TÌM HIỂU LỊCH SỬ XÃ DUY PHƯỚC GIAI ĐOẠN 1954- 1975

45 867 5
TÌM HIỂU LỊCH SỬ XÃ DUY PHƯỚC GIAI ĐOẠN 1954- 1975

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 Phần một: MỞ ĐẦU Lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước được tạo nên bởi lịch sử của mỗi gia đình, dòng họ, mỗi làng xã. Chính vì thế chúng tôi đã đến với Duy Phước- một xã vùng đông huyện Duy Xuyên –Quảng Nam để tìm hiểu về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của Đảng bộ và nhân dân nơi đây trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc. Đặc biệt là tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Duy Phước mà nhóm chúng tôi đã được đoàn thực tế phân công. Duy Phước nằm cách trung tâm quận lỵ 3 km, phía Đông giáp Duy Vinh, Cẩm Kim; phía Tây giáp Nam Phước; phía Nam giáp xã Duy Thành; phía Bắc giáp sông Thu Bồn. có đường 610( đường 104) chạy qua xã. Trong kháng chiến chống Pháp Duy Phước là xã Duy Phương, trong kháng chiến chống Mỹ là 2 xã Xuyên Quang và Xuyên Thái, sau ngày giải phóng nhập lại thành Duy Phước. Nhân dân Duy Phước có truyền thống lao động cần cù và đấu tranh chống giặc ngoại xâm đây là nơi có nhiều người tham gia các cuộc khỡi nghĩa Cần Vương, xây dựng kho lương và vũ khí của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu, tham gia phong trào Duy Tân, Việt Nam Quang Phục hội, chống sưu cao thuế nặng. khi ĐCS ra đời Duy Phước một lòng theo Đảng, xây dựng phát triển lực lượng CM tiến hành xây dựng chi bộ Đảng và du kích tự vệ để khởi nghĩa giành chính quyền trong CM tháng 8/1945. Trong kháng chiến chống Mỹ địch tập trung lực lượng đánh phá Duy Phước quyết liệt, thiết lập bộ máy ngụy quân ngụy quyền với lực lượng hơn 200 tên. Trong đó có nhiều ác ôn khét tiếng, chúng chia Duy Phước thành 2 xã Xuyên Quang và Xuyên Thái để “dễ trị”, lập chốt điểm, ấp chiến lược khu dồn, thực hiện “tố cộng, diệt cộng”, bắt cầm tù tra tấn hàng trăm cán bộ Đảng viên, cơ sở CM. Ác liệt nhất là năm 1966 Mỹ và Nam Triều Tiên đã liên tục đánh phá cày ủi, dồn dân hòng biến Duy Phước thành vùng trắng đất trắng dân. Với tinh thần CM kiên cường nhân dân Duy Phước đã kiên trung vượt qua gian khổ, hy sinh vận dụng chiến tranh nhân dân đánh bại mọi tham vọng của địch. Mỗi xã có 1 trung đội du kích tập trung, mỗi thôn có 1 trung đội dân quân kết hợp xây dựng lực lượng làng xã chiến đấu với nhiều trận địa, giao thông hào, công sự, hầm bí mật, hố chông, bãi mìn. Sử dụng 3 mũi giáp công Trang 1 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 bằng mọi vũ khí trang bị tự tạo. Du kích Duy Phước ngày đêm bám thắt lưng Mỹ - ngụy, Nam Triều Tiên để đánh. Đã có 1889 trận đánh lớn nhỏ diễn ra trong đó có hơn 100 trận đánh bằng chông mìn, cạm bẫy, loại khỏi vòng chiến đấu 6567 tên địch. 21 năm kháng chiến chống Mỹ Duy Phước đã được tặng thưởng 26 huân chương, chiến công giải phóng 402 huân chương và 112 huy chương kháng chiến, 1 danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 1 liệt sĩ, 41 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 3 huân chương chiến công hạng 3 cùng nhiều bằng khen, giấy khen, cờ thi đua. Tháng 11/6/1996 xã Duy Phước đã được chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trang 2 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 Phần hai:NỘI DUNG I. Những năm tháng khó khăn và quá trình đấu tranh giữ gìn lực lượng cách mạng (7/1954-1/1959) 1. Tình hình cách mạng sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp đến hiệp định Giơnever được kí kết Theo hiệp định Giơnever nước Việt Nam tạm thời bị chia thành 2 miền Nam-Bắc lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời để 2 bên tập kết lực lượng. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam tạm thời nằm dưới sự kiểm soát của quân đội liên hiệp Pháp. Đến ngày 20/7/1956 nhân dân 2 miền sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do dưới sự kiểm soát của quốc tế để thống nhất nước nhà. Trong lúc nhân dân ta đang hân hoan đón mừng cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp giành được thắng lợi nhưng niềm vui ấy không bao lâu. Tháng 7/1954 Mỹ đưa Ngô Đình Diệm vào ghế thủ tướng, Ngụy quyền Sài Gòn sau đó dùng Diệm loại bỏ dần tay chân Pháp trong bộ máy bù nhìn của chính quyền Bảo Đại, biến quân đội do Pháp xây dựng thành quân đội do Mỹ chỉ huy, trục xuất quân đội viễn chinh Pháp ra khỏi miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lấy miền Nam làm bần đạp ngăn chặn, đẩy lùi bao vây sự lớn mạnh của hệ thống XHCN đang có ảnh hưởng to lớn trên trường quốc tế và đang lan rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Thực hiện âm mưu này Diệm dựa vào quân đội Pháp tiếp quản vùng tự do nơi các lực lượng vũ trang ta vừa rút đi nhanh chóng tập hợp bọ địa chủ, tề điệp, bọn Quốc Dân Đảng có mối thâm thù với cách mạng đẻ làm nền tàng cho chế độ thực dân mới và thiết lập bộ máy chính quyền thống trị ở cơ sở, cải tổ và sử dụng quân Ngụy do Pháp xây dựng, chỉ huy thành quân đội tay sai của Mỹ, sử dụng làm công cụ bạo lực đàn áp nhân dân. Bọn Quốc Dân Đảng lâu nay vẫn bám chân thực dân Pháp ngấm ngầm hoạt động chống phá cách mạng, nay gặp chủ trương mới chúng nháy ra tranh giành quyền lực nắm chính chính quyền gây nên tình hình rất phức tạp và quyết liệt trong giai đoạn mới. Từ đây Mỹ-Diệm dựa vào lực lượng phản động này tiến hành các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” nhằm truy lùng vây giáp bắn giết cán bộ, đảng viên và quần chúng trung kiên, trả thù những người kháng chiến hòng xoá bỏ các cơ sở cách mạng của ta. Về phía ta, ngày 22/7/1954 chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào miền Nam, động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân vững tin vào đảng và Trang 3 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 chính phủ trong cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù để đưa sự nghiệp của dân tộc tiếp tục tiến lên trong tình hình mới. 2. Chi bộ Minh Khai chuyển hướng tổ chức và hoạt động sau tháng 7/1954 Quán triệt tinh thần nghị quyết, hội nghị lần thứ VI của BCHTW Đảng (khoá II) và sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, huyện uỷ, xã uỷ Duy Phước gấp rút sắp xếp tổ chức, bố trí lực lượng cho phù hợp với điều kiện chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị đòi hoà bình tự do dân chủ và cải thiện dân sinh. Chấp hành chỉ đạo của cấp trên xã Duy Phước tiến hành tổ chức cuộc họp để triển khai công tác trong tình hình mới đồng thời để tránh sự vây giáp, khủng bố của địch và đưa công tác chỉ đạo của Đảng được sâu sát với tình hình phong trào quần chúng, xã uỷ tiến hành chia chi bộ Minh Khai thành 6 chi bộ nhỏ là:chi bộ Câu Lâu do đồng chí Dương Hối làm bí thư, chi bộ Mỹ Duân do đồng chí Nguyễn Phó làm bí thư, chi bộ Triều Châu do đồng chí Trần Chuyến làm bí thư, chi bộ Lang Châu do đồng chí Lê Chỉnh làm bí thư và chi bộ Hà Nhuận. Mục đích của việc phân chia này là làm cho tổ chức được tinh gọn, phân tán đảm bảo tính bí mật để hoạt động, để tuỳ theo điều kiện mà mỗi chi bộ có thể phân công nhiệm vụ cho các đồng chí đảng viên để hoạt động hợp pháp. Đảng bộ chú ý chọn những đồng chí bị lộ tạm thời hoạt động bí mật để tránh sự khủng bố của kẻ thù. Đối với huyện uỷ để trực tiếp chỉ đạo phong trào ở khu Đông Duy Xuyên huyện uỷ thành lập đoàn công tác đảng ở thôn Câu Lâu gồm các đồng chí Trần Thận –phó bí thư huyện uỷ, Trương Thiều, Nguyễn Thành Văn, Lê Quân …phụ trách toàn khu Duy Xuyên. Cùng với sự chuyển hướng công tác tổ chức đảng, các chi bộ tiến hành xây dựng cơ sở quần chúng, lựa chọn những gia đình cơ bản trung thành vững vàng về phẩm chất và chưa bị lộ để bảo vệ cán bộ hoạt động bí mật. Đồng chí Trương Thiều đã chọn 12 gia đình cơ bản ở xóm nam Mỹ Duân, Câu Lâu và xóm Cây Quýt làm cơ sở. Đồng chí Trương Nhẫn vận động bà con đào hầm nuôi giấu cán bộ. Tiêu biểu là hầm nhà bà Nguyễn Thị Nhung là nơi nhiều đồng chí cán bộ của ta về ở bám trụ hoạt động như đồng chí Nguyễn Thành Văn, Nguyễn Nhì, Lê Quân, Trương Thiều, Võ Tấn Bản, Dương Hối đồng thời lựa chọn những quần chúng có tinh thần trung kiên làm hạt nhân cho các phong trào đấu tranh chính trị, trong các tổ chức hợp pháp biến tướng như tổ văn công, đổi công, hội nông dân, hội phụ nữ, hội bóng đá, hội bóng chuyền, Trang 4 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 hội văn nghệ, hội dệt, hội dân canh chống trộm cướp …để che mắt địch, duy trì sự tồn tại của Đảng trong lòng nhân dân, làm cơ sở nòng cốt lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống địch. Đây là những cán bộ đảng viên ở xã thôn tham gia hợp pháp trong các tổ chức quần chúng. Còn huyện uỷ có 60 đồng chí cán bộ, đảng viên trung kiên chuyển vào hoạt động bí mật. Đồng chí Phạm Hồng Quang làm bí thư, đồng chí Trần Thận làm phó bí thư, 3 huyện uỷ viên khác là :Lê Thạnh, Nguyễn Cúc, Lưu Thiều, số hoạt động bất hợp pháp này được tổ chức thành 10 đội công tác trực thuộc huyện uỷ từ đó chỉ đạo các hoạt động của cơ sở xã thôn cho đúng với đường lối của Đảng. Trong thời gian giao thời sau hiệp định Giơnever với tinh thần nghiêm túc chấp hành các chủ trương chích sách của Đảng và chính phủ, đảng bộ nhân dân và lực lượng vũ trang Duy Phước làm hết sức mạnh để giữ vững niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tuy thời gian gấp rút ngày 30/8/1954 những lực lượng quân tập kết ra bắc của xã Duy Phước đã chia tay đồng bào nhân dân theo đoàn vào Quảng Ngãi rồi vào Quy Nhơn lên đường ra Bắc với hi vọng 2 năm nữa sẽ vào đoàn tụ. Nhưng ai có thể ngờ rằng đó lại là 20 năm xa cách. Do không lường hết những bản chất âm mưu thâm độc của kẻ thù, nhiều cơ sở căn cứ của chúng ta vẫn bị sơ hở. Việc ổn định lại và xây dựng lực lượng vũ trang còn non yếu khiến cho bọn địch tìm cách đàn áp, bắn giết, sát hại nhiều đảng viên của ta. Trên địa bàn huyện Duy Xuyên trong khi ta nghiêm chỉnh thi hành quy định của hiệp định Giơnever, rút quân khỏi các vùng du kích thì địch lại tung lực lượng biệt kích, mật vụ vào vùng kiểm soát trước đây của ta để do thám. Đầu tháng 8/1954 địch dưa 2 trung đội bảo an đón 2 trạm kiểm soát ở Nồi Rang (Duy Nghĩa ), Kiềm Lãm (Duy Hoà) làm bàn đạp mở rộng vùng kiểm soát, thành lập chính quyền cơ sở. từ 2 trạm này không ít lần chúng kéo quân tới địa bà Duy Phước càn quét thôn xã gây ra không biết bao tang tóc với cán bộ nhân dân trong xã. Ngày 31/8/1954 địch tiếp quản toàn bộ địa bàn Quảng Nam sau 5 ngày chúng gây ra vụ thảm sát ở Chợ Được giết chết 31 người dân, vụ ở đập Vĩnh Trinh. Tình hình Quảng Nam lúc này rất phức tạp nhất là những vùng trước đây ta kiểm soát nay địch tiếp quản. máu của cán bộ đảng viên và đồng bào Quảng Nam đã đổ. Bộ mặt phản dân hại nước làm tay sai cho Mỹ của Ngô Đình Diệm đã phơi bày. Tại Duy Phước tháng 10/1954 địch bắt đầu tiếp quản và xây dựng hệ thống kìm kẹp. Chúng đưa về 2 tiểu đoàn bảo an đóng trên địa bàn xã nhằm Trang 5 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 lập lại trật tự và trừng trị những kẻ mà chúng cho là “cứng đầu, cứng cổ”( 1 tiểu đoàn ở Câu Lâu – Nam Phước, 1 ở Cây Quýt –Hà Nhuận). Tháng 9/1955 thực hiện sắc lệnh của ngụy quyền Sài Gòn về việc thay đổi địa lý hành chính các cấp. Chúng tiến hành chia xã Duy Phước thành 5 xã nhỏ để dễ cai trị gồm: xã Thọ Châu gồm làng Lang Châu; xã Thọ Mỹ gồmg làng Hà Nhuận, An Phước; xã Thọ Tân gồm gồm làng Thứ Lai, Vân Quật. Cả 5 xã đều nằm trong khu Thọ Xuyên, thuộc vùng đông Duy Xuyên do tên đại uý Mai Xuân Lượng làm khu trưởng. Mỗi xã chúng cho xây dựng một bộ máy chính quyền tương đối chặt chẽ. đứng đầu do tên chủ tịch xã nắm mọi quyền hành. Dưới xã là các thôn, mỗi thôn có một thôn trưởng. Dưới cùng là ấp, mỗi ấp chúng cho thành lập nhiều liên gia, mỗi liên gia có từ 5-7 gia đình do một tên liên trưởng gia quản lí theo dõi mọi hoạt động trong liên gia và thường xuyên báo cáo với ấp trưởng. Tiêu biểu là những tên ấp trưởng ác ôn khét tiếng như Trương Sử, Nguyễn Minh Tiến làm tay sai đắc lực cho Mỹ -Diệm, điên cuồng chống phá cách mạng xã nhà. Trước sự kìm kẹp của địch ta đã tổ chức đấu tranh chống lại bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau. Ban đầu lực lượng địch còn yếu, cách quản lý còn lỏng lẻo ta tranh thủ vận động đảng viên và những quần chúng tốt cài vào bộ máy chính quyền thôn xã của địch. Nhiều người giữ những chức vụ quan trọng như đồng chí Hứa Vị -đảng viên làm chủ tịch xã Thọ Khương, đồng chí Lê Trưởng -đảng viên phụ trách kinh tài của xã Thọ Mỹ. Ông Lê Xuân Hoán -một quần chúng tốt làm thư kí hội đồng xã Thọ Châu. Do đó trong thời gian này chúng ta đã biết chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh với những biện pháp mềm dẻo, linh hoạt đẻ phân hoá cô lập kẻ thù và tìm cách che chở lực lượng, phát triển lực lượng trong quần chúng . Mùa hè 1956 để kiện toàn bộ máy chính quyền địch đã phát hiện và loại dần người của ta. Chúng bắt đồng chí Hứa Vị đi tù ở Hòn Bàng, bắt ông Lê Xuân Hoán tra tấn đến chết. Từ đây chúng đưa bọn ác ôn, bọn hận thù giai cấp vào bộ máy chính quyền, trở thành công cụ đắc lực giết hại tàn sát nhân dân. Nhưng nhân dân Duy Phước vẫn một lòng bảo vệ cách mạng, quyết tâm đấu tranh chống lại các chính sách phản động của Mỹ -Diệm. Trang 6 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 3. Các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân Duy Phước trong những năm 1954-1959 a) Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnever để thực hiện hoà bình thống nhất đất nước Được sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí Trương Thiều, Nguyễn Thành Văn, Võ Tấn Bàn …các chi bộ nhanh chóng triển khai tinh thần hiệp định Giơnever, đến đông đảo bà con nhân dân, giúp bà con hiểu được cơ bản các điều khoản chính sách của hiệp định và tổ chức đấu tranh đòi thi hành lệnh ngừng bắn. Bằng các cuộc mít tinh chào mừng kháng chiến thắng lợi hân hoan, việc kí kết hiệp định Giơnever qua đó đòi hỏi địch phải thi hành nghiêm chỉnh hiệp định. Hưởng ứng phong trào đấu tranh vì hoà bình, nhiều thôn xã đã tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng thu hút đông đảo bà con tham gia. Nhiều loại hình như ca nhạc, hò vè, … thể hiện tình yêu quê hương đất nước, nguyện vọng thống nhất. Bên cạnh đó các chi bộ còn tổ chức các cuộc mít tinh tố cáo sự khủng bố của địch và kẻ các khẩu hiệu, biểu ngữ đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước một cách công khai. Khắp các thôn xã, sôi nổi nhất là phong trào “viết thư dân ý”gửi cho các nhà chức trách chính quyền Diệm đòi chấm dứt khủng bố. Đỉnh cao là phong trào vận động bà con kí tên vào bản kiến nghị gửi tới các cấp chính quyền địch và gửi đến hội quốc tế đòi can thiệp. Nhân lúc đoàn xe lửa của uỷ hội quốc tế đến điều tra vụ thủ tiêu tập thể ở đập Vĩnh Trinh chạy qua đường 104, quần chúng ra đón đoàn xe lửa gửi kiến nghị. Đây là một cuộc vận động đấu tranh sôi nổi của đồng bào xã nhà. Tuy mức độ chỉ dừng lại ở mít tinh, đưa đơn kiến nghị nhưng đã thể hiện rõ lập trường chính trị của quần chúng. Đặc biệt là qua phong trào đấu tranh đã giúp nhân dân thấy rõ bản chất kẻ thù có âm mưu chia cắt lâu dài đất nước. b) Cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ Trước hết là cuộc đấu tranh chông lại chính sách “cải cách điền địa”bịp bợm với khẩu hiệu mị dân “quyền lợi nông dân”, ”người cày có ruộng” nhưng thực chất là cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân làm khế ước, thực hiện phát canh thu tô để nhằm khôi phục giai cấp địa chủ. Chúng tiến hành phân chia lại ruộng đất, chọn ruộng đất tốt để bán đấu giá và cho phép bọn địa chủ tay sai mới được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi. Trước thủ đoạn mị dân như vậy các chi bộ đã kịp thời hướng dẫn nhân dân đấu tranh bảo vệ ruộng đất băng nhiều hình thức như che giấu hoặc là khai không đầy đủ. Có người cố tình kéo dài thời gian kê khai hoặc đe doạ tố cáo Trang 7 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 thủ đoạn cướp đoạt ruộng đất của nông dân cho uỷ hội quốc tế nên làm cho một số địa chủ “yếu vía” phải từ bỏ ý định. Bên cạnh cuộc đấu tranh chống sự lừa bịp “cải cách điền địa “ nhân dân Duy Pước còn đấu tranh quyết liệt chống lại chính sách cưỡng bức đi xây dựng khu đồn điền ở Đông Nam Bộ. Lúc đầu đấu tranh với quần chúng ôn hoà, như viện lí do đơn chiếc mẹ già hoặc vợ yếu con thơ hoặc mồ mả tổ tiên phải thờ phụng đến hình thức quyết liệt là tố cáo thủ đoạn đưa dân vào chỗ “rừng thiêng nước độc” hoặc viện dẫn “sợ cộng sản” buộc chúng phải từ bỏ âm mưu lập dinh điền. c) Cuộc đấu tranh chống trò hề “trưng cầu dân ý” và “bầu cử quốc hội” Ngày 16/7/1955 Ngô Đình Diệm tuyên bố không hiệp thương, không tổng tuyển cử, ra lệnh cho cảnh sát tay sai thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh đòi hiệp thương của nhân dân, tiến hành củng cố ngụy quyền từ tỉnh đến thôn ấp. chúng chia xã Duy Phước làm 5 xã nhỏ : xã Thọ Châu gồm làng Lang Châu xã Thọ Mỹ gồm lang Câu Lâu, Mỹ Duân xã Thọ Khương gồm làng Triều Châu xã Thọ Phong gồm làng Hà Nhuận, An Phước xã Thọ Tân gồm làng Thứ Lai, Vân Quật Cả 5 xã đều nằm trong khu Thọ Xuyên, thuộc vùng đông Duy Xuyên do tên đại uý Mai Xuân Lưỡng làm khu trưởng. Khi thế và lực đã mạnh 23/0/1955 Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” nhằm phế truất Bảo Đại và các thế lực thân Pháp trong bộ máy của chúng ở miền Nam. Bảo Đại bị phế truất đồng nghĩa với việc gạt bỏ người trực tiếp chịu trách nhiệm về việc thi hành hiệp định Gionever trước toàn thể dân tộc và quốc tế. Diệm lên làm tổng thống thực hiện chính sách thực dân kiểu mới ở miền Nam Mờ sáng 23/10/1955 địch dùng loa phóng thanh rao inh ỏi khắp các xóm thôn, cho quân đến từng gia đình bắt dân đi bỏ phiếu. Chúng bày trò “ông xanh bỏ giỏ, ông đỏ bỏ thùng” (trong phiếu chúng in hình Ngô Đình Diệm màu đỏ, hình Bảo Đại màu xanh, bắt dân ta bỏ phiếu cho Diệm). Ở nơi đặt hòm phiếu chúng cho mật vụ theo dõi kiểm soát những ai bỏ phiếu cho Bảo Đại. Nhiều đảng viên ở Duy Phước lãnh đạo vận động quần chúng tẩy chay vạch trần trò hề dân chủ giả hiệu của địch. Đây là cuộc đấu tranh trên diện rộng và thử thách lớn của những đảng viên hoạt động bí mật. Nhân dân phản đối cuộc trưng cầu dân ý bằng nhiều cách như bận đi làm xa, cáo đau ốm, Trang 8 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 hoặc vứt phiếu vào giỏ rác. Nhiều nơi kiên quyết tẩy chay trò hề của Diệm gây hỗn loạn nơi đặt hòm phiếu, hô vang khẩu hiệu “ đà đảo trưng cầu dân ý”, “đà đảo áp bức cường quyền”. Quân địch theo dõi bắt tất cả những người chống đối cuộc trưng cầu dân ý về đánh đập, tra tấn hành hạ thanh lọc những người chúng cho là nguy hiểm đem xuống nhốt ở nhà lao Hội An. Mặc dù bị đàn áp nhưng tinh thần yêu nước của nhân dân Duy Phước vẫn một lòng hướng về đàng, về Bác Hồ. Những đảng viên đã dựa vào tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân, từng bước vạch trần bộ mặt phản dân hại nước của Diệm. Tiếp theo cuộc đấu tranh chống “trưng cầu dân ý” nhân dân ta đã tẩy chay cái gọi là “bầu cử quốc hội” của chúng ngày 4/3/1955, thực chất là hợp pháp hoá việc tự mình lên ngôi tổng thống với chế độ độc tài gia đình trị mà y đang ra sức dựng lên. Nhiều cuộc xô xát lại xay ra. Truyền đơn áp phích của địch dán lên bị xé. Đồng bào công khai lên án đả kích chế độ Mỹ -Diệm có âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Những cuộc đấu tranh nói trên đã làm thất bại một bước âm mưu thiết lập chế độ thực dân mới điển hình của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Qua đó thể hiện khả năng đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù và để lại những kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng trong các giai đoạn sau. Mặc dù ta đã cố gắng tuyên truyền vận động nhân dân chống lại âm mưu thâm độc của địch, trước những áp lực của đầu lê mũi súng nên Diệm đã thực hiện được điều chúng muốn. d) Đấu tranh chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” và bảo vệ lực lượng cách mạng Từ giữa năm 1955, phe cánh của Diệm thắng thế nắm được quyền thống trị. Trên địa bàn xã chúng tập trung đánh phá mở rộng địa bàn kiểm soát và tiến hành thực hiện chiến lược “chiến tranh một phía” với nội dung cơ bản là tố cộng diệt cộng”. Chúng coi đây là quốc sách để dập tắt phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. chúng lập ra mạng lưới công an, mật vụ chỉ điểm dày đặc theo dõi sát từng người, từng gia đình ghi vấn, đồng thời lập ra hệ thống nhà tù trại giam ở tất cả các thôn xã để khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân xã nhà. Quá trình tố cộng ở xã Duy Phước được chia làm 2 bước. Ở bước một chúng tiến hành phân loại dân cư trú trên địa bàn xã nhà thành 3 loại : - loại 1: gồm những người kháng chiến cũ -loại 2: gồm những người có quan hệ với loại 1 Trang 9 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 -loại 3: gồm những người lừng chừng cơ hội. Sau khi phân loại, chúng mở ấp tố cộng và bắt tất cả những người tham gia kháng chiến trước đây và những gia đình có con em đi tập kết, thoát ly phải trình diện khai báo. Trước những thủ đoạn bắt bớ, khủng bố của địch, huyện uỷ Duy Xuyên đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh và tổ chức bảo vệ lực lượng bằng cách cho một số người tập kết, một số người thoát ly tạm thời rút vào các vùng níu khu tây, xây dưựng khu căn cứ. còn số người chưa bị địch phát hiện được bố trí ở lại tiếp tục lãnh đạo nhân dân, phải nêu cao ý chí và phẩm chất cách mạng, không khai báo, đầu hàng, ly khai. Hình thức đấu tranh lúc này là đấu lý, trì hoãn hoặc biến các buổi tố cộng thành tố cáo những tên giết người, cướp của, hãm hiếp phụ nữ một cách khôn khéo. Tại các lớp tố cộng loại 1, chúng quy định học từ 1-3 tháng ở tại các chùa :Bà Giám, Cây Kén, Xuyên Châu, Xuyên Mỹ. Loại 2 chúng bắt học tại trụ sở xã hay các đình làng từ 15-30 ngày. Còn đối với loại 3 chứng chỉ cho học từ 10-15 ngày tại các chùa, trường học của làng. Nội dung học là ca ngợi chính quyền tự do của Mỹ -Diệm, xuyên tạc bôi đen CNCS với những luận địe xảo trá lừa bịp. Hàng ngày bọn mật thám, chỉ điểm bám sát theo dõi những người tình ghi và sử dụng một số tên đầu hàng phản bội khai báo để nhận diện. Nhìn chung ở bước một này địch chưa đủ lực lượng để tấn công ta ồ ạt cho nên phong trào chống địch “tố cộng” đạt được những kết quả khả quan là bảo vệ được tổ chức Đảng và góp phần làm thất bại một bước âm mưu tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân xã nhà. Song bước 2 địch tấn công quyết liệt, liên tục và kéo dài. từ giữa năm 1956 trở đi địch đánh phá một cách điên cuồng và đẫm máu với những khẩu hiệu “giết lầm hơn bỏ sót” thẳng tay bắn giết những ai tình ghi là cộng sản. Chúng đưa công dân vụ về vây giáp, phát hiện rồi huy động lực lượng bắt bớ, tra khảo và giết hại. Chỉ trong 6 tháng cuối ănm 1956 đã có hơn 60 đồng chí đảng viên và quần chúng bị bắt. Hệ thống trại giam chật ních người. đối với những người chúng cho là nguy hiếm được đưa về nhà lao Hội An giam giữ. Tại đây chúng đã không từ một thủ đoạn từ đánh đập, tra điện vào chỗ kín của thân thể đến việc đóng đinh vào các móng tay, đổ nước ớt xà phòng vào mũi đến việc bắt tù nhân nhìn thẳng vào bóng điện gây nên sự hoảng loạn tinh thần. Không thể nào ghi Trang 10 [...]... hội đồng xã Sáng 27 địch tản quân 6h chiều 27 địch rút quân Chiều 27, cờ giả phóng được tung bay ngay trên trụ sở hội đồng xã, Duy Phước được hoàn toàn giải phóng Trang 35 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 Tối 27 rạng sáng 28/3 /1975 quân địch từ trên các điểm cao như Dốc Dựng, Hòn Bằng rút về Trà Kiệu, quân địa phương rút xuống Cầu Chìm, quận lỵ Duy Xuyên đổ về Nam Phước, đường... (Dương Hối, Nguyễn Thành Văn, anh Tâm, anh Hoàng, Trương Thị Hiểu …), bát sống Nguyễn Môn Cha bà Hấn là ông Trương Kiệm chạy thoát được Còn theo cuốn lịch sử đấu tranh cách mạng, xây dựng và phát triển xã Duy Phước thì ngày 9/1/1965 tại vùng 7 thôn Lang Châu địch đánh hôi được hầm Trang 15 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 bí mật của cơ sở ta chúng liền huy động 2 trung đội lính... Trương Phú, Trương Lợi Trang 11 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 Nhìn chung ở giai đoạn này phong trào cách mạng xã nhà gặp muôn vàn khó khăn nhất là cuối 1957 đầu 1958 và giữa 1959 Các chi bộ hầu như trắng, có lúc có nơi những đồng chí còn lại tạm thời ngừng hoạt động Đây là thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng Duy Phước nói riêng và Duy Xuyên nói chung Trong những năm này... Tại Duy Phước, địch tăng cường củng cố lại bộ máy chính quyền thôn xã, chúng tiến hành thay đổi một số tổ chức hành chính ở các thôn Đồng thời tăng cường lực lượng cảnh sát, lực lượng quân sự của xã lên cấp đại đội lập 2 liên đoàn phòng vệ dân sự có hơn 120 người để làm nhiệm vụ tuần tra canh gác Chúng đưa lực lượng rải từ Nam Phước đến Câu Lâu Trang 18 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn. .. Nam Phước hay quận lỵ Duy Xuyên khiêng theo lợn gà vịt chết, bàn thờ, bát nhang bị chúng bắn phá để làm bằng chứng đấu tranh, buộc chúng phải bồi thường các mẹ, các chị là những người luôn đi đầu trong các phong trào tổ chức và hành động giáp mặt với quân thù Trang 21 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 Trải qua hơn một năm đọ sức với Mỹ - ngụy, cán bộ và nhân dân Duy Phước. .. chí Lê Nho Mười làm xã đội trưởng Trang 29 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 Sau khi được củng cố về đội ngũ cán bộ cũng như về lực lượng du kích các xã tiếp tục đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân ở các địa phương 5/1972, lực lượng du kích xã kết hợp với bộ đội huyện tập kích diễn ra mau lẹ và thu được thắng lợi giòn giã làm nức lòng nhân dân xã nhà đêm 9/8/1972 du... Thanh Tùng làm xã đội trưởng, Đặng Hai làm xã đội phó, Võ Chiến Công làm bí thư chi đoàn, Nguyễn Thị Hương làm phụ trách phụ nữ ở Xuyên Thái đồng chí Hứa Văn Cảnh làm bí thư chi bộ, Hứa Văn Công làm phó bí thư, Lê Nho Mười làm xã đội trưởng, Hứa Thị Cường Trang 33 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 làm phụ trách phụ nữ đồng thời huyện đội cũng tăng cường cho xã 1 tiểu đội để... nhiều nơi trên đại bàn tỉnh làm cho 1 bộ phận lính ngụy ở Duy Phước cũng bắt đầu hoang mang lo sợ Lợi dụng tình hình này Trang 34 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 đêm 14/3 /1975 lực lượng vũ trang huyện đã phối hợp cùng với du kích Xuyên Quang, Xuyên Thái tấn công địch trên đường quốc lộ 1A từ Bà Rến đến Câu Lâu Ngày 15/3 /1975 bộ đội đã làm chủ được khu Triều Châu, xóm Mới tiêu... với những âm mưu tiếp theo của bọn Mỹ- Ngụy Trang 17 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 III Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Duy Phước đẩy mạnh thế trận chiến tranh nhân dân và thực hiện “2 chân 3 mũi giáp công” góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965-1968) 1 Cán bộ nhân dân Duy Phước củng cố lực lượng chống địch phản kích lấn chiếm Trước nguy... cố chúng tìm mọi cách để phá hoại hiệp định Pari Mỹ hỗ trợ cho bọn tay sai Nguyễn Văn Thiệu về vũ khí, đạn dược để tung quân lấn chiếm vùng ta làm chủ thực hiện âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” Thiệu đã đua ra khẩu hiệu “4 không” :không có Trang 31 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 hoà bình, không có ngừng bắn, không có giả pháp chính trị, không có tổng tuyển cử Tại Duy Phước, địch . Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 Phần một: MỞ ĐẦU Lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước được tạo nên bởi lịch sử của mỗi gia đình, dòng họ, mỗi làng xã. Chính vì thế. bí mật, hố chông, bãi mìn. Sử dụng 3 mũi giáp công Trang 1 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 bằng mọi vũ khí trang bị tự tạo. Du kích Duy Phước ngày đêm bám thắt lưng Mỹ. động của Mỹ -Diệm. Trang 6 Nhóm 2 : Tìm hiểu lịch sử xã Duy Phước giai đoạn 1954 - 1975 3. Các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân Duy Phước trong những năm 1954-1 959 a) Đấu tranh đòi thi hành

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan