Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

7 599 3
Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay Nguyễn Thị An Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Nêu được cơ sở lý luận và thực trạng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề ra 6 biện pháp để nhằm phát triển Đội ngũ giáo viên (ĐNGV) trường mầm non Hoa Hồng trong giai đoạn hiện nay: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của ĐNGV trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay; Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ; Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; Có chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên. Các biện pháp nêu trên là một thể thống nhất, đồng bộ, có tác động hỗ trợ lẫn nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài trong chiến lược xây dựng ĐNGV nhà trường. Keywords. Phát triển giáo viên; Giáo viên mầm non; Vĩnh Phúc. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, nền kinh tế trên thế giới đang có xu thế chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế đó không phải tài nguyên, tiền vốn mà là trí tuệ con người, chất lượng nguồn nhân lực mới chính là yếu tố quyết định sự phát triển. Do đó, phát triển nguồn nhân lực cần được coi trọng và phải xem đó là nhiệm vụ trọng yếu của từng đơn vị, từng ngành và từng quốc gia. Ngành giáo dục giữ một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy, các cấp quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương phải xây dựng được những định hướng, giải pháp có tính khả thi để thực hiện được mục tiêu của Đảng, Nhà nước đề ra trong đường lối đổi mới phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Đội ngũ giáo viên có một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng trách nhiệm nặng nề trước yêu cầu cấp thiết của thời đại, đội ngũ nhà giáo phải đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, có phẩm chất tốt, đạt chất lượng, hiệu quả cao trong công việc giảng dạy, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đã khẳng định: Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Ngành GD&ĐT cần coi việc xây dựng đội ngũ nhà giáo là một nhiệm vụ quan trọng, của ngành giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng. Yêu cầu của Đất nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi người giáo viên vừa phải biết thiết kế vừa phải biết thi công, nhằm làm cho người học biết cách tự học kiến thức, tự học nghề, tự học phương pháp, tự học thái độ. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ giáo viên được coi là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta đánh giá giáo dục và đào tạo về quy mô và chất lượng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu, vừa không đồng bộ về cơ cấu. Phương thức đào tạo trong các nhà trường sư phạm chậm đổi mới, chất lượng đào tạo còn thấp dẫn đến tình trạng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng. Bên cạnh sự nỗ lực của tuyệt đại bộ phận, một số nhà giáo còn có biểu hiện vi phạm đạo đức lối sống, làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của người thầy trong xã hội. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo còn thiếu hiệu quả. Trường Mầm Non là đơn vị cơ sở giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Trường mầm non Hoa Hồng là trường điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, trường trực thuộc sở GD&ĐT Vĩnh Phúc quản lý. Trong những năm qua nhà trường đã làm tốt công tác tổ chức cán bộ và các nhiệm vụ ngành giao. Song bên cạnh đó công tác phát triển nhân lực của nhà trường, đặc biệt là vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên vẫn còn một số tồn tại, đó là: chưa phát huy được sự say mê sáng tạo, lòng nhiệt huyết của toàn thể đội ngũ giáo viên; vẫn còn một số giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế, một số giáo viên chưa tích cực học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; một số giáo viên tuổi cao gặp khó khăn trong việc tiếp thu, ứng dụng công nghệ thông tin, cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là đổi mới phương pháp giáo dục mầm non; đội ngũ giáo viên “trẻ” còn ít kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Đây là những rào cản đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu của nhà trường. Chính từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay ” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình phát triển giáo dục mầm non của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay (2013-2018). 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non 3.2. Nghiên cứu thực trạng của phát triển đội ngũ giáo viên ở một trường mầm non 3.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc 5. Giả thuyết khoa học Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng trong mỗi nhà trường, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của ngành học. Nếu đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV của trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp và có tính khả thi, sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu toàn diện. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung: Những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên được xem xét ở một trường mầm non 6.2. Giới hạn địa bàn: Trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc. 6.3. Giới hạn thời gian: Các số liệu khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn từ năm học 2008-2009 đến năm học 2012-2013. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Tổng kết thực tiễn công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra những bài học thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng đội ngũ giáo viên trong các trường mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các trường mầm non khác trong cả nước. Đồng thời, đề tài có giá trị tham khảo cho các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là ngành học mầm non. 8. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 8.1.Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu, sách, báo, tạp chí có liên quan đến quy hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non. 8.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tham vấn chuyên gia, phương pháp dự giờ 8.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý Tổng kết kinh nghiệm của các cán bộ quản lý và bản thân về vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trong thời gian qua. Từ đó đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. 8.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học Số liệu thu được từ bảng hỏi được xử lý, phân tích bằng thống kê toán học. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Chấp hành Trung ương ( 2006), tại Đại hội Đảng lần thứ X. 2. Ban chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị 40 - CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội. 3. Ban chấp hành trung ương (2009), Thông báo kết luận số 242 - TB/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020. 4. Ban chấp hành Trung ương ( 1996), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII "Về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000". 5. Bộ GD&ĐT (2009), Đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc Tế. 6. Ban chấp hành Trung ương, Kết luận số 14 - KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. 7. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII 8. Đặng Quốc Bảo (2010), Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục K9, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục. Học viện cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội. 10. Bộ giáo dục và đào tạo(2008), Điều lệ trường mầm non ( Quyết định số 14 /2008/QĐ- BGDĐTngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 11. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BGD&ĐT ngày 28/11/2007 Thông tư liên tịch về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập 12. Bộ GD và đào tạo ( 2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 13. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 14. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Quản lý đội ngũ. Giáo trình cao học quản lý giáo dục, ĐHQGHN. 15. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Bài giảng lớp cao học Quản lý giáo dục khoá 9, Đại học giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 16. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục. 17. Những lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật 1956, tập 3 18. Quốc hội nước CHXHXNVN (2005). Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 149/2006-QĐ-TTg ngày 23/6/2006 v/v Phê duyệt Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015. 20. Trần Thị Ngọc Trâm (2011), hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDMN trẻ 5- 6 tuổi, NXB Giáo dục Hà Nội. 21. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc( 2007), Quyết định 33/2007 - QĐ - UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc hỗ trợ GDMN giai đoạn 2007 – 2010 22. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ( 2010), Quyết định số 25/ QĐ - UBND về chuyển đổi 100% trường mầm non bán công sang công lập 23. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ( 2010), Nghị quyết 29 / 2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010 về giao chỉ tiêu và quy định chế độ cho GVMN 24. Hà Nhật Thăng (2010), Rèn luyện kỹ năng sư phạm. NXB Giáo dục. 25. Tạp chí Đảng (Website) tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. 26. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trang Wed 27. www.moet,edu.vn 28. www.vinhphuc.edu.vn 29. www.mamnon.com 30. sogddt.vinhphuc.gov.vn . của phát triển đội ngũ giáo viên ở một trường mầm non 3.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong. bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc hiện. biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phù hợp với tình hình phát triển giáo dục mầm non của nhà trường, đáp

Ngày đăng: 17/04/2015, 23:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan