PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PLC

13 1.2K 2
PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PLC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PLC Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Trần Trung Dũng Lớp: Sinh viên thực hiện : TCNH 19D Đỗ Thị Thúy Hường STT : 39 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU (PLC) 4 1. Giới thiệu chung 4 2. Cơ cấu cổ đông hiện tại: 4 3. Hoạt động kinh doanh: 5 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TỪNG LĨNH VỰC KINH DOANH 7 1. Lĩnh vực Dầu mỡ nhờn (DMN): 7 2. Lĩnh vực Nhựa đường 8 3. Lĩnh vực Hóa chất 9 CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ PLC 11 1. Định giá theo Phương pháp chiết khấu dòng tiền: 11 2. Ước tính kết quả kinh doanh 2013, 2014, 2015: 12 CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ 13 3 LỜI MỞ ĐẦU Với triển vọng vĩ mô 2014 ổn định theo hướng tích cực qua các chỉ tiêu được Chính phủ đề ra như GDP tăng trưởng 5.8%, lạm phát dưới 10% và tỷ giá ổn định, thị trường chứng khoán 2014 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng so với thời điểm hiện tại. Trong giai đoạn nền kinh tế bắt đầu đi lên sau giai đoạn tạo đáy, các lĩnh vực kinh doanh đa phần sẽ được hưởng lợi nhưng với các mức độ khác nhau. Đối với ngành hóa chất, em có sự quan tâm đặc biệt đến Tổng công ty hóa dầu Petrolimex (PLC), PLC sẽ có lợi thế khi mà năm 2014 được dự báo lĩnh vực vận tải và hạ tầng sẽ phục hồi nhẹ. Để hiểu rõ hơn về hoạt động của công ty nhằm đưa ra quyết định đầu tư, em đã quyết định chọn đề tài: "PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PLC" cho bài tiểu luận môn Phân tích tài chính của mình. Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan PLC Chương 2: Đánh giá từng lĩnh vực kinh doanh Chương 3: Định giá PLC Chương 4: Khuyến nghị Do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên bải tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thẩy giáo cũng như tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÓA DẦU (PLC) 1. Giới thiệu chung Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex, tiền thân là Công ty Dầu nhờn được thành lập ngày 09/06/1994 theo Quyết định số 745/TM/TCCB của Bộ Thương Mại. Năm 2003 Công ty Hóa dầu được cổ phần hóa theo Quyết định số 1801/2003/QĐ/BTM ngày 23/12/2003 của Bộ Thương mại là công ty thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Ngày 01/03/2004 Công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, với số Vốn Điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ 85%. Ngày 27/12/2006, cổ phiếu của Công ty đã chính thức niêm yết trên TTGDCK Hà Nội, với mã chứng khoán PLC. Ngày 10/07/2012, Đại hội đồng cổ đông Công ty CP Hóa dầu Petrolimex đã thống nhất, ban hành Nghị Quyết số 02/NQ-PLC-ĐHĐCĐ trong đó có nội dung về việc đổi tên Công ty CP Hóa dầu Petrolimex thành Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex Ngày 05/02/2013, Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex chính thức đổi tên thành Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 047/2013/PLX-NQ-HĐQT về việc phê duyệt “Đề án cơ cấu lại để hình thành Tổng Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex”. Thế mạnh của PLC là hệ thống phân phối và hệ thống kho bãi do PLC phát triển khắp cả nước, với hơn 2000 đại lý. 2. Cơ cấu cổ đông hiện tại: Cơ cấu cổ đông tập trung vào vào cổ đông nhà nước nên lượng cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường không nhiều. Tỷ lệ floating thấp (được tính bằng số cổ phiếu tự do giao dịch trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành), chưa đến 19% tương ứng 12.3 triệu cp. 5 3. Hoạt động kinh doanh: Hiện tại PLC hoạt động trong 3 lĩnh vực là Dầu mỡ nhờn, Nhựa đường và Hóa chất với tổng doanh thu 6000 tỷ chia khá đều cho 3 mảng. Tuy chỉ chiếm 1/3 doanh thu nhưng lĩnh vực Dầu mỡ nhờn tạo ra giá trị chủ yếu cho cổ đông, đóng góp tới 97% EBIT toàn công ty. Sau khi CPH, năm 2005, PLC đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu rất cao, trung bình 23%/năm. Năm 2012 PLC bắt đầu tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Biên lợi nhuận gộp sụt giảm từ 14.4% xuống 10.6% trong năm 2012, tuy nhiên phục hồi lại về mức 12.8% trong 2013. 2 lĩnh vực còn lại là Nhựa đường và hóa chất tăng trưởng âm trong 9T2013 6 7 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TỪNG LĨNH VỰC KINH DOANH 1. Lĩnh vực Dầu mỡ nhờn (DMN): Gồm dầu động cơ (xe máy, ô tô), dầu hàng hải (tàu biển) và dầu công nghiệp với 70% tiêu thụ trong nước, 30% xuất khẩu Asean. Thị phần 20 – 22% cả nước, trong đó dầu động cơ chiếm 70% doanh thu DMN, chủ yếu trong phân khúc trung bình khá. Đối thủ cạnh tranh Exxon Mobil, Caltex, Shell… PLC nhập khẩu dầu gốc từ chính Tập đoàn của các đối thủ cạnh tranh, về trộn với phụ gia để ra thành phẩm. Lợi thế của PLC là hệ thống phân phối rộng khắp, qua đó thương hiệu xây dựng dần qua thời gian. Nhờ lợi thế này, trong giai đoạn 2006 – 2013, biên LNG tăng từ hơn 10% đến hiện tại là 23%, biên EBIT tăng từ 5% lên hiện tại là 14%. Với lợi thế hệ thống phân phối, doanh thu tăng trưởng trung bình 21%/năm giai đoạn 2005 – 2012. Năm 2012 doanh thu sụt giảm 11% nhưng đã nhanh chóng phục hồi năm 2013 với tăng trưởng 9T đạt 7.4%. Biên lợi nhuận của DMN cao nhất trong 3 ngành hàng. Gross margin đạt 23.3%, EBIT margin đạt 13.9%. Năm 2013 là năm phục hồi của biên lợi nhuận của ngành DMN. Đánh giá: - Dầu mỡ nhờn là lĩnh vực mang tính phòng thủ do cung cấp dầu cho việc vận hành máy móc, phương tiện vận tải. - Phục hồi cùng với lĩnh vực logistic, gắn với tăng trưởng chung GDP, độ nhạy trung bình với tăng trưởng kinh tế. - Biên lợi nhuận có khả năng duy trì ổn định do lợi thế hệ thống phân phối, phân khúc tiêu thụ trung bình khá ít bị cạnh tranh hơn phân khúc cao. Dự báo: - Kịch bản cơ bản: Tăng trưởng ổn định 7% - 10% (thấp hơn nhiều mức tăng trưởng trung bình 21% giai đoạn 8 năm trước do chưa có cơ sở cho sự phục hồi mạnh trở lại) 8 - Biên lợi nhuận gộp ~ 22%, Biên lợi nhuận kinh doanh ~ 13% tương đương giai đoạn từ 2010 – 2013. 2. Lĩnh vực Nhựa đường Cung cấp nhựa đường đặc nóng, nhũ tương… để thi công đường bộ, sân bay, bến bãi. Phụ thuộc vào đầu tư công để làm đường. Nguyên vật liệu nhập khẩu từ Exxon Mobil, Kuo Oil (Sing),…về pha chế và bán trực tiếp cho các Tổng công ty Nhà nước thuộc Bộ xây dựng, Bộ quốc phòng… Thị phần: 20 – 25%, Gần như độc quyền ở Bắc Miền Trung sau khi kho Cửa Lò hoạt động Đối thủ: Exxon, Caltex, Shell, ADCo… Đánh giá: Sau khi tăng trưởng mạnh 50%/năm từ 2006 – 2009, Nhựa đường giảm tăng trưởng và thậm chí tăng trưởng âm 5% trong 9T2013 do giảm sút của đầu tư hạ tầng. Biên LNG cũng giảm từ mức trên 10% các năm trước xuống còn 7% trong 2013. Biên LN EBIT cũng giảm từ mức 5% xuống còn 2% trong 9T2013. Lĩnh vực Nhựa đường đóng góp giá trị cho cổ đông nhưng không lớn, do nhu cầu đầu tư tài sản cố định (bảo trì bảo dưỡng PTVT, kho bãi) hàng năm và vốn lưu động cao. Dự báo: 9 Năm 2014, lĩnh vực Nhựa đường phục hồi với việc tăng đầu tư công vào hạ tầng của Chính phủ. Dự báo doanh thu tăng trưởng 4% với biên LNG duy trì như 2013, sau đó phục hồi nhẹ lên 7% từ 2015. Biên LN EBIT dự báo phục hồi lên mức 3.3% tương tự giai đoạn 2010 – 2012. 3. Lĩnh vực Hóa chất Là lĩnh vực không mang lại giá trị cho cổ đông, chiếm dụng vốn lưu động. Cung cấp chủ yếu nguyên vật liệu đầu vào ngành sơn. Năm 2012 kho Nhà Bè đi vào hoạt động nhưng không làm thay đổi tình hình, thậm chí làm chi phí bán hàng tăng 30%. Đánh giá: Biên LN gộp thấp nhất trong 3 ngành, từ 6% - 8% và rơi xuống còn 5% trong 9T2013. Lĩnh vực Hóa chất của PLC khả năng cạnh tranh yếu. Biên LN EBIT khoảng 2% nhưng năm 2012 và 9T 2013 thậm chí bị âm 1.6% và 1.8%. Sau khi trừ đi chi phí vốn lưu động và chi phí đầu tư capex hàng năm, dòng tiền FCFF thậm chí còn bị âm. Dự báo: Doanh thu duy trì do công ty vẫn có chủ trương tiếp tục lĩnh vực hóa chất. 10 Hoạt động kinh doanh khắc phục được việc lỗ EBIT do quản lý chi phí để duy trì hoạt động trong lâu dài. [...]... USD, Kd ~ 10.5% Giá trị hiện tại của Dòng tiền FCFF đóng góp từ lĩnh vực dầu mỡ nhờn chiếm đến 94% giá trị công ty 11 Giá trị một cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền ước tính khoảng 28.257 đ/cp Do cổ phiếu PLC được giao dịch với thanh khoản thấp, số lượng cổ phiếu floating thấp nên áp thêm mức chiết khấu 10% thanh khoản Fair value ước tính khoảng 25.700 đ/cp 2 Ước tính kết quả kinh doanh... GIÁ PLC 1 Định giá theo Phương pháp chiết khấu dòng tiền: PLC FCFF – consolidated Lãi suất chiết khấu: áp dụng WACC khoảng 13.5% Lãi suất chiết khấu thấp chủ yếu do PLC được vay vốn bằng USD với ls trung bình 7.5%/ năm Cộng thêm rủi ro trượt giá 3% của đồng nội tệ so với USD, Kd ~ 10.5% Giá trị hiện tại của Dòng tiền FCFF đóng góp từ lĩnh vực dầu mỡ nhờn chiếm đến 94% giá trị công ty 11 Giá trị một cổ. .. duy trì biên lợi nhuận 2013 Ngoài ra, năm 2014 PLC sẽ được hưởng thuế suất 22%, giảm 3% so với mức của năm 2013 LNST 2014 và 2015 dự báo đạt 270 tỷ (+ 30% YoY) và 292 tỷ (+ 8% YoY), EPS đạt tương ứng 4.141 đ/cp và 4.484 đ/cp Tại giá hiện tại 19.700 đ/cp, P/E 2014, 2015 đạt tương ứng 4.8x và 4.4x là mức hấp dẫn để đầu tư 12 CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ Tích lũy cổ phiếu quanh giá 19.700 đ/cp, giá mục tiêu 1 năm . định chọn đề tài: "PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PLC& quot; cho bài tiểu luận môn Phân tích tài chính của mình. Nội dung của bài tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan PLC Chương 2: Đánh giá. NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU PLC Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Trần Trung Dũng Lớp: Sinh. trung vào vào cổ đông nhà nước nên lượng cổ phiếu có thể giao dịch trên thị trường không nhiều. Tỷ lệ floating thấp (được tính bằng số cổ phiếu tự do giao dịch trên tổng số cổ phiếu đang lưu

Ngày đăng: 18/04/2015, 07:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan