tiểu luận Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ

46 578 1
tiểu luận Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Hương ước xuất hiện từ khá lâu trong lịch sử, đặc biệt vào thế kỉ XV hương ước trở nên phổ biến, có ở hầu khắp các làng xã Việt Nam. Hương ước có nhiều tên gọi khác nhau như khoán ước, khoán lệ, khoán từ, hương khoán, hương lệ, … gần với chúng ta hơn cả nó còn có tên là Quy ước làng văn hoá - có ở hầu hết các làng văn hoá trong cả nước. Hiện nay Nhà nước ta đang có xu hướng khuyến khích các làng xây dựng và khôi phục hương ước. Vậy lí do gì để hương ước vốn từng bị lãng quên trong lịch sử lại được nhà nước ta quan tâm và khuyến khích khôi phục, xây dựng? Rõ ràng không phải vô cớ mà hương ước lại được Đảng và Nhà nước ta hiện nay dành cho sự quan tâm đặc biệt như vậy mà vì, xét một cách tổng quát hương ước có giá trị nhiều mặt cả về thực tiễn cũng như nghiên cứu, đặc biệt hơn cả hương ước là một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kì hiện tại, cụ thể hơn đó là vì mục tiêu xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó những nét đẹp của văn hoá truyền thống cần được phát huy. Với mong muốn đóng góp chút phần nhỏ của mình vào việc thực hiện mục tiêu của đất nước, tác giả đề tài xin đi sâu vào tìm hiểu, làm sáng tỏ ý nghĩa về mặt bảo vệ giá trị truyền thống trong các hương ước cổ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn vì sao mà các làng xã hiện nay cần xây dựng và khôi phục hương ước. Thiết nghĩ đây là một việc làm cần thiết để giúp cho việc thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra được dễ dàng hơn và tạo điều kiện cho hương ước có thể khôi phục được vị trí, vai trò vốn có của mình trong các làng xã. Với lí do nêu trên tôi quyết định hoàn thành Bài tập lớn với đề tài lựa chọn là “Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ”. II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Như đã nói ở trên, hương ước có giá trị nhiều mặt cả về nghiên cứu cũng như thực tiễn. Về mặt nghiên cứu là đối tượng của nhiều ngành khoa Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như dân tộc học, Việt Nam học, luật học, …Khi nghiên cứu về hương ước không chỉ góp phần giúp ta dựng lại bức tranh toàn cảnh của làng Việt cổ truyền hay cung cấp thêm cho chúng ta nguồn tài liệu để tìm hiểu về lịch sử dân tộc qua các triều đại phong kiến mà nghiên cứu hương ước còn giúp chúng ta có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về văn hoá tộc người Việt, góp thêm cơ sở khoa học cho việc quản lí xã hội nông thôn trong điều kiện hiện nay. Với ý nghĩa tìm hiểu sâu hơn về văn hoá tộc người Việt hương ước có nội dung chính là quy định về các mối quan hệ xã hội trong làng xã có thể xếp vào “văn hoá chuẩn mực xã hội” theo quan niệm của các nhà dân tộc học Xô Viết trước đây. Họ cho rằng tất cả những gì mà người Việt Nam coi là chuẩn mực về đạo đức hay văn hoá xã hội thì đều được đưa vào hương ước. Nếu văn hoá tộc người Việt, như nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng là văn hoá làng xã hay được biểu hiện, được diễn biến chủ yếu trong môi trường làng xã thì nghiên cứu hương ước giúp cho việc tìm hiểu nguồn văn hoá đó được dễ dàng hơn, thể hiện trong ứng xử cộng đồng và nhiều mặt khác mà hương ước phản ánh. Với ý nghĩa thực tiễn là góp thêm cơ sở khoa học cho việc quản lí xã hội nông thôn trong điều kiện hiện nay, có thể nói như sau: Mỗi làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là một thực thể sống. Dù được các triều đại phong kiến sắp xếp thành các đơn vị hành chính cấp cơ sở, từng làng vẫn bảo lưu được các giá trị của mình. Hàng nghìn năm các tập tục (thành văn cũng như không thành văn) của cộng đồng cư dân Việt vẫn tỏ rõ sức sống của chúng trước các biến cố lịch sử. Từ sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, cơ cấu tổ chức của làng xã phong kiến bị xoá bỏ, hương ước không còn tồn tại với tư cách là một công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ trong từng làng xã. Nhưng nhà nước dân chủ nhân dân đã thi hành nhiều biện pháp, chính sách cải tạo nông thôn cũ xây dựng một nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với những cải biến đó nhiều mặt của tập tục làng xã đã được phát huy, nhiều mặt Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử tồn tại dưới dạng tàn dư hay “chuyển dạng”, nhiều mặt vẫn tỏ ra có sức sống dai dẳng, có một thời gian tương như mất rồi lại sống lại. Từ năm 1989 đến nay, trong xu hướng tái lập làng tiểu nông, tái lập phương thức quản lí làng xã truyền thống việc “tái lập hương ước” tức soạn thảo quy ước làng đang đặt ra nhiều vấn đề. Đi sâu nghiên cứu hương ước cổ là cơ sở khoa học cho việc kế thừa những mặt tích cực và hợp lí, khắc phục những hạn chế và tiêu cực góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của đất nước trong giai đoạn hiện nay là xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Với ý nghĩa và giá trị nghiên cứu trên đây từ lâu hương ước đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nhà nghiên cứu đó đã xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau và nhằm những mục đích khác nhau có thể theo 3 hướng chính là: 2. Các tác giả đề cập đến hương ước trong mối quan hệ với phong tục làng xã. Đó là Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố, Nguyễn Văn Huyên, Vũ Ngọc Liễn,… 3. Các tác giả đề cập đến hương ước trong mối quan hệ cơ cấu tổ chức làng xã mà những người đầu tiên là các học giả Pháp tiêu biểu là Landes, Ory, Bouchet,…Dưới chế độ cũ cũng có một số nhà nghiên cứu chủ nghĩa đề cập đến hương ước trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức làng xã như Nguyễn Huyên, Toan Ánh, Nguyễn Sĩ Giác, Phan Đại Doãn,… 4. Các tác giả lấy hương ước làm đối tượng nghiên cứu và sưu tầm như: Vũ Duy Mền, Văn Tân, Diệp Đình Hoa, Phạm Xuân Nam, Cao Biền,… Bên cạnh đó hương ước cũng trở thành nội dung của nhiều cuộc hội thảo được tổ chức rất quy mô nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị quyết lần thứ V-Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII (6/1993) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII là đi sâu nghiên cứu các hương ước nhằm “gạn đục khơi trong”, tiến tới tái lập hương ước. Tựu chung lại quy vào 2 giai đoạn chính sau: 1. Từ tháng 6/1993 trở về trước: Các cuộc hội thảo xoay quanh vấn đề cơ sở và nội dung của hương ước mới; tác động, vị trí của nó ở nông thôn. Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử 2. Từ tháng 6/1993 đến nay: Tập trung vào tính khả thi hay hiệu lực thực tế của quy ước văn hoá. Mục đích của các cuộc hội thảo trên nhằm nghiên cứu và đề ra quy chế thích hợp với chức năng, vai trò của xã, của thôn xóm, của làng bản trong tình hình mới. Như vậy, hầu hết các cuộc hội thảo cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên đều đã phản ánh được giá trị nhiều mặt của hương ước như hương ước với quản lí làng xã, hương ước trong mối quan hệ với pháp luật,…Thực hiện đề tài này tác giả không có tham vọng tìm hiểu tất cả các mặt của hương ước mà chỉ có mong muốn tìm hiểu rõ hơn về việc bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống thể hiện qua các hương ước cổ. III. Mục đích nghiên cứu của đề tài Với đề tài “Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ ”, đề tài này hướng tới mục đích sau. 1. Tìm hiểu nguồn gốc, điều kiện xuất hiện và khái quát nội dung của các hương ước cổ. 2. Tìm hiểu sự bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua các nội dung của hương ước. 3. Xác định giá trị của hương ước cổ đối với việc phát huy các thuần phong mỹ tục trong việc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. IV. Nguồn tài liệu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 1. Nguồn tài liệu nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng nguồn tư liệu chính là các bản hương ước cổ của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một số tỉnh miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Huế). Có thể tin rằng đây là một nguồn tư liệu có giá trị cao về mặt nghiên cứu đã được tập hợp một cách hệ thống và khá đầy đủ trong các tuyển tập như: “Hương ước Nghệ An”; “Hương ước cổ Hà Tây”; “Hương ước Thái Bình”; “Hải dương hương ước”; “Hà Nội xưa qua hương ước”,… Ngoài ra còn có cả một số hương ước cổ được chú thích khá đầy đủ trong Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử các tác phẩm của các tác giả như Bùi Xuân Đính, Lê Đức Tiết, Vũ Duy Mền,… 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau: 5 Về đối tượng: Chỉ tộc người Việt sinh sống tại vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế. 6 Về không gian: Các bản hương ước cổ thành văn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế được soạn thảo trong thời gian từ giữa thế kỉ XV tới trước năm 1921. 7 Công trình nghiên cứu tập trung tìm hiểu sự bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua các hương ước (biểu hiện và tác động đến xã hội Việt Nam truyền thống) cố gắng đề ra một số biện pháp và cách thức bảo lưu và phát triển những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các hương ước cổ trong thời đại mới. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: 8 Phương pháp lịch sử và phương pháp lô gic 9 Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, sưu tầm tài liệu V. Bố cục đề tài Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo, phần giải quyết vấn đề được chia làm hai chương như sau: Chương I: Khái quát chung về hương ước Chương II: Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương I KHÁI QUÁT VỀ HƯƠNG ƯỚC I. Hương ước là gì? Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước 1. Hương ước là gì? Chúng ta thường biết đến hương ước với nhiều tên gọi khác nhau như: hương biên, hương lệ, hương khoán, hương đoan, khoán ước, khoán lệ, tục lệ, điều ước,… Vậy hương ước là gì? Để trả lời câu hỏi trên đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung đều đồng nhất ở một số điểm như sau: Hương ước là một thuật ngữ gốc Hán được du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỉ XV (có thể là sớm hơn nữa) và được giữ nguyên nghĩa. Hương ước là những quy ước, điều lệ về hầu hết các mặt của làng xã người Việt như cách thức tổ chức và các hoạt động của các thiết chế tổ chức trong làng xã: Hội tư văn, tư võ, hội thiện, phe - Giáp, xóm ngõ,…các hoạt động xã hội: Hội hè, đình đám tế lễ, tuần phòng, khao vọng, giao hiếu,…một số hoạt động kinh tế… những quy ước, điều lệ này góp phần điều hoà các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng làng xã. Hương ước không chỉ có ý nghĩa như là một thứ luật pháp mà còn có ý nghĩa như một hệ thống tiểu chuẩn đạo đức. Hương ước là những quy ước, điều lệ thành văn được viết chủ yếu bằng chữ Hán Nôm trên nhiều loại chất liệu khác nhau có thể là giấy bản, lá đồng, hay trên bia đá như “ Bia Trăn Tân từ lệ bi ký” dựng tại đền Trăn Tân, xã Phúc Thọ, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Bia dựng năm Hồng Đức 18 (1487) hoặc khắc trên ván gỗ làng Thọ Trai – Hà Bắc. 2. Nguồn gốc của hương ước Qua nhiều năm nghiên cứu cho thấy làng xã cổ truyền người Việt ở hầu khắp các khu vực đồng bằng trung du Bắc Bộ và có thể ở các khu vực Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử khác như sông Mã, sông Lam,…vốn có nguồn gốc từ các công xã nông thôn xa xưa. Các công xã nông thôn này vừa mang những đặc trưng của công xã Phương Đông vừa mang những sắc thái riêng đó là tính chất truyền thống, tính chất láng giềng, tính tông tộc, tính cộng đồng của công xã cực kì sâu đậm, bền vững. Những tính chất đó còn được bảo lưu khá rõ nét ở các làng xã người Việt sau này. Do yêu cầu khách quan của cuộc sống cộng đồng (công xã nông thôn) cần quy định mối quan hệ giữa các thành viên với nhau và giữa các thành viên với các tổ chức cộng đồng. Những quy định đó buổi đầu rất sơ lược, đơn giản. Theo thời gian chúng dần được cố định thành tục lệ, tập quán truyền khẩu từ đời nay sang đời khác. Như vậy nguồn gốc hương ước vốn từ tục dân (lệ làng truyền khẩu) chất phác và đơn giản với nhiều biểu hiện rõ nét đa dạng ở tục thề hay hội thề của người xưa và nhiều tục lệ khác như tục hậu hay lệ hậu sau này. 2.1 Nguồn gốc hương ước biểu hiện ở tục thề hay hội thề của người xưa Tục thề là một hình thức sinh hoạt dân gian không phải là sở hữu riêng của tộc người nào trên thế giới mà nó có tính chất xã hội và tương đối phổ biến từ thời nguyên thuỷ. Đối với người nông dân ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tục thề dân gian vốn có từ xa xưa. Lễ thề đầu tiên được truyền thuyết khắc hoạ là lễ thệ sư trước khi xuất quân phá giặc Đông Hán của Hai Bà Trưng. Sau sự kiện năm 557 Lý Phật Tử và Triệu Việt Vương tổ chức lễ thề chính sử nước ta ghi chép khá nhiều về tế lễ cung đình hay quốc thề còn tục thề dân gian thì được ghi chép khá cụ thể trong các hương ước, khoán ước. Trong bia “Bản xã tạo lập lệ tích” năm Chính Hoà thứ 13 (1692) được dựng ở Tam quan đình, xã Đại Lâm, tổng Phong Xá (Yên Phong, Bắc Ninh) cho hay: Các quan viên hương lão, dân làng họp bàn để lập ra một khoán ước mới. Theo khoán ước đó, vào tháng Giêng hàng năm dân làng sẽ cùng đồng tâm góp sức làm cho phong hoá làng xã tốt đẹp. Khi thề mỗi người đều khấn Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử rằng: Tôi tên này, người làng này, huyện này xin thề… Hàng năm vào ngày 14 tháng 4 (âm lịch) theo hương ước cả làng Thụy Khê họp thề. Một cụ già nhất làng đọc lời thề lên rồi đốt khoán hoà vào rượu, mọi người cùng uống rượu đó rồi thề… Qua các dẫn liệu trên cho thấy tục thề hay hội thề của người Việt trong lịch sử của một số làng xã là một hình thức của tục lệ cổ xưa, từng đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần và phần nào mang tính chất duy tâm chủ quan. Nhưng nếu gạt bỏ tính chất duy tâm thì các lễ thề đã thể hiện sự đề cao, khuyến khích danh dự và lòng tự trọng của con người. Lễ thề nhằm cố kết lòng người, bảo vệ cộng đồng, làng - nước. Chính điều đó ghi nhận sự cần thiết phải bảo lưu tục thề, lễ thề. Cùng với sự phát triển dần từng bước của làng xã và yêu cầu củng cố cộng đồng đòi hỏi tục thề cũng như nhiều mặt hoạt động khác cần phải được văn bản hoá. Từ đó các tục thề truyền khẩu dần được chuyển thành tục thề, lễ thề văn bản (tục thề, lễ thề được ghi trong các khoán ước, hương ước). Quá trình chuyển đổi đó đã chứng minh khoán ước, hương ước có nguồn gốc từ tục dân. 2.2 Nguồn gốc hương ước biểu hiện ở tục hậu hay lệ hậu Lệ hậu vốn khởi phát từ tục thờ cúng tổ tiên của cư dân nông nghiệp Đông Nam Á. Tục thờ cúng tổ tiên cũng khá thịnh hành trong cộng đồng người Việt và dần được mở rộng thành lệ gửi hậu ở chùa. Tục gửi hậu đã có từ thời Lí đến thời Trần thì phát triển rộng hơn do đạo Phật phát triển. Tuy nhiên ở thời Trần hình thức gửi hậu mới chỉ thịnh hành trong giới quý tộc Trần và những người giầu có, đến thời Lê sự phân hoá giai cấp trong làng xã càng sâu sắc làm cho lệ hậu phát đạt. Nhiều người đua nhau gửi hậu vào chùa, vào làng những mong tên mình được khắc vào bia đá trường tồn cùng năm tháng và luôn được dân làng nhắc đến nhân dịp giỗ hậu hàng năm với tấm lòng biết ơn trong niềm tôn vinh cao cả. Bia “Tuế thứ Nhâm Dần niên lập đoan báo” tạo năm Bảo thái thứ 3 (1722) dựng ở xã Mai Đình, huyện Hiệp Hoà, phủ Bắc Hà cho bà Nguyễn Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử Thị Hoảng là hậu thần vì bà đã cúng cho chùa 5 sào 3 thước ruộng và một trăm quan tiền” [19, 298]. Như vậy tục gửi hậu vốn xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên của người Việt sau dần được văn bản hoá. Các bản bia hậu và bia hậu còn được bảo lưu đến ngày nay ở trong và ngoài phạm vi đồng bằng sông Hồng, là những chứng cứ khá chắc chắn nói lên nguồn gốc hương ước và quá trình văn bản hoá lệ làng. Bia hậu đánh dấu mốc về quá trình xuất hiện và hoàn thiện dần từng mặt của hương ước. 3. Điều kiện để xuất hiện hương ước 3.1. Thời điểm xuất hiện hương ước Như ta đã biết hương ước có nguồn gốc lâu đời nhất ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ XII dưới thời Bắc Tống ở Lam Điền (Thiểm Tây – Trung Quốc) với “Lam Điền lã thị hương ước” ban hành rộng rãi trong thiên hạ. Từ Trung Quốc, hương ước được du nhập trực tiếp vào các nước Đông Nam Á cận kề từ cuối thế kỷ thứ XIV trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ XV – khi chế độ phong kiến được xác lập vững chắc với hệ tư tưởng Nho giáo trở thành chính thống bắt rễ trong cơ sở ở làng quê thì hương ước mới chính thức ra đời như một hiện tượng đặc biệt trong nông thôn Việt Nam cổ truyền. Những hương ước xuất hiện sớm nhất: Hương ước làng Quỳnh Đôi (Nghệ An) năm 1638-1645; hương ước làng Mậu Trạch (Hải Dương) năm 1665; hương ước Dương Liễu, Quế Dương, Mậu Hoà (Hà Tây) năm 1689; hương ước Phù Cốc năm 1689. Điều này cho thấy hương ước bắt đầu xuất hiện như một hiện tượng đặc biệt và chỉ có ở những làng có phong tục khác lạ vào cuối thế kỷ XV. Sang các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, XIX càng có nhiều làng soạn thảo hương ước nhưng không phải làng nào cũng có hương ước. Đó là lý do cơ bản giải thích sự thiếu vắng của hước có trong bộ sưu tập hiện nay ở nhiều làng xã. 3.2. Điều kiện xuất hiện hương ước Có thể nói hương ra đời là kết quả của nhiều nguyên nhân và nhiều Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử điều kiện cụ thể chi phối trong đó đặc biệt lưu ý ba điều kiện cơ bản là nhu cầu tự thân phát triển của làng xã, sự can thiệp của nhà nước quân chủ đối với làng xã, sự xuất hiện của lớp tri thức bình dân. Về nhu cầu tự thân phát triển của làng xã: Trên con đường phát triển làng xã mở rộng thêm về nhiều mặt trước hết là sự ra tăng dân số và kéo theo các vấn đề khác. Ban đầu thường có một hoặc vài họ đến một làng. Lúc này dân cư của làng còn ít và các quan hệ xã hội còn chưa phức tạp. Các thành viên của làng chung sống với nhau theo những tục lệ truyền khẩu đơn giản. Nhưng khi làng xã ngày càng phát triển dân cư đông đúc dần với số dân khoảng 2 nghìn đến 3 nghìn người trở lên thì các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp. Tình hình đó khiến cho những tục lệ truyền khẩu vốn đơn giản không còn phù hợp với cuộc sống thực tại, đòi hỏi làng xã phải đưa ra những quy định mới tỉ mỉ, chặt chẽ hơn trên văn bản. Đó chính là nguyên nhân và là một trong những điều kiện tiên quyết để hương ước ra đời ở các làng xã. Về sự can thiệp của các nhà nước phong kiến đối với làng xã: Trong buổi đầu mới nhóm họp nhà nước quân chủ chưa với tay sâu tới từng làng xã. Nhưng sau này nhà nước từng bước can thiệp về nhiều phương diện bằng những chính sách cụ thể về ruộng đất và tinh thần nhằm cột chặt người nông dân với khẩu phần ruộng đất nhỏ hẹp và làng xã của họ. Trong quá trình phát triển, làng xã trong một chừng mực nào đó đã tìm cách ngăn cản, chống lại sự can thiệp ngày càng sâu của Nhà nước phong kiến nhưng cuối cùng vẫn bị khuất phục hay thống nhất với nhà nước. Chính trong tình hình như vậy hương ước ra đời nhằm điều hoà lợi ích giữa làng xã và Nhà nước phong kiến, duy trì sự thống nhất tương đối đó. Đối với tầng lớp trí thức bình dân, muốn phiên lệ thành văn phải có lớp Nho sĩ. Đó là những tri thức bình dân biết chữ Hán. Ở nước ta có từ thời kì Lê Thánh Tông đến sau này khoa cử rất phát triển, nhiều người đỗ đạt cao. Tầng lớp Nho sĩ ngày càng đông đảo. Sang thế kỉ XVIII đất nước lâm vào tình trạng phân tranh kéo dài nhiều năm. Trước tình hình thời thế hỗn loạn đó [...]... Lịch sử Trần Thị Bích Ngọc - K55A Chương II BẢO VỆ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG QUA NGUỒN HƯƠNG ƯỚC CỔ I Làng và các giá trị văn hoá truyền thống của làng Hương ước, lệ làng hay quy ước làng văn hoá là một sản phẩm của cộng đồng làng xã Vì vậy để hiểu được sự bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước trước hết chúng ta phải hiểu được làng và văn hoá làng là gì? Từ đó chúng ta có... nhưng phân tích kỹ, vẫn thể hiện rất rõ sắc thái văn hoá cộng đồng làng xã Có thể nói hương ước chính là văn hoá làng được văn bản hoá, là một phương tiện để bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của làng II Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ Phần lớn các dân tộc trên thế giới đều trải qua những chặng đường lịch sử tồn tại và phát triển trong hàng ngàn năm hoặc lâu... Ngoài các nội dung trên đây hương ước của nhiều làng còn có các điều bảo vệ môi trường, nông nghiệp, khuyến học,…Một số làng còn đề ra cả quy định về việc lưu giữ, bảo quản hương ước 5 Các hình thức khen thưởng và xử phạt của hương ước 5.1 Các hình thức khen thưởng Các hương ước đều có những quy ước về các hình thức khen thưởng để khuyến khích dân làng thực hành theo hương ước, phát huy những giá trị văn. .. được ý thức bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống của làng xã Có thể thấy hương ước là một đặc trưng của làng xã Việt Nam, làng được vững mạnh là nhờ ở nét văn hoá này Đồng thời cũng qua những bản hương ước, hương biên rồi đi sâu vào cuộc sống của người dân trong làng, vào vấn đề mà người xưa đã đúc kết và gọi là thuần phong mĩ tục, ta sẽ gặp những yếu tố của văn hoá làng Như vậy hương ước là một... công mục tiêu văn hoá của đất nước, xây dựng làng văn hoá cũng nằm trong mục tiêu đó Tìm những yếu tố làng truyền thống tức là đi vào nội dung của văn hoá làng Thuật ngữ này giờ đây được giới nghiên cứu chấp nhận và văn hoá làng được quan niệm là thực thể trong văn hoá dân tộc Văn hoá làng chính là cội nguồn sức mạnh cho làng luôn vững chãi trước mọi sóng gió của thời đại 2 Nội dung của văn hoá làng Có... bắt buộc - trong quá trình tổ chức sản xuất, cư dân các làng xã đã cùng nhau sáng tạo và vun đắp nên một cộng đồng văn hoá của làng Cộng đồng văn hoá làng không chỉ ở khía cạnh sáng tạo ra các giá trị văn hoá với những nét riêng độc đáo, mà còn là nơi bảo vệ giữ gìn và chuyển Bài tập lớn Lịch sử Trần Thị Bích Ngọc - K55A giao các giá trị văn hoá truyền thống từ đời này sang đời khác Như vậy làng đã tồn... nên truyền thống của làng Truyền thống đó có thể hình thành và phát triển từ rất lâu đời nhưng vẫn còn phát huy tác dụng và gần gũi với con người ngày nay Biết nhận ra nét văn hoá riêng của làng hay tô điểm về mặt văn hoá cho truyền thống là đã có thể tạo nên văn hoá làng Cho nên những làng xã mới thành lập, mới được định cư nếu biết hội tụ truyền thống xưa và phát huy truyền thống thì vẫn có được văn. .. bảo những điều kiện để xuất hiện hương ước nhưng sự xuất hiện đó sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau II Nội dung của các hương ước cổ (từ giữa thế kỉ XV đến trước năm 1921) 1 Những quy ước liên quan tới cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng 1.1 Những quy ước liên quan tới các thiết chế tổ chức trong làng, chức năng quyền hạn và lề lối làm việc của từng tổ chức cũng như các. .. quả bài học này là một yêu cầu cấp thiết trong điều kiện hôm nay nhưng lại là điều không dễ dàng thực hiện III: Những giá trị văn hoá truyền thống trong hương ước và vấn đề duy trì, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 1 Tác động của hương ước cổ đối với xã hội Việt Nam Có thể thấy hương ước cổ của Việt Nam có những tác động tích cực, đồng thời cũng có cả những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống xã hội Việt... [(11),29] Nhiều làng biếu tiền như lên lão 60 biếu 2 quan, lão 70 biếu 5 quan, lão 80 biếu 10 quan, lão 90 biếu 20 quan… Bên cạnh những quy ước dành những ưu tiên cho người già các làng đều có những quy ước để tránh các cụ lạm dụng quyền lợi mà làm trái hương ước lệ làng, hướng cho các cụ sống đẹp để làm gương sáng cho con cháu noi theo Như vậy các hương ước cổ luôn thể hiện một tấm lòng trân trọng tôn kính . nói hương ước chính là văn hoá làng được văn bản hoá, là một phương tiện để bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của làng. II. Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương. K55A Lịch sử Chương II BẢO VỆ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG QUA NGUỒN HƯƠNG ƯỚC CỔ I. Làng và các giá trị văn hoá truyền thống của làng Hương ước, lệ làng hay quy ước làng văn hoá là một sản. hương ước Chương II: Bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống qua nguồn hương ước cổ Bài tập lớn Trần Thị Bích Ngọc - K55A Lịch sử B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương I KHÁI QUÁT VỀ HƯƠNG ƯỚC I. Hương

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan