Bác Hồ với đất Quảng

5 343 1
Bác Hồ với đất Quảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT TP ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ  GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BÁC HỒ VỚI ĐẤT QUẢNG” Năm học:2009-2010 Chào các bạn đọc thân mến! Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho cán bộ chiến sĩ cả nước, trong đó có cán bộ chiến sĩ và nhân dân Quảng Nam và Đà Nẵng (gọi một cách thân thương là Đất Quảng) sự quan tâm lớn và tình cảm sâu nặng. Chính vì lẽ đó, tiến sĩ Nguyễn Nghĩa Trọng đã nghiên cứu chủ đề “Bác Hồ gắn bó mật thiết với nhân dân, suốt đời vì nhân dân nguồn gốc và phẩm chất cao đẹp của nhân cách Hồ Chí Minh “ông coi chân dung Bác là hình ảnh đẹp nhất của hai tiếng Con Người. Mặc khác, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh lại hăng hái với “Hồ Chí Minh và ý nghĩa thực tiễn của văn hóa – văn nghệ”; còn giáo sư Lê Trí Viễn “thử tìm vài nét tinh tế của nguyên tác và bản dịch Nhật ký trong tù”, hay giáo sư Huỳnh Lý với “chất thơ ở Hồ Chí Minh”…Có nhiều người con Đất Quảng đã được sống, làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng có nhiều người Đất Quảng tuy chưa một lần trực tiếp gặp bác nhưng cũng đã đi vào bài viết của Người: “ Nước ta nhiều kẻ tôi trung Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương, Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương, Cùng thành còn mất làm gương để đời” Và thực tiễn ngày càng chứng minh, cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong gần 70 năm qua. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục khẳng định “Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tản tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”. Bởi vậy, nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách sâu sắc có hệ thống trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với toàn Đảng toàn dân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Đây cũng là một phương pháp để nâng cao trình độ lí luận, trình độ lãnh đạo, đấu tranh để bảo vệ phát triển và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng yêu cầu trên, nhất là khi chúng ta là những người con của đất Quảng. Để có tài liệu nghiên cứu và học tập, năm 2000 nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách quý không chỉ với Đảng bộ, nhân dân thành phố Đà Nẵng mà còn là một tài liệu quý đối với công tác nghiên cứu học tập, tìm hiểu thân thế sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Bác Hồ với Đất Quảng” là một đề tài đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức, trong khi đó nhiều nhân chứng đã qua đời, tư liệu thành văn còn lại rất tản mạn. Đây là một số kết quả nghiên cứu, sáng tác về đề tài Bác Hồ của những nhà hoạt động cách mạng, khoa học, văn hóa, văn nghệ sĩ,…là người con của đất Quảng phản ánh tình cảm và sở nguyện mãi đi theo con đường mà Người đã lựa chọn; tỏ lòng biết ơn đối với một con người “từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng… đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới” một lần nữa khắc sâu lời dạy của Bác nhằm xây dựng quê hương, đất nước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Để nhân dân Việt Nam muôn đời học hỏi: “Việc làm giản dị như tên:Bác Một mẫu người riêng kiểu Việt Nam” (Khương Hữu Dụng) Nội dung cuốn sách gồm ba phần chính: 1) Giới thiệu, lược trích các bài viết, bài thơ, thư… của Người đề cập về một số vùng đất, sự kiện và nhân vật Đất Quảng. 2) Hồi kí, hồi tưởng của những người con Quảng Nam Đà Nẵng đã được gặp Bác, làm việc với Bác hoặc chưa một lần gặp người nhưng đã có nhiều tình cảm sâu nặng với Người, khắc sâu hình ảnh Bác Hồ trong lòng dân đất Quảng. 3) Đảng bộ, quân dân Quảng Nam và Đà Nẵng thực hiện “di chúc” của Bác, tâm nguyện của con người Đất Quảng mãi mãi đi theo con đường mà Người đã lựa chọn. “ Bác Hồ với Đất Quảng” còn là những bức hình, chân dung Bác hồ do họa sĩ Đất Quảng Lê Anh Đào (Duy Trinh, Duy Xuyên) phác họa (1969); là bút tích của Bác Hồ về người anh hùng Đất Quảng Nguyễn Văn Trỗi và trái tim những đồng bào dân tộc thiểu số đó còn là lời thề bất khuất của nhân dân Đất Quảng mãi là dân cụ Hồ, những bài thơ bài ca của nười con đất Quảng dâng tặng đến Người: “… Con xin gửi nắm đất nồng Chắn đê giữ nước sông Hồng đang lên Cho con làm một mũi tên Xòe năm cách nhọn giương lên thành đồng Việt nam ơi! Giống tiên rồng Bốn ngàn năm lấy máu hồng làm hoa Gửi lòng con đến cùng cha Chiến công đất nước kết hoa triệu vòng”… ( gửi lòng con đến cùng cha - Thu Bồn) Đặc sắc nhất vẫn là những dòng ký sự chân thành của những người con chưa một lần thấy Bác khi hay tin Bác mất “ tin dữ đến trong bão. Bác mất, cháu đã mô côi…nếu kể kỷ niệm về Bác, cháu sẽ ghi lại tất cả đời cháu bởi cháu mới thực sự được sống từ ngày biết tên Bác, biết cách mạng. trước đó cháu đã tồn tại nhiều năm mà chưa một ngày sống thật…” ( mấy dòng dâng Bác – Phan Tứ) Bác mất thật rồi ư? Sao sáng nay nghe trời lạnh điếng Ngũ Hành Sơn bầm theo sắc biển Nước Thu Bồn ngưng đọng bóng sao rơi… …. Không! Bác còn đấy như Thái dương muôn thuở … Bác còn đấy như mặt trời chẳng tắt Tiếng thân yêu vang vọng mãi đôi miền (Bác còn đấy như Thái dương muôn thuở - Trần Nguyên) Trước lúc đi xa, “muôn vàn tình thương yêu” Người để lại bao chan chứa trong triệu trái tim người Việt Nam, người dân Đất Quảng và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới: “Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta! Đau thương của chúng ta vô cùng sâu sắc! Nhưng, tự hào của chúng ta cũng vô cùng lớn lao…” Và niềm đau thương và lòng tự hào đã biến thành hành động, Đất Quảng quyết tâm thực hiện di chúc của Người. Kỷ niệm 35 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng (1975-2010).Thư viện xin giới thiệu tập sách “Bác Hồ với Đất Quảng”,hy vọng cuốn sách giúp chúng ta hiểu thêm về Bác và một phần về con người Đất Quảng.  . chọn. “ Bác Hồ với Đất Quảng còn là những bức hình, chân dung Bác hồ do họa sĩ Đất Quảng Lê Anh Đào (Duy Trinh, Duy Xuyên) phác họa (1969); là bút tích của Bác Hồ về người anh hùng Đất Quảng. của Người đề cập về một số vùng đất, sự kiện và nhân vật Đất Quảng. 2) Hồi kí, hồi tưởng của những người con Quảng Nam Đà Nẵng đã được gặp Bác, làm việc với Bác hoặc chưa một lần gặp người nhưng. cảm sâu nặng với Người, khắc sâu hình ảnh Bác Hồ trong lòng dân đất Quảng. 3) Đảng bộ, quân dân Quảng Nam và Đà Nẵng thực hiện “di chúc” của Bác, tâm nguyện của con người Đất Quảng mãi mãi

Ngày đăng: 19/04/2015, 14:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan