tiểu luận Một vài nhận xét về Những biến đổi nông nghiệp miền Nam ở vùng tạm chiếm từ 1954 – 1975”

21 806 1
tiểu luận Một vài nhận xét về Những biến đổi nông nghiệp miền Nam ở vùng tạm chiếm từ 1954 – 1975”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Mục Lục 1 Mở đầu 2 I. Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ 1955-1975 4 1.1 Tình hình ruộng đất và nông nghiệp miền Nam trước năm 1954 4 1.2 Cải cách điền địa (1955) và Luật Người cày có ruộng(1970) 5 1.3 Các chính sách kinh tế khác 7 II. Sự biến đổi kinh tế nông nghiệp miền Nam vùng tạm chiếm từ 1954- 1975 10 2.1 Quá trình trung nông hoá và sự du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp 10 2.2 Sự tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp 12 2.3 Những biến đổi trong cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hoá 13 2.4 Sù phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và sự xuất hiện mạng lưói kinh doanh tư bản chủ nghĩa ở nông thôn 16 Kết luận 18 Tài liệu tham khảo 21 1 MỞ ĐẦU Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam: Cơ cấu kinh tế gồm tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Có các loại cơ cấu kinh tế khác nhau: Cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế; trong đó cơ cấu theo ngành kinh tế – kỹ thuật mà trước hết là cơ cấu công-nông nghiệp là quan trọng nhất. Những biến đổi về cơ cấu kinh tế của một ngành kinh tế nói riêng và của một quốc gia nói chung được xem là những sự vận động, dịch chuyển quan trọng nhất trong việc xem xét, đánh giá sự phát triển của nã dưới nhiều nhân tố tác động. Nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam luôn được xem là một trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế. Từ sau đổi mới đến nay, kinh tế nông nghiệp ở nước ta được coi là nội dung cơ bản trong hầu hết các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Đó là nhân tố then chốt để ổn định tình hình kinh tế xã hội cũng như là cơ sở để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cho nên việc nghiên cứu những di sản của nền nồng nghiệp truyền thống để tìm ra giải pháp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn là một vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn để phát triển kinh tế đất nước. Sau năm 1954, Miền Nam phát triển mạnh mẽ về mọi mặt theo một hướng mới trong dòng chảy chung của lịch sử đất nước. Chính quyền Việt Nam Cộng hoà mà đằng sau là Mỹ và chư hầu cố gắng xây dựng một nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nông nghiệp miền nam cũng không nằm ngoài guồng vận động Êy. Ngay từ cuối những năm 80, việc nghiên cứu những đặc điểm và di sản nông nghiệp miền Nam đã thu hót được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học từ kinh tế cho đến sử học như Cách mạng ruộng đất ở miền Nam của Lâm Quang Huyên, một sè bài nghiên cứu trên các Tạp chí kinh tế, Nghiên cứu lịch sử của Cao Văn Lượng, Trần Thị Bích Ngọc…Nhưng phải đến đầu những năm 90, 2 cùng với chính sách đổi mới của nhà nước những nghiên cứu về vấn đề này mới đạt được những thành tựu to lớn góp phần vào việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp của đất nước. Hàng loạt các chuyên khảo về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp miền Nam ra đời mà điển hình là hai luận án TS về vấn đề này đó là Trần Hữu Đính với đề tài “Quá trình biến đổi chế đé sở hữu ruộng đất và cơ cấu giai cấp nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long từ 1969-1975” và miền Nam có Võ Văn Sen với đề tài “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở miền Nam Việt Nam từ 1954- 1975” trong đó tác giả trình bày riêng một chương về kinh tế nông nghiệp. Có thể nói đây là những công trình nghiên cứu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp miền Nam trứơc năm 1975 rất được đánh giá cao về mặt khoa học; Các tác giả đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của kết cấu kinh tế xã hội miền Nam trước đổi mới cũng như đặt nền tảng cho việc kế thừa và phát huy những di sản của nó trong phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong phạm vi một tiểu luận của chuyên đề cơ sở ngành Lịch sử Việt Nam Một số vấn đề nông nghiệp nông thôn Việt Nam hiện đại do PGS TS Trương Thị Tiến giảng dạy, người viết lùa chọn đề tài “Một vài nhận xét về Những biến đổi nông nghiệp miền Nam ở vùng tạm chiếm từ 1954 – 1975”, mong muốn bước đầu có những kiến thức cơ bản về vấn đề lịch sử quan trọng trên. 3 I. Chính sách của chính quyền Sài Gòn đối với ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ 1955-1975 1.1 Tình hình ruộng đất và nông nghiệp miền Nam trước năm 1954 Miền Nam đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long cho đến trước cách mạng tháng Tám 1945 có một quá trình phát triển khác biệt. Do những đặc điểm của lịch sử cùng với chính sách nhượng đất của thực dân Pháp, quá trình tập trung ruộng đất ngày càng rõ nét. Theo Nguyễn Kiến Giang thì đến trước cách mạng tháng Tám có đến 60 % nông dân không có ruộng để cày cấy. Quá trình tập trung ruộng đất với quy mô lớn mà tiêu biểu là các đồn điền đã đặt ra những cơ sở cho một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.Tuy nhiên, những chính sách nông nghiệp Êy nhằm phục vụ cho chính sách bóc lột và và việc xuất cảng lúa gạo của chủ nghĩa thực dân, là nguồn thu lợi khổng lồ của chính quyền thuộc địa. Nông nghiệp miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có những thay đổi quan trọng trên góc độ cả quan hệ ruộng đất lẫn sự phát triển sản xuất. Chính quyền cách mạng đã chủ trương tạm giao ruộng vắng chủ cho nông dân cày cấy còng nh tịch thu ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian phản động chia cho dân nghèo, vận động hiến điền và thực hiện giảm tô. Những chủ trương đó được thực hiện triệt để trong kháng chiến và đạt được những kết quả to lớn. Tính đến tháng 10/1954, số ruộng đất của thực dân Pháp, Việt gian phản động và ruộng đất vắng chủ đã được cách mạng chia cấp và tạm giao cho nông dân là 564.547 ha và 527.163 nhân khẩu ở Nam Bé. Tính chung từ Liên khu V vào đến Nam Bé trong kháng chiến chống Pháp, nông dân được chia cấp và tạm giao trên 750.000 ha ruộng đất các loại, địa tô phong kiến phổ biến được giảm từ 25 % trở xuống. Việc chia ruộng đất cho nông dân đã thúc đẩy một bước sự phát triển nông nghiệp. Rõ ràng với chính sách giảm tô và chia ruộng đất cho nông dân, giai cấp địa chủ và chế độ tá canh đã bị giáng một đòn nặng nề, bắt đầu quá trình tan rã sụp đổ. Cùng với đó là một bộ phận lớn nông dân được chia ruộng đất. Với quy mô ruộng đất khá lớn; trung bình mỗi hộ được chia khoảng 1 ha. Nh vậy một tầng líp trung nông mới đang được hình thành cùng với sự phát triển của kháng 4 chiến.Theo tính toán thì số hộ này đã chiếm 40 % sè hộ nông dân và nắm 45 % ruộng đất trong đó là một nửa số trung nông mới hình thành. Do những chính sách phát triển sản xuất gắn liền với chính sách ruộng đất, nên ở Liên khu V không những đã sản xuất lương thực đủ cung cấp cho 2,5 triệu người mà còn tiếp tế cho các tỉnh cực Nam. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy quan hệ sở hữu ruộng đất theo phương thức sản xuất phong kiến vẫn còn những tàn dư, tuy nhiên đã có những sự dịch chuyển quan trọng, cơ bản theo hướng tiến bộ hơn. Mét cơ cấu kinh tế mới với chủ thể là các hộ trung nông đang hình thành là nền tảng của sự phát triển nông nghiệp miền Nam trong các giai đoạn sau. 1.2 Cải cách điền địa (1955) và Luật Người cày có ruộng(1970) Từ năm 1956 với việc thực hiện công cuộc bình định mà thực chất là cuộc chiến giành dân với cách mạng, chính quyền Sài Gòn đã thực thi hàng loạt chính sách đối với nông nghiệp nhưng cơ bản nhất vẫn là chính sách ruộng đất. Tuy nhiên do những điều kiện khác nhau mà các chính sách này về mục đích là nhất quán song lại khác nhau về nội dung và phương thức thực hiện qua các thời kì. Dù nói thế nào đi chăng nữa thì rõ ràng các chính sách Êy nhằm phục vụ những mục đích chính trị song ta không thể phủ nhận vai trò của nó với những biến chuyển trong kinh tế nông nghiệp miền Nam giai đoạn này. Ngay từ năm 1955, khi Ngô Đình Diệm lên cầm quyền đã đưa ra vấn đề cải cách điền địa lên hàng quốc sách. Nhưng do bản thân cũng là một địa chủ , lại do Mỹ thúc Ðp nên chương trình “cải cách điền địa” của Diệm không nhằm tạo lập chủ nghĩa tư bản ở nông thôn mà duy trì phục hồi quan hệ sản xuất phong kiến, khôi phục giai cấp địa chủ là chỗ dùa của chính quyền Ngô Đình Diệm. Nội dung của chương trình cải cách được thể hiện trong các Đạo dô số 2(8/1/1955), Đạo dụ số 7(5/2/1955) và Đạo dô số 57 (2/10/1956). Những điểm căn bản trong nội dung cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm là buộc nông dân phải lập “KhÕ ước tá điền”. Điều đó có nghĩa là bắt nông dân phải thừa nhận về mặt pháp lý quyền sở hữu của địa chủ; và nh thế một bộ phận ruộng đất nông dân được chính quyền cách mạng chia trong kháng 5 chiến đã bị tước đoạt. Trong khi đó đối với sở hữu lớn của địa chủ, nhà nước thực hiện việc truất hữu đối với phần ruộng đất quá 115 ha; bé phận ruộng đất bị truất hữu thì nhà nước đem bán cho nông dân mõi hộ không quá 3 ha và buộc phải trả trong 6 năm. Những chính sách kể trên ngoài những tính chất bảo thủ phản động như ta đã bàn thì trên thực tế việc thi hành nó cũng hết sức nửa vời.Trong vòng 4 tháng sau khi ban bố Đạo dụ số 57 có 2600 địa chủ kê khai họ có sở hữu 1.075.000 ha, trung bình mỗi người là 415 ha, tuy nhiên mãi đến năm 1970 số ruộng truất hữu đem bán cho nông dân mới chỉ có khoảng gần 300.000 ha (chỉ bằng 28 % sè diện tích đã kê khai).Điều đó dẫn tới hậu quả là tính tới tháng 4/1960 khi Ngô Đình Diệm công bè công cuộc cải cách điền địa đã kết thúc thì riêng ở đồng bằn sông Cửu Long có tới 45 % diện tích canh tác vẫn nằm trong tay địa chủ trong khi đó số lượng địa chủ này chỉ chiếm 2% dân số. Có thể nói với chính sách cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm giai cấp địa chủ và chế độ tá canh ruộng đất không những được xoá bá mà còn được phục hồi; tầng líp trung nông bị ảnh hưởng nặng nề theo hướng giảm sút nghiêm trọng và đại bộ phận trong số họ trở về với thân phận tá điền. Tuy vậy từ năm 1960-1968, do điều kiện chiến tranh bên cạnh đó là chính sách ruộng đất của Đảng mà ở đây là Mặt trận dân téc giải phóng miền Nam Việt Nam, giai cấp địa chủ hầu như tan rã hết ở các vùng, trung nông hoá ngày càng trở thành xu thế rõ nét. Trước xu thế thất bại của cuộc chiến tranh, đặc biệt thất bại trong việc lôi kéo nông dân cũng như thấy được hạn chế của cải cách điền địa, chính quyền Mỹ nguỵ đã đặt nhiệm vụ bình định từ những năm 70 trên cở sở nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình.Ngày 26/3/1970, luật “Người cày có ruộng” ra đời đánh dấu một chuyển biến mới trong chính sách ruộng đất của chính quyền Mỹ-Nguỵ ở miền Nam. Tuy nhiên đó chỉ là một sản phẩm của thế yếu nhằm cứu vãn sự phá sản của chính sách Mỹ- Thiệu đối với nông dân nông nghiệp miền Nam. Luật người cày có ruộng gồm 6 chương và 22 điều khoản với nội dung cơ bản là thực hiện việc giảm mức sở hũu tối đa cho mỗi hộ là 15 ha ở Nam Bộ và 5 ha ở Trung Bé, cấp không ruộng đất cho nông dân và xoá bỏ chế độ tá 6 canh. Qua các điều khoản chúng ta có thể thấy rõ âm mưu của chính quyền Sài Gòn trong việc thực hiện Luật Người cày có ruộng đó là biến mét bộ phận giai cấp địa chủ chuyển sang kinh doanh theo con đuờng TBCN làm chỗ dùa cho chính quyền.Ngoài ra với việc cấp không ruộng đất cho nông dân bằng việc lập các chứng khoán, Mỹ và tay sai muốn xoá bỏ ảnh hưởng của sâu rộng của Đảng ta ở nông thôn miền Nam và buôc nông dân vào guồng máy của chúng. Nhưng xét ở một góc độ nào đó dù với mục đích nhằm thực hiện công cuộc bình định thì rõ ràng Luật Người cày có ruộng đã là một bước tiến, có những tác động trực tiếp đến tình hình sở hữu cũng như sản xuất nồng nghiệp.Trước hết là nó xoá bỏ chế độ tá canh xoá bá quan hệ sản xuất từ lâu đã lỗi thời kìm hãm sức sản xuất. Mặt khác nã thừa nhận sở hữu nông dân về mặt pháp lý và điều quan trọng là nó đã tạo ra một tầng líp tiểu nông có quy mô canh tác hợp lý; lấy nông trại gia đình làm cơ sở để thực hiện kinh doanh sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp là phù hợp với trình độ canh tác và khả năng của nông dân Mặc dù đối tượng được cấp đất có hạn chế và ý đồ thực hiện có mang màu sắc chính trị đi chăng nữa thì xét về mặt kinh tế xã hội thì việc thực hiện Luật Người cày có ruộng đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá, đẩy nhanh quá trình trung nông hoá ở miiền Nam và tạo ra những chuyển biến mới trong nông nghiệp mà tôi sẽ trình bày trong phần sau. Tóm lại, từ năm 1955 đến những năm 70, chính quyền Mỹ và tay sai đã thực hiện một số chính sách ruộng đất nhằm phục vụ công cuộc bình định và cứu vãn sự thất bại về mặt quân sù , tranh giành ảnh hưởng đối với cách mạng ở các vùng nông thôn song nó đã tạo ra những khung pháp lý cho sự phát triển nông nghiệp miền Nam hướng theo con đường sản xuất hàng hoá, mở đường cho sù du nhập phương thức sản xuất TBCN vào miền Nam. 1.3 Các chính sách kinh tế khác Bên cạnh chính sách ruộng đất thì nhằm thực hiện mưu đồ của mình, thì Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã thực hiện đồng loạt một số chính sách kinh tế khác nhằm phục vụ chính sách ruộng đất và nông nghiệp. 7 Nhân tố đầu tiên mà chúng ta phải nói ở đây là chính sách viện trợ của Mỹ. Ngoài những viện trợ về mặt quân sự thì viện trợ về kinh tế cũng chiếm một tỉ trọng đáng kể là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp.Trong các viện trợ theo dự án thì từ năm 1954-1974 đã thực chi cho lĩnh vực nông nghiệp là 5.56%, công nghiệp là 0.97%, lao động là 0.03%, giao thông vận tải là 24.2%. Trong các viện trợ thương mại hoá, tỷ lệ hàng hoá nhập cảnh dùng cho sản xuất như máy móc trang thiết bị nguyên nhiên liệu cho sản xuất công nông nghiệp chiếm tới 46.8% hàng hoá nhập theo thể thức thương mại hoá. Mặc dù xét trên tổng số viện trợ thì viện trợ cho nông nghiệp là không nhiều song với những tác nhân về nguồn vốn cũng như được đầu tư các thiết bị máy móc kỹ thuật của Mỹ thì nó đã những điều kiện hết sức thuân lợi cho những biến chuyển trong kinh tế đặc biệt là nông nghiệp. Ngoài ra, chính quyền Sài Gòn còn đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp bằng việc nhập các loại máy móc từ các nước TBCN nhằm cơ khí hoá nông nghiệp nông thôn. Toàn bộ công suất năng lượng cơ khí trong nông nghiệp miền Nam tính đến ngày giải phóng có 2 triệu CV (mã lực). Nếu sử dụng công suất hiện có thì có tới 30% diện tích đất đai ở miền Nam được sử dụng máy để canh tác với thời vụ từ 10-20 ngày. Rồi việc hỗ trợ các loại giống mới, sử dụng phân bón hoá học làm tăng năng suất cây trồng. Hầu hết số lượng phân bón này đều được nhập từ nước ngoài và tăng lên nhanh chóng qua các thời kì. Để tăng năng suất cây trồng, chính quyền Sài Gòn đã thực hiện cuộc cách mạng về giống. Các khoá đào tạo kỹ thuật trồng lúa mới đuợc ra đời nhằm bồi dưỡng nông dân kỹ thuật canh tác nhằm làm tăng sản lượng. Việc trồng thử nghiệm giống lúa mới được nhập từ Philipin đã bắt đầu từ năm 1967 nhưng mãi đến năm 1969 mới được trồng một cách rộng rãi. Đến năm 1970, diện tích trồng lúa mới đã tăng lên hơn 1triệu mẫu Anh làm tăng sản lượng của toàn miền lên 17% đạt 5,6 triệu tấn gạo.Việc áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra những chuyển biến nhất định của kinh tế nông nghiệp miền Nam giai đoạn này. 8 Bên cạnh việc đẩy mạnh đưa KHKT vào sản xuất thì trong những năm 70, chính quyền Sài Gòn khuyến khích việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cũng như tổ chức mạng lưới lưu thông, phân phối sản phẩm như việc hình thành các ngân hàng nông nghiệp và một hệ thống các ngân hàng ở nông thôn. Đến năm 1973, hệ thống ngân hàng này có chi nhánh ở 43 tỉnh ở miền Nam lúc bấy giê. Ngoài ra nhà nứoc còn tổ chức một hệ thống phân phối lưu thông xuống các vùng nông thôn của tầng líp tư sản. Lúa này xuất hiện những tư bản nắm độc quyền về một loại nông sản và đó chính là cơ sở cho việc bóc lột nông dân. Trước năm 1954, ở Nam bé đã hình thành một cơ cấu kinh tế vùng, trong đó, có 3 tiểu vùng chính liên quan đến hoạt động sản xuát nông nghiệp: Đồng bằng sông Cửu Long (trồng lúa), Đông Nam Bộ (Cây công nghiệp), Sài Gòn (thương cảng quyết định phần lớn nhịp độ phát triển của kinh tế nông nghiệp). Sau 1954, qua nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế Nam Việt Nam của phái đoàn Goodrich của Liên Hợp Quốc (1956) cho đến kế hoạch hậu chiến Lilienthal, Vò Quốc Thúc (1969) đều kết luận: “Tương lai kinh tế Nam Việt Nam tuỳ thuộc sự phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long” [5, 67]. Năm 1974, khu công nghiệp Tây Đô Cần Thơ thành lập là bước một của chiến lược: Đồng bằng Sông Cửu Long phải phát triển Công Nghiệp để phát triển Nông nghiệp của nhóm nghiên cứu Veccô. Những chính sách kinh tế của chính quyền Sài Gòn xét về mặt nào đó nó tạo ra những điều kiện cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Tuy nhiên nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân hóa diễn ra ở nông thôn, thay thế hình thức bóc lột phong kiến bằng hình thức bóc lột TBCN. Những chính sách Êy nhằm phục vụ các mục đích chính trị cho nên nó không có cơ sở kinh tế và khó có có thể thực hiện một cách triệt để và toàn diện mà nó chỉ mang lại lợi Ých cho một bộ phận người gắn liền với chính quyền mà ở đây là các nhà tư sản mại bản. Diễn ra cùng với chính sách bình định nông thôn bằng con đường chiến tranh thì rõ ràng những chính sách đối với nông nghiệp nông thôn chưa tạo ra sù biến chuyển căn bản trong nền nông nghiệp nước ta từ sau năm1945; tuy thế nó cũng tạo ra những tiền đÒ ban đầu cho một nền sản xuất hàng hoá ra đời và những thay đổi của nền nông nghiệp miền Nam vùng tạm chiếm. 9 II. Sù biến đổi kinh tế nông nghiệp miền Nam vùng tạm chiếm từ 1954-1975 II.1 Quá trình trung nông hoá và sự du nhập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp Dưới tác động của những chính sách kể trên của chính quyền Sài Gòn, ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, quan hệ ruộng đất ở miền Nam đã có những chuyển biến căn bản. Giai cấp địa chủ bị giáng một đòn nặng nề và không còn nắm địa vị kinh tế nữa. Tiếp đó đến cải cách điền địa, đặc biệt là Luật người cày có ruộng của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu dưới sù hỗ trợ của Mỹ, quan hệ ruộng đất ở miền Nam đã có sự thay đổi về căn bản.Theo sự đánh giá của chính quyền Sài Gòn và cố vấn Mỹ thì đến đầu năm 1973, giai cấp địa chủ và chế độ tá canh không còn tồn tại trên toàn miền Nam. Số liệu điều tra ở nông thôn 6 tỉnh Trung Bộ và 10 tỉnh Nam Bộ của chính quyền miền Nam vào đầu năm 1971 cho thấy nếu thực hiện xong chương trình Người cày có ruộng, số lượng nông hộ có quy mô sở hữu từ 1-5 ha có thể chiếm 48% số nông hộ và 69,2% diện tích canh tác ở nông thôn miền Nam. Số liệu so sánh ở đồng bằng sông Cửu Long còng cho thấy giai cấp địa chủ đã bị thủ tiêu hoàn toàn: 1970( ngàn ha) 1973(ngàn ha) -Tổng diện tích 2200 2200 -Diện tích tự canh tác 800 1800 -Đất thuê mướn 1000 -Đất bá hoang 400 400 Như vậy cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng chế độ sở hữu địa chủ phong kiến đã bị xoá bỏ về mặt căn bản. Quá trình xoá bá quan hệ sở hữu phong kiến trong nông nghiệp ở miền Nam là một quá trình lâu dài, phức tạp phải thực hiện nhiều lần, bị tác động bởi nhiều yếu tố. Mặc dầu còn những tàn tích song về cơ bản nó đã tạo ra những cơ sở cho một hướng phát triển mới của sở hữu ruộng đất đó là quá trình trung nông hoá. Với chính sách chia ruộng đÊt cho nông dân thì về cơ bản đến những năm 70, hầu hết nông dân đều được chia ruộng đất. Tuy nhiên mức độ chiếm hữu 10 [...]... có lúc đến 40-50% chi phí sản xuất II.3 Những biến đổi trong cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển của một nền nông nghiệp hàng hoá Trong nông nghiệp ở miền Nam, ngoài những biến đổi về sở hữu thì một nội dung là những biến đổi đã bắt đầu diễn ra trong cơ cấu ngành mà đặc biệt diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh việc trồng lúa là chính, nông dân đồng bằng Nam Bộ lúc này đã canh tác nhiều loại hoa... thành Nông dân làm thuê Quá trình tiểu điền chủ hoá nông thôn mà thực chất là quá trình trung nông hoá về căn bản đã hoàn thành Chế độ sở hữu đã hoàn toàn thay đổi từ sở hữu đại điền chủ sang sở hữu của tiểu nông mà trước hết là trung nông Cho đến đầu những năm 70 trung nông đã trở thành tầng líp trung tâm của nông thôn Nam Bé Từ sau năm 1954, trong khi nông nghiệp miền Bắc đang trên con đưòng hợp tác... nhiều nghề ngoài nông nghiệp Tính riêng cả hai xã, thu nhập từ lúa chỉ chiếm3 6% tổng thu nhập trong khi đó 22,3% từ chăn nuôi, 5,2% từ cây ăn trái, 8,7% từ kinh doanh nông nghiệp, 10,1% từ lương, 2,7% từ làm thuê Những con số trên đã cho thấy những bước đầu có những chuyển biến nhất định trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các vùng nông thôn Việc sử dụng các nguồn đất đai vào sản xuất một cách có hiệu... Tuy nhiên, ở các vùng tạm chiếm giai đoạn này, do một số chính chính sách của chính quyền đã bước đầu hình thành một bộ phận tư sản nông thôn có nguồn gốc từ địa chủ được hưởng một số quyền lợi kinh tế làm cho quá trình phân hoá ở nông thôn ngày càng sâu sắc, thực hiện bóc lột đối với bộ phận nông dân làm thuê tuy nhiên số lượng này còn Ýt Xét một cách toàn diện cơ cấu kinh tế nông nghiệp xét về mặt quan... thấy một con đường phát triển công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại, một khả năng “công nghiệp hoá phi tập trung” như nã đang diễn ra ở các nứoc thứ ba Rõ ràng, cho đến đầu những năm 70, chóng ta có thế nhận thấy xu hướng và trình độ phát triển của nông nghiệp miền Nam đã hoàn toàn khác biệt so với miền Bắc Sự phát triển một nền nông nghiệp đa dạng theo hướng hàng hoá, sự thay đổi. .. trọng yếu, tích cực để phát triển nông nghiệp và ngược lại 4 Những tiến bộ trong nông nghiệp Miền Nam vùng tạm chiếm giai đoạn 1954- 1975 là có thật Mặc dù vậy, sự lệ thuộc vào viện trợ của nước ngoài đặc 19 biệt là Mỹ đóng mét vai trò quan trọng Với một nguồn viện trợ khổng lồ nó đã tạo ra sù thay đổi trong bộ mặt nông thôn nông nghiệp, nhằm lôi kéo một bộ phận nông dân về phía mình làm tiền đề cho chính... tra cho ở các tỉnh miền Nam cho thấy vào năm 1971, tỷ lệ hộ dân cư phi nông nghiệp so víi hộ dân cư sống ở nông thôn là 38,48% Các hộ dân cư phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu là các hộ sinh sống bằng hoạt động thương mại, tiểu thủ công nghiệp ,vận tải, dịch vụ sản xuất và các dịch vụ khác Trong cơ cấu hoạt động phi nông nghiệp thì bên cạnh thương nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ cao thì thủ công nghiệp. .. 1,2 triệu mã lực trong đó 64% mã lực là của nông nghiệp Năm 1967-1968 nông dân miền Nam mới bước đầu làm quen với phương pháp canh tác bằng cơ giới nhưng đến năm 1970 mức cơ giới hoá nông nghiệp miền Nam đã đạt đến 0,2-0,25 mã lực/ha và diện tích đất đai có sử dụng cơ giới đã đạt mức 50% Năm 1972, ở những vùng nông thôn tạm chiếm đã có nhiều máy móc nông nghiệp, riêng đồng bằng sông Cửu Long đã có... xuất hiện ở nhiều vùng nông thôn, nhiều khu vực nông nghiệp và nhiều loại nông sản Sự phát triển của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở các thôn Êp cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của quá trình phân công lao động ở các vùng nông thôn Kết cấu dân số trong hoạt động sản xuất ở nông thôn đang phát triển theo hướng giảm dần tỉ trọng sản xuất nông nghiệp mà chuyển sang các ngành nghề khác đã hé mở cho chóng... líp nông dân nói riêng và các giai tầng ở nông thôn nói chung và giữa các địa phương không giống nhau Dùa trên các yếu tố về tư liệu sản xuất, nguồn thu nhập thì năm 1978, Ban cải tạo nông nghiệp miền Nam đã phân chia cư dân ở nông thôn miền Nam ra thành 5 loại hộ: - Hộ loại I là những người làm các ngành nghề phi nông nghiệp thường trên dưói 2% số hộ chiếm hữu khoảng 1% ruộng đất - Hộ loại II chiếm . hàng hoá ra đời và những thay đổi của nền nông nghiệp miền Nam vùng tạm chiếm. 9 II. Sù biến đổi kinh tế nông nghiệp miền Nam vùng tạm chiếm từ 1954- 1975 II.1 Quá trình trung nông hoá và sự du. viết lùa chọn đề tài Một vài nhận xét về Những biến đổi nông nghiệp miền Nam ở vùng tạm chiếm từ 1954 – 1975”, mong muốn bước đầu có những kiến thức cơ bản về vấn đề lịch sử quan trọng trên. 3 I của một nền nông nghiệp hàng hoá Trong nông nghiệp ở miền Nam, ngoài những biến đổi về sở hữu thì một nội dung là những biến đổi đã bắt đầu diễn ra trong cơ cấu ngành mà đặc biệt diễn ra ở đồng

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan