tiểu luận Sự phát triển kinh tế nông nghiệp miền Nam Việt Nam trong vùng Mỹ - Ngụy

16 800 0
tiểu luận Sự phát triển kinh tế nông nghiệp miền Nam Việt Nam trong vùng Mỹ - Ngụy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), miền Nam là mặt trận trực tiếp phải đương đầu với cuộc chiến tranh giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ cùng tay sai. Miền Nam tiếp tục phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhằm thống nhất đất nước và giành lại quyền dân chủ cho nhân dân miền Nam. Sự phân chia của hai khu vực vùng giải phóng và vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn là một cản trở lớn đối với sự thống nhất. Trong hai khu vực là sự tồn tại của hai chính quyền với đường lối phát triển kinh tế khác nhau, trong vùng kiểm soát của địch sự phát triển kinh tế không phải là ở mức độ cao song nó là một bộ phận quan trọng của kinh tế miền Nam, nông nghiệp là một ngành đóng vai trò quan trọng và cũng có những bước chuyển đáng kể. Nó cung cấp về lương thực và thực phẩm nuôi sống bộ máy quân sự Sài Gòn và nhân dân trong vùng kiểm soát của chúng, tìm hiểu về sự phát triển nông nghiệp của vùng này được nhìn nhận trên nhiều phương diện trong cơ cấu ngành này và mối quan hệ của nó trong cơ cấu nền kinh tế chung, và cũng từ đó xem xét các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của chính quyền Sài Gòn mà đặc biệt là chính sách ruộng đất nó ảnh hưởng sâu sắc đến nông nghiệp. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất đối với sự phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất cây lương thực nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển đó còn bị chi phối của nhiều yếu tố khác nhau nhất là chiến cuộc miền Nam. Nhìn chung, việc tìm hiểu về kinh tế nông nghiệp miền Nam trong vùng Mỹ Nguỵ kiểm soát góp phần vào nghiên cứu tình hình kinh tế miền Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ và có những nhận xét đánh giá bước đầu về tác dụng của nền kinh tế nông nghiệp thời kỡ đú. Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 1 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐIỀU KINH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG VÙNG KIỂM SOÁT CỦA MỸ NGỤY 1. Hoàn cảnh lịch sử thời kì 1955 – 1975. Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, mở ra một thời kỳ mới độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng thắng lợi của ta lại bị hạn chế bởi Hiệp định Giơnevơ, đất nước được chia cắt thành hai miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Tại miền Nam, Mỹ đã thành lập lên một chính quyền bù nhìn Ngụ Đỡnh Diệm và viện trợ trực tiếp cho Diệm cả về kinh tế, quân sự nhằm thực hiện âm mưu chia cắt đất nước lâu dài. Một mặt chỳng phỏ hiệp nghị Giơnevơ, ngăn trở sự hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất Nam Bắc, một mặt chúng muốn biến miền Nam thành một quốc gia biệt lập với miền Bắc, mà chúng gọi là nước “Cộng hoà Việt Nam” với một chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội … riêng biệt đối lập với miền Bắc. Về mọi mặt, chúng xây dựng hàng rào ngăn cách với miền Bắc nói riêng và với phe dân chủ hoà bình, với các nước không thuộc chính sách “ viện trợ” Mỹ nói chung. Chúng muốn miền Nam trở thành “Một bộ phận của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ ở chân trời Đông Nam Á” và tách ra khỏi mảnh đất liền Việt Nam, khỏi khu vực tự nhiên của nó ở Đông Nam Á. [10;9] Song, trước những hành động của Mỹ - Nguỵ nhân dân cả nước đặc biệt là nhân dân miền Nam đã đấu tranh quyết liệt trên mọi mặt trận: Từ quân sự, kinh tế, văn hoá xã hội, ngoại giao, tranh giành với địch từng mét vuông đất đợi đến ngày giải phóng đất nước, thống nhất lãnh thổ. Năm 1960, ở miền Nam đã thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam và hình thành vùng giải phóng rộng lớn do chính quyền cách mạng kiểm soát. Năm 1964, trên cơ sở mặt trận giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam đã ra đời tiếp tục quản lý vùng giải phóng. Hai chính quyền cùng tồn tại kiểm soát hai vùng, vùng do chớnh quyền Sài Gòn kiểm soát và vùng do chính phủ cách mạng lâm Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 2 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam thời kiểm soát, vùng giải phóng của ta ngày càng mở rộng, và vùng đất do chính quyền Mỹ Nguỵ kiểm soát dần dần bị thi hẹp. hai vùng không có sự cách biệt hoàn toàn mà vẫn có sự giao lưu kinh tế nhất định. Song cũng có nhiều nét khác nhau về sự phát triển kinh tế. 2. Điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển nông nghiệp miền Nam. Khi quy định giới tuyến tạm thời ở vĩ tuyến 17 là để đáp ứng một nhu cầu quân sự tạm thời: Chia hai miền tập kết thực hiện đình chiến theo hiệp nghị Giơnevơ. Cho nên miền Nam Việt Nam lúc đó được kể từ vĩ tuyến 17 trở vào, với diện tích là 170000 km 2 . Giới tuyến này nằm trên địa phận phía Bắc tỉnh Quảng Trị, chia đôi lưu vực sông Bến Hải. “Từ phương diện địa lý chủ yếu là cái mặt địa thế và ảnh hưởng của địa thế và dân số”, “Kiến trúc tự nhiên của nước ta trong bán đảo Đông Dương do địa thế hình thái vòng cung của các dải núi Tây Bắc Bắc Bộ và Trường Sơn quyết định các dải núi này bao phủ cả miền Nam Trung Bộ, miền Thượng Lào và chạy dài liên tục tới cuối miền Nam Trung Bộ. Do đó đã chia hệ thống các đồng bằng thuộc Đông Dương cũ cũng coi như thuộc Việt Nam ta làm hai hệ thống Phía Đông và Phía Tây với hai tính chất khác nhau. Các đồng bằng Nam Trung Bộ của miền Nam thuộc hệ thống Phía Đông theo hệ thống các con sông ngắn, diện tích nhỏ hẹp. Phần Nam Bộ là các đồng bằng rộng lớn thuộc hệ thống sông cửu Long, đất phù sa châu thổ phì nhiêu. Ngoài ra cũn cú một miền đồi núi phía Tây đất đai khá màu mỡ, đặc biệt là các Cao Nguyên đất bazan thuận lợi cho trồng cây công nghiệp. Xét chung Miền Nam Việt Nam thì có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phục vụ cho nông nghiệp phát triển từ đất đai, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước phong phú với các hệ thống sông lớn như sông Cửu Long và sông Đồng Nai và nhiều sụng khỏc …Nông nghiệp Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi về thuỷ lợi hơn miền Bắc, tỷ lệ phù sa của lưu lượng sụng Mờkụng lớn, và vùng đồng bằng này luôn được làm mới hằng năm rất thuận lợi cho sản xuất lúa gạo, và cõy trụng hoa màu. Dưới sự kiểm soát của Mỹ - Nguỵ chúng cũng đã phát triển ở miền Nam kinh tế thời chiến nhằm thực hiện “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.Vì vậy, Mỹ - Nguỵ khai thác triệt để sức lao động của nhân dân ta vào những hoạt động kinh tế đồn điền Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 3 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam của chúng. Sản xuất nông nghiệp là nguồn lương thực trực tiếp nuôi sống quân đội Mỹ - Nguỵ nên cũng được đặc biệt Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 4 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG VÙNG MỸ - NGỤY KIỂM SOÁT THỜI KÌ (1955 – 1975) 1. Những chính sách của Mỹ - Nguỵ đối với kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp và nông thôn là địa bàn quan trọng đối với chính quyền Mỹ - Ngụy, từ khi can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương đặc biệt trên chiến trường miền Nam Việt Nam, Mỹ đã bắt đầu xây dựng cơ sở kinh tế của mình và đội quân tay sai. “Ngay từ năm 1952, trong bản tuyên bố của Mỹ về các mục tiêu của Đông Nam Á, bọn cầm đầu Nhà trắng đã giúp đỡ chính quyền tay sai ở Đông Dương thực hiện cải cách điền địa. Tháng 12/1952, chúng cho thành lập “ Uỷ ban cải cách điền địa”, ngày 4/6/1953, chính quyền bù nhìn Bảo Đại - Nguyễn Văn Tâm công bố chính sách “cải cách điền địa” gồm 4 đạo dụ: Dụ 19 ấn định thể thức thu hồi về tư sản địa phương sở quan, những phần đất không được trồng tỉa của những doanh điền. Dụ 20 ấn định quy chế tá điền “giao kèo muốn rộng phải làm bằng giấy tờ, thời hạn ngắn nhất là 5 năm, quyền canh tác được đảm bảo. Địa tô ấn định nhất loạt là 15% hoa lợi ruộng đất”. Dụ 21 ấn định suất lưu trí ruộng đất trồng tỉa “ghi suất lưu trí (diện tích tối đa mà một chủ điền có quyền sở hữu và khai thác) ấn định là: Từ 12 – 36 ha ở Bắc phần, từ 15 – 45 ha ở Trung phần, từ 30 – 100 ha ở Nam phần”. Dụ 22 ấn định quyền hưởng huê lợi các ruộng đất trồng tỉa. [4] Tuy nhiên, chính sách cải cách điền địa của chúng không đạt được hiệu quả bởi trong kháng chiến chống Pháp, ở những vùng Việt Minh, chính phủ kháng chiến đã thực hiện chính sách “ruộng đất cho dân cày”, tịch thu ruộng đất của Pháp và Việt gian chia cho dân cày, tạm cấp ruộng đất vắng chủ cho nông dân, thực hiện giảm tô 25%. Theo thống kê của Tạp san kinh tế Sài Gòn, trong thời kì kháng chiến có 600 địa chủ sở hữu trờn 50 ha và 18500 địa chủ sở hữu dưới 50 ha đã bỏ về thành thị. Do đó, có 349500 ha bị bỏ hoang tạm chia cho nông dân. Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 5 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam Như chính Ladejinki khẳng định: “khụng lấy gì làm lạ rằng những người cộng sản đã tìm được các làng mạc miếng đất tốt cho các mục đích chính trị của họ. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, họ đã bắt đầu tấn công và làng mạc, thì họ được hưởng ứng ngay lập tức, họ kiểm soát dược nông thôn và được nông dân ủng hộ không phải chỉ vì họ kêu gọi đánh đuổi Pháp, một nguyện vọng ăn sâu vào trong nông dân, mà cũn vỡ họ đã đề cập đến vấn đề ruộng đất”[5;249 sđd]. Từ sau hiệp định Giơnevơ, cỏc vựng kháng chiến được bàn giao cho quân đội Pháp và sau đó là do Chính phủ Ngụ Đỡnh Diệm quản lớ, chỳng đó tỡm mọi cách để xoá bỏ nền kinh tế dân tộc dân chủ nhân dân, xoá bỏ những ảnh hưởng của cách mạng trong nhân dân miền Nam. Với sự cố vấn của chuyên gia phía Mỹ, Ngụ Đỡnh Diệm thấy cần phải tiến hành những điều chỉnh trong chế độ sở hữu ruộng đất. Hai yêu cầu của sự điều chỉnh đó là: Một mặt tranh thủ được một chừng mực nào đó tầng lớp nông dân để đối diện với cộng sản. Mặt khác vẫn phải đảm bảo lợi ích của tầng lớp địa chủ, là chỗ dựa vững chắc của chính quyền Diệm. Chủ trương này được sự cố vấn của chuyên gia Mỹ là Wolf Ladejinki. Chương trình Cải cách điền địa được tiến hành qua 3 bước, từ đầu năm 1955 cho tới cuối năm 1956, bằng 3 văn bản pháp luật, mà lỳc dú gọi là “Dụ”. Dụ số 2, Dụ số 7 và Dụ số 57. Bước 1 là Dụ số 2, ban hành ngày 8/1/1955, quy định về khế ước tá điền và mức địa tô đối với những ruộng thực dang canh tác. Về mức địa t, điều 13 Dụ số 2 quy định, không dưới 15% hoa lợi và khụng trờn 25% hoa lợi, tính theo giá trị hoa lợi vị mựa chớnh trong năm. Bước 2, Dụ số 7, ban hành ngày 5/2/1955, quy định về những ruộng đất bỏ hoang trong thời kì kháng chiến. Theo Dụ này, tất cả những ruộng đất của những điền chủ bỏ vào thành phố thời kháng chiến mà chính phủ kháng chiến đã chia cho nông dân, thì trong một tháng kể từ khi ban hành Dụ này, các địa chủ có quyền trở về làm thủ tục khai báo để chiếm hữu trở lại và tiếp tục cho thuê Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 6 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam như trước. Tá điền dự đó từng được cấp số ruộng đó cũng phải kí khế ước, gọi là khế ước loại B. Nếu quá hạn 1 tháng sau khi ban hành Dụ số 7 mà điền chủ không trở lại để khai báo và làm các thủ tục cần thiết, hoặc địa chủ xác nhận không có nguyện vọng khai thác trở lại ruộng đất của mình nữa, thì số ruộng đó được giao về cho Hội đồng Hương chính quản lí để cấp cho tá điền… “Thực chất của hai đạo dụ trên là chính quyền Diệm đã tước đoạt ruộng đất của nông dân trả lại cho địa chủ, khôi phục quan hệ sản xuất phong kiến. Việc làm đó của Diệm khụng phự hợp với ý đồ của Mỹ là từng bước hướng nền nông nghiệp tiểu nông miền Nam đi vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa”[2;361]. Vì vậy, phải thực hiện bước thứ 3, là nhằm giải quyết vấn đề giới hạn quyền hạn sở hữu của địa chủ, bằng biện pháp gọi là “truất hữu” ban hành đạo dụ số 57 ngày 22/10/1956, mọi địa chủ ở miền Nam không được chiếm hữu quá 100 ha trở lên. Trong những năm 1956 – 1957, chính quyền Sài Gũn đó mua lại 47 vạn ha đất đai canh tác để bán cho nông dân. Dưới thời Nguyễn Văn Thiệu với sự giám sát, giúp đỡ của Viện nghiên cứu Stanđfor (Mỹ), cải cách điền địa lần thứ hai đã được đẩy lên ở mức triệt để hơn. Mỹ và chính quyền Thiệu chủ trương “hữu sản hoá” nông dân miền Nam củng cố và nâng đỡ tần lớp tay sai ở nông thôn. Mỹ và chính quyền Thiệu chủ trương “hữu sản hoá” nông dân Việt Nam củng cố và nâng đỡ tầng lớp tay sai ở nông thôn. Ngày 26/3/1970 chính quyền Thiệu đã ban hành “Luật người cày có ruộng” quy định mức sở hữu ruộng đất của địa chủ chỉ còn lại là 15 ha và phải xoá bỏ phương thức canh tác thu tô. Chính quyền sẽ bỏ tiền mua đất đai và cấp cho nông dân với mức bình quân đạt 3 ha và không phải trả tiền. Theo thụng kờ của Mỹ - Nguỵ, cuộc cải cách điền địa của chính quyền Thiệu đã chuộc lại 1,3 tr ha ruộng đất của 16000 địa chủ để cấp không cho hơn 60 vạn hộ nông dân. Đối tượng được ưu tiên hưởng luật này là những người tay chân thân tín, phục vụ cho Mỹ Nguỵ. Song dù sao so với thời Diệm, chính sách ruộng đất của chính quyền Thiệu có tiến bộ hơn hẳn. Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 7 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam Quan hệ sản xuất phong kiến bị xoá bỏ căn bản, sức sản xuất được giải phóng, lối kinh doanh tiểu nông tư bản chủ nghĩa phát triển. Cùng với việc thực hiện các cuộc cải cách điền địa, chính quyền Sài Gòn với sự “cố vấn” và tài trợ của Mỹ đã lập ra trong nông thôn miền Nam hàng loạt các hình thức tổ chức sản xuất như “dinh điền”, “khu trù mật”, “ấp chiến lược”…về danh nghĩa là để cải cách lại cơ cấu xã hội trong nông thôn, nhưng thực chất nó ẩn giấu mục đích thâm độc là cô lập và chống phá cách mạng. Những chính sách ruộng đất của chính quyền Mỹ Nguỵ đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở miền Nam, và tác động lớn đến những biến động về diện tích, năng suất và sản lượng cây nông nghiệp. Bên cạnh đú, cỏc hình thức tổ chức tín dụng trong nông thôn ngày càng phát triển để phục vụ cho xu hướng phát triển nông nghiệp theo con đường tiểu nông tư bản chủ nghĩa, tổ chức các “hiệp hội nụng dõn”, “nghiệp đoàn tá điền” để đưa về nông thôn phân bón, thuốc trừ sâu, máy nông nghiệp, các giống mới có năng suất cao …, cử về nông thôn hàng nghìn đội quõn “phát triển nông nghiệp”, để phổ biến và hướng dẫn kĩ thuật nông nghiệp. Như vậy, chính quyền Sài Gũn đó có nhiều cố gắng để phát triển nông nghiệp nông thôn miền Nam, trong quá trình tác động đến quan hệ sản xuất nông nghiệp phong kiến lạc hậu tồn tại lâu đời đã xuất hiện quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, và ít nhiều nông nghiệp trong vùng Mỹ Nguỵ kiểm soát đó cú bước phát triển hơn trước. 2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp Miền Nam Việt Nam trong vùng Mỹ Nguỵ kiểm soát thời kỳ 1955 – 1975 Chính quyền Mỹ - Nguỵ đã cố gắng thúc đẩy nông nghiệp lôi cuốn nông dân đưa nền kinh tế tiểu nông theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cùng với việc thực hiện luật cải cách điền địa mới, chính quyền Sài Gòn đã mở các ngõn hàng phát triển nông nghiệp, thay cho nụng tín cuộc, tổ chức nhập khẩu các loại vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc nông nghiệp, các giống lúa mới có năng suất cao để đưa vào nông thôn,thực hiện “đa canh hoá nông nghiệp". Tuy nhiên, Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 8 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam kết quả lại không như Mỹ - Nguỵ mong đợi “sản xuất nông nghiệp ở miền Nam Việt Nam giảm sút nghiêm trọng tê liệt từ 30 – 80%, nông dân bỏ đi, một nửa diện tích canh tác hoang hoá. Giới quân sự Mỹ - Nguỵ cũng vạch rõ hiện trạng nông nghiệp sa sút nặng nề trong vùng nó kiểm soát. “Tình hình nông nghiệp của miền Nam gần như ở tình trạng ngưng trệ nói chung và kiệt quệ đối với một vài loại nông sản đặc biệt, diện tích canh tác giảm sút, sản lượng thì kém hơn". [9] Trong cơ cấu ngành nông nghiệp cây lương thực chiếm chủ đạo trong đó sản xuất lúa gạo vẫn là quan trọng nhất, là nền tảng của kinh tế miền Nam. Song sản xuất lúa gạo không có tiến triển mà còn thụt lùi so với thời kỳ Pháp thuộc diện tích và sản lượng đều giảm sút “năm 1939, diện tích trồng lúa của Nam Bộ là 3 triệu ha và đã xuất cảng gần 1 triệu tấn. Năm 1960 diện tích canh tác vùng Mỹ Nguỵ kiểm soát là 2 triệu ha” [9]. Sản lượng lúa cũng có tăng nhưng không ổn định trong nhiều năm. Thời kỳ 1955 – 1965 sản lượng lúa cũng tăng đáng kể: Sản lượng lúa trong thời kì 1955 – 1965 Năm Sản lượng ( triệu tấn) 1955 2,817 1956 3,412 1957 3,192 1958 4,235 1959 5,092 1960 4,955 1961 4,607 1962 5,205 1963 5,327 1964 5,185 1965 4,822 Với sự gia tăng của sản lượng lúa cũng làm cho năng suất lúa của thời kỳ này tăng lên tuy nhiên không được cao bởi diện tích tăng chậm và có xu hướng giảm, theo Tờ báo Việt Nam, số ra ngày 18/5/1959 dựa theo báo cáo của nhà kinh tế Mỹ J.P.Gittinger, cố vấn nông nghiệp ở Miền Nam viết về năng suất ở Miền Nam như sau: Năng suất cao nhất về cấy lúa đạt 1,7 tấn ở Vinh Bình, Trà Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 9 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam Vinh và năng suất thấp nhất là 5 tạ một ecta của tỉnh An Xuyên và các tỉnh Cao Nguyên và 8 tạ/ecta ở Nam Trung Bộ. Như vậy trung bình là 1,2 tấn/ecta [7;93]. Như vậy, ở thời kì đầu khi mới tiếp quản miền Nam và với những chính sách cải cách điền địa, “hữu sản hoỏ” nông dân thì sản xuất lúa cũng có bước phát triển nhất định. Nhưng từ năm 1966 đến năm 1968 thì sản lượng lúa cũng đã giảm sút mỗi năm chỉ đạt hơn 4,3 triệu tấn và thời kì sau cũng có dấu hiệu kém đi. Bên cạnh đó, cây lượng thực chính là lúa gạo cũn cú cỏc cây hoa màu như ngô, khoai, sắn, bắp…cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ song cũng có xu hướng giảm dần. “Theo số liệu của báo chí Sài Gòn, số khoai lang thu hoạc năm 1963 là 300170 tấn, năm 1966 là 246150 tấn, năm 1970 là 219150 tấn. Về trồng khoai mì mỗi năm giảm, sản lượng năm 1970 chỉ bằng 1/2 sản lượng năm 1963, năm 1963 số khoai mì thu hoạch là 389400 tấn, năm 1965 là 236020 tấn, năm 1970 sản lượng còn 215700 tấn. Bắp cũng được trồng nhiều và sản lượng cũng giảm thu hoạch năm 1970 chỉ bằng một nửa năm 1964” [4]. Nhìn chung, diện tích, sản lượng năng suất lúa gạo và các cây lương thực khác đều giảm sút, thua xa trước chiến tranh, nông dân phải rời bỏ ruộng đất dồn đi các trại dinh điền, khu trù mật, những cuộc đánh phá bằng quân sự liên miên và đặc biệt “từ năm 1961, việc cướp đoạt lương thực, phá huỷ mùa màng ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất lương thực ở nông thôn. Năng suất lúa thấp còn là do sức kéo không đủ, thiếu phân bón và kĩ thuật canh tác không được cải tiến… trong khi đất đai đã bị kiệt quệ do cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, và chính sách kinh tế của Mỹ - Nguỵ. Mặc dù chính quyền miền Nam lại ầm ĩ về cái gọi là “chương trình cải tiến kĩ thuật”. “Nông cụ ở miền Nam vẫn là cái cày, cái bừa cũ kĩ, một số nông cụ cơ giới được đưa vào miền Nam qua con đường viện trợ Mỹ thì phục vụ chủ yếu trong các dinh điền. Theo báo “Chấn hưng kinh tế”, số ra ngày 3/7/1958, thì Mỹ viện trợ cho miền Nam máy móc nông nghiệp xe cộ chuyên chở trị giá trên 3 triệu đô la và 235.540.300 đồng miền Nam. Do Nguyễn Minh Trang Líp: K54B Khoa Lịch sử 10 [...]... và sự viện trợ của Mỹ đối với quân đội tay sai tại miền Nam Việt Nam Nguyễn Minh Trang sử 13 Líp: K54B Khoa Lịch Bài tiểu luận Nam Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nhìn chung, nông nghiệp miền Nam trong vùng kiểm soát của Mỹ - Nguỵ cũng có sự thay đổi lớn, có nhiều kĩ thuật mới được áp dụng vào nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế nói chung, miền Nam phát triển kinh tế không chỉ phục vụ tại vùng. .. rộng do đó làm thu hẹp vùng kiểm soát của chính quyền Nguỵ, vì vậy, diện tích canh tác, sản lượng của nông nghiệp có xu hướng giảm dần, song chúng ta không nên phủ định hoàn toàn sự phát triển kinh tế của miền Nam trong vùng chính quyền Mỹ - Nguỵ bởi nó cũng có tác dụng nhất định trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phạm Văn Chiến Lịch sử kinh tế Việt Nam NXB Đại học Quốc... biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Nguyễn Minh Trang sử 14 Líp: K54B Khoa Lịch Bài tiểu luận Nam Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt đế quốc Mỹ mà chúng ra sức xây dựng một nền kinh tế thuộc địa và từ đó mà kinh tế miền Nam được chuyển từ nền kinh tế mang tính chất thuộc địa nửa phong kiến trở thành nền kinh tế thuộc địa kiểu mới phụ thuộc nặng nề vào bên ngoài, mà trước hết là Mỹ Mỹ chi... 1955 Sự phát triển của ngành chăn nuôi cũng là do ở miền Nam có nhiều điều kiện thuận lợi như có nguồn thức ăn từ nông nghiệp, thuận lợi về địa hình từ vùng cao nguyên rộng lớn ở vựng tõy Nguyờn cũng như vùng đồng bằng rộng lớn ở Nam bộ Nó cũng góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở miền Nam Song nó bấp bênh bởi tình trạng chiến tranh kéo dài và sự thay đổi trong chiến lược kinh tế của Mỹ -. .. tác dụng phát triển đời sống kinh tế của nông dân miền Nam thời kỡ đú mà chủ yếu phục vụ mục tiêu chiến tranh của Mỹ - Nguỵ nhưng nó cũng có bước phát triển thay đổi quan hệ kinh tế lỗi thời tồn tại lâu dài ở miền Nam và có bước phát triển nhất định Trong quá trình đấu tranh quân sự và kinh tế với địch Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam ngày càng đạt kết qủa cao, vùng giải phóng của cách mạng ngày... miền Nam Việt Nam Ngoài lúa gạo, nền nông nghiệp miền Nam cũn cú một bộ phận rất phong phú và quan trọng là những diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn trái Theo tài liệu của Sở thống kê và Kinh tế nông nghiệp của chính quyền Sài Gòn, diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả như sau: 11 Nguyễn Minh Trang sử Líp: K54B Khoa Lịch Bài tiểu luận Nam Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Các loại cây công nghiệp. .. chủ - Kinh tế trang trại của các hộ gia đình nông dân, đây là hình thức sản xuất hàng hoá nhỏ trong nông nghiệp, có quy mô ruộng đất lớn hơn tiểu nông nhưng nhỏ hơn địa chủ, và phú nông Lực lượng lao động chủ yếu là gia đình, có thuê mướn thêm một ít lao động nhưng không thường xuyên - Kinh tế trang trại của địa chủ, phú nông Kinh doanh theo phương thức phát canh, thu tô và người làm thuê - Kinh tế. .. Dĩnh, Phạm Thị Quý Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam NXB Thống kê, Hà Nội, 2005 Nguyễn Minh Trang sử 15 Líp: K54B Khoa Lịch Bài tiểu luận Nam 3 Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Lê Mậu Hãn (cb) Đại cương lịch sử Việt Nam Tập III NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004 4 Cao Văn Lượng Chính sách ruộng đất của Mỹ Nguỵ Nghiên cứu lich sử, số 6 /1976 5 Đặng Phong Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kì 1955 – 1975 NXB Khoa học... Phong (cb) Lịch sử kinh tế Việt Nam (1945 – 2000) Tập II (19551975) NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005 7 Nguyễn Phong và Hoàng Linh Vấn đề nông dân ở miền Nam Việt Nam NXB Khoa học, 1962 8 Lê Quốc Sử Một số vấn đề lịch sử kinh tế Việt Nam NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 9 Phạm Quang Toàn Hậu quả 20 năm “bỡnh định” tàn bạo và thâm độc của Mỹ Nguỵ đối với nông thôn miền Nam Việt Nam Nghiên cứu lịch... còn sản xuất theo hướng xuất khẩu như các nông sản lúa gạo và cao su để đổi lại nhập khẩu những sản phẩm công nghiệp như máy móc, phõn bún…từ cỏc nước trên thế giới và đặc biệt từ Mỹ người đỡ đầu cho nền kinh tế của chính quyền Sài Gòn Trong nông nghiệp miền Nam trước năm 1975 tồn tại các loại hình kinh tế như sau: - Kinh tế tiểu nông, gồm những gia đình nông dân có chút ít ruộng đất và công cụ sản . sử 4 Bài tiểu luận Chuyên đề: Lịch sử kinh tế Việt Nam Chương 2 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG VÙNG MỸ - NGỤY KIỂM SOÁT THỜI KÌ (1955 – 1975) 1. Những chính sách của Mỹ -. nông nghiệp trong vùng Mỹ Nguỵ kiểm soát đó cú bước phát triển hơn trước. 2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp Miền Nam Việt Nam trong vùng Mỹ Nguỵ kiểm soát thời kỳ 1955 – 1975 Chính quyền Mỹ. cuộc miền Nam. Nhìn chung, việc tìm hiểu về kinh tế nông nghiệp miền Nam trong vùng Mỹ Nguỵ kiểm soát góp phần vào nghiên cứu tình hình kinh tế miền Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ và

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan