tiểu luận Cuộc Chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai (1947 – 1989)

46 1.6K 5
tiểu luận Cuộc Chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai (1947 – 1989)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc thiết lập lại trật tự thế giới, ổn định lại hoà bình cho các dân tộc là một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách nhất được tiến hành sau mỗi cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), trật tự hai cực Ianta đã hình thành mà nội dung quan trọng nhất của nó là cuộc “chiến tranh lạnh”. “Chiến tranh lạnh” là cuộc xung đột giữa hai khối chính trị, quân sự Đông – Tây do Liên Xô và Mĩ đứng đầu với hình thức đặc biệt: vừa hoà bình, vừa không hoà bình, trong đó Liên Xô và Mĩ là hai nhân vật chính và mối quan hệ giữa hai bên là nội dung cơ bản của cuộc chiến tranh lạnh. Đó là cuộc chiến tranh diễn ra trên phạm vi thế giới, trong đó châu Âu là chiến trường đấu tranh chủ yếu. Nước Đức - một nước lớn nằm ở trung tâm châu Âu với số dân đông và tiềm năng phát triển công nghiệp lớn với nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có ở phía Tây. Hơn thế, nước Đức còn có một vị trí địa lý đặc biệt: nằm giữa trung tâm châu Âu, giáp giới giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau là XHCN và TBCN. Chính vì thế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề Đức không chỉ nổi lên là một trong những vấn đề hàng đầu cần phải giải quyết có liên quan tới hoà bình và an ninh các dân tộc trên thế giới, nhất là nhân dân châu Âu, mà đó còn là vấn đề trọng tâm của cuộc đấu tranh giữa hai khối Đông – Tây trong cuộc chiến tranh lạnh. Nghiên cứu về vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ những diễn biến chằng chéo, phức tạp của một vấn đề quan trọng trong quan hệ quốc tế tứ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thứ hai, nghiên cứu về việc giải quyết vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai còn giúp chúng ta thấy được nội dung và diễn biến của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông – Tây mà chủ yếu là giữa Liên Xô và Mĩ. Qua đó, vạch rõ tính chất phản động của Mĩ và các nước phương Tây Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử trong việc chia cắt nước Đức, âm mưu khôi phục lại chủ nghĩa quân phiệt Đức, đưa Tây Đức vào khối NATO, biến Tây Đức thành tiền đồn ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu. Đồng thời cũng nhằm làm hiểu rõ tinh thần đấu tranh kiên quyết của Liên Xô và các nước XHCN khác trong việc đấu tranh đòi thống nhất nước Đức, giải quyết hoà bình vấn đề Đức, xây dựng nước Đức thành một nước hoà bình và dân chủ trên thế giới. Bài tiểu luận chính là nhằm đạt những mục đích đó. 2.Lịch sử vấn đề Mặc dù vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỷ XX luôn là vấn đề trung tâm của đời sống chính trị châu Âu và trong quan hệ quốc tế, nhưng việc nghiên cứu nó là một việc làm khó. Ở Việt Nam, nghiên cứu về vấn đề Đức không phải là một việc làm mới, tuy nhiên, trong những cuốn sách giáo trình hay sách chuyên khảo viết về quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, vấn đề Đức chỉ được đế cập theo từng mảng nhỏ, theo từng giai đoạn của cuộc chiến tranh lạnh, không hệ thống. Như trong sách giáo trình Lịch sử thế giới hiện đại (Nguyễn Anh Thái chủ biên), vấn đề Đức từ sau chiến tranh thế giới thứ hai chỉ được đề cập tới trong phần “Quan hệ quốc tế từ 1945 đến nửa đẩu những năm 70”, nhưng cũng không hệ thống. Trong phần “Quan hệ quốc tế từ nửa sau những năm 70 đến năm 1995” vấn đề Đức còn không được đề cập đến. Hay trong cuốn “Lịch sử quan hệ quốc tế” của Phạm Giảng, tuy cũng đã đi vào nghiên cứu vấn đề Đức trong các hội nghị quốc tế nhưng chỉ mới dừng ở thông sử mà chưa hệ thống cả vấn đề theo trình tự thời gian theo nội dung chính của quan hệ quốc tế thời kỳ này. Hay trong cuốn “Một số chuyên đề lịch sử thế giới” (Vũ Dương Ninh chủ biên), vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng được đề cập đến trong chuyên đề “Cuộc Chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử (1947 – 1989)”. Tuy nhiên nó cũng chỉ được trình bày là một nội dung nhỏ trong những nội dung thuộc từng giai đoạn của cuộc chiến tranh lạnh. Còn trong cuốn “Giáo trình Lịch sử quan hệ quốc tế 1945 – 1990” (Trần Văn Đào, Phan Doãn Nam), vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai tuy có được trình bày một cách cụ thể hơn ở từng nội dung giải quyết vấn đề Đức, nhưng vẫn chưa có hệ thống mà trong từng giai đoạn của quan hệ quốc tế trong những năm 1945 – 1990. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đề tài tập trung nghiên cứu cuộc đấu tranh của hai khối Đông - Tây mà chủ yếu ở đây là của Liên Xô và Mĩ trong diễn biến của “chiến tranh lạnh” thông qua việc giải quyết vấn đề Đức. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Về không gian, nghiên cứu cuộc đấu tranh của hai khối Đông – Tây đứng đầu là Liên Xô và Mĩ qua việc giải quyết vấn đề Đức trong cuộc chiến tranh lạnh. Về thời gian, nghiên cứu vấn đề Đức trong những năm 1945 – 1990. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp chủ yếu: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp luận sử học macxit, phương pháp vận dụng quan điểm lập trường của Đảng khi tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, đề tài còn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phan tích, phương pháp so sánh… 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm ba chương: Chương I: Việc giải quyết vấn đề Đức trong những năm 1945 – 1947. Chương II: Sự chia cắt nước Đức và âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức (1947 – 1972). Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử Chương III: Từ thừa nhận lẫn nhau giữa CHLB Đức và CHDC Đức đến sự thống nhất nước Đức (1972 – 1990). Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỨC TRONG NHỮNG NĂM 1945 – 1947 1. Tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Đức trong chiến tranh lạnh Chiến tranh lạnh là cuộc xung đột giữa hai khối chính trị, quân sự lớn Đông – Tây đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. Đó là cuộc chiến tranh do Mĩ khởi xướng, diễn ra trên phạm vi toàn cầu với hình thức vừa là hoà bình, vừa là phi hoà bình, trong đó hai siêu cường Xô – Mĩ là hai diễn viên chính của chiến tranh lạnh và quan hệ của hai bên đã trở thành nội dung hạt nhân của chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông – Tây mà đứng đầu là Liên Xô và Mĩ bùng nổ do nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố quốc tế, yếu tố quốc gia, yếu tố cá nhân…, trong đó nhân tố ý thức hệ là một trong những nguyên nhân quan trọng. Sự đối lập căn bản về ý thức hệ giữa Liên Xô và Mĩ với một là nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) lớn nhất, một là nước tư bản chủ nghĩa (TBCN) lớn nhất lúc bấy giờ đã dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh. Chịu sự chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ, hai nước Xô và Mĩ đã dựa vào tiến triển của chiến tranh thế giới thứ hai và cục diện thế giới sau chiến tranh để ra sức mở rộng phạm vi ảnh hưởng tín ngưỡng ya thức hệ của bản thân, ở những khu vực mà khả năng cho phép để xây dựng và duy trì chế độ giống như của mình. Nước Đức – nơi phát sinh ra hai cuộc chiến tranh thế giới, nơi phát sinh ra lò lửa chiến tranh phát xít gây bao thảm hoạ cho các dân tộc trên thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề Đức luôn nổi lên là một trong những vấn đề hang đầu cần phải giải quyết có liên quan đến hoà bình và an ninh các dân tộc trên thế giới. Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử Mặt khác, nước Đức có một vị trí địa lý đặc biệt: nước Đức là một nước lớn nằm ở trung tâm châu Âu, tiền đồn giáp giới giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau: TBCN và XHCN. Do đó, việc tổ chức lại nước Đức sau chiến tranh là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định vận mệnh của đời sống chính trị châu Âu bởi việc nước Đức đi theo con đường XHCN hay TBCN sẽ ảnh hưởng cực kì sâu sắc đến tình hình chính trị châu Âu. Hơn thế, việc Đức đi theo con đường TBCN hay XHCN còn ảnh hưởng tới tương quan lực lượng giữa hai hệ thống TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu vì Đức là một nước lớn, dân số đông, lại có tiềm năng phát triển, đặc biệt là tiềm năng phát triển công nghiệp với những mỏ khoáng sản lớn của vùng công nghiệp Rua. Bởi thế, việc nước Đức đi theo con đường TBXN hay XHCN là vấn đề mấu chốt và cũng là thực chất của cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống nhằm giải quyết vấn đề Đức. Trong việc giải quyết vấn đề Đức, các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu muốn nước Đức đi theo con đường TBCN, xây dựng nước Đức thành một tiền đồn, một lá chắn ngăn chặn ảnh hưởng củ chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu. Còn các nước XHCN mà đứng đầu là Liên Xô thì muốn xây dựng nước Đức thành một nước dân chủ, hoà bình. Cuộc đấu tranh giữa hai khối Đông – Tây đứng đầu là Liên Xô và Mĩ trong việc giải quyết vấn đề Đức chính là một trong những nội dung quan trọng của cuộc chiến tranh lạnh diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. 1.2.Những thoả thuận của các cường quốc trong việc giải quyết vấn đề Đức trong những năm 1945 – 1947 Do tầm quan trọng của vấn đề Đức nên ngay từ khi cuộc chiến tranh thế giới đang diễn ra và ngay sau khi nó kết thúc, các hội nghị quốc tế giữa các cường quốc đã được triệu tập để thoả thuận với nhau về các biện pháp trong việc giải quyết vấn đề Đức. Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử 1.2.1. Những thoả thuận trong Hội nghị Ianta về vấn đề Đức Tháng 2/1945, trong khi Hồng quân Liên Xô và quân đội Đồng minh Mĩ – Anh đang ra hết sức tiến quân nhanh về Béclin thì tại Ianta (Crưm, Liên Xô), Hội nghị tam cường Liên Xô, Mĩ, Anh đã họp từ ngày 4 đến 12/2/1945. Tham dự hội nghị có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô - Stalin, Tổng thống Mĩ – Rudơven, Thủ tướng Anh – Sơcxin. Hội nghị đã thống nhất ý kiến về việc tiếp tục chiến tranh để đánh bại phát xít Đức trên các chiến trường và buộc Đức phải đầu hang vô điều kiện, thông qua những kế hoạch quân sự của ba nước đồng minh nhằm đánh bại phát xít Đức. Hội nghị cũng ra tuyên bố: Nước Đức phát xít đã bị cáo chung và quân đội phát xít Đức sẽ phải trả giá đắt hơn cho thất bại của mình nếu chúng tiếp tục tìm cách phản kháng một cách vô vọng. Về việc chiếm đóng và kiểm soát nước Đức, theo kế hoạch đã thoả thuận, lực lượng của ba cường quốc sẽ chiếm đóng các khu vực đã được phân chia theo nghị định thư mà ba nước đã ký từ ngày 12/9/1944 tại Hội đồng tư vấn châu Âu. Cụ thể: nước Đức sẽ chia thành ba vùng do ba nước chiếm đóng, trong đó, Liên Xô sẽ chiếm đóng phần phía Đông, Mĩ chiếm đóng phần phía Tây. Đối với thủ đô Béclin, mặc dù nằm hoàn toàn ở phía Đông nhưng Béclin không hoàn toàn thuộc và vùng đất kiểm soát của Liên Xô mà bị chia thành ba khu vực chiếm đóng của ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh, trong đó Liên Xô chiếm đóng Đông Béclin, còn Mĩ, Anh chiếm đóng Tây Béclin. Đứng đầu các khu vực chiếm đóng của mỗi nước là các Tổng chỉ huy. Và để quản lý các vấn đề chung của nước Đức, một Hội đồng kiểm soát được thành lập bao gồm các Tổng chỉ huy ở các khu vực chiếm đóng của các nước đồng minh. Hội đồng này có chức năng đảm bảo sự thống nhất hành động của các Tổng chỉ huy các khu vực chiếm đóng ở mức độ có thể. Và trụ sở chính của Hội đồng kiểm soát sẽ đóng tại Béclin. Bên cạnh đó, ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh còn thống nhất việc mời Pháp là thành viên thứ tư của Hội đồng nếu Pháp Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử muốn. Ranh giới khu vực kiểm soát của Pháp sẽ được bốn chính phủ quyết định thong qua đại diện của mình tại Hội đồng tư vẫn châu Âu. Về việc bồi thường thiệt hại chiến tranh do Đức gây ra, ba nước đều cho rằng Đức có nhiệm vụ bồi thường vật chất trong phạm vi có thể. Những nước được nhận bồi thường trước tiên là các nước phải gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh, đồng thời có công lớn trong việc đánh bại phát xít Đức. Việc bồi thường có thể được tiến hành bằng ba hình thức: thanh toán một lần từ tài sản quốc gia của Đức, cung cấp hang hoá hằng năm trong thời hạn nhất định hoặc sử dụng nhân công Đức. Một Hội đồng chuyên giải quyết việc bồi thường thiệt hại chiến tranh sẽ được thành lập. Hội đồng này sẽ bàn bạc về phạm vi và biện pháp thiệt hại do Đức gây ra đối với các nước đồng minh. Hội đồng bao gồm đại diện của các nước Liên Xô, Mĩ, Anh, và sẽ được thành lập tại Matxcơva trong thời gian thích hợp. Như vậy, ngay từ khi chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn tiếp tục với quy mô và phạm vi lớn, các nước đồng minh đã họp bàn để định đoạt số phận của nước Đức sau này. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề Đức. 1.2.2. Những thoả thuận trong Hội nghị Postdam về vấn đề Đức Đêm mùng 8 rạng sang 9/5/1945, phát xít Đức ký văn kiện đầu hang đồng minh không điều kiện. Các nước đồng minh đã đạt được mục tiêu quan trọng là đánh chiếm được Đức, buộc Đức đầu hang không điều kiện. Việc tiếp theo là phải được giải pháp lâu dài cho tương lai nước Đức. Vì vậy, từ ngày 17/7 đến ngày 2/8/1945, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh triệu tập hội nghị ở Postdam (phía Đông nước Đức). Trọng tâm của cuộc hội nghị là thảo luận để ra quyết định cuối cùng về việc lập lại trật tự ở Đức sau chiến tranh. Đây cũng là cuộc họp thượng đỉnh cuối cùng của ba cường quốc trong liên minh chống phát xít. Đại diện của Liên Xô là Stalin, đại diện của Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử Mĩ là Truman, đại diện của Anh ban đầu là Thủ tướng Sơcxin nhưng đến ngày 28/7 bị thay thế bởi Átli (sau cuộc bầu cử vào Hạ nghị viện Anh). Trong đến ngày mùng 1 rạng sáng mùng 2/8/1945, ba nguyên thủ quốc gia của Liên Xô, Mĩ, Anh đã cùng nhau ký vào “Biên bản hội nghị Postdam”. Kết quả của các cuộc hội đàm tại Hội nghị Postdam được đúc kết trong một thông cáo chung được gọi là “Hiệp ước Postdam”. Hiệp ước này bao gồm các quy định cụ thể về chính trị, kinh tế nước Đức, cũng như trách nhiệm bồi thường chiến tranh của nước Đức cho các nước đồng minh. Về chính trị, mục đích chủ yếu của Hiệp ước Postdam là không được để cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể bị châm ngòi bởi nước Đức. Nhằm thực hiện mục đích đó, các nước đồng minh quyết định: - Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt Đức, không để cho Đức lại uy hiếp các nước láng giềng, đe doạ nền an ninh của các dân tộc và sự nghiệp hoà bình. - Trừng phạt tội phạm NAZI và tội phạm chiến tranh. - Là trong sạch đời sống văn hoá, chính trị, tinh thần trên toàn lãnh thổ Đức. - Khuyến khích sự phát triển của các công đoàn dân chủ, tự do, quyền tự do báo chí và ngôn luận, giúp cho sự phát triển của các lực lượng dân chủ, lấy việc đó để chuẩn bị cho việc xây dựng đời sống chính trị Đức trên cơ sở dân chủ làm tiền đề cho nền hoà bình vững chắc ở châu Âu và vị thế của nước Đức trong cộng đồng các dân tộc tự do và hoà bình trên thế giới. - Trước khi thành lập một chính phủ trung ương của Đức thì thành lập những cơ quan hành chính trung ương để trông coi những vấn đề tài chính, giao thông vận tải, ngoại thương và công nghiệp; phân tán chính quyền cho các châu thiết lập chế độ tự trị địa phương. Về kinh tế, mục đích của Hiệp ước Postdam là thủ tiêu tất cả những ngành kĩ nghệ có thể sử dụng vào việc sản xuất chiến tranh. Cụ thể: Bài tiểu luận Nguyễn Thị Hoa - K54A Lịch sử - Xoá bỏ sự tập trung ở mức độ cao của các thế lực kinh tế độc quyền dưới mọi hình thức và tước bỏ quyền lực của chúng vì đó là những “lò lửa nguy hiểm” của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến. - Quy định nền công nghiệp của Đức phải được chuyển hoàn toàn sang công nghiệp hoà bình, chủ yếu là phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng dân dụng nội địa. - Các nước đồng minh sẽ kiểm soát các ngành sản xuất kim khí, máy móc, hoá chất. Về bồi thường chiến tranh, số tiền mà Đức phải bồi thường được đặt ra là 20 tỷ USD. Liên Xô là nước bị thiệt hại nặng nề nhất về người và của, đồng thời cũng là nước có công lao lớn nhất trong cuộc chiến tranh tiêu diệt phát xít Đức nên sĩ nhiên phải đặt yêu cầu được bồi thường chiến tranh nhiều nhất. Mĩ thì cho rằng số tiền 20 tỷ USD đặt ra cho Đức lúc này là không thực tế. Nhưng cuối cùng, Mĩ và Anh cũng chấp nhận 50% số tiền này là để trả cho Liên Xô. Liên Xô nhận bồi thường bằng nền kinh tế khu vực mà mình chiếm đóng và 10% từ nền công nghiệp sản xuất hang dân dụng ở khu vực phía Tây và 15% nhận bằng lương thực và chất đốt. Nhưng trong thực tế, Mĩ chỉ chuyển bồi thường cho Liên Xô cho đến tháng 5/1946, sau khi Liên Xô ngừng cung cấp thực phẩm cho khu vực phía Tây thì việc chuyển giao này bị đình lại. Tóm lại, Hội nghị Postdam đã đưa ra được những quyết định quan trọng về việc giải quyết vấn đề Đức. Những quyết định của Hội nghị là hoàn toàn phù hợp với quyền lợi của nhân dân các nước, kể cả nhân dân Đức, tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế cho cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ chống phát xít ở Đức. Nội dung chủ yếu của các quyết định là nhằm dân chủ hoá, phi quân sự hoá nước Đức, tạo điều kiện cho nhân dân Đức có thể xây dựng lại một nước Đức hoà bình và dân chủ. [...]... cho việc chia cắt nước Đức 1.3 Cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề Đức trong những năm 1945 – 1947 1.3.1 Xử tội phạm chiến tranh NAZI ở Nuyrămbe Do đấu tranh của Liên Xô và nhân dân thế giới, ngày 20/10/1945, các nước động minh thành lập toà án xét xử tội phạm chiến tranh ở Nuyrămbe với hơn 400 phiên toà, đến ngày 31/8/1946 thì kết thúc Ngay trong việc xử tội phạm chiến tranh, lập trường của Liên Xô... chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô và các nước XHCN Trung – Đông Âu Bài tiểu luận Lịch sử Nguyễn Thị Hoa - K54A Bài tiểu luận Lịch sử Nguyễn Thị Hoa - K54A CHƯƠNG 2 SỰ CHIA CẮT NƯỚC ĐỨC VÀ ÂM MƯU PHỤC HỒI CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT TÂY ĐỨC (1947 – 1972) 2.1 Sự chia cắt nước Đức thành hai quốc gia (1947 – 1949) 2.1.1 Hội nghị Luân Đôn (2/1948) Ngay sau Hội nghị ngoại trưởng giữa Liên Xô, Mĩ, Anh bế mạc, ba... Bức tường Béclin xuất hiện không chỉ đánh dấu sự ngăn cách Đông – Tây Béclin mà nó còn đánh dấu sự ngăn cách giữa các nước TBCN phương Tây đứng đầu là Mĩ và các nước XHCN phương Đông đứng đầu là Liên Xô “Bức tường Béclin” chính là đỉnh cao của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông – Tây trong việc giải quyết vấn đề Đức trong chiến tranh lạnh Ngày 23/6/1966, Nghị viện Tây Đức thông qua đạo luật về “độc... ngoại của CHDC Đức Sự thừa nhận lẫn nhau giữa hai nước CHLB Đức và CHDC Đức cũng là một trong những mốc đánh dấu sự tạm thời hoà hoãn của chiến tranh lạnh hai khối Đông - Tây do Liên Xô và Mĩ đứng đầu 3.2.Tình hình CHLB Đức và CHDC Đức trong những năm 1972 – 1989 3.2.1 Tình hình CHLB Đức (1972 – 1989) Trong những năm 1972 – 1989, mặc dù cũng gặp phải những cuộc khủng hoảng kinh tế của CNTB, CHLB Đức... ra cho sư luận thế giới biết rằng việc thành lập một nước Tây Đức riêng rẽ là một đe doạ cho nền hoà bình và an ninh châu Âu và thế giới. Nhưng Mĩ, Anh, Pháp đã bác bỏ đề nghị dự hội nghị của Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư; ngược lại, mở rộng cho Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua là những nước ăn cánh với các đế quốc phương Tây Hội nghị Luân Đôn họp thành hai đợt: đợt một từ 23/2 – 6/3/1948, đợt hai từ 2/4 – 1/6/1948... sản phẩm của chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống XHCN và TBCN do Liên Xô và Mĩ đứng đầu Sự kiện đó càng làm cho tình hình châu Âu căng thẳng hơn Vấn đề ký hoà ước với nước Đức thống nhất cũng trỏ nên phức tạp và khó khăn hơn 2.2 Âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Tây Đức của các nước phương Tây (1949 – 1955) 2.2.1 Âm mưu phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Đức của các nước phương Tây Bài tiểu luận Lịch sử... lãnh đạo và chi phối lực lượng vũ trang của mình, có nguy cơ bị Tây Đức đe doạ Chính vì vậy, hai năm sau, ngày 30/8/1954, Quốc hội Pháp đã bã bỏ Hiệp ước Bon – Pari * Hiệp ước Luân Đôn – Pari và sự thành lập Liên minh châu Âu: Sau khi Hiệp ước Bon – Pari với việc thành lập “Cộng đồng phòng thủ châu Âu” thất bại, giới cầm quyền Mĩ và các nước Tây Âu khác đã cố gắng làm yên làng nhân dân Tây Âu bằng một... tên phát xít tích cực trước kia và bọn tội phạm chiến tranh đã dần dần được thả ra Chính quyền chiếm đóng Mĩ, Anh, Pháp công khai ủng hộ các đảng phía tư sản, địa chủ của các thế lực phát xít Đức và các đảng phái này đã dần dần nắm lấy chính quyền Tây Đức Hoạt động của các đảng phái và tổ chức dân chủ bị hạn chế Đảng Cộng sản bị công khai đàn áp Bài tiểu luận Lịch sử Nguyễn Thị Hoa - K54A Về kinh tế,... thong qua một quyết nghị nào mà chỉ thoả thuận về một số vấn đề thứ yếu, trong đó có vấn đề tiêu diệt quốc gia Phổ trong nước Đức *Hội nghị ngoại trưởng Luân Đôn (2/11 – 5/12/1947): Phiên họp này thảo luận hai vấn đề cơ bản: ký hoà ước với Đức và thực hiện thống nhất nước Đức Vấn đề ký hoà ước với Đức là vấn đề quan trọng bậc nhất sau chiến tranh nhưng do sự phá hoại cảu các nước Mĩ, Anh, Pháp nên đến... các nước NATO đã thông qua quyết định huỷ bỏ việc hạn chế công nghiệp chiến tranh ở Tây Đức,khôi phục quân đội Tây Đức và cho phép Tây Đức tham gia “các lực lượng vũ trang liên hiệp” của các nước phương Tây Ngày 9/7/1951, các nước Mĩ, Anh, Pháp đơn phương tuyên bố chấm dứt tình tràng chiến tranh với CHLB Đức, hàng loạt tội phạm chiến tranh được thả tự do, các lực lượng cảnh sát Tây Đức được tăng cường . lịch sử thế giới (Vũ Dương Ninh chủ biên), vấn đề Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng được đề cập đến trong chuyên đề Cuộc Chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai Bài tiểu luận. hành sau mỗi cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), trật tự hai cực Ianta đã hình thành mà nội dung quan trọng nhất của nó là cuộc chiến tranh lạnh . Chiến tranh. đã dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh. Chịu sự chi phối của tín ngưỡng ý thức hệ, hai nước Xô và Mĩ đã dựa vào tiến triển của chiến tranh thế giới thứ hai và cục diện thế giới sau chiến tranh để ra

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan