Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ

80 836 4
Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mác và Ăng-ghen khi nghiên cứu lịch sử tiến hoá của xã hội loài người đã dựa trên quan điểm duy vật khẳng định vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội: "Những trật tự xã hội của con người ở một thời đại lịch sử của một quốc gia do hai yếu tố con người quyết định. Đó là, trình độ phát triển của lực lượng lao động và trình độ phát triển của gia đình” Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải chú ý hạt nhân cho tốt" Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình đã được thể hiện trong các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó, các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội ra sức chăm lo gia đình và cơ hội để gia đình góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở bất kỳ thời đại nào gia đình đều giữ vai trò là tế bào của xã hội, là một trong những nhân tố quyết định sự hưng thịnh của một quốc gia.Trong những năm qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội cũng được chú trọng. Vấn đề phụ nữ, giới và bình đẳng giới ngày càng được quan tâm. Đối tượng là phụ nữ ngày càng được tín nhiệm, đề cử vào các vị trí quan trọng trong xã hội.Trong mỗi gia đình, người phụ nữ luôn đóng vai một vai trò quan trọng để tạo lập nên hạnh phúc gia đình. Xã hội đã phát triển kéo theo sự thay đổi vai trò của người phụ nữ ở xã hội nói chung, trong gia đình nói riêng, nam nữ được đối xử công bằng, không còn tư tưởng “ trọng nam khinh nữ” nữa.Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng phụ nữ bị ngược đãi nhất là trong gia đình.Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một hiện tượng xảy ra hầu như ở khắp các nơi trên thế giới, mọi đẳng cấp trong xã hội và trong mọi nền văn hoá. Bạo lực gia đình đã tàn phá, hủy hoại sự bình yên của nhiều gia đình, làm băng hoại đạo đức xã hội, tước đoạt quyền được SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 sống hạnh phúc của những người vợ, người con. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm. Đây không còn là đề tài mới nhưng vẫn rất thời sự. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, không ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hôn ra toà là nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo lực gia đình. Không chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong khi đó, tổn thất cho việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình là không nhỏ, bao gồm nhiều khoản chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ luật pháp, công an, tòa án, xã hội; cho công tác tuyên truyền, y tế, giáo dục. Đồng thời, phụ nữ - nạn nhân bạo lực gia đình sẽ giảm năng suất lao động, giảm khả năng tạo thu nhập và việc làm. Gia đình là tế bào của xã hội do vậy công tác xã hội cũng đặc biệt chú trọng tới sự phát triển của gia đình.Công tác xã hội hỗ trợ, can thiệp những gia đình có vấn đề: xung đột gia đình, ngoại tình hoặc mâu thuẫn vợ chồng, nghèo đói, bệnh tật, bạo lực gia đình…Thông qua khoá luận này, tôi mong muốn cung cấp những kiến thức bổ ích về vấn nạn bạo lực gia đình mà ở đây tôi muốn nhấn mạnh tới bạo lực gia đình đối với phụ nữ đến mọi người mà đặc biệt là các bạn sinh viên công tác xã hội.Thông qua vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trợ giúp phụ nữ bị bạo lực tôi muốn nhấn mạnh hơn nữa vai trò hỗ trợ, can thiệp của công tác xã hội trước thực trạng vấn nạn bạo lực gia đình ngày càng xảy ra thường xuyên ở nước ta. Với khả năng và kiến thức hạn chế của một sinh viên tôi không nghĩ mình có thể làm thay đổi vấn nạn bạo lực gia đình ở Việt Nam nói chung và ở địa phương tôi nói riêng nhưng tôi mong muốn sẽ mang đến cái nhìn sâu sắc, sự nhận thức về nghề nghiệp tương lai của một nhân viên công tác xã hội thông qua đưa ra mô SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 hình trợ giúp, can thiệp mang “chất” công tác xã hội.Tôi hi vọng sự phát triển của đất nước có phần không nhỏ sự trợ giúp, can thiệp của công tác xã hội để các gia đình Việt Nam ngày càng hạnh phúc, bình yên. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Trước đây hầu hết các Chính phủ coi bạo lực đối với phụ nữ là vấn đề riêng tư (United Nation 1996) thì ngày nay nhiều nghiên cứu quốc tế đã cho thấy bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là hệ thống có tính toàn cầu, tác động trong khoảng 20-50% số phụ nữ trên thế giới (WHO, 1998) Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đã trở thành một nội dung quan trọng trong Tuyên bố hành động của Hội phụ nữ thế giới lần thứ IV tại Bắc Kinh năm 1995 và trong các văn bản của tổ chức Liên hợp quốc. Từ ngày 4 – 6/12/2001, tại Phnômpênh Campuchia đã diễn ra Hội nghị về luật pháp phòng chống bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở vùng tiểu Mêkông, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam. Hội nghị được tổ chức và tài trợ bởi một số tổ chức quốc tế lớn như: Diễn đàn Châu Á (Forum Asia) về quyền con người và phát triển, Diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương về phụ nữ, Luật pháp và phát triển (APWLD); Quỹ phát triển của Liên hợp quốc (UNIFEM); Đại sứ quán Hà Lan tại Băng Kốc… Hội nghị diễn ra với 5 mục tiêu: - Tăng cường cải thiện về Luật pháp cho sự tiến bộ về quyền con người của phụ nữ ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. - Xây dựng những hiểu biết chung về vấn đề bạo lực gia đình và khả năng của từng nước trong việc phát triển các chiến lược kiểm soát bạo lực gia đình. - Chia sẻ kinh nghiệm từ các tổ chức Phi chính phủ ở một số nước đã đạt được các thành tích trong việc thực hỗ trợ Pháp luật cho vấn đề bạo lực gia đình. - Thành lập mạng lưới thông tin giữa các cơ quan Quốc hội, phòng, ban, cấp, ngành, các đoàn Luật sư và các tổ chức Phi chính phủ. SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 - Hội nghị đã nghe trình bày và thảo luận về các chủ đề như: vấn đề khái niệm về bạo lực gia đình, vai trò của Văn hoá và thế giới trong phòng, chống bạo lực gia đình. Hội nghị đã thống nhất trên một số vấn đề sau: - Bạo lực gia đình không phải là chuyện riêng của gia đình. - Phụ nữ đang bị coi là phụ thuộc vào nam giới trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay có nhiều nước, đặc biệt là ở Châu Á có những phong tục, văn hoá, tôn giáo tạo điều kiện cho vấn đề bất bình đẳng nam, nữ và khuyến khích bạoc lực gia đình kể cả 1 số Chính Phủ, cảnh sát chưa có hoạt động tích cực ngăn chặn bạo lực gia đình vì coi đây là chuyện riêng của gia đình họ. Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình tuy mới được phát hiện và xem xét trong vài thập kỉ gần đây song nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới đã chứng tỏ tính chất nghiêm trọng của tệ nạn này đồng thưòi cho thấy các nguyên nhân, hình thức bạo lực khác nhau và sự ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ thể chất, tinh thần, tình dục. Việc nghiên cứu đã góp phần giúp cho các nhà hoach định chính sách các thể chế xã hội ở mỗi nước có biện pháp giải quyết tình trạng này. Ở Việt Nam nghiên cứu về bạo lực gia đình muộn hơn so với các nước trên thế giới. Trong các dạng bạo lực gia đình thì bạo lực với phụ nữ trong gia đình có tính chất nhạy cảm.Nó tồn tại từ ngàn xưa nhưng từ xưa vẫn cho là chuyện bình thường hoặc được che giấu chỉ đến thời gian gần đây báo cáo của hội phụ nữ, hội đồng dân số và ngân hàng thế giới (nhóm chuyên gia của viện xã hội học) thực hiện công luận mới bắt đầu thừa nhận nó như một hiện tượng phổ biến ở tất cả các vùng miền trong nhiều gia đình thuộc tất cả các nhóm xã hội.Có một số công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này như: * Năm 1997, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành nghiên cứu bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu thứ cấp lấy từ báo chí và các cơ quan khác tại 3 tỉnh Hà Nội, Hà Tây (cũ), Thái bình là cơ sở để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực đối với SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 phụ nữ trong gia đình là khá phổ biến. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn chưa cung cấp đầy đủ được một bức tranh toàn diện về bạo lực trên cơ sở giới. * Năm 1999, Lê Thị Phương Mai đã nghiên cứu về “ Bạo lực và hậu quả đối với sức khoẻ sinh sản : Hiện trạng của Việt Nam”. Nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu các nguyên nhân và các loại bạo lực. Trong báo cáo bao gồm các trường hợp Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình chủ yéu phỏng vấn phụ nữ đến Tư vấn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nhận thấy : Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình có thể xảy ra ở mọi gia đình và mọi tầng lớp xã hội. * Bạo lực trên cơ sở giới: trường hợp ở Việt Nam, TS Vũ Mạnh Lợi, TS Vũ Tuấn Huy, TS Hữu Minh, Jennifer Clenment thực hiện tại cuộc nghiên cứu thăm dò cởi mở đối với người Việt Nam về thực trạng bạo lực chống lại phụ nữ ở các xã phường… * Báo cáo về bạo lực với phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam (1999), TS Lê Thị Quý. Tác giả Lê Thi Quý đã xác định 4 nguyên nhân của bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình là kinh tế, học vấn, thói quen văn hoá – xã hội và bệnh thần kinh của người có hành vi bạo lực. Đồng thời tác giả còn nêu rõ hậu quả của nạn bạo lực. * Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản và chống bạo lực gia đình(2002) của Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam. * Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam (1999), GS.Lê Thi, NXB Phụ nữ Hà Nội. * Bạo lực trong gia đình, Bùi Thu Hằng. * Bạo lực trong gia đình (1999), Lê Thị Quý. * Vì một xã hội không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (2002), Trung tâm sức khoẻ phụ nữ và gia đình Workbank. Nhìn chung đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập tới vấn đề bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu nhằm đưa ra mô hình trợ giúp đối với đối tượng là phụ nữ bị bạo lực. Ở địa SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 phương tôi việc nghiên cứu về bạo lực gia đình là hạn chế hầu như chỉ có báo cáo thống kê các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong xã hơn thế việc trợ giúp những người phụ nữ gặp bất hạnh đó chỉ có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, hội phụ nữ, cơ quan dân số…do đó phụ nữ bị bạo lực gia đình thường ít tự lực giải quyết vấn đề của mình, vượt qua khó khăn xây dựng hạnh phúc mà ỷ lại vào sự giúp đỡ đó hoặc tìm cách che giấu.Xuất phát từ lí do trên tôi lựa chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Cách vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp. 3.2 Khách thể nghiên cứu * Phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan-Đoan Hùng-Phú Thọ. * Cán bộ chính quyền, đoàn thể: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên,cơ quan dân số… 3.3 Phạm vi nghiên cứu * Thời gian : Từ 15/1/2011-1/4/2011. * Không gian: Địa bàn xã Ngọc Quan - Đoan Hùng - Phú Thọ. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua sự trợ giúp của công tác xã hội những phụ nữ bị bạo lực gia đình nói chung và phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương tôi nói riêng sẽ tự giải quyết được vấn đề khó khăn, có niềm tin vào khả năng và sức mạnh của bản thân, xây dựng hạnh phúc gia đình, ổn định cuộc sống. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu * Nghiên cứu về mặt lí luận những thuật ngữ liên quan đến đề tài: bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ. * Nghiên cứu về nạn bạo lực gia đình trên thế giới và Việt Nam. SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 * Nghiên cứu về thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng- Phú Thọ. * Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan- Đoan Hùng- Phú Thọ. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp phân tích tài liệu Sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu , bổ sung và tích luỹ vốn tri thức lí luận liên quan đến đề tài ở nhiều góc độ: Triết học, tâm lí học, công tác xã hội đồng thời nghiên cứu những chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật, các công trình khoa học về bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình.Mục đích của phương pháp này là thu thập những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: bạo lực, gia đình, bạo lực gia đình, bạo lực đối với phụ nữ.Vì đó là cơ sở cho việc xây dựng phương pháp điều tra, phân tích về thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình trên thế giới nói chung và ở địa phương tôi nói riêng. - Báo cáo tóm tắt nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ Việt Nam. - Báo cáo của chính quyền xã Ngọc Quan về thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ. - Tìm hiểu thái độ và nhận thức của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội về bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình, Hà Thị Minh. Ngoài ra khoá luận còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu từ phim ảnh, internet, sách, báo, băng hình…trên cơ sở đó phân tích, sàng lọc thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.Kết hợp tham khảo một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn có liên quan đến đề tài trước đó để tham khảo thêm về phương pháp nghiên cứu làm cơ sở bổ sung cho đề tài của mình. 5.2 Phương pháp phỏng vấn Tôi sử dụng phương pháp này làm phương tiện cho các phương pháp nêu trên đồng thời thu thập một số thông tin cụ thể, chính xác góp phần tăng SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 độ tin cậy và sức thuyết phục của khoá luận.Cụ thể tôi tiến hành trao đổi, trò chuyện trực tiếp với nhóm phụ nữ bị bạo lực tại khu hành chính 7 xã Ngọc Quan - Đoan Hùng - Phú thọ trong đó có một phụ nữ tôi chọn làm trường hợp để vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp.Tôi cũng tiến hành trò chuyện và thu thập thông tin từ chính quyền xã, hội phụ nữ, cơ quan dân số…tại địa phương.Phương pháp này giúp tôi nhận biết được ý kiến, thái độ, suy nghĩ của họ về vấn nạn bạo lực gia đình nói chung và tại địa phương mình nói riêng. 5.3 Phương pháp quan sát Quan sát là chú ý tới những đặc điểm của người , vật, tình huống… mục đích là sử dụng những dữ kiện quan sát được để hiểu thêm về đối tượng, sự việc.Khi nghiên cứu chúng ta thường sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin một cách trực tiếp, cụ thể, chính xác.Chúng ta thường quan sát môi trường xung quanh đối tượng nghiên cứu, mối quan hệ và vai trò của đối tượng nghiên cứu trong môi trường. Quan sát đối tượng: Hành vi, ngoại hình, thái độ, cử chỉ, dấu hiệu lo lắng, bất an, ngôn ngữ cơ thể Trong khoá luận này tôi sử dụng phương pháp quan sát với mục đích:Thu thập thêm thông tin về bạo lực gia đình tại khu 7 xã Ngọc Quan, những biểu hiện, cử chỉ, thái độ của nhóm phụ nữ bị bạo lực tại địa phương, hiểu biết về gia đình nạn nhân bị bạo lực… 5.4 Điều tra thu thập thông tin Đây là phương pháp cơ bản của khóa luận này. Để tìm hiểu bạo lực gia đình tại địa phương và có kế hoạch can thiệp trợ giúp mang tính chất công tác xã hội.Tôi sử dụng phương pháp này với mục đích: - Tìm hiểu thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương. - Những nguyên nhân gây nên thực trạng trên. - Hậu quả khi phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình: + Đối với bản thân. + Đối với gia đình. SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 + Đối với xã hội. - Tìm hiểu những chính sách hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình của chính quyền và các tổ chức đoàn thể có liên quan. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1 Ý nghĩa lí luận Đề tài có ý nghĩa trong việc cung cấp những thông tin cơ bản về nạn bạo lực gia đình đồng thời giúp sinh viên công tác xã hội nắm vững lí thuyết phương pháp công tác xã hội cá nhân. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Giúp sinh viên công tác xã hội hiểu rõ hơn về thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương từ đó vận dụng kiến thức đã học trong việc trợ giúp - Đó là cách vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trợ giúp đối tượng là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương mình. 7. Kết cấu của khoá luận Chương I Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Chương II Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ. Chương III Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ. SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1Các khái niệm 1.1.1.1Bạo lực gia đình “Bạo hành gia đình/Bạo lực gia đình là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ - vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp” [3 ] 1.1.1.2 Bạo lực đối với phụ nữ Bạo lực đối với phụ nữ là bất cứ hành động bạo lực nào trên cơ sở giới gây ra, hoặc có thể gây ra tổn hại cho phụ nữ về mặt thể chất, tình dục hoặc về tâm lý hay kinh tế, bao gồm cả việc đe doạ thực hiện những hành động đó, ép buộc hay cố tình tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư. [3 ] 1.1.1.3 Công tác xã hội Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hoà nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững. [4; 41] 1.1.1.4 Công tác xã hội cá nhân Công tác xã hội cá nhân là phương pháp giúp đỡ một cá nhân có vấn đề khó khăn thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy bằng chính khả năng của họ. [ 1;10] SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 [...]... 1.4 Bạo lực chồng chất trong đời , bạo lực thể xác, bạo lực tình dục và bạo lực tinh thần do người chồng gây ra đối với phụ nữ đã lập gia đình ở Việt Nam; 2010 (N = 4561) [14; 17] CHƯƠNG II SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI XÃ NGỌC QUAN – ĐOAN HÙNG – PHÚ THỌ 2.1 Khái quát về địa bàn xã Ngọc Quan - Đoan Hùng - Phú Thọ 2.1.1 Lịch sử hình thành xã Ngọc Quan Ngọc Quan. .. vụ bạo lực đối với phụ nữ được phát hiện chỉ còn 79 vụ Như vậy trong vòng 3 năm số vụ bạo lực đối với phụ nữ ở Ngọc Quan giảm 26 vụ 2.2.2.3 Số vụ bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ được chuyển lên tuyến huyện/tỉnh giải quyết Hình 2.3 Số vụ bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ được chuyển lên tuyến huyện/tỉnh giải quyết ở Ngọc Quan (Năm 2008 – 2010) [ 12;4 ] Năm 2008 số vụ bạo lực gia đình. .. trình của bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Hình 3.1 Chu trình bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình [7; 33] SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 Chu trình bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình mô tả một mẫu bạo lực trong các mối quan hệ.Chu trình này phản ánh kinh nghiệm của rất nhiều phụ nữ và rất có ích trong việc giúp người khác hiểu tại sao phụ nữ vẫn sống với người đàn ông gây bạo lực Theo sơ... đình và bạo lực đối với phụ nữ mang tính chất nghiêm trọng phải chuyển lên tuyến huyện/tỉnh giải quyết 2.2.2.4 Số vụ bạo lực đối với phụ nữ tại địa phương năm 2010 Hình 2.4 Số vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở xã Ngọc Quan (Năm 2010) [ 12;5 ] Số vụ bạo lực đối với phụ nữ tại địa phương năm 2010 thể hiện qua sự tăng, giảm số vụ bạo lực trong từng quý Trong quý I: số vụ bạo lực đối với phụ nữ là 25... đình và 2 SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 vụ bạo lực đối với phụ nữ Năm 2010 số vụ bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ có xu hướng tăng lên về mặt số lượng so với năm 2009 với mức tăng tương ứng là 2 vụ bạo lực gia đình và 2 vụ bạo lực đối với phụ nữ được chuyển lên tuyến trên giải quyết Nhưng nhìn chung so với năm 2008 thì những năm sau vẫn có xu hướng giảm về số lượng các vụ bạo lực gia đình. .. ban công tác cơ sở 2.2.2.2 Số vụ bạo lực với phụ nữ được phát hiện có xu hướng giảm dần Hình 2.2 Số vụ bạo lực đối với phụ nữ được phát hiện ở xã Ngọc Quan (Năm 2008 – 2010) [12;3 ] SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 Số vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ được phát hiện tại địa phương có xu hướng giảm dần trong vòng 3 năm 2008 – 2010 Năm 2008 số vụ bạo lực đối với phụ nữ được phát hiện là 105 vụ, đến... tích và nâng cao an toàn tại Viên, Áo từ ngày 25-27/6/2000 cũng đưa ra những số liệu đáng quan tâm về nạn bạo lực gia đình: bạo lực giữa các đôi lứa chiếm 40%-70%, án mạng ỏ phụ nữ, cứ 4 phụ nữ thì có 1 phụ nữ đã từng bị bạo lực tình dục (tỉ lệ này là 1/20 ở nam) trong cuộc đời, 4%-6% người già sống trong gia đình đã từng bị đối xử tệ Các số liệu cho thấy bạo lực gia đình thực sự là một vấn đề có tính... của người phụ nữ trong gia đình bị hạn chế nghiêm trọng Tâm lí, thể chất và bạo lực tình dục Rất nghiêm trọng Tử vong Nghiêm trọng Sức khoẻ thể chất Sức khoẻ tinh thần Sức khoẻ tình dục Hình 2.5 Hậu quả của bạo lực gia đình đối với người phụ nữ 2.4.1 Ảnh hưởng tới sức khoẻ của người phụ nữ Bạo lực gia đình là nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tích cho phụ nữ. Người phụ nữ bị chồng gây bạo lực thường chịu... bạo lực đối với phụ nữ được chuyển lên trên giải quyết là 5 vụ Tương ứng với nó vào năm 2009 là 7 vụ bạo lực gia đình và 3 vụ bạo lực đối với phụ nữ đã được chuyển lên tuyến huyện/ tỉnh giải quyết Như vậy số vụ bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ mang tính chất nghiêm trọng, đựơc chuyển lên tuyến trên giải quyết có xu hướng giảm dần từ năm 2008 – 2009 với mức giảm tương ứng là 5 vụ bạo lực gia. .. mạng bị xâm hại được bồi thường theo điều 614; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại được bồi thường theo điều 615” SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 1.1.3.4 Luật phòng chống bạo lực gia đình số 02/2007 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo . bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng – Phú Thọ. Chương III Vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp trường hợp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan. nạn bạo lực gia đình trên thế giới và Việt Nam. SVTH: Vũ Thị Thảo – MSSV 5709149 * Nghiên cứu về thực trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình tại xã Ngọc Quan – Đoan Hùng- Phú Thọ. * Vận dụng. tác xã hội cá nhân trong việc trợ giúp. 3.2 Khách thể nghiên cứu * Phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Quan- Đoan Hùng- Phú Thọ. * Cán bộ chính quyền, đoàn thể: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên,cơ quan dân

Ngày đăng: 18/04/2015, 15:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.2.1 Bạo lực thể xác do chồng gây ra

  • 1.2.2.2 Bạo lực tình dục do chồng gây ra

  • 1.2.2.3 Bạo lực tinh thần và kinh tế do chồng gây ra

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan