luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010

83 688 3
luân văn thạc sĩ Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn năm trước đây, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam. Việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cư dân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là vụ mùa chính. Theo thời gian, nhiều nghề phụ này đã thể hiện được vai trò to lớn của nó trong việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi và mang lại giá trị kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trong chờ vào các vụ lúa. Nhìn nhận lại toàn cảnh nông thôn Việt Nam ta thấy, nhiều nghề thủ công truyền thống của cha ông vẫn được lưu giữ trong cộng đồng làng Việt. Tại mảnh đất Vĩnh Phúc có sự xuất hiện rất nhiều nghề, trong đó phải kể đến Vĩnh Tường. Vĩnh Tường là mảnh đất địa linh, nhân kiệt và là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống như nghề nuôi Rắn ở Vĩnh Sơn, nghề Mộc ở An Tường, nghề mộc ở Bích Chu, nghề rèn ở Lý Nhân và nhiều nơi đã được công nhận là làng nghề. Thời gian ra đời của các nghề thủ công ở nơi đây đều rất sớm. Những nghề ấy có những thời kỳ là nguồn thu nhập chính; là nơi hội tụ những bàn tay nghệ thuật, tinh hoa và sáng tạo của con người. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, nghề thủ công truyền thống ở Vĩnh Tường do thiếu sự quan tâm đúng mức của người dân cũng như của chính quyền nên sản xuất có phần chững lại và không mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, với sự quan tâm trở lại của Nhà nước, các nghề thủ công ở địa phương đã hưng khởi và góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng đất nước. Nghề rèn ở Lý Nhân đang có những bước chuyển mình dưới sự tác động của nền sản xuất hàng hóa. Điều này đã đưa đến việc sản xuất nghề rèn Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh biến đổi không ngừng từ năm 1990 đến năm 2010. Việc tìm hiểu về nghề rèn ở Lý Nhân trong giai đoạn này có vai trò quan trọng trong việc định hướng chính quyền địa phương đề ra kế hoạch phát triển làng nghề và cân đối cơ cấu kinh tế vùng trong những năm tiếp theo. Với tính cấp thiết trên mà tôi đã chọn đề tài: “Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990 đến năm 2010” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Vấn đề nghiên cứu về các nghề thủ công và làng nghề thủ công truyền thống đã được rất nhiều tác giả đề cập đến cũng như tham gia nghiên cứu. Mỗi một vùng đất lại mang trong mình một mảnh hồn quê, một nét văn hóa riêng, một lợi thế riêng. Chính sự ưu ái của thiên nhiên và tài hoa của con người đã vun đắp nên nhiều vùng quê trù phú và tươi đẹp. Trong một tổng thể chung ấy, cái riêng ngày cái khởi sắc và ngày càng khẳng định mình đối với chính vùng quê mà nó tồn tại. Về vấn đề này, giáo sư Trần Quốc Vượng và phó tiến sĩ Đỗ Thị Hảo có tác phẩm nghiên cứu:” Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề”, NXB Văn hóa dân tộc, 1996. Tác phẩm đã đưa ra một cách khái quát các định nghĩa liên quan đến nghề thủ công và qua đó trình bày một số nghề thủ công tiêu biểu trên khắp mọi miền đất nước. Đây là một công trình mang tính tổng hợp cao và có giá trị tham khảo rất lớn. Tác phẩm:” Một số chính sách về phát triển nghề thủ công ở nông thôn”, NXB Nông nghiệp, 1999. Tác phẩm đã đưa ra phương hướng chung cho việc chỉ ra phương hướng phát triển cho làng nghề nói chung. Qua đó, giúp người nghiên cứu có thể chỉ ra được bước đi mới cho nghề thủ công ở chính địa phương mình. Đây thực sự là một tài liệu bổ trợ có giá trị. Tác phẩm :” Một số làng nghề thủ công ở Vĩnh Phúc” của Trần Văn Xuân, H :Sở văn hóa thông tin Vĩnh phúc, 2000. Tác phẩm đã đề cập khá cụ Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh thể một số nghề và làng nghề thủ công của Tỉnh trong đó có nghề rèn ở Lý Nhân của huyện Vĩnh Tường. Tuy nhiên, đây chỉ là những cái nhìn sơ lược nhất, chưa đi sâu nghiên cứu những đặc trưng của nghề rèn nơi đây. “Nghị quyết về khôi phục và phát triển làng nghề thủ công” đăng trên báo Vĩnh Phúc số 3, 2000. Nghị quyết đã đưa ra một số số liệu về sự đóng góp của nghề rèn Lý Nhân trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Nhìn nhận lại những thành tựu, đồng thời nghị quyết còn đưa ra những giải pháp để phát triển làng nghề nói chung. Đây thực sự là một tư liệu quý để người nghiên cứu có thể áp dụng vào địa phương Vĩnh Tường – một vùng quê có nhiều làng nghề truyền thống trong đó có nghề rèn. Làng rèn với với những thăng trầm và những khó khăn và giải pháp để phát triển được tác giả Quang Nam trình bày khái quát trong bài báo:” Lý Nhân, tiếng vọng làng rèn” số 508 ra ngày 26/5/2000 và số báo ngày 30/6/1998 với tiêu đề: "Nghề rèn Lý Nhân" do tác giả Đặng Quang Giới viết bài. Đây thực sự là những trăn trở của người viết, lo lắng cho tương lai của một nghề truyền thống có thể bị mai một. Những bài viết tuy là những phác họa sơ sài nhưng đó thực sự là những tư liệu quý báu để chính quyền địa phương có những bước đi phù hợp để duy trì làng nghề. “Vĩnh Tường trên hành trình đổi mới và phát triển” do Đào Xuân Hiển, Đoàn Mạnh Phương biên soạn, xuất bản năm 2006 là một cái nhìn toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội trên con đường đổi mới theo chủ trương của Đảng. Trong tất cả nội dung ấy thì có đề cập đến một số ngành nghề thủ công, sự nhận thức của người dân và những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc duy trì và phát triển nghề trên con đường hội nhập. Qua những công trình trên ta có thể thấy được, các nhà nghiên cứu qua nhiều thế hệ đã đưa ra được bức tranh khái quát về nghề thủ công Việt Nam nói chung cũng như là nghề và làng nghề ở Vĩnh phúc, trong đó có nghề rèn Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh Lý Nhân. Tuy nhiên, việc đề cập đến nghề rèn với những kĩ thuật cổ truyền của cha ông để làm nên thương hiệu Lý Nhân; sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đến sự biến đổi làng nghề thì ít tác giả đề cập đến. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người nghiên cứu phải đi sâu nghiên cứu để tìm ra cái hay, cái đẹp, cái riêng của nghề. Trải qua quá trình tìm hiểu, các tư liệu qúy trên đây đã cung cấp cho người nghiên cứu nhiều gợi ý, phương hướng để tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. 3. Nhiệm vụ của nghiên cứu Nhiệm vụ của nghiên cứu là tìm hiểu quá trình phát triển của nghề rèn Lý Nhân ở Vĩnh Tường từ năm 1990 đến năm 2010. Qua đó còn thấy được nét khái quát về nguồn gốc ra đời nghề rèn Lý Nhân; những kỹ thuật rèn với đầy đủ các công đoạn của nghề rèn nói chung. Mặt khác, người nghiên cứu còn có nhiệm vụ chỉ ra được ảnh hưởng của nền sản xuất hàng hóa đến tất cả quy trình sản xuất của nghề rèn Lý Nhân. Đồng thời chỉ ra được sản phẩm tiêu biểu của nghề, thấy được mối quan hệ giao lưu buôn bán để chỉ ra được sự phát triển cũng như là các giải pháp phát triển làng nghề. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình chuyển biến của làng rèn Lý Nhân trong bối cảnh mới; những khó khăn cũng như thành tựu đạt được của làng nghề này trong xu hướng hội nhập và đòi hỏi những kĩ thuật cao hơn trong sản xuất. Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: luận văn chỉ nghiên cứu từ năm 1990 đến năm 2010 (Năm 1990 là năm các hợp tác xã rèn ở Lý Nhân bị phá sản và bước đầu đi vào con đường làm ăn theo kinh tế hộ gia đình. Mốc 2010 là mốc đánh dấu hoàn thành chương trình 5 năm thực hiện chương trình khôi phục và phát triển làng nghề và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh Về không gian: bao gồm toàn bộ khu vực xã Lý Nhân, trong đó tập trung chủ yếu vào làng Bàn Mạch - cái nôi của nghề rèn. 5. Những đóng góp của luận văn. Luận văn khôi phục, phục dựng một cách hệ thống sự ra đời, quá trình hình thành và phát triển của nghề rèn Lý Nhân. Từ những phông nền cơ bản đó, luận văn đã chỉ ra những kỹ thuật cơ bản trong nghề rèn; những nét riêng và nổi bật để giúp cho nghề rèn Lý Nhân phát triển và đi vào cuộc sống của mọi người dân trên khắp mọi miền của Tổ Quốc. Qua đó, góp phần tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử địa phương. Từ đó phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông. Đóng góp vào việc tìm hiểu các ngành nghề thủ công trên đất Vĩnh Tường nói riêng và cả nước nói chung. 6. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn tập trung sử dụng các phương pháp chuyên ngành như: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu liên ngành như: điền dã, phân tích, tổng hợp… 7. Bố cục của khóa luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về làng Lý Nhân. Chương 2: Nghề rèn Lý Nhân từ 1990 – 2010. Chương 3: Vai trò của nghề rèn đối với kinh tế, văn hóa, xã hội ở làng Lý Nhân. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ LÀNG RÈN LÝ NHÂN 1.1 Điều kiện tự nhiên. Làng Lý Nhân (còn gọi là làng Thùng Mạch) xưa kia nằm trong châu Tam Đới thuộc lộ Đông Đô. Đời Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1882) thuộc phủ Vĩnh Tường tỉnh Sơn Tây. Từ năm 1899 thành lập tỉnh Vĩnh Yên, phủ Vĩnh Tường thuộc về Vĩnh Yên. Thời kỳ này phủ Vĩnh Tường có 8 tổng (78 làng), làng Lý Nhân thuộc tổng Đông Phú. Đến tháng Tám năm 1945, Quốc hội đã họp và quyết định xóa bỏ đơn vị hành chính cấp Tổng, mở rộng các xã. Xã nhỏ hơn tổng nhưng lớn hơn làng trước kia, xã bao gồm một số thôn xóm nhất định. Chính làng Lý Nhân được đổi thành xã Lý Nhân. Từ đó, xã Lý Nhân có ba làng: làng Đọ, làng Vân và làng Thùng Mạch. Trải qua quá trình phát triển tên gọi các làng đã thay đổi. Hiện nay, người ta biết đến Lý Nhân với ba thôn: Văn Giang, Văn Hà và Bàn Mạch. Trong đó, Bàn Mạch là thôn lớn nhất xã và nghề rèn chính là nghề chính của thôn và người ta thường quen gọi là làng rèn Lý Nhân. Xã Lý Nhân nằm ở phía Tây Bắc huyện Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Bắc giáp xã Tân Cương, phía Nam giáp xã Tuân Chính, phía Tây giáp xã An Tường, phía Đông giáp làng Phú thuộc xã Thượng Trung. Xã có 282,6 ha diện tích đất tự nhiên và diện tích đất canh tác là 141,7 ha. Đi vào cụ thể hơn ta thấy, làng rèn Lý Nhân nằm trong chân đê Trung ương, bên tả ngạn sông Hồng. Tuyến đê trung ương chạy qua này được cứng hóa đã đạt chuẩn đường cấp đường 40km/h. Nhờ con đường đê dài và uốn éo lượn quanh làng đã tạo ra một con đường đi khác, phục vụ cho cư dân nằm xa con đường quốc lộ chính. Con đường đó đã tạo ra mối giao lưu xung quanh làng, kết nối tất cả các vùng và các địa phương xung quanh. Làng bám theo chân Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh đê dài 1,5km, chiều rộng của làng vào khoảng 400m. Giữa làng có trục đường xương cá. Từ xa nhìn vào ta thấy, làng là một vạt xanh hình chữ nhật. Bên phải làng là con đê cao, bên trái làng là con đường liên xã từ Tân Cương đi xuống. Các cụ già thường giải nghĩa cho con cháu là đất làng ta ở thế có “Long ngăn xà đón”. “Long” tức là rồng – chỉ con đê to cao, dài tựa con rồng ngăn nước sông Hồng mùa mưa lũ. “Xà đón” tức là con đường cái dài liên xã, liên huyện, uốn lượn đón đưa người làng đi làm ăn ở mọi nơi. Đó phải chăng là do lòng yêu quê hương mà người dân đã hình tượng hóa. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh một phần nào đó địa thế của làng cũng như hoạt động giao thông thủy bộ ở nơi đây. Nhìn xa hơn ta thấy, làng này có vị trí gần thị xã Sơn Tây - là trung tâm thương mại lớn của tỉnh Hà Tây, cách chợ Thổ Tang hơn 1km. Địa bàn thị xã Sơn Tây là một khu vực năng động với nhiều loại mặt hàng kinh doanh. Nơi đây nổi tiếng với nhiều ngành nghề thủ công đa dạng và nhiều khu vực chợ sầm uất. Đó thực sự là điểm thuận lợi để nghề rèn tiêu thụ một lượng sản phẩm lớn đi ra các vùng lân cận. Địa bàn còn có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi gần đường quốc lộ 2A, 2C cộng với 2km đường sông đã nối liền các địa phương lại với nhau. Điều kiện ấy đã tạo ra mối quan hệ thương mại thuận lợi cho các vùng. Sản phẩm thủ công dễ dàng luân chuyển đến các vùng miền. Vị trí địa lý như vậy giúp làng Lý Nhân tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế của làng phát triển. Vì vậy, khu vực này đã thu hút đông đảo các nhà buôn từ khắp nơi đổ về tiến hành trao đổi sản phẩm và buôn bán. Với vị trí địa lý thuận lợi như trên đã góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa khu vực với các địa bàn xung quanh như Sơn Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang…Chính điều này không chỉ mang lại thuận lợi cho phát triển kinh tế mà còn góp phần làm cho văn hóa của làng ngày càng trở nên đa dạng và nhiều điều mới mẻ hơn. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh 1.2 Dân cư và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội làng Lý Nhân. 1.2.1 Dân cư. Xã Lý Nhân hiện có 4.397 người với tổng số hộ là 1133 hộ. Trong đó số người đến độ tuổi lao động là 2.980 người. Đây thực sự là nguồn lao động dồi dào, là lực lượng vàng trong vai trò phát triển kinh tế của xã nói chung và làng nói riêng. Với tổng số 1133 hộ thì có tới 559 hộ làm nghề thủ công truyền thống với 394 hộ làm nghề rèn và 265 hộ làm nghề mộc, chiếm tới 60% tổng số gia đình tham gia các làng nghề. Với tỉ lệ số hộ tham gia nghề rèn đông đảo như vậy đã chứng tỏ nghề rèn nơi đây đã có từ lâu đời, cư dân sống gắn bó với nghề và thực sự nghề là một nguồn lợi nuôi sống cư dân tại làng Lý Nhân. Số lượng người đang trong độ tuổi lao động ở làng chiếm tỉ lệ rất lớn. Vì vậy mà bên cạnh nghề nông, nghề rèn đã thu hút được đông đảo lực lượng tham gia sản xuất. Với lượng người trong độ tuổi lao động như vậy, chính quyền địa phương cần có chính sách và các bước đi phù hợp để phát huy nội lực; đồng thời tránh chi phí cho việc mướn lao động bên ngoài tham gia sản xuất. 1.2.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội. 1.2.2.1 Kinh tế. Kinh tế làng Lý Nhân ngày càng khởi sắc và có những bước tiến mới trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Từ xa xưa, làng Lý Nhân cũng như các làng nông nghiệp khác trong vùng đồng bằng châu thổ, nền kinh tế chính là kinh tế nông nghiệp. Đất canh tác của làng ít nên thời gian nông nhàn nhiều. Tương truyền rằng: thủa xưa, làng Lý Nhân là làng ăn chơi có tiếng, ngoài vụ cày cấy gặt hái người dân chỉ lo chơi cờ bạc, rượu chè nên đời sống vật chất của nhân dân rất khó khăn. Cho đến khi làm thêm nghề thủ công (nghề rèn, nghề mộc) bộ mặt làng mới có những chuyển biến. Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội Khóa luận tốt nghiệp Hà Thị Hạnh Về kinh tế nông nghiệp: vào những ngày mùa vụ, người dân trong làng chú trọng tăng gia sản xuất, trồng lúa, hoa màu để đảm bảo nguồn lương thực tại chỗ cho người dân. Với chất đất là đất đồng bằng, có lượng phù sa đáng kể của con sông Hồng chảy qua nên nơi đây diện tích trồng lúa và hoa màu cũng chiếm tỉ lệ lớn. Mặc dù vậy, sản lượng lương thực tạo ra chỉ đủ đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người dân. Từ giữa thế kỷ XVIII, nghề rèn du nhập vào làng, mọi nhà đều hăng say học nghề, làm nghề. Từ đó, hoạt động kinh tế thứ hai của làng là sản xuất thủ công nghiệp (làm nghề rèn). Lúc đầu nghề rèn chỉ là nghề thủ công được làm thêm lúc nông nhàn, thu nhập bổ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Về sau, ngành kinh tế này đã phát triển hơn và có quan hệ mật thiết phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Khi nghề thủ công phát triển mạnh, hiệu quả lao động đạt cao hơn sản xuất nông nghiệp, hầu hết các gia đình đều mở lò rèn và cả làng làm nghề rèn. Vì vậy mà kinh tế thủ công nghiệp dần dần đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế làng. Xuất phát từ truyền thống cha truyền con nối, nghề rèn tồn tại và phát triển ở Lý Nhân cho đến ngày nay và đã trở thành một nghề có tiếng một vùng. Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây nguồn thu nhập chủ yếu của người dân là do nghề rèn và nghề mộc mang lại. Có thể nói, với việc hỗ trợ đắc lực của máy móc, sản phẩm làm ra nhiều và có chất lượng nên được mọi người tin dùng. Mức thu nhập bình quân trên đầu người hiện nay của địa bàn xã Lý Nhân lên tới 4.4 triệu đồng/người/tháng, trong đó, riêng các hộ gia đình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thu nhập bình quân trên 7 triệu/người/tháng. Nhiều hộ gia đình thu nhập hàng năm trên 100 triều đồng. Năm 2009 doanh thu từ làng nghề đạt sấp xỉ 15 tỉ đồng. Ngoài hai hoạt động kinh tế trên, do thủ công nghiệp được đẩy mạnh nên Lý Nhân còn phát triển cả hoạt động thương nghiệp. Khi nói đến hoạt động này ta phải nhắc đến hoạt động buôn bán ở chợ Thùng Mạch. Tuy đây Líp: K57B - Khoa Lịch sử Trường ĐHSP Hà Nội [...]... nghề còn có nhiều bàn cãi Nghề rèn Lý Nhân chưa rõ thời kỳ ra đời nhưng có người cho rằng nó có cách đây khoảng 500 năm Trong tiến trình phát triển của mình, nghề rèn nơi đây đã được Tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống Tuy nói là làng rèn nhưng chỉ có thôn Bàn Mạch mới là cái nôi của nghề rèn thủ công Ở Vĩnh Tường, nhất là ở Lý Nhân, mọi người đều quen thuốc với câu ca dao từ xưa truyền tụng lại:... nghiệp Hạnh Hà Thị CHƯƠNG 2 NGHỀ RÈN LÝ NHÂN TỪ 1990 – 2010 2.1 Bối cảnh lịch sử Nghề rèn Lý Nhân từ năm 1960 – 1989 vẫn là hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã thủ công Hợp tác xã thủ công tồn tại và phát triển trong vòng ba mươi năm Đến năm 1990, trong thời kỳ chuyển đổi, hợp tác xã thủ công giải thể Tuy nhiên, những mầm mống của sự khủng hoảng đã xuất hiện từ năm 1989 khi tình hình trong... lò rèn ở Lý Nhân từ 5 – 6m2 nên rất thuận lợi cho việc sản xuất của mỗi hộ gia đình Lò rèn ở Lý Nhân được xây dựng theo hình vuông với kích thước 40cm Lò rèn được xây đều ba mặt bằng gạch chịu lửa vừa tiện dụng lại sẵn có Ở bên trong lò có khoảng 3 thanh sắt, mỗi thanh cách nhau 0.5cm để giữ than Đặc biệt, trong những năm gần đây, ở Lý Nhân những lò rèn truyền thống đang được thay thế bởi những lò rèn. .. Nguyên Đán đã đem con cháu, nô tỳ, nông nô lên lập điền trang ở hương Bạch Hạc, Vĩnh Tường Các dòng họ ở Lý Nhân đều có xuất xứ du nhập đến làng khác nhau nhưng đều có truyền thống cha truyền con nối, đều làm nghề rèn, lấy nghề rèn làm nghề chính để lập nghiệp Xuất phát từ đặc điểm kinh tế là hoạt động tiểu thủ công nghiệp phát triển nên ở làng lý Nhân còn xuất hiện mối quan hệ giữa chủ - thợ Mặc dù mối... nghề và truyền nghề Dù có nhiều luận giải khác nhau về sự xuất hiện cũng như là ông tổ nghề của nghề rèn ở Lý Nhân nhưng ta có thể nhận thấy những nét tương đồng trong các tương truyền trên đó là: Hiện nay dân làng Lý Nhân giỗ tổ nghề tại lò rèn nhà mình vào ngày 14 tháng Giêng hàng năm cũng trùng với ngày giỗ của họ Vũ vào ngày 14 tháng Giêng có quê gốc từ Thanh Hóa Sự xuất hiện của nghề rèn đã mang... có công gây dựng hoặc đem nghề đến nơi khác truyền đến cho dân chúng ở một miền nào đó, để nhân dân nơi ấy mở mang phát triển, được người sau ghi nhớ công ơn và lập đền thờ Trên nền tảng chung của tín ngường thờ tổ nghề tại Vĩnh Phúc, tín ngưỡng tổ nghề được Líp: K57B - Khoa Lịch sử Hà Nội Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Hạnh Hà Thị phát huy một cách rộng rãi ở Lý Nhân Vị tổ nghề được coi là hóa thân... Nội Trường ĐHSP Khóa luận tốt nghiệp Hạnh Hà Thị Nghề rèn Lý Nhân bắt đầu từ khoảng thế kỷ XVIII, cứ thế tồn tại, phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của làng Lý Nhân Nhưng làng rèn Lý Nhân phát triển chỉ khoảng hơn 300 năm nay Đầu tiên người ta làm thủ công, làm ở nhà; sau có điều kiện thì người ta phát triển lên làm tiểu thủ công Đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ XIV, khóa II... ngôi thứ đưa đến loạn kiêu binh ở Kinh thành dẫn đến loạn bốn phương, nhân dân khốn khó, chạy loạn, ly tán các nơi Có gia đình người họ Vũ mãi tận Thanh Hóa chạy loạn đi tìm đất sống, đến Lý Nhân thấy đất hẹp, dân lành nhưng không có nghề, lúc nông nhàn chỉ biết ăn chơi nên xin định cư lại và mở lò rèn dạy nghề cho người dân Truyền thuyết thứ ba: Có tài liệu cho rằng: ở nước ta có một số làng rèn cổ truyền... quốc Với hướng phát triển mới này, nghề rèn Lý Nhân ngày càng phát triển, công cụ, thiết bị, dụng cụ được đổi mới, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động Từ sau năm 1990 đến nay, nghề rèn đã có những bước phát triển nhanh, mạnh với việc áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào trong sản xuất, sản phẩm làm ra nhiều, đa dạng và chất lượng tốt Hiện nay, nghề rèn đã trở thành nguồn thu nhập chính cho... Đa Sĩ (Hà Đông), Đa Hội (Bắc Ninh) và Lý Nhân (Vĩnh Phúc) Cả năm làng đều thờ chung một vị tổ nghề của mình là ông Đùng (có tên thật là Lư Cao Sơn) Ông Đùng sống ở thời Hùng Vương dựng nước, vốn quê Nga Sơn Bấy giờ quân Thục có nhiều khí giới, ông muốn học kỹ nghệ rèn sắt song quân Thục không mở lò rèn ở nước ta Chính vì vậy mà ông Đùng nảy ra ý nghĩ giả làm tù binh để quân Thục mang về nước và ở liền . làng nghề và cân đối cơ cấu kinh tế vùng trong những năm tiếp theo. Với tính cấp thiết trên mà tôi đã chọn đề tài: Nghề rèn ở Lý Nhân (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) từ năm 1990. của nghề rèn Lý Nhân ở Vĩnh Tường từ năm 1990 đến năm 2010. Qua đó còn thấy được nét khái quát về nguồn gốc ra đời nghề rèn Lý Nhân; những kỹ thuật rèn với đầy đủ các công đoạn của nghề rèn. mảnh đất địa linh, nhân kiệt và là nơi hội tụ của rất nhiều nghề thủ công truyền thống như nghề nuôi Rắn ở Vĩnh Sơn, nghề Mộc ở An Tường, nghề mộc ở Bích Chu, nghề rèn ở Lý Nhân và nhiều nơi

Ngày đăng: 19/04/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan