luận văn Dạy tự học-Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả tự học môn lịch sử ở trường Trung học phổ thông (chương trình lịch sử thế giới lớp 11-Chương trình cơ bản)

88 911 0
luận văn Dạy tự học-Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá kết quả tự học môn lịch sử ở trường Trung học phổ thông (chương trình lịch sử thế giới lớp 11-Chương trình cơ bản)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoá luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang cùng nhõn loại trải qua những năm đầu thế kỉ XXI, thế kỷ với đặc trưng là sự phát triển của nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải có nhiều kiến thức mới, kỹ năng mới và trình độ tích cực để làm chủ cuộc sống . Trong bối cảnh chung toàn cầu như vậy, Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 là: “đưa đất nước ta thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, nõng cao rừ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhõn dõn, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá”. Để đạt được mục tiêu này, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết. Sau gần 20 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hệ thống giáo dục, nõng cao cơ sở vật chất cho nhà trường…Song vẫn cũn nhiều bất cập cần phải bàn tới, đặc biệt là chương trình sách giáo khoa cũn mang nặng tớnh hàn lõm, phương pháp dạy học cũn truyền thống-truyền thụ một chiều, chưa phát huy được tớnh tích cực học tập của học sinh, “sức ỳ” trong học tập của học sinh là rất lớn. Hoạt động tự học của học sinh chưa được quan tõm đúng mức, trong khi đõy là hoạt động quan trọng quyết định đến chất lượng cũng như hiệu quả của quá trình học tập Hoạt động tự học luôn giữa vai trò quan trọng trong quá trình học tập của mỗi con người, bàn về tự học Tổng bí thư Đỗ Mười: “Tự học tự đào tạo là con đường phát triển suốt cuộc đời mỗi con người, trong điều kiện kinh tế xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau, đó cũng là truyền thống quý bỏu của dõn tộc Việt Nam. Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nõng cao khi tạo ra được Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 1 Khoá luận tốt nghiệp năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành tự giáo dục. Quy mô được mở rộng khi có phong trào toàn dõn tự học” (Thư gửi hội thảo khoa học nghiên cứu sự phát triển tự học, tự đào tạo 6/1/1998) Nghị quyết của Trung Ương Đảng lần II đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, đào tạo thường xuyên và mở rộng khắp trong toàn dân nhất là thanh niên” Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, dạy cho học sinh cách tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự học của mình là một hướng đổi mới tích cực trong giai đoạn hiện nay, cần được đẩy mạnh thực hiện trong tất cả các lĩnh vực, các môn học của nền giáo dục. Đặc biệt, môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông-một môn khoa học xã hội, với những dặc trưng riêng như: mang tính quá khứ, tớnh không lặp lại, tớnh hệ thống….Việc học tập lịch sử là rất cần thiết trong việc đào tạo, rốn luyện đạo đức, bồi dưỡng những con người có lý tưởng, con người Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên thực trạng dạy và học lịch sử trong những năm gần đõy đã được báo chí, các phương tiện truyền thông đề cập đến với mức độ đáng báo động: học sinh không thích học lịch sử, kết quả kiểm tra hiểu biết lịch sử thật đáng buồn… Thiết nghĩ, việc dạy cho học sinh cách tự học lịch sử là rất quan trọng để nõng cao chất lượng dạy và học môn học này. Việc tự học, tự đào tạo ngày càng có vai trò quan trọng đối với giáo dục nói chung và nhu cầu nắm vững tri thức của mỗi cá nhõn nói riêng. Việc tỡm ra các biện pháp hữu hiệu để tổ chức có hiệu quả hoạt động tự học cho người học…là nhu cầu bức thiết và mang ý nghĩa thiết thực đối với lợi ích trước mắt và lõu dài, nó không chỉ giúp học sinh rốn luyện và nõng cao khả năng độc lập, sáng tạo trong học tập trong cuộc sống mà cũn góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục nước nhà, giúp Việt Nam rút ngắn Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 2 Khoá luận tốt nghiệp khoảng cách, vươn lên ngang tầm với các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chớnh vì những lí do trên, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình với tên: “Dạy tự học-Xõy dựng quy trình kiểm tra đỏnh giá kết quả tự học môn lịch sử ở trường Trung học phổ thông (chương trình lịch sử thế giới lớp 11-Chương trình cơ bản)” 2. Mục đớch nghiên cứu. Dạy cho học sinh cách tự học và cách tự kiểm tra-đánh giá kết quả của quá trình tự học. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT (cụ thể là chương trình lịch sử thế giới lớp 11) - Đối tượng nghiên cứu: cách tự học và kiểm tra-đánh giá kết quả tự học môn lịch ở trường THPT 4. Giả thuyết khoa học - Mỗi HS đều có một kiểu học tập của mình và có thể xác định kiểu học này một cách khoa học - Việc xác định được kiểu học của HS là cơ sở giúp cho việc dạy HS biết cách tự học hiệu quả 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tỡm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở khoa học của việc dạy tự học cho HS ở trường THPT. - Hiện trạng về việc tự học và cách kiểm tra đánh giá kết quả tự học môn lịch sử của học sinh THPT. - Một vài hướng dẫn cách tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự học cho học sinh. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Nhúm phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra, quan sát. Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 3 Khoá luận tốt nghiệp 7. Cấu trúc của khoá luận. Khoá luận gồm có: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của khoá luận. Chương 2: Hiện trạng về việc tự học và cách kiểm tra đánh giá kết quả tự học môn lịch sử (lớp 11) của học sinh trường THPT Chu Văn An-Hà Nội Chương 3. Dạy cách tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự học của học sinh 8. Kế hoạch thực hiện khoá luận STT Nội dung công việc Thời gian (Tháng/Năm) Kết quả dự kiến 11/06 12/06 1/07 2/07 3/07 4/07 5/07 6/07 1 Xác định vấn đề nghiên cứu x 2 Xây dựng đề cương nghiên cứu x x 3 Tìm tài liệu x x x x 4 Viết chương I x x 5 Xây dựng phiếu điều tra x 6 Thực nghiệm sư phạm x x x 7 Xử lý số liệu x x 8 Viết chương II x x 9 Viết chương III và kết luận x x 10 Viết báo cáo tóm tắt khoá luận x 11 Bảo vệ khoá luận x Chương 1 Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 4 Khoá luận tốt nghiệp CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY TỰ HỌC VÀ XÂY DỰNG QUY TRèNH KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài. 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 1.1.1.1 Trên Thế giới. Trong lịch sử giáo dục, tự học là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tõm. Song trong thời kỳ giai đoạn lịch sử nhất định, nó được đề cập dưới các góc độ và hình thức khác nhau. Các tác giả đã làm rừ vai trò của hoạt động tự học, tự nghiên cứu, khám phá của bản thõn người tự học, nó là cơ sở cho mọi sự thành công trong học tập. Khổng Tử (551-479 TCN ) rất quan tõm đến kích thích sự suy nghĩ, sáng tạo của học trò, cách dạy của ông gợi mở để học trò tỡm ra chõn lý. Theo ông, Thầy giáo chỉ tỡm ra cho học trò cái mấu chốt nhất, cũn mọi vấn đề khác học trò phải từ đó mà tỡm ra, người thầy giáo không được làm thay học trò. Ông đã từng nói với học trò mình rằng: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rừ được thì thầy vẽ cho, vật có 4 góc bảo cho biết 1 góc, mà không suy ra 3 góc kia thì không dạy nữa”. Socrate (469-390 TCN ), nêu khẩu hiệu: “Anh hóy tự biết lấy anh” qua đó ông muốn học trò phát hiện ra “chõn lý” bằng cách đặt cõu hỏi để dần dần tỡm ra kết luận. J.A.Comenxki (1592-1670), ông tổ của nền giáo dục cận đại, người đặt nền móng cho sự ra đời của nhà trường hiện nay, nhà giáo dục lỗi lạc của Tiệp Khắc và nhõn loại dã nêu ra các nguyên tắc, phương pháp giảng dạy trong tác phẩm “Phép giảng dạy vĩ đại” nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh và ông cương quyết phản đối lối dạy áp đặt giáo điều làm cho học sinh có thói quen không tự giác trong học tập. Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 5 Khoá luận tốt nghiệp Thế kỉ XVIII-XIX, nhiều nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J.Rousseau (1712-1778), Pestalogie (1746-1827), Usinxki (1824-1873)…đều có chung quan điểm cần hướng cho học sinh tự nắm bắt kiến thức bằng cách tự tìm tòi và sáng tạo. Những năm gần đõy trên cơ sở kế thừa có phê phán các tư tưởng của các tác giả đi trước, các nước phương Tõy nổi lên cuộc cách mạng để tỡm phương pháp giáo dục mới dựa trên tiếp cận “lấy người học làm trung tõm” để phát huy năng lực nội sinh của con người. Đại diện cho tư tưởng này là John Dewey (1859-1952). Ông phát biểu “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”, một loạt các phương pháp dạy học theo tư tưởng quan điểm này đã được đưa vào thực nghiệm: Phương pháp tích cực, phương pháp hợp tác, phương pháp cá thể hoá. Nói chung, đõy là các phương pháp người học không chỉ lĩnh hội kiến thức bằng nghe thầy giảng, học thuộc mà còn từ hoạt động tự học, tự tỡm tòi kiến thức…Giáo viên chỉ là người trọng tài, đạo diễn thiết kế, tổ chức giúp cho học sinh biết cách làm, cách học. T. Makiguchi, nhà sư phạm nổi tiếng người Nhật Bản, trong những năm 30 của thế kỉ XX đã cho rằng “Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong tay mỗi học sinh, giáo dục xét như là quá trình hướng dẫn học sinh tự học”. RajaRoy Singh, nhà giáo dục Ấn Độ trong tác phẩm ‘Giáo dục cho thế kỉ XXI, những triển vọng của chõu Á-Thái Bình Dương” đã đưa ra quan điểm về quá trình “Nhận biết dạy-học” và ông chủ trương rằng người học phải là người tham gia tích cực vào quá trình: Nhận biết dạy-học. Vấn đề tự học của học sinh đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử giáo dục và nó vẫn cũn là vấn đề nóng bỏng cho các nhà nghiên cứu giáo dục hiện đại và tương lai bởi vì tự học có vai trò rất quan trọng, quyết định mọi sự thành công trong học tập, là điều kiện đảm bảo cho hiệu quả, chất lượng của quá trình đào tạo giáo dục. 1.1.1.2. Ở Việt Nam. Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 6 Khoá luận tốt nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định ‘Cách học tập…cách học làm cốt”, Người cũn nhấn mạnh: “Phải nõng cao và hướng dẫn việc tự học” và Người khuyên “Không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa, phải biết tự học tập”. Trong khoa học, đã có công trình nghiên cứu công phu về vấn đề tự học như: Quá trình dạy-tự học” của giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo. “Luận bàn về kinh nghiệm tự học học” của giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, “Tự học-chỡa khoá vàng của giáo dục” của giáo sư Phan Trọng luận, và nhiều công trình nghiên cứu về tự học của các giáo sư, các nhà giáo dục học như Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức, Thái Duy Tuyên và rất nhiều luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục trong những năm gần đõy đề cập đến nhiều khớa cạnh về hoạt động tự học và các biện pháp quản lý, tổ chức hoạt động tự học với mục đích nõng cao hiệu quả tự học của học sinh, từ đó nõng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Mặc dù có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu tự học khái quát ở trên, Song hoạt động dạy tự học cũng như cách kiểm tra-đánh giá kết quả tự học của học sinh vẫn cũn bỏ ngỏ, cần nghiên cứu 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.2.1. Hoạt động dạy-học Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá quá trình học sinh chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó phát triển và hình thành nhõn cách. Dạy có hai chức năng thường xuyên tương tác với nhau, thõm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau, đó là hoạt động truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học tập Học là lao động mà người tiến hành nhằm mục đích chiếm lĩnh một số kiến thức và kỹ năng mà loài người chưa biết. Học cũn được hiểu theo nghĩa rộng: là sự tổng hợp của người học theo nghĩa trên và sự cố gắng rốn luyện nhõn cách, xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa một bên là kiến thức, kỹ năng một bên là nhõn cách người học. Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 7 Khoá luận tốt nghiệp Dạy và học có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu học nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm thì dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập. Quá trình Dạy-Học là một hệ thống toàn vẹn gồm 3 thành tố cơ bản: khái niệm khoa học, dạy và học. Khái niệm khoa học là nội dung của một bài học và là đối tượng của sự lĩnh hội bởi học sinh, nó là 1 trong 2 yếu tố quan trọng khẳng định logic của bản thõn quá trình Dạy-Học về mặt khoa học. Hoạt động dạy gồm 2 chức năng truyền đạt và điều khiển, luôn tương tác và thống nhất với nhau. Dạy phải xuất phát từ logic khoa học của khái niệm và logic sư phạm của tõm lý học lĩnh hội. Hoạt động học là yếu tố khách quan thứ hai qui định logic của quá trình dạy học về mặt lý luận dạy học, nghĩa là độ trí dục và quy luật lĩnh hội và tự điều khiển. Khái niệm khoa học Cấu trúc của quá trình dạy học Quá trình Dạy-Học là một hệ thống toàn vẹn, các thành tố của nó luôn luôn tương tác với nhau theo những quy luật riêng, thõm nhập vào nhau, qui định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng. - Giữa dạy với học. - Giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy. - Giữa lĩnh hội kiến thức và tự điều khiển trong học. Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 8 Dạy Điều khiển Học Truyền đạt Lĩnh hội Tự điều khiển Khoá luận tốt nghiệp 1.1.2.2. Hoạt động dạy - tự học * Khái niệm tự học “Tự học” ngay trong nội hàm của khái niệm này cũng cho ta thấy tự học đề cập đến tớnh chủ động của chủ thể trong việc học, đó là việc người học phải tự mình vận động, tỡm tòi lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, hiệu quả. Đó là quá trình mà bản thõn người học phải tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức, làm chủ tri thức và vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống một cách linh hoạt, hiệu quả. Đề cập đến khái niệm “Tự học” có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau, cụ thể như: Theo Giáo sư Vũ Văn Tảo: “ Sự học dù dưới dạng nào, tại trường lớp hoặc ngoài trường lớp, có thầy hoặc không có thầy, có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật của công nghệ thông tin hoặc chưa, đều phải là sự tự học…Học là một quá trình trong đó chủ thể tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mỡnh”. Tự học là nội lực của người học, nhõn tố quyết định sự phát triển bản thõn người học. Có tự học mới phát triển được tư duy độc lập, từ chỗ có tư duy độc lập mới có tư duy phê phán, có khả năng phát hiện vấn đề và nhờ đó mới có tư duy sáng tạo. Tự học là quá trình tích cực, tự giác chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của bản thõn người học. Nhờ có tự học, người học mới thực sự nắm vững tri thức, làm chủ tri thức và vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống. “ Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên và quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo. Đõy là phương thức học tập cơ bản của giáo dục không chính quy, giáo dục thường xuyên còn là bộ phận không thể tách dời của quá trình học tập có hệ thống trong các trường. Nhằm đào sâu, mở rộng để nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh” (1) (1) Từ điển giáo dục, NXB Bách Khoa HN-tr 126 Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 9 Khoá luận tốt nghiệp Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đưa ra nhiều khái niệm về tự học, như cuốn “Học và cách dạy học”. Tác giả cho rằng: “Tự học là một hình thức hoạt động của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trỡnh sỏch giỏo khoa” (2) . Trong cuốn “Luận bàn về kinh nghiệm tự học”, Giáo sư cho rằng; “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp cựng cỏc phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Việc tự học được tiến hành khi người học có nhu cầu muốn hiểu biết một kiến thức nào đó bằng nỗ lực của bản thân cố gắng chiếm lĩnh tri thức đú” (3) Theo GS-TS Phạm Viết Vượng thì: Tự học là hình thức học sinh học ngoài giờ lên lớp bằng nỗ lực cá nhân theo kế hoạch học tập chung và không có mặt giáo viên. Tự học được tiến hành tại gia định hay thư viện, cách học theo phương pháp tự nghiên cứu” GS Phan Ngọc Liên lại có cách định nghĩa về tự học: “Tự học của HS là phải nắm vững kiến thức một cách chớnh xác, vững chắc được suy nghĩ và nhận thức sõu sắc và có thể võn dụng một cách thành thạo. Việc tự học phải được tiến hành với sự hứng thú say mê, ý thức trách nhiệm tinh thần, lao động cần cù, trong việc tự học quan trong nhất đối với HS không chỉ nắm vững kiến thức, hiểu sõu kiến thức mà cũn hình thành ở các em tư cách, phẩm chất của người lao động kiên nhẫn, tự tin, sáng tạo. Các định nghĩa trên đều đề cập đến tính chủ động, tự vận động các năng lực mà mỡnh cú vào trong việc học. Nhưng mỗi định nghĩa cựng cú đề cập sâu về một nội dung nào đó như: hình thức, phương tiện hay nhằm đến mục tiêu và hiệu quả mà người học tiến tới. Tổng hợp những định nghĩa trên, xin đưa ra định nghĩa về tự học: Tự học là tự động não, huy động tất cả mọi năng lực trí óc, tinh thần, tình cảm, sức khoẻ và sử dụng tối đa những điều (2) Học và cách dạy học -tr 111 (3) Luận bàn về kinh nghiệm tự học- tr 59-60 Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 10 [...]... thống kiểm tra đánh giá thường xuyên, hệ thống kiểm tra đánh giá định kì (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, giữa kì ) Quy trình kiểm tra đánh giá thường có 5 bước cơ bản sau: 1 Xác định mục đích 2 Xõy dựng mục tiêu (chuẩn) 3 Xõy dựng bộ công cụ (bộ cõu hỏi, tets kiểm tra) 4 Tổ chức thi (để thu thập thông tin) 5 Xử lý kết quả thu được 1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự. .. Khi tự học LS, HS gặp phải nhiều khó khăn, trong đó đa số các em đề cập đến vấn đề “cách học Các em đều chưa biết cách tự học lịch sử như thế nào cho phù hợp, đều cảm thấy học lịch sử rất khó vì dài và “khó hiểu” 2.3.2 Thực trạng dạy tự học và kiểm tra đỏnh giá kết quả tự học môn lịch sử của HS THPT CLC Chua Văn An Đa số các thầy cô giáo dạy môn lịch sử ở trường THPT Chu Văn An đều cho rằng vấn đề tự. .. đề tự học của học sinh là rất cần thiết và quan trọng, nó quy t định đến kết quả học tập của học sinh Đặc biệt đối với môn lịch s môn học thuộc khối khoa học xã hội, với những đặc trưng riêng, thì vấn đề yêu thích, tự giác học tập là nhõn tố quan trọng để làm nên thành công của quá trình học tập lịch sử Tuy nhiên hiện trạng dạy tự học cũng như kiểm tra đánh giá kết quả tự học của học sinh ở trường. .. Phương - K48 - SP Sử 34 Khoá luận tốt nghiệp Nắm được yêu cầu của tự học sẽ giúp GV có phương pháp dạy và đặc biệt kiểm tra đánh giá kết quả tự học phù hợp 2.3 Khái quát thực trạng tự học và dạy tự học -kiểm tra đỏnh giá kết quả tự học của HS THPT chất lượng cao Chu Văn An Trong khoảng thời gian thực tập 8 tuần ở trường THPT chất lượng cao Chu văn An (từ 26/2 đến 8/4/2007), được nhà trường phõn công... động tự học của HS đạt được hiệu quả và chất lượng cao rất cần sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên giảng dạy Hoạt động dạy- tự học cho HS được tiến hành theo chu trình 3 thời: Hướng dẫn-Tổ chức -Kiểm tra, đánh giá để phù hợp với chu trình tự học của học sinh: Tự nghiên cứu -Tự thực hiện -Tự kiểm tra, điều chỉnh Hoạt động dạy- tự học này thực chất là giáo viên dạy cho HS cách học, cách tư duy và học sinh học. .. thức lịch sử GV mới có thể tỡm được con đường hình thành tri thức lịch sử cho HS Hiểu được tri thức LS giáo viên mới có thể đưa ra những hướng dẫn cụ thể, chớnh xác giúp HS tự học lịch sử đạt ở mức độ cao cũng như có các cách kiểm tra đánh giá hoạt động tự học đó phù hợp, kích thích lòng yêu thích học tập môn lịch sử cho học sinh 2.2.2 Các yêu cầu của tự học lịch sử Dạy học lịch sử là một quá trình. .. để đánh giá kết quả học tập của học sinh đối chiếu với hệ mục tiêu môn học (và các thông tin cần thiết) Hay nói một cách khác, quy trình kiểm tra- đánh giá chớnh là các bước, các hình thức kiểm tra được thực hiện 1 cách liên tục, kế thừa hỗ trợ nhau để có thể kiểm tra kết quả học tập của học sinh đối chiếu với toàn bộ mục tiêu Do số mục tiêu lớn và đa dạng nên cần có một quy trình kiểm tra- đánh giá. .. kiểm tra đánh giá kết quả tự học lịch sử của học sinh trường THPT CLC Chu Văn An như sau: 2.3.1 Thực trạng tự học lịch sử của HS THPT CLC Chu Văn An - Học sinh THPT Chu Văn An nhìn chung không thích học môn lịch sử Có bảng số liệu về sự yêu thích học tập môn lịch sử của HS Chu Văn An: Rất thích Thích Bình thường Không thích 120 10 20 50 40 100% 8,3% 16,7% 41,6% 33,3% Rừ ràng trong tổng số 120 học sinh... những quy luật riêng nhằm kết hợp chương trình tự học làm cho dạy và tự học cộng hưởng với nhau tạo ra chất lượng, hiệu quả cao Chu trình Dạy- tự học bao gồm chu trình tự học của trò dưới tác động của chu trình dạy của thầy nhằm biến tri thức kho tàng văn hoá nhõn loại thành học vấn riêng của bản thõn người học Nguyễn Thị Minh Phương - K48 - SP Sử 11 Khoá luận tốt nghiệp Chu trình tự học của học trò... học tập của học sinh Quá trình này là quá trình nhận thức sự kiện, quy luật của quá trình lịch sử rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đối với hiện tại Quá trình dạy học lịch sử tuõn theo những quy luật của nhận thức Những quy luật này không phải là quy luật của bản thõn hiện thực lịch sử, tuy nhiên , hai loại quy luật này -quy luật nhận thức và quy luật lịch sử- có liên quan với nhau Phương pháp dạy học . trình kiểm tra đỏnh giá kết quả tự học môn lịch sử ở trường Trung học phổ thông (chương trình lịch sử thế giới lớp 11-Chương trình cơ bản) 2. Mục đớch nghiên cứu. Dạy cho học sinh cách tự học. về việc tự học và cách kiểm tra đánh giá kết quả tự học môn lịch sử (lớp 11) của học sinh trường THPT Chu Văn An-Hà Nội Chương 3. Dạy cách tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự học của học sinh 8 dạy tự học cho HS ở trường THPT. - Hiện trạng về việc tự học và cách kiểm tra đánh giá kết quả tự học môn lịch sử của học sinh THPT. - Một vài hướng dẫn cách tự học và kiểm tra đánh giá kết quả

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bạn có kiểu học nào?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan