Bài giảng Lịch sử Việt Nam 12 cơ bản

58 360 2
Bài giảng Lịch sử Việt Nam 12 cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) CHƯƠNG 1 VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 BÀI 12 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 ( TIẾT 16 – 17 ) < I >. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ , CHÍNH TRỊ , VĂN HÓA , XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI LẦN THỨ NHẤT 1/. Chính sách khai thác thuộc địa lần thư hai của thực dân Pháp ( a) Nguyên nhân và mục đích - Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất , tuy là nước thắng trận nhưng nền kinh tế Pháp bị tổn thất nặng nê: . 1,4 triệu người chết , thiệt hại khoản 200 triệu phrăng . Để bù đắp những tổn thất do Chiến tranh gây ra, Pháp đã tăng cường bóc lột lao động trong nước, và đẩy mạnh khai thác thuộc địa. - Ở Đông Dương Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần 2 từ sau 1919 đến trước cuộc khủng hỏang KT ( 1929 – 1933 ) ( b ) Nội dung cơ bản của chương trình khai thác thuộc địa lần 2 : - Tăng cường đầu tư vào Đông Dương trên quy mô lớn, tốc độ mạnh. - Công nghiệp phát triển thêm ngành dệt , muối , xay xát , tập trung khai thác mỏ, chủ yếu là than. - Nông nghiệp, tập trung khai thác điỊn, chủ yếu là đồn điền cao su. - Thương mại : ngành ngọai thương ; nội thương phát triển - Phát triển mạnh GTVT để phục vụ việc khai thác và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. - Tăng thu và đặt ra nhiều loại thuế mới : thu rượu , thuế muối , thuế thuốc phiện… - Ngân hàng Đông Dương chi phối nền kinh tế Đông Dương 2/. Chính sách chính trị , văn hóa , giáo dục của thực dân Pháp - Chính trị : tăng cường bộ máy cai trị , nô dịch về chính trị . Xây dựng lực lượng quân sự , cảnh sát , mật thám , nhà tù . . Tiến hành một số cải cách về chính trị – hành chính : tuyển thêm công chức người việt , lập viện dân biểu Bắc kỳ và Trung kỳ - Văn hóa , giáo dục : hệ thống giáo dục Pháp – Việt được mở rộng với các cấp học TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 1 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) - Các trào lưu tư tưởng , khoa học – kỹ thuật , văn hóa , nghệ thuật có điều kiện du nhập vào Việt Nam 3/. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam ( a ) Về kinh tế : - Do sự du nhập của phương thức sx TBCN vào nước ta, quan hệ kinh tế nông thôn nước ta bắt đầu bị phá vỡ nhưng không thể phát triển lên CNTB một cách bình thường được. Nền kinh tế Việt Nam của VN là một nền Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt và phụ thuộc nặng nề vào nền Kinh tế Pháp. ( b ) Về xã hội: - Giai cấp Việt Nam có những chuyển biến mới . Giai cấp địa chủ phong kiến : một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước , tham gia các phong trào dân tộc dân chủ . Giai cấp nông dân : bị đế quốc , phong kiến thống trị và bần cùng hóa , mâu thuẩn gay gắt với đế quốc và phong kiến , là lực lượng đông đảo của cách mạng . Giai cấp tiểu tư sản : phát triển nhanh về số lượng , gồm học sinh, sinh viên, trí thức  nhạy cảm, dễ dàng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ có tinh thần chống ĐQ và chống PK cao. Đây là một lực lượng cm rất quan trọng. . Giai cấp tư sản : ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất , ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt nên số lượng tư sản VN không nhiều, thực lực kinh tế nhỏ bé, thực lực chính trị yếu đuối. , phân hóa thành hai bộ phận : tư sản mại bản , tư sản dân tộc . Giai cấp công nhân : ra đời trước Chiến tranh thế giới I , là sản phẩm trực tiếp của các chương trình khai thác thuộc địa của Đế quốc Pháp. Đến năm 1929 , số lượng là 22 vạn . Họ phải chịu áp bức của đế quốc , Tư sản , có quan hệ gần gũi với nông dân , sớm tiếp thu được truyền thống yêu nước của dân tộc , chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản . Giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại < II > PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 1 /. Họat động của Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngòai - Sau những năm họat động ở Nhật Bản và Trung Quốc , Phan Bội Châu bị Nhật bắt tại Quảng Đông ( Trung Quốc ) ( 1913 – 1917 ) - Cách mạng Tháng Mười và sự ra đi của nước Nga Xô Viết đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Phan Bội Châu . Nhưng đến tháng 6/1925 ông lại bị Pháp bắt tại Thượng Hải ( Trung Quốc ) , bị kết án tù rồi bị đưa về an trí tại Huế Năm 1922 , Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch trần tội ác của vua Khải Định, tổ chức diễn thuyết , hô hào “Khai dân trí , chấn dân khí, hậu dân sinh”.Tháng 6/1925 Phan Châu Trinh về nước tiếp tục tuyên truyền đề cao dân quyền , gây ảnh hưởng lớn trong các tầng lớp nhân dân … TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 2 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) - Họat động của tổ chức Tâm Tâm xã ( 1923 ) tại Quảng Châu ( Trung Quốc ) với Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái đã gây tiếng vang lớn cho phong trào yêu nước Việt Nam 2/. Hat động của Tư sản , Tiểu tư sản và công nhân Việt Nam ( a ) Phong trào của Tư sản - Phong trào “chân hưng nội hóa” , “Bài trừ ngọai hóa”, chống độc quyền cảng Sàigòn, chống độc quyền mua bán lúa gạo Nam kỳ - Thành lập Đảng Lập Hiến , nhóm Nam Phong , nhóm Trung Bắc Tân văn… - Dễ thỏa hiệp với chính quyền thực dân ( b ) Phong trào Trí thức Tiểu tư sản - Thành lập các tổ chức chính trị như : Việt Nam nghĩa đòan , Hội Phục việt , hội Hưng Nam , đảng Thanh niên…phong trào họat động dưới nhiều hình thức mít tinh , biểu tình , bãi khóa , lập nhà xuất bản , phát hành báo chí…Tiêu biểu là phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu ( 1925 ) , đám tang cụ Phan Châu Trinh ( 1926 ) … ( c ) Phong trào công nhân - Phong trào công nhân mang tính chất lẻ tẻ và tự phát .Tổ chức Công Hội Đỏ thành lập tại Sàigòn – Chợ Lớn - Tháng 6/1925 cuộc bãi công của công nhân Ba Son đã đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhânViệt Nam <III >.HỌAT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC - Ngày 5/6/1911 đánh dấu sự bắt đầu quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - 1911 - 1916: Người bôn ba khắp các Châu lục trên thế giới và trở về Pháp cuối năm 1917 , tham gia Đảng Xã hội Pháp ( 1919 ). - 18/6/1919 : các nước thắng trận sau Chiến Tranh thế giới I , họp bàn tại Vec xây nhằm chia lại thị trường Thế giới. NAQ đã gửi Bản yêu sách của Nhân dân An Nam , đòi tự do, dân chủ , quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc VN. - Giữa năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin - 25/12/1920 Đại hội XVIII Đảng Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp - Năm 1921 sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa , ra báo Người Cùng Khổ ( Le Paria ) . Người đã tham gia viết bài cho các báo như: báo Nhân đạo của Đảng XH Pháp , báo Đời sống công nhân và cho ra đời "Bản án Chế độ thực dân Pháp"( 1925 ) - Cuối 1923, Nguyễn ái Quốc đã sang Liên Xô dự Đại hội IV của Quốc Tế Cộng sản ( 1924 ) - 11/11/1924 Nguyễn ái Quốc trở về Quảng Châu - TQ , để trực tiếp tuyên truyền , giáo dục lý luận , xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 3 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) SƠ KẾT BÀI HỌC - Hệ thống lại kiến thức đã học - Nhấn mạnh trọng tâm : . Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp . Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 . Họat động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quó6c - Câu hỏi 1/. Cuộc khai thac thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế , giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào ? 2/. Những họat động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1924 3/. Hãy trình bày nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925 - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị câu hỏi - Xem trước BÀI 13 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930 ♣ ♣ ♣ BÀI 13 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930 ( TIẾT 18 – 19 – 20 ) < I > SỰ RA ĐỜI VÀ HỌAT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG 1. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - Tháng 11 / 1924 Nguyễn ái Quốc trở về Quảng Châu – TQ tiếp xúc với các nhóm thanh niên VN yêu nước ở Quảng Châu., mở các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng . Nguyễn ái Quốc đã gửi người sang họat động ở trường Phương Đông của Liên Xô và trường Quân Sự Hoàng Phố ở Trung Quốc. - Người thu hút các thanh niên yêu nước trong Tâm Tâm xã (1923): vào tổ chức Cộng Sản đầu tiên : cộng sản đoàn. ( 2 / 1925 ) - 6/1925: ra đời tổ chức Việt nam CM thanh niên bao gồm các thanh niên Việt Nam yêu nước, theo khuynh hướng CS thông qua việc lập ra tuần báo thanh niên, tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ (75 người). - 1927: cuốn sách "Đường cách mệnh" xuất bản, đây là cuốn sách tập hợp các bài giảng của Nguyễn ái Quốc ở Q.Châu và đã trở thành một cuốn sách lý luận của CM thuộc địa. - 9 / 7 / 1925 Nguyễn Ái Quốc cùng những nhà yêu nước Triêu Tiên , Inđônêsia … thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 4 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) - Cuối năm 1928 Hội Việt nam cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa” đưa cán bộ thâm nhập vào phong trào công nhân để tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin . Phong trào công nhân có những chuyển biến quan trọng Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập 2. Tân Việt Cách mạng đảng - Dưới ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên , một số tù chính trị Trung kỳ và nhóm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội thành lập hội Phục Việt ( 14 / 7 / 1925 ) , sau đổi là hội Hưng Nam . Tháng 7 / 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng - Chủ trương : đánh đổ đế quốc , thành lập xã hội bình đẳng – bác ái. - Họat động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các đảng viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng 3. Việt Nam Quốc Dân đảng - 25/12/1927: VNQD Đảng được thành lập trên cơ sở nhóm Nam Đồng thư xã ,theo khuynh hướng dân chủ tư sản. - Lãnh tụ của VNQDĐ: Nguyễn Thái Học , Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính - Mặc dù có hệ thống tổ chức khá rộng rãi nhưng quá trình kết nạp Đảng viên khá lỏng lẻo đã để cho mật thám P chui vào và những kế hoạch hành động bị bại lộ. Thực dân Pháp đã ra sức đàn áp VNQDĐ và trước tình thế đó các lãnh tụ của VNQDĐ đã chủ trương phát động một cuộc khởi nghĩa với tư tưởng "không thành công cũng thành nhân ". - Đêm 9/2/1930: cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra chủ yếu ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình Thực chất đây là một cuộc khởi nghĩa "non" vì chưa có sự chuẩn bị về lực lượng 1 cách chu đáo và nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nhanh chóng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Các lãnh tụ hàng nghìn chiến sĩ của VNQD Đ bị bắt và bị kết án tử hình. - Khởi nghĩa Yên Bái thất bại chứng tỏ sự non kém về mặt tư tưởng; chính trị và tổ chức của VNQDĐ , dẫn đến sự chấm dứt vai trò lãnh đạo, dẫn đường của GCTS VN đối với phong trào yêu nước đầu thế kỷ. < II > ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 1. Sự xuất hiện các tổ chức Cộng sản năm 1929 - Cuối 1928 đầu 1929 phong trào dân tộc dân chủ trong nước phát triển mạnh , đòi hỏi phải có một chính đảng để lãnh đạo cách mạng - Cuối tháng 3 / 1929 chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 người được thành lập. - Sự phân hóa của hội Việt Nam cách mạng thanh niên sau Đại hội I ( tù ngày 1/5 – 9/5/1929 đã dẫn đến sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng ( 6/1929 ) ở miền Bắc , An Nam Cộng sản Đảng ( 8/1929 ) ở miền Nam . Một bộ phận tiên tiến của Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản liên đòan ( 9 / 1929 ) TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 5 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) - Sự xuất hiện ba tổ chức Cộng sản là một xu thế tất yêu khách quan của lịch sử Tuy nhiên sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản vừa có tác dụng tích cực vừa ảnh hưởng không tốt đến phong trào : nguy cơ chia rẽ lớn làm ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng trong nước sẽ xảy ra 2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sảnViệt Nam - Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản , Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản tại Cửu Long ( Hương Cảng ) từ ngày 6 / 1 đến 8 / 2 / 1930 . . Hội nghị tán thành việc hợp nhất đảng , lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam , thông qua chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt của đảng… + Nội dung chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt ( Xem SGK ) Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng thổ địa để tiến lên chủ nghĩa cộng sản Đánh đổ đế quốc , vua quan phong kiến , tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do , lập chính phủ công – nông binh và tổ chức quân đội công nông Tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian chia cho dân cày nghèo , tiến hành cách mạng ruộng đất Lực lượng cách mạng là công – nông , tiểu tư sản , trí thức , lợi dụng hoặc trung lập phú nông , trung , tiểu địa chủ Bảo đảm quyền lãnh đạo của Đảng , đội tiên phong của giai cấp vô sản Đòan kết chặc chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới .+ Ý nghĩa : Là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tao , kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp , tư tưởng cốt lõi là độc lập và tự do . Hội nghị bầu BCH trung ương lâm thời gồm 7 ủy viên . 24 / 2 / 1930 Đông dương cộng sản liên đòan được gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam . Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ III của Đảng ( 9 / 1960 ) quyết định lấy ngày 3 / 2 hàng năm là ngày kỷ niệm thành lập Đảng - Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . Là sản phẩm của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam . Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong thời dại mới . Từ đây , cách mạng Việt Nam đã có sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam , với đường lối cách mạng khoa học , sáng tạo đựợc tổ chức chặc chẽ , đội ngũ đảng viên kiên trung , sẵn sang hy sinh cho sự nghiệp cách mạng . Là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết định đến sự phát triển nhảy vọt của lịch sử dân tộc TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 6 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) SƠ KẾT BÀI HỌC 1. Củng cố : - Nhấn mạnh trọng tâm : . Sự ra đời của các tổ chức cách mạng trong những năm 1925 – 1930 . Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam . Nội dung của chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt 2 . Câu hỏi : 1/. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên , Tân Việt cách mạng đảng , Việt Nam Quốc dân Đảng đã ra đời và họat động như thế nào ? 2/. Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/. Trình bày hòan cảnh lịch sử và diễn biến của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 4/. Nêu nội dung chính cương vắn tắt , sách lược vắn tắt 3. Nhắc nhỡ học sinh - Chuẩn bị các câu hỏi - Xem trước CHƯƠNG III VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 BÀI 14 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 - 1935 ♣ ♣ ♣ CHƯƠNG II VỊÊT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945 BÀI 14 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935 ( TIẾT 21 – 22 ) < I > VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1929 - 1933 1. Tình hình kinh tế - Những năm 1929 - 1933, Thế giới tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, trên quy mô lớn ở tất cả các nước tư bản và thuộc địa - Thực dân Pháp lại tăng cường vơ vét bóc lột để bù đắp những tổn thất do khủng hoảng gây ra ở chính quốc Từ năm 1930 nền Kinh tế Việt Nam khủng hỏang nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp 2. Tình hình xã hội - Tinh trạng khốn cùng của các tầng lớp nhân dân lao động.làm các mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc ( Dân tộc Việt Nam >< thực dân Pháp , nông dân >< địa chủ phong kiến …). Chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bái càng làm tăng thêm những mâu thuẫn và tình trạng bất ổn của xã hội. và tất yếu dẫn đến phong trào TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 7 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) đấu tranh của quần chúng. Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của Phong trào cách mạng. - Những năm cuối của thập kỷ 20 , phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời , kịp thời lãnh đạo nhân dân ta bước vào một thời kỳ đấu tranh mới. Đây là nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào . < II > PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH 1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ( a ) phong trào Nửa đầu năm 1930 - Từ Tháng 2 đến Tháng 4 - 1930 . Khởi đầu của phong trào công nhân đòi cải thiện đời sống , đòi tăng lương , giảm giờ làm , …với 3 cuộc bãi công tiêu biểu trong cả nước. + 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng. + 4000 công nhân nhà máy cưa và nhà máy diêm Bến Thuỷ + 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định. . Phong trào nông dân đòi giảm sưu – thuế cũng nổ ra ở một số địa phương như Kiến An, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Từ Tháng 5 - 1930 phong trào phát triển thành cao trào. . Ngày 1/5/1930 lần đầu tiên giai cấp Công nhân và nông dân Việt Nam kỷ niệm ngày quốc tế lao động khắp nơi diễn ra các hình thức đấu tranh như: bãi công của công nhân, biểu tình của nông dân, bãi khóa của học sinh , sinh viên, bãi thị của tiểu thương. Ngoài ra còn có các hình thức: mít tinh, theo cờ đỏ búa liềm, giải truyền đơn, căng khẩu hiệu. ( b ) Phong trào nửa sau 1930 - Trong tháng 6 , 7 , 8 Phong trào đấu tranh của công nông diễn ra liên tục và sôi nổi trên phạm vi cả nước. - Sang tháng 9 / 1930 Phong trào nông dân lên cao chưa từng thấy nhất là ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh - Phong trào có sự liên kết công - nông ngày càng chặt chẽ. - Tính chung 1930, đã nổ ra 98 cuộc bãi công của công nhân và 400 cuộc đấu tranh của công nông dân. 2. Xô Viết - Nghệ Tĩnh - Tại Nghệ An trong tháng 9 và tháng 10 - 1930, bộ máy chính quyền địch ở nhiều vùng nông thôn tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng, ban chấp hành nông hội ở thôn, xã. , các Xô Viết đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn . Về chính trị: TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 8 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) + Thực hiện rộng rãi quyền tự do - dân chủ, quần chúng Lao động được tham gia các tổ chức đòan thể cách mạng, thành lập các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân, thẳng tay trừng trị những phần tử phản động, ngoan cố, tổ chức tuần tra, can gác, bảo vệ trật tự trị an. . Về kinh tế : + Tổ chức cứu đói, chia ruộng đất của đế quốc việt gian cho dân nghèo, xóa bỏ các lọai thuế không phù hợp , tu sửa các công trình giao thông … . Về Văn hóa – Xã hội: + Tổ chức dạy chữ quốc ngữ, xây dựng nếp sống văn hóa mới, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội. - Thực dân Pháp vừa đàn áp , khủng bố vừa chia rẽ , mua chuộc đến giữa 1931 phong trào tạm lắng xuống . Lực lượng cm bị tổn thất nặng nề và bước vào một thời kỳ đấu tranh cực kỳ gian khổ trong những naưm 1932 – 1935 3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam ( 10 / 1930 ) ( a ) Bối cảnh lịch sử - Phong trào cách mạng của quần chúng diễn ra quyết liệt trên phạm vi cả nước ( b ) Diễn biến - Tháng 10 / 1930 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp hội nghị lần thứ nhất tại Hương cảng ( TQ ) ( c ) Nội dung - Đổi tên đảng thành Đảng Cộng sản Đông dương - Cử Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư - Thông qua Luận cương chính trị của đảng . Luận cương đã nêu tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông dương ( tiến hành cách mạng tư sản dân quyền đánh đổ đế quốc và phong kiến và phát triển thành cách mạng XHCH bỏ qua thời kỳ TBCN ) . Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản Đông dương , động lực cách mạng là Công – Nông . 4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ( a ) Ý nghĩa lịch sử - Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông dương - Nói lên sức mạnh to lớn của liên minh Công – Nông - Đảng Cộng sản Đông dương là một bộ phận độc lập , trực thuộc của quốc tế Cộng sản - Là cuộc tập dợt đầu tiên cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 9 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) ( b ) Bài học kinh nghiệm - Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại nhiều bài học quí báu về công tác tư tưởng , về xây dựng khối liên minh Công – Nông và mặt trận dân tộc thống nhất , về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh < III > . PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1932 – 1935 1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng - Thực dân Pháp tiến hành chiến dịch khủng bố trắng . Do bị đàn áp, lực lượng cm tổn thất nặng nề. Toàn bộ ban chấp hành TW Đảng bị bắt Tổng bí thư Trần Phú bị cầm tù (4/1931). Nguyễn ái Quốc cũng bị nhà cầm quyền Anh bắt giam tại Hương Cảng (6- 1931). Các xứ uỷ và tỉnh uỷ đều bị phá vỡ, tổ chức cơ sở Đảng bị tan rã ở nhiều nơi. Hàng vạn cán bộ Đảng viên và quần chúng yêu nước bị bắt, bị kết án từ hình, khổ sai chung thân hoặc lưu đầy biệt xứ. - Cùng với những thủ đoạn bạo lực, kẻ thù còn sử dụng những thủ đoạn lừa bịp về chính trị như: cưỡng bức dân cày ra đầu thú, tổ chức rước cờ vàng; nhận thẻ quy thuận (trở về với chính nghĩa). - Ở trong nhà tù tế quốc, cuộc chiến đấu vẫn tiếp diễn. Các chiến sĩ cộng sản thành lập chi bộ nhà tù để lãnh đạo đấu tranh, trực diện đấu tranh với kẻ thù trong những lúc bị hỏi cung, bị tra tấn và cả lúc bị đưa ra pháp trường. Họ mở ra các lớp huấn luyện chính trị dài ngày và ngắn ngày để nâng cao trình độ cho lý luận cho đangr viên; mở các lớp học văn hóa cho anh em tù nhân; tổ chức dịch một số tác phẩm lý luận của CM Mác-Lênin; ra báo chí trong tù - Ở bên ngoài, những đảng viên không bị bắt và những người tù ngắn hạn ra bí mật hoạt động, chắp nối lại cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng. - Trong hoàn cảnh gian khổ 6/1932, Đảng đưa ra "Chương trình hành động" tiếp tục những nhiệm vụ của cách mạng tư sản dần quyền, đề ra mục tiêu đấu tranh trước mắt là chống "khủng bố trắng" đòi các quyền dân sinh, dân chủ, khôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và lực lượng cách mạng quần chúng. - Tiếp đó, ban chỉ huy ở ngoài của Đảng được thành lập, do Lê Hồng Phong đứng đầu làm nhiệm vụ như một ban chấp hành TW lâm thời. - Nhờ những nỗ lực trên đây, phong trào quần chúng từng bước phục hồi, hệ thống tổ chức của Đảng được xây dựng lại và phát triển ở một số nơi. 2. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương ( 3 – 1935 ) - Từ ngày 27 đến ngày 31- 3-1935: đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao - Trung Quốc. . Tổng kết những hoạt động của Đảng từ khi ra đời, tiếp tục nhiệm vụ chiến lược CM: chống ĐQ và chống PK. . Đề ra nhiệm vụ đấu tranh trước mắt: củng cố và phát triển tổ chức của Đảng, cơ sở chính trị quần chúng; lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống chiến tranh đế quốc. . Đại hội đã thông qua nghị quyết chính trị , điều lệ Đảng , các nghị quyết về công tác quần chúng , công tác dân tộc , về các đội tự vệ và cứu tế đỏ TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 10 . ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) CHƯƠNG 1 VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930 BÀI 12 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919. tộc cho nhân dân Việt Nam TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 3 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) SƠ KẾT BÀI HỌC - Hệ thống. nhảy vọt của lịch sử dân tộc TỔ SỬ - ĐỊA Giáo viên : HÀ KIÊN VINH 6 Sở GD – ĐT TP Cần Thơ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ 12 CƠ BẢN Trường THPT Thuận Hưng ( Phần Lịch sử VN hiện đại ) SƠ KẾT BÀI HỌC 1.

Ngày đăng: 19/04/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931

  • ( a ) phong trào Nửa đầu năm 1930

  • ( b ) Phong trào nửa sau 1930

  • - Mở đầu là cuộc khởi nghĩa ở Vĩnh Thạnh (Bình Định) và Bắc Ái (Ninh Thuận) vào 02/1959. Sau đó lan đến Trà Bồng (Quảng Ngãi) – 8/1959 và đặc biệt là cao trào Đồng Khởi ở Bến Tre:

  • ( a ) Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo cách mạng

  • - Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

  • - Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập thay cho Xứ ủy Nam bộ cũ.

  • - Ngày 15/02/1961, các lực lượng vũ trang cách mạng đã thống nhất thành quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan