PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

57 2.4K 47
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KINH TẾ - QTKD

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNGCHI NHÁNH TỈNH BẠC LIÊU

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.S THÁI VĂN ĐẠI THÁI HÁN BÍCH

Mssv: 4043402

Lớp: Tài chính-Ngân hàng 2_K30

Trang 2

Năm 2008

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kinh Tế và QTKD trường Đại học Cần Thơ, sau hai tháng rưỡi thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu” Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và các anh chị trong ngân hàng.

Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Bạc Liêu đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc tại ngân hàng Em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị, đặc biệt là tổ Hành chánh đã giúp em hiểu biết thêm về các quy chế trong ngân hàng, các anh chị Phòng Khách hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc nghiên cứu thực tế các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

Em vô cùng biết ơn quý Thầy Cô của khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cho chúng em trong 4 năm vừa qua Đặc biệt là Thầy Thái Văn Đại đã giúp em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp cuối khóa này.

Kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và công tác tốt!

Kính chúc Ban Giám đốc, các anh chị trong Vietinbank luôn hoàn thành tốt công tác và những lời chúc tốt đẹp nhất!

Trân trọng! Sinh viên thực hiện

Thái Hán Bích

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày … tháng … năm …… Sinh viên thực hiện

Thái Hán Bích

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 6

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

 Họ và tên người hướng dẫn:

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

Cần Thơ, ngày…… tháng ……năm 200….

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trang 7

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

2.1 Phương pháp luận 5

2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh 5

2.1.2 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh 5

2.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh 5

2.1.4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh 6

2.1.5 Thu nhập của Ngân hàng 6

2.1.6 Chi phí của Ngân hàng 6

2.1.7 Lợi nhuận của Ngân hàng 7

2.1.8 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 7

2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro 9

2.2 Phương pháp nghiên cứu 11

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.2 Phương pháp phân tích 11

Trang 8

Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

BẠC LIÊU 12

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu 12

3.2 Lĩnh vực kinh doanh 13

3.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận 13

3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 13

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban 14

3.4 Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua ba năm (2005-2007) 16

3.5 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu trong những năm qua 17

3.5.1 Thuận lợi 17

3.5.2 Khó khăn 18

3.6 Định hướng phát triển của Ngân hàng Công Thương Bạc liêu 19

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

4.2.1 Chi phí lãi vốn huy động 27

4.2.2 Chi trả lãi vốn điều hoà 28

4.2.3 Chi phí khác 29

4.3 Lợi nhuận 30

4.4 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận, rủi ro 31

4.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 31

4.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro 33

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 37

5.1 Giải pháp làm tăng thu nhập 37

Trang 9

5.1.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng 38

5.1.2 Giải pháp thu hồi nợ quá hạn 38

5.2 Giải pháp hạn chế chi phí 39

5.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn 40

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

6.1 KẾT LUẬN 42

6.2 KIẾN NGHỊ .42

6.2.1 Đối với chính quyền địa phương 42

6.2.2 Đối với Hội sở chính .43

6.2.3 Đối với ngân hàng 43

Trang 10

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1 : Khái quát kết quả kinh doanh qua 3 năm 17

Bảng 2: Thu nhập của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu ba năm vừa qua (2005 - 2007) 22

Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ 24

Bảng 4: Chi phí của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu ba năm vừa qua (2005 - 2007) 26

Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động và vốn điều hòa 28

Bảng 6: Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 30

Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 31

Bảng 8: Tỷ trọng nợ quá hạn theo ngành kinh tế 34

Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng nợ quá hạn 34

Bảng 10: Tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất 35

Bảng 11: Hệ số nhạy cảm lãi suất 36

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu 14 Hình 2: Biểu đồ tương quan giữa thu nhập và chi phí 29

Trang 12

HĐKD:Hoạt động kinh doanh KQKD: Kết quả kinh doanh NH: Ngân hàng

NHCT: Ngân hàng Công Thương

NHCTBL: Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu NHTM: Ngân hàng thương mại

Trang 13

Chương 1GIỚI THIỆU1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển Đặc biệt là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO Chính sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn nữa Đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng khi có các Ngân hàng nước ngoài được mở Chi nhánh ở nước ta vì họ thấy nước ta là một nước đầy tiềm năng để phát triển Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi hỏi các Ngân hàng phải tự nỗ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững.

Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính Ngân hàng Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi Ngân hàng, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các Ngân hàng tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh doanh và quản lý, nhằm huy động mọi khả năng về vốn, lao động,… vào quá trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngoài ra, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển trong tương lai của Ngân hàng Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn.

Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu

quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh BạcLiêu ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

Trong thực tế thì đề tài này được phục vụ cho những đối tượng sau: Ngân

Trang 14

Việt Nam, và là cơ sở tham cho các NHTM khác.

Đối với Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu: Đề tài này sẽ giúp cho Ngân hàng thấy được những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế Từ đó mà Ngân hàng sẽ có những chính sách để phát huy những mặt đã đạt được và khắc phục những mặt còn hạn chế và làm cho Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả hơn Ví dụ như kiểm toán nội bộ sẽ kiểm tra phát hiện những sai sót để khắc phục kịp thời.

Đối với Hội sở Ngân hàng Công Thương Việt nam: căn cứ vào kết quả của ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Bạc Liêu mà Ngân hàng Hội sở sẽ có những chính sách để chỉ đạo giúp cho NHCT Bạc Liêu hoạt động có hiệu quả tốt Ví dụ như việc ngân hàng Hội sở sẽ cấp vốn điều hoà nhiều hay ít thậm chí không cấp thì tuỳ vào kết quả hoạt động của NHCT Bạc Liêu

Đối với các NHTM khác: Đề tài này sẽ giúp cho các NHTM khác lấy đó làm cơ sở để tham khảo Từ đó, rút ra được những kinh nghiệm để cho ngân hàng mình hoạt động có hiệu quả tốt

1.2 Mục tiêu nghiên cứu1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương -Chi nhánh Bạc Liêu qua 3 năm 2005-2007 để có những giải pháp làm cho hoạt động kinh doanh sắp tới của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu qua 3 năm từ 2005 đến 2007.

- Phân tích các chỉ tiêu về lợi nhuận và rủi ro của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

Trang 15

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài này sẽ trả lời những vấn đề sau:

- Tình hình hoạt động của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu trong những năm gần đây đã đạt được kết quả như thế nào?

- Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng là gì? Ngân hàng sẽ làm gì để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó?

- Làm gì để NH phát triển trong thời gian tới?

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 11/02/2008 cho đến ngày 25/04/2008 cũng chính là thời gian mà em thực tập tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

Số liệu được sử dụng để phân tích đề tài được lấy trong ba năm từ ngày 01/01/2005 cho đến ngày 31/12/2007 từ Phòng Tín dụng của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Các thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu từ năm 2005 đến năm 2007.

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Dưới đây là một số tài liệu có liên quan:

1 "Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Chi nhánh Cái Khế" của Trần Trung Hiếu, sinh viên lớp Kế Toán 02-K29 Trong đề tài này chủ yếu đi sâu vào phân tích hiệu quả tín dụng, còn hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chỉ phân tích một cách khái quát

2 "Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Hậu Giang" của sinh viên Phạm Thanh Trúc Đề tài này thì đi giới thiệu về đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Hậu Giang Nội dung trọng tâm được đi sâu phân tích hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn mà không đi sâu vào hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Trang 16

Đề tài của tôi sẽ phân tích sâu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chứ không đi sâu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và hoạt động huy động vốn Qua phân tích sẽ giúp ta thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ đó, có những giải pháp xác với tình hình thực tế nhằm giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Trang 17

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Phương pháp luận

2.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các đối tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo.

Phân tích đánh giá hiệu quả HĐKD là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng, nhằm làm rõ chất lượng HĐKD và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD ở ngân hàng.

2.1.2 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh

- Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế mà mình đã đề ra.

- Phát hiện khả năng tiềm tàng của ngân hàng.

- Giúp NH nhìn nhận đúng khả năng, sức mạnh và thấy hạn chế của mình - Là công cụ quan trọng cung cấp thông tin để điều hành hoạt động kinh doanh cho các nhà Quản trị ở ngân hàng một cách hiệu quả.

- Nhận diện rủi ro và phòng ngừa rủi ro.

2.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh

Đánh giá quá trình hướng đến kết quả kinh doanh (KQKD), KQKD có thể là KQKD đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế.

Phân tích HĐKD không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.

Trang 18

2.1.4 Nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh doanh

Kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã xây dựng của ngân hàng

Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.

Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác khả năng tiềm tàng, khắc phục những tồn tại yếu kém của NH, góp phần mang lại hiệu quả KT cho địa phương.

Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.

2.1.5 Thu nhập của Ngân hàng

Thu nhập Ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: cho vay, đầu tư, cung cấp dịch vụ,

Các khoản thu nhập của Ngân hàng:

Thu từ hoạt động tín dụng: Tín dụng là nguồn tạo ra khoản thu nhập chủ yếu, quan trọng nhất cho Ngân hàng, chiếm khoản 80% tổng thu nhập của ngân

Phân tích tỷ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu thu nhập, để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng; đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.

2.1.6 Chi phí của Ngân hàng

Chi phí là toàn bộ tái sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh.

Các khoản chi phí của ngân hàng:

Chi phí trả lãi tiền gửi, tiền vay: đây là khoản chi phí lớn nhất từ trước đến nay và sẽ là chi phí lớn nhất trong tương lai và sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi.

Tiền lương và các phúc lợi của nhân viên chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí.

Các khoản thuế: Ngân hàng cũng phải nộp các khoản thuế như những doanh nghiệp khác như: thuế thu nhập doanh nghiệp,

Trang 19

Các chi phí khác: Bao gồm tất cả các chi phí khác không được phân loại trên đây nhưng dù sao cũng cần thiết cho hoạt động của Ngân hàng như: Chi phí bảo hiểm, chi phí quản cáo, chi phí các cuộc thanh tra Đặc biệt là chi phí in ấn và các thiết bị văn phòng.

2.1.7 Lợi nhuận của Ngân hàng

Lợi nhuận của Ngân hàng cũng giống như lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là thu nhập sau khi trừ hết các khoản chi phí phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng Lợi nhuận còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và gia tăng các dịch vụ

Tóm lại, việc tạo ra lợi nhuận là cần thiết và quan trọng trong hoạt động ngân hàng, không chỉ nó quyết định sự sống còn của ngân hàng mà nó giúp cho Ngân hàng có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư, từ sự góp vốn của các cổ đông để ngân hàng ngày càng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả hơn.

2.1.8 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận2.1.8.1 Hệ số lãi ròng

Là lợi nhuận sau thuế còn gọi là suất sinh lợi của thu nhập Thể hiện cứ 1 đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Trang 20

2.1.8.2 Suất sinh lời của tài sản (ROA: Return on asset)

Thể hiện 1 đồng tài sản trong thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị cuả ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận Do đó, hệ số này càng cao thì càng tốt.

Trong đó: ROA: suất sinh lợi của tài sản LR: Lãi ròng

TTS: Tổng tài sản

Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả Còn càng thấp thì thể hiện vốn đang được sử dụng càng không hiệu quả.

2.1.8.3 Mức lợi nhuận biên tế

Tỷ số này cho ta biết tất cả tài sản sinh lời của NH có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho NH Nó phản ánh hiệu quả hoạt động của NH Do đó, hệ số này càng cao càng tốt.

Tài sản sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền mặt + Tiền dự trữ + TSCĐ và thiết bị).

Trong đó:

- Tài sản sinh lời là tất cả tài sản đầu tư đem lại tiền lãi - Thu nhập lãi suất bao gồm: thu lãi cho vay.

- Chi phí lãi suất bao gồm: chi trả lãi tiền gửi, chi trả tiền vay.

Mức lãi biên tế =

Thu nhập lãi suất – Chi phí lãi suất Tài sản sinh lời

Trang 21

2.1.8.4 Thu nhập lãi trên chi phí lãi

TNL/CPL = Thu nhập lãi Chi phí lãi

Chỉ số thu nhập lãi trên chi phí lãi thể hiện một đồng chi phí trả lãi trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu thu nhập từ lãi.

Thu nhập lãi suất là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng TSCĐ và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này.

Chi phí lãi suất là khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác trên từng loại nợ phải trả cụ thể.

2.1.8.5 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE: Return on equity)

Thể hiện trong thời gian nhất định cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn tự có, đo lường tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của các Ngân hàng.

2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro2.1.9.1 Rủi ro về lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị.

Hệ số nhạy cảm lãi suất = Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suấtTài sản nhạy cảm với lãi suất

Trang 22

Ta có: GAP = Tài sản nhạy cảm - Nguồn vốn nhạy cảm

Tài sản nhạy cảm với lãi suất là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi suất sẽ thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất (= Tất cả các khoản ký thác) là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thay đổi.

2.1.9.2 Rủi ro về tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả đươc nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.

Rủi ro tín dụng = Nợ xấu Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là một hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đều tác động đến hoạt động Ngân hàng, có thể gây nên những xáo động bất ngờ và hiệu quả của Ngân hàng có thể bị giảm sút Do vậy, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn, nếu lơ là khó có thể duy trì hoạt động của Ngân hàng hay nói cách khác là phá sản.

Hệ số độ lệch = Tổng tài sảnGAP

Trang 23

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu của đề tài được lấy từ số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của phòng Khách hàng của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

2.2.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện So sánh bằng số tương đối là một chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần hoặc phần trăm phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên được hoặc không được nói.

Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu Do kết quả hoạt động kinh doanh được hình thành bởi nhiều yếu tố Phương pháp này giúp đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu Từ đó, thấy được yếu tố nào tích cực, yếu tố nào còn hạn chế.

Trang 24

Chương 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU

3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương BạcLiêu

Ngày 14/ 07/1988, Thống đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ra quyết định số 58/TCCB về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh Minh Hải và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1988 Sau khi tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thì chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu (NHCTBL) chính thức được thành lập theo quyết định số 15/NHCT – QĐ ngày 17/12/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam và đi vào hoạt động từ đầu tháng 01/1997.

Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu có trụ sở đặt tại số 01 – Hai Bà Trưng, Phường 3, Thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhất là thương mại sôi động đã đặt ra nhiều yêu cầu đối với nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng Do đó Ngân hàng công thương Bạc Liêu đã nổ lực đa dạng hoá các mặt hoạt động phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế, NHCT Bạc Liêu không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo niềm tin cho khách hàng ngoài ra, NHCT Bạc Liêu còn có hai Phòng giao dịch trực thuộc ở các huyện, thị thuộc tỉnh Bạc Liêu.

1 Phòng Giao dịch Trung tâm – Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu Địa chỉ: 29B, Hai Bà Trưng, phường 3, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Điện thoại: 0781.822688

2 Phòng Giao dịch Hộ Phòng – Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu Địa chỉ: 29, Quốc lộ 1A, TT Hộ Phòng, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu Điện thoại: 0781.850423.

Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu là chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam là một trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn của tỉnh và giữ một vị thế quan trọng trong hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và góp phần quản lý lưu thông tiền tệ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Trong hơn 10 năm hoạt động chi nhánh Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu đã có những bước trưởng thành khá vững

Trang 25

chắc Mở rộng cho vay đối với các lĩnh vực kinh doanh, thành phần kinh tế Tạo mọi điều kiện cho các đơn vị cơ sở kinh tế có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người tại địa phương

3.2 Lĩnh vực kinh doanh

Để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của nền kinh tế thị trường đồng thời nhằm đem lại lợi nhuận, Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu đã mở rộng và đa dạng hoá các loại hình hoạt động cụ thể như sau:

Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

Vay vốn của các NHTM Việt Nam và các tổ chức tín dụng theo sự ủy nhiệm của NHCT VN.

Vay vốn ngoại tệ của các tổ chức tiền tệ, Ngân hàng nước ngoài thông qua sự bảo lãnh của NHCT VN.

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư.

Kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ mua bán và chuyển đổi ngoại tệ Dịch vụ chi trả ngoại hối cho mọi đối tượng.

Làm dịch vụ thanh toán chuyển tiền cho mọi khách hàng với tất cả các nước trên thế giới.

Dịch vụ thanh toán tiền Việt Nam qua hệ thống viễn thông ngay trong ngày cho khách hàng đến tất cả các chi nhánh NHCT trên toàn quốc.

Thực hiện chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu đối với tất cả các tổ chức kinh tế và cá nhân

Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố tài sản, bảo lãnh, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu…

3.3 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu đã xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hài hoà để phát huy tối đa nguồn lực và lợi thế của mình nhằm hoạt

Trang 26

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu

3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hay không, không chỉ nhờ vào phương thức kinh doanh của Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào năng lực điều hành cũng như nổ lực của các nhân viên trong ngành Ngân hàng Chính vì thế mà nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận, kết cấu tổ chức của Ngân hàng cũng rất quan trọng.

Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc Đây là ban

lãnh đạo và điều hành trung tâm ra quyết định thực hiện, thiết lập các chính sách, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của Ngân hàng Đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh

Trang 27

Phòng kiểm soát

Gồm một kiểm soát trưởng và một kiểm soát viên, có trách nhiệm kiểm tra giám sát mọi hoạt động của phòng, ban khác nhằm mục đích tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, trung thực, nhắc nhở và hướng dẫn các phòng, ban thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ do Nhà nước quy định.

Phòng tổ chức – hành chánh

Gồm một trưởng phòng và các nhân viên Phòng này không có chức năng kinh doanh mà có trách nhiệm tham mưu cho ban Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh, đề xuất thực hiện các công việc liên quan đến công tác nhân sự và các công việc khác như: bảo vệ, văn thư… Tóm lại, Phòng tổ chức - hành chánh quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an toàn cho hoạt động.

Phòng giao dịch

Gồm trưởng phòng và các nhân viên Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, thu đổi ngoại tệ, cầm cố, thanh toán theo uỷ quyền của giám đốc Nói chung, phòng giao dịch hoạt động như một chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu.

Phòng khách hàng (phòng kinh doanh)

Thực hiện các công việc kinh doanh giao dịch trực tiếp với khách hàng có nhu cầu vay vốn, phân công cán bộ thẩm định, hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết để vay vốn.

Kiểm tra giám sát các hồ sơ, thủ tục, điều kiện vay vốn trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

Trực tiếp điều tra theo dõi các khoản nợ trong suốt thời gian cho vay kể từ khi phát sinh cho tới khi kết thúc hợp đồng.

tiếp nhận các thông tin báo cáo Trung ương, theo dõi tình hình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng nhu cầu cần thiết từ đó trình ban Giám đốc để có kế hoạch cụ thể

Tóm lại, đây là phòng ban lớn nhất và quan trọng nhất trong đơn vị, là nơi xét cấp tín dụng, thu hồi nợ, lập kế hoạch kinh doanh toàn chi nhánh Thực hiện các hoạt động kinh doanh theo định hướng của Ban Giám Đốc.

Trang 28

Phòng kinh doanh - đối ngoại

Thực hiện chức năng mua bán chuyển đổi ngoại tệ

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc tế như cho vay ngoại tê., thanh toán tín dụng ( L/C ), theo dõi các khoản tiền tê của các đơn vị nhập khẩu để thu nợ chi trả kiều hối.

Thực hiện kiểm soát quá trình sử dụng các món vay của khách hàng, thực hiện nghiệp vụ tín dụng thuê mua.

Phòng kế toán

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc tế như thu tiền theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản chi phí trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng Hạch toán chuyển khoản giữa Ngân hàng với khách hàng, giữa Ngân hàng với Ngân hàng.

Có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảo vận dộng vốn đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao.

Phòng tiền tệ - ngân quỹ

Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ thu chi phát sinh trong ngày Phát hiện và ngăn chặn tiền giả, quản lý ngân phiếu thanh toán, bảo quản giấy tờ quan trọng, giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng.

Quỹ tiết kiệm

Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, của mọi tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế dưới dạng tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu…

3.4 Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Bạc Liêuqua ba năm (2005-2007)

Qua ba năm, thu nhập của ngân hàng đều tăng và đạt ở mức khá cao (tối thiểu là trên 39 tỷ đồng) Theo đó, chi phí của ngân hàng cũng tăng qua các năm (đặc biệt ở năm 2007) Nhưng thu nhập luôn tăng nhiều hơn so với chi phí nên lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.

Ngày đăng: 19/09/2012, 17:26

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Hình 1.

Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Công Thương Bạc Liêu Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 1: KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Bảng 1.

KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH QUA 3 NĂM Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2: THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Bảng 2.

THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 4: CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005-2007) - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Bảng 4.

CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẠC LIÊU BA NĂM VỪA QUA (2005-2007) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 2: Biểu đồ tương quan giữa thu nhập và chi phí - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Hình 2.

Biểu đồ tương quan giữa thu nhập và chi phí Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Bảng 7.

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 8: TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Bảng 8.

TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 9: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỢ QUÁ HẠN - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Bảng 9.

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NỢ QUÁ HẠN Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 10: TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG.doc

Bảng 10.

TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM LÃI SUẤT Xem tại trang 46 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan