Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội

53 516 1
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành MỤC LỤC SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành TÓM TẮT Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ thì cạnh tranh cũng càng trở nên gay gắt hơn. Việc nghiên cứu để hiểu biết một cách đầy đủ về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Bài viết đi vào phân tích thực nghiệm thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh, cụ thể tại: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội, từ đó giúp nhà quản lý Công Ty có cái nhìn bao quát về năng lực cạnh tranh tổng hợp của Công Ty mình, thông qua đó nhằm phát hiện và khắc phục những mặt yếu kém đồng thời phát huy những lợi thế cạnh tranh của Công Ty, duy trì sự phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty. Bài chuyên đề được xây dựng làm ba chương trong đó: Chương I: Giới thiệu tổng quan về mặt lý thuyết của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, gồm: khái niệm, vai trò cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, đưa ra những chỉ tiêu để đo lường và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là cơ sở để phân tích thực tiễn năng lực cạnh tranh ở chương tiếp theo. Chương II: Vận dụng lý thuyết đã nghiên cứu về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh để phân tích năng lực cạnh tranh của một Công Ty, cụ thể: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội, Trong chương này được chia làm hai phần: Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công Ty, gồm tên Công Ty, cơ cấu tổ chức Công Ty, quá trình hình thành và phát triển, các lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Phần 2: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công Ty gồm: Phân tích các tiêu chí năng lực cạnh tranh qua đó so sánh với các doanh nghiệp để xác định năng lực cạnh tranh và tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của Công Ty. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 1 Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành Ty. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công Ty thông qua tổng hợp đánh giá về diểm mạnh điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Chương III: Gợi ý những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Dựa vào cơ sở lý thuyết và phân tích ở chương trước của Công Ty đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 2 Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khái lược lý thuyết và quan niệm 1.1.1. Khái lược về lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp Cạnh tranh là một trong những đặc tưng cơ bản của kinh tế thị trường hiện nay và đã thu hút nhiều sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế trên thế giới. Cạnh tranh có ý nghĩa quan trong đối với sự phát triển kinh tế ở các quốc gia, do cách tiếp cận vấn đề khác nhau , nên trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh, có các trường phái nổi tiếng như: lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển, lý thuyết cạnh tranh hiện đại. Các trường phái trên ta chú ý tới trường phái hiện đại với nội dung cơ bản về lý thuyết cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và mang tính tất yếu, là một quy luật cơ bản trong kinh tế thị trường. Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tiêu cực, cạnh tranh là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự sống còn và phát triển của mình. Tuy nhiên cạnh tranh cũng có nguy cơ dẫn đến tranh giành, giành giật, khống chế lẫn nhau… tạo nguy cơ gây rối loạn thâm chí đổ vỡ lớn. Để phát huy được tích cực và hạn chế tiêu cực, cần duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp và kiểm soát được độc quyền, xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ quan điểm đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác, canh tranh không phải khi nào cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt lẫn nhau, triệt hạ nhau. Thực tế cạnh tranh hiện đại trên cơ sở cạnh tranh bằng chất lượng, mẫu mã, giá cả và các dịch vụ hỗ trợ. Bởi lẽ, khi mà các đối thủ cạnh tranh quá nhiều thì việc tiêu diệt các đối thủ khác là vấn đề không đơn giản. Chúng ta có thể hiểu cạnh tranh trong kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành được những điều kiện, nhân tố kinh doanh thuận lợi để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, ví dụ như tăng doanh số, thị phần và tối đa hóa lợi nhuận SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 3 Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành 1.1.2. Tiến trình phát triển lý thuyết cạnh tranh doanh nghiệp Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh doanh nghiệp nói riêng đã được nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách hệ thống lại được bắt đầu khá muộn và mới từ cuối những năm 1980 đến nay. Theo kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các nhà kinh tế trên thế giới thì họ đều thống nhất rằng năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách thống nhất. Có rất nhiều khuynh hướng nghiên cứu và nhiều trường phái với những cách tiếp cận khác nhau về năng lực cạnh tranh. Khi tổng thuật tài liệu nghiên cứu năng lực cạnh tranh, một số tác giả như Thorne (2002, 2004), Momay (2002, 2005) chỉ ra rằng, bắt đầu từ những năm 1990 đến nay , lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước sang thời kỳ “bùng nổ” với số lượng công trình nghiên cứu rất lớn. Theo Thorne có 3 cách tiếp cận các lý thuyết năng lực cạnh tranh: lý thuyết thương mại truyền thống, lý thuyết tổ chức công nghiệp và trường phải quản lý chiến lược. Lý thuyết thương mại truyền thống nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên cách tiếp cận của “kinh tế trọng cung”, chú trọng tới mặt cung, chủ yếu quan tâm tới khâu “bán hàng”, của người sản xuất-kinh doanh. Theo cách tiếp cận này tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do đó sự khác biệt về giá cả của hàng hóa, dịch vụ là tiêu chí chính để đo lường năng lực cạnh tranh. Lý thuyết này chưa chú trọng đúng mức về cầu hàng hóa, dịch vụ cũng như các yếu tố về môi trường kinh doanh. Lý thuyết tổ chức công nghiệp nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên cơ sở xác định các thông số tác động tới các hoạt động kinh doanh. Cách tiếp cận chủ yếu dựa trên hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp nhấn mạnh tới mặt cầu của hàng hóa, dịch vụ, coi trọng các yếu tố ngoài giá hơn yếu tố giá cá. Tuy nhiên cách tiếp cận vẫn chưa chú trọng đúng mức về lý luận và chưa chú ý tới các yếu tố như vai trò của nhà nước hay chính sách. Trường phái quản lý chiến lược được coi là mô hình khá mạnh nghiên cứu về năng lực cạnh tranh. trường phái này nghiên cứu và lý giải cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, nghiên cứu nguồn lực bảo đảm cho năng lực cạnh tranh. Theo công trình nghiên cứu của các tác giả Mỹ như Henricsson và các cộng sự (2004)…đã hệ thống, phân loại nghiên cứu và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo 3 loại: SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 4 Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành nghiên cứu năng lực cạnh tranh hoạt động, năng lực cạnh tranh dựa trên việc khai thác, sử dụng tài sản và năng lực cạnh tranh gắn quá trình. Năng lực cạnh tranh hoạt động là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh chú trọng vào các chỉ tiêu cơ bản gắn với các hoạt động kinh doanh trên thực tế như: thị phần, năng suất lao động, giá cả, chi phí v.v xu hướng nghiên cứu này được chú trọng cho tới cuối những năm 1990. Theo xu hướng này thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh hiệu quả như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp… Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản: Là xu hướng nghiên cứu nguồn hình thành năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng các nguồn lực như nhân lực, công nghệ, lao động. Theo đó doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả, đồng thời có lợi thế hơn khi tiếp cận những nguồn lực này. Năng lực cạnh tranh theo quá trình: Là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực này. Bao gồm: quản lý chiến lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình công nghệ, các quá trình tác nghiệp. xu hướng nghiên cứu này được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và phát triển tới nay. 1.1.3. Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là phương thức hoạt động của kinh tế thị trường. Nếu coi kinh tế thị trưòng như một phạm trù kinh tế khách quan, là tất yếu của lịch sử, thì cạnh tranh cũng như các đặc trưng khác của nó tồn tại cũng là tất yếu cần phải nhận thức. Thực ra, cạnh tranh có thể dẫn tới tăng lợi cho người này và làm thiệt hại cho người khác nhưng trên phạm vi toàn xã hội cạnh tranh luôn có tác động tích cực. Cạnh tranh thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến: Cạnh tranh hướng tới việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực khan hiếm: Cạnh tranh làm cho hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng: Như vậy có thể nói rằng, cạnh tranh là một phương thức hoạt động của kinh tế thị trường, nó thúc đẩy sản xuất tăng trưởng, và đến lượt mình, tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục sẽ góp phần nâng cao đời sống và phúc lợi xã hội. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, kinh tế thị trường và cạnh tranh cũng có những mặt hạn chế. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp cạnh tranh với SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 5 Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành nhau, đổ xô vào những ngành, những nơi đầu tư có lợi, điều đó có thể dãn tới sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế, đe dọa sự tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững, dẫn đến khủng hoảng sâu sắc. Vì mục tiêu lợi nhuân nhiều doanh nghiệp có thể bất chấp thủ đoạn để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh hoặc lừa bịp người tiêu dùng bằng những sản phẩm kém phẩm chất hoặc chứa chất độc hai, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường. 1.1.4. Khái niệm năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Cho đến nay khái niệm năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất, có rất nhiều các quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh. Việc đưa ra một quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp cần lưu ý những đặc thù của khái niệm này, theo như Henricsson và các cộng sự (2004) chỉ ra: đó là tính đa nghĩa, đa trị, đa cấp, phụ thuộc, có tính quan hệ qua lại, tính chất động và là một quá trình. Ngoài ra còn một số vấn đề như: Quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng đua tranh, tranh giành giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả phương thức hiện đại, không chỉ dựa vào lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế. Một vài khái niệm: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cao trong môi trường cạnh tranh cả ở trong nước và ở nước ngoài. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. 1.2. Đo lường và các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1. Tổng quan về đo lường và xác định tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Do chưa có khái niệm thống nhất nên việc đo lường và các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng chưa có sự thống nhất. SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 6 Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành Theo Wangwe (1995), Biggs và saturi (1997), chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hiệu quả kỹ thuật và năng suất; theo Cockburn (1997) đó là hiệu quả tài chính theo nghĩa hẹp (lợi nhuận); theo Porter (1990), đó là khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh (chi phí thấp và sự khác biệt về sản phẩm); theo Salinger (2001) đó là năng suất lao động năng lực vốn con người v. v Nhóm nghiên cứu của Flanagan (2005) đã hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu và đo lường năng lực cạnh tranh ở nhiều nước với nhiều giác độ: quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Theo đó ở cấp độ doanh nghiệp có hai nhóm chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh là: mức thu lãi và năng suất. Trong đó, mức thu lãi được tính bằng các chỉ số như: tiền lãi trên doanh số, tiền lãi trên tổng vốn,…còn năng suất được tính theo năng suất yếu tố (kết quả đầu ra trên mỗi yếu tố đầu vào) và năng suất tổng thể (tổng đầu ra trên tổng đầu vào). Nghiên cứu của Momaya (2004) đã hệ thống hóa các tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo từng nhóm năng lực: Khả năng khai thác và sử dụng tài sản gồm các chỉ tiêu liên quan tới; nguồn nhân lực, cơ cấu doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, công nghệ. Năng lực vận hành các quá trình: quá trình quản lý chiến lược (năng lực quản lý, chiến lược cạnh tranh, khả năng linh hoạt và thích ứng); quá trình sử dụng nguồn nhân lực (tài năng thiết kế và cải tiến); các quá trình công nghệ (đổi mới, các hệ thống công nghệ, công nghệ thông tin); các quá trình tác nghiệp (sản xuất, chất lượng…); các quá trình marketing (marketing, quản lý các mối quan hệ, năng lực thuyết phục…). Năng lực cạnh tranh hoạt động gồm các chỉ tiêu: năng suất, thị phần tài chính, sự khác biệt, mức sinh lời, chi phí, giá cả, sự đa dạng sản phẩm, hiệu quả, tạo ra giá trị, đáp ứng nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm mới. 1.2.2. Các yếu tố cấu thành và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.1. Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu tổng hợp, quan trọng, phản ánh năng lực cạnh tranh theo kết quả đầu ra của doanh nghiệp. Tiêu chí này gồm hai thành phần là thị phần và tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp. Thị phần là tiêu chí thể hiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có thị phần lớn hơn các doanh nghiệp khác thì có nghĩa là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó lớn hơn. Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ doanh SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 7 Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định so với tổng doanh thu hay số lượng tiêu thụ trên thị trường. Trong một số trường hợp không tính được thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần người ta có thể sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu để thay thế. Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi đầu ra của doanh nghiệp theo thời gian. 1.2.2.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Do nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp là sản xuất kinh doanh nên nếu sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh tranh thấp thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp không thể cao được. năng lực cạnh tranh của sản phẩm dựa trên các yếu tố cơ bản như: chất lượng sản phẩm cao, giá cả hợp lý, mẫu mã hợp thời, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp gồm các chỉ tiêu: chỉ tiêu kinh tế (chi phí sản xuất, chi phí bảo đảm chất lượng, chi phí sử dụng, chi phí môi trường) và các chỉ tiêu kỹ thuật (công dụng, thẩm mỹ, an toàn vệ sinh, tiện dụng). Phần lớn các chỉ tiêu này được so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của quốc gia, của quốc tế. Với các hàng hóa khác nhau thì các chỉ tiêu cụ thể của chúng cũng khác nhau. Một số chỉ tiêu định tính như thẩm mỹ, tiện dụng thường được xác định thông qua điều tra khách hàng. Giá cả sản phẩm: cho đến nay, đây vẫn là rất quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu có cùng chất lượng như nhau thì hàng hóa có giá cả thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn. Còn khi có sự khác biệt về chất lượng thì giá cả luôn được đặt trong sự so sánh với ích lợi do hàng hóa mang lại, độ bền, thẩm mỹ… Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là chỉ tiêu thể hiện việc cung cấp cho khách hàng đúng hàng hóa, đúng thời điểm với giá cả hợp lý. Đây là một chỉ tiêu định tính, phản ánh khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp. Để cung cấp “đúng” đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt, bảo đảm các nguồn lực (nguyên nhiên liệu, thiết bị vốn…) ổn định, kiểm soát chất lượng tốt…Chỉ tiêu này được xác định thông qua điều tra khách hàng. Dịch vụ đi kèm: bao gồm việc hướng dẫn sử dụng, theo dõi sử dụng, bảo trì, bảo hành. Dịch vụ sau bán hàng là một yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho khách hàng, củng cố và phát triển quan hệ với khách hàng, nhờ vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa. SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 8 Chuyên đề thực tập GVHD: T.S Tô Trung Thành 1.2.2.3. Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tiêu chí này được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: tỷ suất lợi nhuận, chi phí trên đơn vị sản phẩm v.v Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tổng hợp, được tính bằng trị số tuyệt đối (chẳng hạn, bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đơn vị đầu vào) hoặc số tương đối (tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp so với tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành hoặc thị trường). Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận không phải là mục tiêu chủ yếu mà còn là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển. Do vậy, đây là tiêu chí thể hiện mức độ đạt được mục tiêu hoạt động, phản ánh mặt chất lượng của năng lực cạnh tranh. Chi phí đơn vị sản phẩm: Chỉ tiêu này phản ánh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chi phí đơn vị sản phẩm thấp hơn phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao hơn. Chỉ số hiệu quả kỹ thuật: Là chỉ số đo mức độ sử dụng, khai thác các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ lệ sản lượng thực tế của doanh nghiệp so với sản lượng tiềm năng hay sản lượng tối đa khi doanh nghiệp sử dụng hết các yếu tố đầu vào. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp càng cao thì tương ứng với năng lực cạnh tranh càng cao, tức thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào (kỹ thuật) tốt hơn, hiệu quả hơn. 1.2.2.4. Năng suât các yếu tố sản xuất Các chỉ tiêu năng suất thường được sử dụng bao gồm: năng suất lao động, hiệu suất sử dụng vốn, năng suất yếu tố tổng hợp,…Năng suất phản ánh lượng sản phẩm đầu ra so với đơn vị yếu tố đầu vào, là chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu này còn phản ánh năng lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chi phí trên đơn vị sản phẩm và đơn vị thời gian. Do đó, năng suất phản ánh mặt lượng của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Năng suất các yếu tố thể hiện bằng các chỉ tiêu sau đây: Năng suất lao động: chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, năng suất lao động được đo bằng tỷ số giữa doanh thu thuần và số lao động trung bình trong kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đán giá năng lực cạnh tranh, chỉ tiêu này càng cao phản ánh năng lực cạnh tranh càng cao. Hiệu suất sử dụng vốn là tỷ lệ doanh thu thuần trên vốn kinh doanh (hoặc vốn cố định và đầu tư dài hạn) của doanh nghiệp. SV: Nguyễn Công Chinh Lớp: Kinh tế học K48 9 [...]... nhánh của công ty: Hiện tại công ty có 3 chi nhánh đang hoạt động và hạch toán độc lập:  Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội – Chi Nhánh Quảng Nam  Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội – Chi Nhánh Yên Bái  Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội – Chi Nhánh KonTum 2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công Ty 2.2.1... đường, và khai thác vật liệu xây dựng 2.2.2.5 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Đây là chỉ tiêu cơ bản của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Sản xuất ra sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao là phương tiện để Công Ty chiếm lĩnh thị trường Năng lực cạnh tranh của sản phẩm thể hiện qua giá cả, chất lượng và thương hiệu của Công Ty Thực tế tại Công Ty cho thấy, giá thành sản phẩm của Công Ty là rất cạnh tranh. .. giá thành sản phẩm của nhiều doanh nghiệp Để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cần tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển ngành này SV: Nguyễn Công Chinh 16 Lớp: Kinh tế học K48 Chuyên đề thực tập Thành GVHD: T.S Tô Trung CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ, SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH LÂM NGHIỆP HÀ NỘI 2.1 Khái quát về Công Ty 2.1.1 Tên và địa chỉ công. .. tới nay Công Ty đã ký kết, nhiều thỏa thuận hợp tác, liên doanh, liên kết với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài ngành thuộc các lĩnh vực Công ty kinh doanh, có thể kể đến những doanh nghiệp mà Công Ty hợp tác liên kết như: Công Ty CP Đầu Tư Và Xây Dựng Công Trình 128 – CIENCO1, Công Ty CP Đầu Tư Xây Lắp Và Thương Mại TIC, Công Ty CP Hương Giang, Công Ty CP Lâm Nghiệp Hà Nội, Công Ty CP Tất Thành,… Đặc... với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.5 Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều biến động đòi hỏi doanh nghiệp có khả năng thích ứng cao và đổi mới nhanh chóng Đây là một chỉ tiêu đánh giả năng lực cạnh tranh “động của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của. .. Xuân – Hà Nội Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103013399 cấp ngày 07 tháng 08 năm 2004 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh Công ty kinh doanh những ngành nghề sau: • Trồng rừng; • Thi công các công trình lâm nghiệp, cây xanh đô thị; • Đào tạo chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật lâm nghiệp; • Sản xuất, buôn bán hàng lâm sản (trừ lâm sản nhà nước... Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.3.1.Các nhân tố bên trong doanh nghiệp • Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên các mặt: Trình độ của đội ngũ cán bộ quản... thể thấy Doanh thu của Công Ty liên tục tăng qua các năm từ năm 2005 tới nay, nếu lấy năm 2006 và năm 2007 để so sánh về năng lực chiếm lĩnh thị phần của Công Ty với năng lực chiếm lĩnh thị phần của trung bình một doanh nghiệp Việt Nam thì rõ ràng Công Ty có năng lực chiếm lĩnh thị cao hơn Nếu so sánh với mức trung bình của một doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước ta thấy năm 2006 Công Ty tăng... nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn, do đó có tác động mạnh tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp • Trình độ thiết bị, công nghệ... nghiên cứu và phát triển, khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hóa sản xuất Do vậy, năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của doanh SV: Nguyễn Công Chinh 13 Lớp: Kinh tế . lập:  Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội – Chi Nhánh Quảng Nam.  Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội – Chi Nhánh Yên Bái.  Công Ty Cổ. Trung Thành CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ, SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH LÂM NGHIỆP HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Công Ty 2.1.1. Tên và địa chỉ công ty Công ty Với. tích năng lực cạnh tranh của một Công Ty, cụ thể: Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Sản Xuất Và Kinh Doanh Lâm Nghiệp Hà Nội, Trong chương này được chia làm hai phần: Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan