn Thái Nguyên là một trong những nơi diễn ra các cuộc xung đột dữ dội. Đến năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), khi nhà Mạc mất, 4 châu phía bắc thuộc phủ Cao Bằng (Thượng Lang, Hạ Lang, Thạch Lâm, Quảng Uyên) đã từng bị nhà Mạc chiếm giữ nay được bình định nhưng lại tách riêng để thành lập trấn Cao Bằng. Như vậy, trấn Thái Nguyên chỉ còn lại phần đất đai của hai phủ Phú Bình và Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 7 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền Thông Hóa. Đầu thời Nguyễn, năm 1807 vẫn như vậy. Đến năm Minh Mạng Thứ 12 (1831), trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Năm 1835, Minh Mạng tách 4 châu, huyện thuộc phủ Phú Bình là Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ, và Phú Lương để thành lập một phủ mới gọi là phủ Tùng Hóa. [22; 147]. Tỉnh Thái Nguyên lúc này gồm ba phủ: Phú Bình (có Châu Vũ Nhai, huyện Đồng Hỷ, Tư Nông, Phổ Yên và Bình Tuyền), phủ Tùng Hóa (có châu Định Hóa, các huyện Phú Lương, Đại Từ, Văn Lãng), phủ Thông Hóa (có Châu Bạch Thông và huyện Cảm Hóa). Sau khi chiếm được tỉnh Thái Nguyên, ngày 14/1/1900, thực dân Pháp cắt phủ Thông Hóa thành lập một tỉnh mới gọi là tỉnh Bắc Kạn. Tỉnh Thái Nguyên chỉ còn lại phần đất thuộc hai phủ Phú Bình và Tùng Hóa. Sau ngày hòa bình lập lại, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, do nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, quốc phòng, ngày 21/4/1965 hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên hợp nhất thành một tỉnh lấy tên là Bắc Thái. Ngày 6/11/1996, Quốc hội khóa IX ra nghị quyết tái lập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Ngày 1/1/1997, tỉnh Thái Nguyên chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Toàn tỉnh Thái Nguyên (theo quyết định số 42UB/QĐ ngày 23/5/1997 của chủ nhiệm Ủy ban dân tộc và miền núi) có tới 18 xã vùng cao (khu vực III), 79 xã miền núi (khu vực II), 14 xã khu vực I, và 11 thị trấn miền núi gồm: Chợ Chu, Chùa Hang, Sông Cầu, Trại Cau, Đại Từ, Quân Chu, Đu, Giang Tiên, Đình Cả, Bắc Sơn. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du, nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.562,82 km 2 , Thái Nguyên là một tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,13% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước. Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc tiếp giáp với Tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với các Tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 8 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. 1.1.2 Điều kiện tự nhiên 1.1.2.1 Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam và thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc, Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc, Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. 1.1.2.2 Khí hậu Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai. - Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam Võ Nhai. Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 9 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Huyền - Vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 0 ) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 0 ) là 13,7 0 . Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp. 1.1.2.3 Đất đai Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: - Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao. - Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. - Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán ) khó khăn cho việc canh tác. Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội 10 [...]... dân Thái Nguyên bước vào những nhiệm vụ mới trong xây dựng và bảo vệ quê hương Líp: K57B – Khoa Lịch sử Hà Nội 25 Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Huyền Bùi Thị CHƯƠNG 2 THI ĐUA YÊU NƯỚC Ở THÁI NGUYÊN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1948 – 1954) 2.1 Thi đua giết giặc ở tiền tuyến 2.1.1 Bộ đội thi đua giết giặc lập công Sau chiến thắng Việt Bắc, tương quan lực lượng giữa ta và địch có nhiều thay đổi, Pháp. .. những người con ưu tú của dân tộc, những người yêu nước, đã cống hiến lớn lao cho tổ quốc Trong đại hội thi đua yêu nước này, Thái Nguyên cũng có rất nhiều những chiến sỹ thi đua giết giặc lập công được tặng thưởng huân chương chiến sỹ hạng ba như chiến sỹ bộ đội Đào Văn Vọng, chiến sỹ du kích Dương Thị Thì Thi đua yêu nước trong quân đội đã nêu cao tinh thần chiến đấu diệt giặc đến giọt máu cuối cùng,... Thái Nguyên luôn thấu hiểu ý nghĩa lớn lao của cuộc vận động thi đua ái quốc mà Hồ chủ tịch phát động Thi đua chính là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, không vì mục đích nào khác Năm 1950 là năm mà Thái Nguyên khẳng định được sức mạnh và khả năng của mình trên các mặt trận, trong nhiệm vụ bảo vệ an toàn khu ATK, tất cả nhờ việc hưởng ứng tốt phong trào thi đua ái quốc Năm 1951, phong trào thi đua. .. của nền kinh tế và tấm lòng yêu nước vô bờ bến của nhân dân Thái Nguyên Đặc biệt là trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, vừa trực tiếp chiến đấu, bảo vệ khu ATK của thủ đô kháng chiến, nhân dân Thái Nguyên vừa tích cực tăng gia sản xuất, phục vụ nhu cầu của cuộc kháng chiến Trong những năm khó khăn, gian khổ ấy, đồng bào Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ở Thái Nguyên từng chắt chiu gạo,... vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ Tại đại hội chiến sỹ thi đua lần thứ nhất năm 1952, bên cạnh các chiến sỹ thi đua của cả nước, trên tất cả các lĩnh vực, Thái Nguyên cũng có chiến sỹ dân công được tuyên dương như chiến sỹ Hoàng Viết Kim (người huyện Phú Lương) và nhiều chiến sỹ khác được tỉnh, huyện khen ngợi 2.2 Thi đua sản xuất ở hậu phương 2.2.1 Nông dân thi đua tăng gia sản xuất Trong khi ở tiền... thi đua yêu nước, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đạt nhiều thành tích to lớn Trên khắp các mặt trận của cuộc kháng chiến đã xuất hiện nhiều anh hùng, chiến 23 Líp: K57B – Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Huyền Bùi Thị sỹ thi đua, về mặt này, Thái Nguyên là tỉnh đứng đầu trong khu Việt Bắc (7 người) Với những đóng góp to lớn đó, nhân dân Thái Nguyên vô cùng tự hào về những chiến. .. Bắc, Thái Nguyên là trung tâm của căn cứ địa Việt Bắc [38; 57] được chọn làm nơi đóng đại bản doanh lãnh đạo kháng chiến và trở thành “thủ đô kháng chiến của cả nước Trong suốt 9 năm kháng chiến, Thái Nguyên lại được chọn làm An toàn khu của trung ương Cả một vùng đồi núi hiểm trở ATK đã từng là nơi hoạt động của các cơ quan đầu não kháng chiến, là hậu cứ của nhiều đơn vị bộ đội chủ lực… Thái Nguyên. .. trào thi đua yêu nước Ngoài mặt trận, chiến sỹ thi đua giết giặc, ở hậu phương, đồng bào thi đua sản xuất, coi đồng ruộng là chiến trường, nhịn ăn, nhịn mặc, góp thóc gạo, tiền nong, lập hũ gạo nuôi quân, dành từng “luống rau bụi chuối, đàn gà kháng chiến để nuôi quân Từ năm 1951, mặt trận tích cực vận động nhân dân thi đua hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế nông nghiệp cho nhà nước Toàn tỉnh Thái Nguyên. .. Đồng Hỷ, Phú Bình đấu tranh chống khai man sản lượng Hội phụ lão Phú Bình phát hiện được 80 vụ trốn thuế Nhờ tinh thần nỗ lực thi đua của toàn dân, Thái Nguyên đã nộp 13.671 tấn lương thực, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 1952 Phong trào thi đua sản xuất nông nghiệp là một trong những trọng tâm của cuộc vận động thi đua yêu nước giai đoạn kháng chiến chống Pháp Nông dân đã thi đua thực hiện các khẩu hiệu... động cuộc vận động thi đua ái quốc với mục đích: diệt giặc đói; diệt giặc dốt; diệt giặc ngoại xâm với cách làm là dựa vào lực lượng và tinh thần của dân để đạt kết quả: dân tộc độc lập - dân quyền tự do - dân sinh hạnh phúc Bác khẳng định thêm rằng thi đua yêu nước trong kháng chiến là thi đua giết giặc, giải phóng đất nước Ngay sau khi phong trào thi đua yêu nước được dấy lên trong toàn quốc, toàn . trí chiến lược, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng ở Thái Nguyên Chương 2: Thi đua yêu nước ở Thái Nguyên trong kháng chiến chống Pháp (1948 – 1954) Chương. điển hình trong phong trào thi đua yêu nước ở Thái Nguyên – minh chứng cho những thành tích mà quân và dân Thái Nguyên đã làm được trong cuộc vận động thi đua yêu nước giai đoạn (1948 – 1975) mà nhân dân Thái Nguyên đã đạt được trong các phong trào thi đua này. Đồng thời, đề tài sẽ khẳng định quan hệ hữu cơ giữa thi đua với yêu nước, thi đua là yêu nước, yêu nước là thi đua . Nghiên

Ngày đăng: 19/04/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 4.2. Phương pháp nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan