tiểu luận Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý

41 537 0
tiểu luận Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá - đạo đức phổ biến ở các nước trên thế giới và tồn tại từ xa xưa trong lịch sử của các dân tộc. Trên thế giới hiện nay có hàng tỉ người là tín đồ của các tôn giáo theo những tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, và tôn giáo cũng giữ vai trò to lớn trong đời sống chính trị - xã hội –văn hoá ở nhiều nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, chi phối đời sống tâm linh của bộ phận đông đảo nhân loại. Là một tôn giáo thế giới, đạo Phật không nằm ngoài quy luật đó. Xuất thế tới Việt Nam, đạo Phật đã trở thành một đạo nhập thế và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội trong đó có chính trị và văn hoá. Nói đến Phật giáo Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến thời Lý - Trần thời được coi là phát triển rực rỡ của Phật giáo. Đặc biệt, dưới triều Lý, với tinh thần khai phóng, dung hợp của Phật giáo, sự nâng đỡ của giai cấp cầm quyền, đạo Phật đã có những ảnh hưởng lớn tới chính trị cũng như đời sống văn hoá của vương triều. Thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý”, qua đó ta có thể phần nào giải quyết được mối quan hệ giữa tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng với chính trị và văn hóa. Thông qua đề tài này, chúng ta cũng có thể đánh giá được vai trò của Phật giáo đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc nói chung và sự hưng thịnh của triều Lý nói riêng. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, vấn đề tôn giáo đang là chủ đề nóng bỏng của toàn cầu, là nguyên nhân của không ít cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu, việc tìm hiểu ảnh hưởng của đạo Phật đến văn hoá – chính trị triều Lý cũng giúp các nhà lãnh đạo có thêm cái nhìn về vai trò của Phật giáo, qua đó đề ra chính sách phù hợp tình hình chung. Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, em mạnh dạn tìm hiểu “Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử 2. Lịch sử vấn đề: Phật giáo từ lâu đã trở thành một đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu. Ở nước ta, các cuốn sách chuyên khảo, các tài liệu viết về Phật giáo được tăng lên không ngừng với nhiều góc độ khác nhau. Trong cuốn “Đại cương lịch sử văn hoá Việt Nam”, NXB Giáo Dục do tác giả Nguyễn Khắc Thuần viết đã dành một chương lớn về Phật giáo ở Việt Nam và sự phát triển của nó qua các thời kì lịch sử. Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với nền văn hoá Việt Nam được tác giả phân tích khá sâu sắc và khúc chiết: Về các mặt nhân sinh quan, thế giới quan, Phật giáo với gia giáo cổ truyền… Tác giả Nguyễn Đăng Duy viết “Phật giáo với văn hoá Việt Nam”, thông qua cuốn sách hơn 500 trang, tác giả đã khắc hoạ những nét tương đối cụ thể về sự du nhập và mở rộng Phật giáo ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với nền văn hoá Việt Nam: Văn hoá hữu hình, đời sống tâm linh, với văn học Trong “Việt Nam văn minh sử”, Lê Văn Siêu đi vào nhiều mặt, nhiều khía cạnh của lịch sử Việt Nam, trong đó Phật giáo thời Lý được tác giả khá quan tâm và phác lên những nét khá chọn lọc. Riêng Phật giáo thời Lý, tác giả đặt trong chương VI “thượng tầng kiến thiết” với các đề mục nhỏ: Phật giáo toàn thịnh, Phật giáo tinh hoa… Nhà sư Thích Thanh Từ cũng viết “Phật giáo trong mạch sống dân tộc”, NXB Tôn giáo,2005. Thông qua cuốn sách, hoà thượng đã phác những nét cơ bản đạo Phật ở Việt Nam và những ảnh hưởng của đạo Phật đến đạo đức, tín ngưỡng, nghệ thuật…của Việt Nam. Bên cạnh đó, những cuốn sách chuyên khảo nói chung, các cuốn sách viết riêng về ảnh hưởng Phật giáo đến triều Lý trong một số khía cạnh: “Kiến trúc nghệ thuật điêu khắc chùa tháp thời Lý - Trần” của Hoàng Xuân Khoán, “ thơ văn Lý - Trần”do Lê Bảo tuyển chọn và biên soạn. Tuy không đi sâu vào nghiên cứu Phật giáo, song các cuốn giáo trình “Đại cương lịch sử Việt Nam” tập 1 (Trương Hữu Quýnh chủ biên), “Lịch sử Việt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử Nam từ nguyên thuỷ đến 1858” (Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Cảnh Minh) cũng cho người đọc thấy tình hình triều Lý và vai trò Phật giáo trong thời kỳ này. Nhìn chung, những cuốn sách viết về Phật giáo ở Việt Nam tương đối nhiều, các tác giả đã tập trung nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau. Song, viết về ảnh hưởng đạo Phật đến chính trị - văn hoá của riêng triều đại Lý thì chưa có tác giả nào biên soạn một cách cụ thể, riêng biệt thành một đề tài, chủ yếu các tác giả nghiên cứu về Phật giáo với Văn hoá Việt Nam nói chung hoặc một số mặt nào đó. Xuất phát từ những điều trên, em xin đi sâu vào vấn đề mình đã chọn để góp phần vào sự nghiên cứu Phật giáo được rõ nét, sinh động hơn. 3. Nhiệm vụ và giới hạn đề tài: 3.1.Nhiệm vụ: Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu những ảnh hưởng của Phật giáo đối với tình hình chính trị cũng như văn hoá triều Lý nước ta. 3.2. Giới hạn đề tài: + Không gian: Lãnh thổ quốc gia Đại Việt thời gian từ 1009 đến 1225. + Thời gian: thời gian từ 1009 đến 1225. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp cơ bản của bộ môn là phương pháp lịch sử và phương pháp lô gích, bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phép so sánh, đối chiếu lịch sử để làm luận điểm thêm thuyết phục 5. Bố cục đề tài: Bố cục đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, trong nội dung gồm hai chương chính: Chương một: Đạo Phật ở Việt Nam Chương hai: Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị và văn hoá triều Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: ĐẠO PHẬT Ở VIỆT NAM 1. Vài nét về đạo Phật: 1.1. Sự ra đời của đạo Phật: Đạo Phật ra đời trên nền tảng kính tế - xã hội – tư tưởng Ấn Độ có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là xã hội. Ở Ấn Độ, từ giữa thiên niên kỉ II TCN đã tồn tại chế độ phân chia đẳng cấp hết sức ngặt nghèo và khắc nghiệt. Sự phân biệt xã hội đó được gọi là chế độ Vacna (nghĩa là “màu sắc” hay chế độ “chủng tính” hay còn gọi là “sắc đẳng”). Theo chế độ này, xã hội Ấn Độ bị phân chia thành bốn đẳng cấp với quyền lợi, địa vị, nghĩa vụ khác nhau: Đẳng cấp Bà la môn, đẳng cấp Xatơria, đẳng cấp Vaisya, đẳng cấp Xuđơra. Trong bốn đẳng cấp trên, đẳng cấp Bàlamôn ở vị trí xã hội cao nhất, có nhiều đặc quyền đặc lợi, được coi là đẳng cấp cao quý, trong sạch nhất sánh ngang với thần thánh, còn Xuđơra là đẳng cấp có địa vị xã hội thấp kém nhất trong bốn đẳng cấp, có thân phận tôi tớ, không khác nô lệ là bao nhiêu. Để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của mình, giai cấp thống trị đã dung đạo Bà la môn và luật Manu để duy trì trật tự xã hội, biện hộ cho chế độ đẳng cấp đầy rẫy những bất công. Trong giáo lý đạo Bà la môn chứa đầy yếu tố hoang đường: Luật nhân quả, thuyết hoang đường. Mục đích của giáo lý không ngoài việc nhằm tuyên truyền ý đồ của giai cấp thống trị. Đạo Bà la môn ra sức thuyết phục mọi người tin rằng những nỗi khổ đau ở trên đời này chỉ là tạm thời, không đáng quan tâm. Chính vì thế, đạo Bà la môn che giấu sự thật, mọi bất công, tàn bạo, thủ tiêu đấu tranh giai cấp, ngăn ngừa mọi phản kháng của đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên nhằm duy trì ách bóc lột. Đến thế kỉ VI TCN, địa vị kinh tế của đẳng cấp Ksatơria, Vaisya, Suđra có bước phát triển, tầng lớp quý tộc võ sĩ (Ksatryes) trở nên giàu có, địa vị của kẻ cầm quyền các quốc gia lúc đó ngày càng được nâng cao, nhưng theo trật tự đẳng cấp được quy định trong xã hội vào trong đạo Bà la môn thì đẳng cấp quý tộc võ sĩ vẫn phải đứng vị trí thứ hai, sau đẳng cấp tăng lữ Bà la môn. Hơn nữa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 4 Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử cùng với sự phát triển kinh tế, hai đẳng cấp cuối cùng (Vaisya và Sađra), dần dần cũng khấm khá hơn, ngày càng có ý thức hơn về quyền lợi của đẳng cấp mình, họ đòi hỏi được cải thiện thân phận mình. Phong trào đấu tranh giữa ba đẳng cấp trên với đẳng cấp Bà la môn đã diễn ra ngày càng quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng và tôn giáo. Trong bối cảnh ấy, đạo Phật ra đời và trở thành vũ khí đấu tranh của ba đẳng cấp Ksatơria, Vasya và Suđra chống lại chế độ phân chia đẳng cấp, áp bức bóc lột, Theo truyền thuyết Phật giáo thì đạo Phật ra đời vào thế kỉ VI TCN, người sáng lập đạo Phật là Xitđacta Gôtama (Siddharta Gautama), là một hoàng tử, con vua Sutđôđama (Suddhodana) nước Kapilavaxtu ở chân núi Hymalaya (vùng đất bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần của Ấn Độ ngày nay. Năm 29 tuổi, hoàng tử Xitđacta xuất gia đi tu để tìm kiếm con đường cứu vớt những nỗi khổ của loài người. Xitđacta tìm gặp những người tu hành lâu năm để học hỏi, nhưng những điều thu được không làm ông thoả mãn. Ông rời đến vùng núi tuyết rồi tu hành khổ hạnh 6 năm ròng rã mà chẳng ích lợi gì. Thấy mình đã tu sai đường, ông liền ăn uống cho lại sức rồi tìm đến một gốc cây bồ đề, lấy lá cây làm đệm rồi ngồi tập trung suy nghĩ. Sau 49 ngày đêm, tư tưởng ông trở nên sáng rõ, ông đã hiểu ra quy luật của cuộc đời, nỗi khổ của chúng sinh, thấy được điều mà bấy lâu tìm kiếm. Từ đó, ông tự gọi mình là Budda, mà ta quen gọi là Phật hoặc Bụt (tức “người đã giác ngộ”). Sau khi thành Phật. ông được các đệ tử tôn xưng là Xakia Mâu Ni ( Thích Ca Mâu Ni), nghĩa là nhà thông thái của bộ tộc Xakia. Đắc đạo rồi, Phật đi thuyết pháp và truyền bá tư tưởng của mình ở lưu vực sông Hằng cùng các đệ tử của mình trong suốt 40 năm trời. Những giáo lý mà ông truyền bá được lưu giữ lại. Đến năm 80 tuổi, Phật nhập diệt. Sự xuất hiện của Phật giáo trong bối cảnh xã hội như vậy đã được coi như là phong trào cải cách xã hội. Do đó, ngay khi đạo Phật mới ra đời, quần chúng nhân dân đã hưởng ứng đông đảo. Chẳng bao lâu, đạo Phật trở thành một tôn giáo chiếm địa vị độc tôn. Đến thời Asôka thuộc vương triều Môrya, đạo Phật được tôn làm quốc giáo (thế kỉ III TCN). Trong thời kỳ này, giáo lý đạo Phật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 5 Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử các sách kinh phật, các tổ chức phật giáo đều đã hình thành. Năm 253 TCN, đại hội phật giáo lần thứ ba được triệu tập tại Pataliputơra. Nhiều chùa chiền, tháp mộ được xây dựng, các tượng phật cũng được tạc khá nhiều. Cũng thời kì này (thế kỉ III TCN), trong chính sách đối ngoại, để gây ảnh hưởng chính trị đối với nước ngoài, Asôka dành nhiều công sức vào việc truyền bá đạo Phật ra nước ngoài, vì thế đạo Phật được truyền bá rộng rãi sang Xrilanca, Miến Điện, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia. Sau khi Asôka chết, đạo Phật phải chịu nhiều thử thách gay go (232 TCN), sau đó lại tiếp tục phát triển đến thời vua Kaniska (thế kỉ II) của vương triều Kusana, song cũng từ Kusana mà đạo Phật đi vào Trung Á và Trung Quốc, rồi từ đó mà truyền vào Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản. Cũng từ đây, đạo Phật chính thức được chia thành hai nhánh chính: Đại Thừa và Tiểu Thừa. Ở nhiều thế kỉ đầu công nguyên, đạo Phật dần suy yếu, nhường chỗ cho một tôn giáo thích ứng được với điều kiện lịch sử mới: Hin đu. Nhưng ở ngoài biên giới Ấn Độ, tại các nước Đông Nam Á và Đông Á, đạo Phật lại đang ở trong thời kì hưng thịnh, phát triển và thành quốc giáo của nhiều nước như Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Cam pu Chia và Lào. 1.2. Giáo lí, giáo luật: Đạo Phật không phải ngay khi hình thành đã có giáo lý giáo luật hoàn chỉnh và giới luật của tôn giáo này. Từ khi ra đời đến khi xác lập được vị trí ở Ấn Độ và trở thành tôn giáo thế giới, đạo Phật phải trải qua bốn lần kết tập kinh điển để xây dựng một học thuyết tôn giáo hoàn chỉnh. Kết tập kinh điển lần thứ nhất: Sau khi đức Phật thích ca qua đời (năm 483), trong hàng đệ tử của Phật sinh ra những kiến giải bất đồng về giáo pháp và những quy tắc tu hành mà Phật đặt ra, nên sau khi Phật mất được một năm, Tôn Giả Đại Ca Diếp triệu tập 500 vị tỳ kheo và dự đại hội lần thứ nhất. Nội dung đại hội là giáo huấn lại lời dạy của Phật, ôn lại cả giới luật tu hành. Kết quả là kinh Tam Tạng của đạo Phật đã được khởi thảo từ đây, nhưng không có bút kí (tức là không được ghi chép lại trên văn bản) mà chỉ là hợp tụng (tức là đọc lại cho giới tu hành nghe). Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 6 Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử Kết tập kinh điển lần thứ hai: Sau khi đức Phật Thích Ca mất được 100 năm, vào thế kỉ IV TCN diễn ra đại hội Phật giáo lần thứ hai, gồm 700 tỳ kheo, kéo dài 8 tháng. Nội dung chủ yếu của đại hội này là giải quyết những bất đồng về việc thực hành giới luật và việc luận giải kinh điển. Lần kết tập này trong nội bộ các tỳ kheo chia thành hai phái: Thượng toạ bộ (phái trưởng lão) và thượng chúng bộ (gồm các tỳ kheo trẻ tuổi). Kết tập kinh điển lần thứ ba: Diễn ra vào thế kỉ III TCN tại kinh đô Pataliputơra do vua Asôka triệu tập với khoảng 1000 tỳ kheo, thời gian họp kéo dài tới 9 tháng. Tại đại hội này, giáo lý giáo luật cùng những lời luận giải hai phần trên của đạo Phật được ghi thành văn bản: Dưới sự bảo trợ của vua Asôka, các tăng đoàn Phật giáo được thành lập, bắt đầu việc truyền bá đạo Phật ra các nước ngoài Ấn Độ. Kết tập kinh điển lần thứ tư: Tổ chức vào nửa đầu thế kỉ II dưới triều vua Kaniska, có khoảng 500 ty kheo. Đại hội đã hoàn chỉnh kinh điển của đạo Phật, cũng từ đây, đạo Phật chính thức phân chia thành hai phái lớn: Phái Tiểu Thừa và phái Đại Thừa. Nội dung giáo lý, giáo luật của đạo Phật được hình thành trong quá trình trải qua 4 lần kết tập kinh điển và nó được ghi trong “tam tạng kinh điển” gồm kinh, luật và luận. Thông qua bốn lần kết tập kinh điển, đã hình thành, hoàn chỉnh giáo lý, giáo luật đạo Phật. * Giáo lý: Giáo lý đạo Phật tập trung trong “tam tạng kinh điển” bao gồm có: Kinh, luật, luận. Kinh tạng là sách ghi chép những lời Phật dạy trong quá trình đi thuyết giảng, được đệ tử Anađà tập hợp. Kinh tạng có năm bộ kinh lớn: Trường bộ kinh, trung bộ kinh, tương ứng bộ kinh, tăng bộ kinh và tiểu bộ kinh. Luật tạng là sách ghi những giới luật do Phật định ra làm khuôn phép cho các đệ tử, nhất là đối với những người xuất gia đi tu trong sinh hoạt hàng ngày, trong tu đạo học…Luật tạng là những sách được các đại đệ tử của Phật xây dựng sau khi ngài qua đời. Mục đích của luật tạng là nhằm giới thiệu giáo lý phật giáo một Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 7 Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử cách có hệ thống, đồng thời phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái, lệch lạc những điều xuyên tạc giáo lý phật giáo. Trong nội dung cụ thể của giáo lý đạo Phật được xét trên hai mặt: Về mặt thế giới quan và nhân sinh quan. Về mặt thế giới quan, giáo lý đạo Phật thể hiện ở chủ trương vô tạo giả, vô ngã, vô thường và quan hệ nhân duyên. Vô tạo giả: Đạo Phật cho rằng thế giới là thế giới vật chất, bản thân vũ trụ cũng như các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, không phải do một đấng thần linh nào tạo ra bằng những phép màu nhiệm, mà được tạo nên bởi những phần vật chất nhỏ bé nhất của vũ trụ gọi là bản thể, là thực tướng của sự vật, hiện tượng. Đây chính là nội dung cơ bản mà đạo Phật chống lại đạo Bà la môn. Vô thường: Trong vũ trụ bao la, mọi sự vật, hiện tượng không đứng yên, bất biến mà luôn luôn chuyển động biến đổi theo một chu trình: Thành - trụ - hoại – không (đối với các loài vô hình) hay sinh - trụ - dị - diệt (đối với các loài hữu hình) nghĩa là quá trình phát sinh, phát triển, huỷ hoại và tan rã. Từ đây Phật giáo cho rằng không phải sự vật sinh ra mới gọi là sinh, mất đi mới gọi là mất mà trong sinh có mất, trong mất có sinh. Mất là điều kiện cho sự nảy sinh mới. Vô ngã: Không có cái gì là bất biến, sự tồn tại của con người cũng chỉ gọi là giả hợp, sự kết hợp tạm thời của năm uẩn: Khi nào 5 uẩn tan rã thì ta không còn là ta. Quy luật nhân duyên: Đạo Phật cho rằng mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ chuyển động, biến đổi đều bị chi phối bởi quy luật nhân duyên mà thành. Tuỳ theo sự kết hợp của nhân duyên mà thành các sự vật, hiện tượng khác nhau. Tuy nhiên, một sự vật, hiện tượng không phải do một nhân duyên mà do nhiều nhân duyên đã có từ trước tạo ra. Phật giáo nói rằng: Thời gian là vô cùng, nhân gian là vô tận, nhưng khi xem xét từng sự vật, hiện tượng, đạo Phật cũng đặt sự vật, hiện tượng trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là có khởi đầu, có kết thúc. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 8 Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử Tóm lại, Phật giáo cho rằng thế giới là thế giới vật chất luôn luôn biến đổi vô thuỷ, vô chung. Sự biến đổi của thế giới cũng như sự sinh diệt sự vật không phải do phép lạ từ bên ngoài mà nó chính là sự hoạt động của sự vật, hiện tượng bị chi phối bởi quy luật nhân duyên. * Về nhân sinh quan: Đạo Phật cho rằng con người không phải do thượng đế hay một đấng thần linh nào sinh ra. Con người là một “pháp” đặc biệt của thế giới. Con người bao gồm phần sinh lý, phần tâm lý và là sự kết hợp của ngũ uẩn. Phần sinh lý (hay sắc uẩn): Là thần sắc, là hình tướng được giới hạn trong không gian bằng xương, thịt, da. được tạo thành bởi 4 yếu tố vật chất, sách Phật gọi là tứ đại: địa (chất) tạo ra phần cứng như xương, lông, tóc, lục phủ ngũ tạng, thuỷ(nước) tạo chất lỏng như máu, mật, mồ hôi, hoả (lửa) tạo ra thân nhiệt (nhiệt độ trong cơ thể) và phong (gió) tạo ra hơi thở, khí trong cơ thể người. Phần tâm lý hay tinh thần, ý thức bao gồm: thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, được biểu hiện bằng “thất tình” (sắc thái tình cảm: ái, ố, hỉ, lộ, ai, lạc, dục). Phần tâm lí ( tinh thần) bao giờ cũng dựa vào phần sinh lí. Nói cách khác, không thể có ý thức, tinh thần tồn tại độc lập, nằm ngoài cơ thể vật chất. Cũng như mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ, con người cũng phải tuân theo quy luật sinh - trụ - dị - diệt. Thực chất đó chỉ là sự giả hợp của ngũ uẩn . Khi ngũ uẩn kết hợp lại thì gọi là diệt. Do đó con người trong sách Phật gọi là “ngã” hay cái ta ở đây cũng chỉ là giả tướng (không có thật) - vô ngã. Sự khổ và con đường cứu khổ (hay tứ diệu đế): Một trong những nội dung cơ bản của giáo lí đạo Phật khi thể hiện quan niệm về con người là học thuyết về “khổ và con đường cứu khổ”. Sách Phật gọi là “tứ diệu đế” hay “tứ thánh đế”, đó là khổ đế, tập đế và diệt đế. + Khổ thánh đế (hay khổ đế): Là chân lí nói về nỗi khổ của người đời. Phật giáo cho rằng: đời là bể khổ, trong đó con người có tám cái khổ: sinh, lão, bệnh, tử, gần kẻ mình không ưa (oán tăng hội khổ), xa người mình yêu (thụ biệt li khổ), cầu mà không được (sở cầu bất đắc khổ), giữ lấy năm uẩn (ngũ thủ uẩn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 9 Bài tập chuyên đề Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- Lịch Sử khổ). Khổ đau là vô tận và tuyệt đối. Đối với con người, ngoài khổ đau vô tận không còn tồn tại nào khác. Người ta thường nói: Chết là hết đau khổ, nhưng đạo Phật thì lại quan niệm rằng ngay cả cái chết cũng không phải là chấm dứt sự khổ, không phải là cách giải thoạt mà là tiếp tục sự khổ mới. Phật nói rằng: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước đại dương”. + Tập thánh đế (hay tập đế) là chân lí nói về nguyên nhân của sự khổ. Nguyên nhân ấy là do “thập nhị nhân duyên”, tức là mười hai nhân này tạo ra chu trình khép kín trong mỗi con người (kiếp luân hồi). Cái dây nhân duyên này gồm: Vô minh (là sự mê lầm, mê muội, không sang suốt); hành (là vọng hành, là hành động sai lầm); thức (là ý thức sai lầm về bản ngã); danh sắc hay sắc tướng (là tinh thần và vật chất); lục nhập (là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp do lục căn nhập vào cảnh vật tạo ra); xúc (là xúc giác do các giác quan báo cho biết); thụ (là hưởng thụ bằng cảm giác những điều sướng khổ). Mười hai nhân duyên này gắn bó hữu cơ với nhau, cái này làm nhân, làm duyên cho cái kia. + Diệt thánh đế (hay diệt đế) là chân lí nói về cách thức, phương pháp diệt trừ nỗi khổ. Diệt đế là giải thoát luận, là lí tưởng đạt tới của đạo Phật. Đạo Phật cho rằng muốn diệt trừ nỗi khổ phải diệt mọi dục vọng, xa lánh, đoạn tuyệt cám dỗ của trần tục, không vấn vương với dục vọng đời thường . Muốn diệt khổ tận gốc phải đi tìm gốc rễ gây nên sự vận động của 12 nhân duyên, phải bắt đầu từ sự diệt trừ vô minh. Vô minh có bị diệt trừ thì trí tuệ mới được bừng sang, mới hiểu rõ được bản chất của tồn tại, thực tướng của vũ trụ và con người, không còn tham dục để không kéo theo những hành động tạo ra “nghiệp” nữa, tức là đã thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Nói cách khác, khi nào diệt trừ vô minh, tham dục thì hoạt động của ngũ uẩn dừng lại, khi ấy mới chấm dứt luân hồi sinh tử. + Đạo thánh đế (hay đạo đế) là chân lí về con đường diệt khổ, cách thức tu hành để đạt đến sự giải thoát. Phật nhận thấy con đường giàu sang hay khổ hạnh đều không tìm ra chân lí. Người nhận thấy phải đi theo con đường trung đạo mà tư tưởng cơ bản là không nên hoang dâm, đam mê trong vòng sắc dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 10 [...]... như vậy nên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị - xã hội triều Lý Chúng ta đi tìm hiểu xem: Vậy đạo Phật phát triển như thế đã gây ảnh hưởng như thế nào đến chính trị và văn hoá triều đại này? 2 Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị triều Lý: Đạo Phật triều Lý đạt mức phát triển đỉnh cao, cực thịnh Sự chi phối, ảnh hưởng của đạo Phật rất lớn đến nhiều mặt trong đời sống chính trị nước nhà... nhập vào văn hoá, tư tưởng của thời đại, nên thời kỳ này văn hoá chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Phật giáo, lấy Phật giáo là nguồn cảm hứng sáng tác Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến văn học có thể nhìn từ hai bình diện: Ảnh hưởng đến văn hóa dân gian và văn học viết * Ảnh hưởng đến văn hoá dân gian: Đạo Phật vào nước ta với Khâu Đà Na, nhưng đạo Phật muốn tồn tại phải đồng hoá với tín ngưỡng dân gian bản... 2.1 Ảnh hưởng của đạo Phật đối với tổ chức chính quyền: Nói đến tổ chức chính quyền thời Lý ta thấy cấu trúc xã hội - chính trị thời Lý đã được hình thành trên cơ sở một bối cảnh lịch sử mang tính chất tổng hợp của nhiều yếu tố, chính trị, kinh tế và văn hoá của sự phát triển nội tại cũng như ảnh hưởng bên ngoài: Trước hết là sự phục hưng dân tộc vào thế kỉ X, sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, ảnh hưởng của. .. chúng Lý Thường Kiệt - vị chỉ huy tài ba đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp “giảng hoà” Giảng hoà trong thế thắng là đường lối ngoại giao linh động của triều Lý, đồng thời cũng thể hiện tư tưởng từ bi, vị tha đạo Phật đã ăn sâu trong tư tưởng của những người đứng đầu đất nước lúc bấy giờ 3 Ảnh hưởng của đạo Phật đối với văn hoá triều Lý: 3.1 Ảnh hưởng của đạo Phật đối với văn học: Văn học... kỉ, Phật giáo Việt Nam luôn gắn bó với dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn hoá dân tộc, trong tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 15 Bài tập chuyên đề Lịch Sử Trần Thị Thu Hà - CLC- K54- CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HOÁ TRIỀU LÝ 1 Khái quát về triều Lý và tình hình Phật giáo triều Lý: Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con của. .. sau này * Ảnh hưởng Phật giáo đối với văn học viết: Phật giáo đã có những ảnh hưởng nhất định đến văn họ viết thời Tiền Lê, nhưng đến thời Lý thì thực sự phát triển Thời Lý được coi là thời thịnh trị của văn học Phật giáo Đội ngũ sáng tác văn học thời Lý chủ yếu là các thiền sư Họ chính là tầng lớp trí thức có vai trò quan trọng đối với công việc triều chính, quốc gia, về các vấn đề của Phật giáo,... đời sầu khổ Mừng khổ đều vô cùng Vần xoay hoá kia nọ Bây giờ sinh tử đều không màng Úm tô rô vào cõi thọ Tóm lại, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến văn học Lý trên nhiều bình diện khác nhau Sự ảnh hưởng của Phật giáo đã tạo nên nét sắc thái văn học riêng của thời Lý, sắc thái văn học Phật giáo 3.2 Ảnh hưởng của đạo Phật đối với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc: Với ý thức dân tộc sâu sắc, nhân dân Đại... dưới thời Lý - Trần, Phật giáo gây ảnh hưởng lớn đối với Đại Việt Phật giáo giữ vai trò quan trọng hàng đầu và chi phối mạnh mẽ đối với vũ đài chính trị và tư tưởng nước nhà Vị hoàng đế có công khai phá mở đầu triều Lý là Lý Công Uẩn, chẳng những có lý lịch xuất thân gắn liền với nhà chùa mà còn có sự nghiệp gắn liền với công phu chuẩn bị của nhà sư Nhiều người trong hoàng tộc của họ Lý và họ Trần... trương chính sách của mình Tiếp đến, Viên Thông quốc sư đã trình bày một loạt chính kiến của mình với Lý Thần Tông Những kiến giải về đạo trị nước của Viên Thông không hề có dấu vết của triết lý đạo Phật mà trái lại dựa trên nền tảng những nguyên lý cơ bản của Nho học như: Nguyên lý tiến cử người hiền, dùng người quân tử, nguyên lý tu kỷ trị nhân và đức trị Có thể nói, các nhà sư xuất thế nhưng trong trị. .. làm điều thiện…để được giải thoát chứ không thừa nhận thượng đế và các vị thần bảo hộ Chính những mặt tích cực trên đã làm đạo Phật dần phát triển và được nhiều nước tiếp thu Ở nước ta, tư tưởng trên là tư tưởng chủ đạo ảnh hưởng đến đời sống chính trị cũng như văn hoá nước ta thời Lý 2 Các giai đoạn phát triển của đạo Phật ở Việt Nam: Ở nước ta, đạo Phật được truyền bá vào từ những năm đầu công nguyên . này? 2. Ảnh hưởng của đạo Phật đối với chính trị triều Lý: Đạo Phật triều Lý đạt mức phát triển đỉnh cao, cực thịnh. Sự chi phối, ảnh hưởng của đạo Phật rất lớn đến nhiều mặt trong đời sống chính trị. K54- Lịch Sử CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO PHẬT ĐỐI VỚI CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HOÁ TRIỀU LÝ 1. Khái quát về triều Lý và tình hình Phật giáo triều Lý: Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con của Lê Hoàn huy động. của Phật giáo, sự nâng đỡ của giai cấp cầm quyền, đạo Phật đã có những ảnh hưởng lớn tới chính trị cũng như đời sống văn hoá của vương triều. Thực hiện đề tài Ảnh hưởng của đạo Phật đối với

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan