Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc

41 163 0
Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ  sản phẩm ở Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế ngày càng phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân ngày được cải thiện và nâng cao, điều này cho thấy chủ tính đúng đắn của chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, là khâu quyết định của chu kỳ kinh doanh, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm của mình mới có thu nhập để trang trải những chi phí nguyên vật liệu, nhân công, vốn vay… cũng như có tiền đề mở rộng sản xuất. Vì vậy nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ ngừng trệ. Thấy được vai trò và tầm quan trọng của điều đó, nhất là sau khi thực tập tại công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc, kết hợp nghiên cứu tìm hiểu và nắm vững những vấn đề của thực tiễn, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên trong công ty, sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Ths Đỗ Thanh Hà, nên em đã nghiên cứu đề tài : “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu tóm lược về Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc. Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ xi măng của Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiệu thụ sản phẩm của Công ty. Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền 1 Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC VỀ CÔNG TY CP KINH DOANH XI MĂNG MIỀN BẮC 1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XI MĂNG MIỀN BẮC 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty CP kinh doanh Xi măng miền Bắc – Tên giao dịch Norcemco. Công ty CP kinh doanh Xi măng là doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 29/11/2005 và các qui định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Là doanh ngiệp cổ phần, công ty có trụ sở chính tại nhà E9, tầng 1, tòa nhà Vimeco đường Phạm Hùng- Phường Trung Hoà- Quận Cầu Giấy- Hà Nội. Công ty được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, hoạt động nhằm mục tiêu tối đa hoá các khoản lợi nhuận, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh. - Công ty có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định. - Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại vừa và nhỏ, thời gian kinh doanh chưa nhiều. Lĩnh vực kinh doanh là các mặt hàng xi măng, vật liệu xây dựng và các sản phẩm từ xi măng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Công ty không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành quả đáng kể như: trước đây địa bàn tiêu thụ là Hà Nội thì hiện nay thị trường Công ty trên khắp miền Bắc, cung cấp Xi măng cho các công trình trọng điểm Quốc gia như nhà máy thủy điện Bản Chát, dự án công trình cầu Vĩnh Tuy, …và là nhà phân phối xi măng cho các đại lý , cửa hàng khu vực phía Bắc. Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền 2 Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh - Thông qua việc điều hành và hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn, vật tư, nhân lực…. Giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường, bảo đảm cuộc sống cho toàn thể nhân viên, đồng thời góp phần xât dựng đất nước thêm giàu mạnh. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Sản xuất, mua bán xi măng, vật liệu xây dựng và các sản phẩm từ xi măng; Sản xuất tấm bê tông đúc sẵn, ống, cột bê tông, cọc bê tông cốt thép; Sản xuất, kinh doanh máy móc, thiết bị dùng trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng; Vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng xe ô tô(theo hợp đồng); Kinh doanh, cho thuê phương tiện vận tải; Xây dựng, vận hành, khai thác khu công nghiệp, khu trung tâm thương mại; Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng; Trang trí nội, ngoại thất công trình; Tư vấn đầu tư; Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền 3 Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty 1.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền 4 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT PHÓ GIÁM ĐỐC I PHÓ GIÁM ĐỐC II VĂN PHÒNG CÔNG TY PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG THỊ TRƯỜNG PHÒNG TIÊU THỤ XI MĂNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh 1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Mỗi đơn vị, phòng ban có chức năng nhiệm vụ riêng, nhưng đều kết hợp hài hòa chặt chẽ phục vụ cho mục tiêu chung của công ty. Mô hình tổ chức của công ty gồm có: Hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần kinh doanh xi măng Miền Bắc. Đại hội đồng cổ đông là nơi có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: Các ủy viên kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông đề cử, là nơi thực hiện giám sát Ban quản trị và Giám đốc trong việc quản lý, điều hành công ty, và chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông thực hiện những nhiệm vụ được giao. Giám đốc công ty: là người đứng đầu, do HDQT công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, HĐQT công ty, cổ đông và pháp luật về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp đảm nhận các lĩnh vực tổ chức nhân sự, tài chính kế toán và quản trị văn phòng. Phó giám đốc công ty: Có nhiệm vụ giúp giám đốc trong một số lĩnh vực hoạt động của công ty, thay thế giám đốc khi giám đốc vắng mặt. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban của công ty: Phòng TCLĐ: Tham mưu cho giám đốc công ty trong công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, an toàn vệ sinh lao động, công tác thanh tra pháp chế công tác bảo vệ chính trị nội bộ và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, chiến sĩ thi đua khen thưởng Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền 5 Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh Phòng hành chính Quản trị: Phòng có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty trên các lĩnh vực hành chính quản trị văn phòng, công tác bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe cho CBCNV của công ty. Phòng Tài chính kế toán: Theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dưới hình thái tiền tệ. Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày của công ty thông qua doanh thu của công ty, xác định kết quả doanh thu của công ty, kết quả sản xuất kinh doanh, thanh toán công nợ đối với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, cơ quan thuế vụ…Tham mưu giúp giám đốc công ty trong công tác quản lý tài sản tiền vốn và sử dụng có hiệu quả đồng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh. Phòng thị trường: Tổ chức nghiên cứu, điều tra nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình thị trường. Cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về thị trường để giúp giám đốc ra các quyết định quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Phòng quản lý dự án: Quản lý công tác xây dựng cơ bản nội bộ. Tận dụng lao động cơ sở, vật chất kinh doanh vật liệu xây dựng. Phòng tiêu thụ xi măng: Thực hiện tiêu thụ xi măng theo các hình thức bán buôn, bán lẻ qua hệ thống các cửa hàng của công ty và các cửa hàng đại lý trên địa bàn TP Hà Nội. Lập kế hoạch tiêu thụ và phân bổ chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ cho các trung tâm tiêu thụ. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và các trang thiết bị phương tiện làm việc được công ty giao. Thực hiện chế độ luân chuyển chứng từ thống kê báo cáo theo quy định công ty và chế độ kế toán do Nhà nước quy định. 1.1.4.Đặc điểm về cơ cấu lao động. Để đáp ứng sự phát triển của hoạt động kinh doanh công ty đã tuyển dụng nhân lực bổ sung qua các năm. Cụ thể được biểu hiện qua biểu sau: Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền 6 Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh Bảng cơ cấu lao động Đơn vị: Người Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền 7 Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh Qua bảng số liệu ta thấy: Số lượng lao động của công ty tăng lên khá đồng đều, năm 2008/2007 tăng 28.9% ứng với 13 người. Năm 2009/2008 tăng 20.1% ứng với 12 người. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do trong thời gian qua khi gia nhập thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, chính vì thế mà công ty luôn mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư thêm trang thiết bị nên cần thêm một số lao động mới. - Xét về cơ cấu lao động theo giới tính. Nhìn vào biểu trên ta thấy tổng số lao động của công ty năm 2009 là 70 người. Về giới tính lao động nam là 37 người, nữ là 33 người. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, nên lao động nam và nữ tương đối cân bằng nên cũng thuận lợi trong việc hoạt động của công ty. Lao động nam chủ yếu được phân bố ở các phòng như: phòng kinh doanh, kế hoạch thị trường… còn lao động nữ thì được phân bổ vào các phòng như phòng kế toán, văn thư đó là những công việc phù hợp cho nữ giới. - Xét về cơ cấu lao động theo tính chất công việc. Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động trực tiếp luôn chiếm ưu thế hơn lao động gián tiếp. Năm 2008 so với năm 2007 tổng số lao động tăng 13 người Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh tăng giảm 08/07 So sánh tăng giảm 09/08 Tuyệt đối % Tuyệt đối Tổng số lao động 45 58 70 13 28.9 12 20.1 Chia theo tính chất Lao động trực tiếp 43 54 65 11 25.6 11 20.4 Lao động gián tiếp 2 4 5 2 100 1 Theo giới tính Nam 26 34 37 8 30.1 3 8.8 Nữ 19 24 33 5 26.3 9 37.5 Theo trình độ Trên đại học 30 35 44 5 16.7 9 25.7 Cao đẳng, trung cấp 12 18 20 6 50 3 16.7 PTTH 3 5 6 1 33.3 1 8 Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh chiếm tỷ trọng 28.9%, trong đó lao động trực tiếp là 11 người, lao động gián tiếp là 2 người. Số lao động năm 2009 so với năm 2008 tăng 12 người chiếm tỷ trọng 20.1%. Trong đó lao động trực tiếp tăng 11 người. - Xét về trình độ chuyên môn. Tính đến năm 2009 oLao động có trình độ Đại học: 44 người, chiếm 62.3%. oLao động có trình độ CĐ, TC: 20 người, chiếm 28.6% oLao động có trình độ THPT : 6 người, chiếm 9.1%. Ta nhận thấy rằng tỷ lệ lao động có trình độ Đại học chiếm tỷ trọng chưa cao lắm trong cơ cấu nhân sự của công ty và họ chủ yếu được đảm nhiệm những chức vụ quan trọng và chủ chốt trong công ty, được phẩn bổ trong các phòng ban mang tính chiến lược của công. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp, THPT chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong công ty. Chất lượng nguồn nhân lực trong công ty chưa thực sự cao. Công ty nên chứ trọng hơn nữa việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty nhằm nâng cao chất lượng CBNV trong công ty. 1.1.5. Đặc điểm cơ cấu về vốn Vốn: là yếu tố cơ bản để thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, nó cũng là yếu tố quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vốn là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên kết quả của các hàng hóa dịch vụ. Do vậy tạo nguồn vốn, quản lý sử dụng vốn và tài sản là một trong những nội dung quan trọng đối với chính sách tài chính của Công ty. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý sử dụng vốn và tài sản là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường và hiệu quả kinh tế cao. Đơn vị : trđ TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 (%) 08/07 (%) 09/08 I Phân theo nguồn hình thành 70.323 83.258 94.485 18.4 13.5 Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền 9 Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh Nợ phải trả 44.900 54.678 62.465 21.8 14.4 Nguồn vốn chủ sở hữu 25.432 28.580 32.020 16.3 12.1 II Phân theo tính chất 70.323 83.258 94.485 18.4 13.5 Vốn cố định 29.631 32.749 35.613 10.6 8.7 Vốn lưu động 40.692 50.509 58.872 24.1 16.6 III Tổng tài sản 70.323 83.258 94.485 18.4 13.5 Qua bảng số liệu ta thấy, trong năm 2007 tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 70.323 triệu đồng, đến năm 2008 tăng lên 83.258 triệu đồng tương ứng với 18.4% so với năm 2007 . Nhưng đến năm 2009 nguồn vốn này đã tăng lên tới con số 94.485 triệu đồng tương ứng với con số 13.5% so với năm 2008. Lý do là từ năm 2008 một phần là do nhu cầu mở rộng thị trường và phần lớn là công ty xây mới trụ sở văn phòng, kho bãi nên đã có sự thay đổi nhất định trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Vốn lưu động năm 2007 chiếm 57,8%, năm 2008 tăng lên 60,7%, đến năm 2009 tăng lên 62.1% trên tổng nguồn vốn kinh doanh. Vốn cố định của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2007 chiếm 42,2% rên tổng nguồn vốn kinh doanh, đến năm 2009 chiếm 39.3%. Ta thấy vốn lưu động của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn điều đấy phần nào chứng tỏ sự hoạt động của công ty là có hiệu quả, công ty đã có uy tín, thương hiệu nên trong chính sách huy động vốn của mình công ty đã lập phương án kinh doanh để huy động vốn vay từ các ngân hàng thông qua các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn. Đây cũng là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty đã tạo được mối quan hệ chặt chẽ cũng như sự tin tưởng của nhiều ngân hàng và nhà đầu tư. Bằng uy tín của mình công ty từ chỗ vay thế chấp chuyển sang vay bằng tín chấp. Nguồn vốn vay này tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được chủ động hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn so với việc huy Th.S Đỗ Thanh Hà SV: Đỗ Ngọc Tuyền 10 [...]... tâm đến sản phẩm của công ty hơn, từ đó mà công ty có thể tiếp cận thị trường hiệu quả hơn, công tác thực hiện đẩy mạnh tiêu thụ sẽ thành công như mục tiêu ban đầu công ty đặt ra 3.3.4.Tăng cường quảng bá thương hiệu sản phẩm của công ty Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc là một công ty ít được biết đến nó chỉ tồn tại quanh khu vực hoạt động của công, khách hàng cũng chưa hiểu hết được công ty này... Tuyền Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 3.1 MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh chung của Công ty trong tương lai lâu dài nhằm tập trung vào một số nội dung chính sau đây: 3.1.1 Phương hướng tiêu thụ xi măng - Về sản lượng: Bám sát vào diễn biến thị... càng cao, giải quyết được việc làm cho người lao động góp phần nâng cao mức sống của công nhân viên trong doanh nghiệp Th.S Đỗ Thanh Hà 13 SV: Đỗ Ngọc Tuyền Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP KINH DOANH XI MĂNG MIỀN BẮC 2.1 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH TIÊU THỤ XI MĂNG 2.1.1 Đặc điểm môi trường kinh doanh xi măng trên thế... của công ty như Hà Nội, Hà Nam thì công ty cũng chiếm chưa đến 40% sản lượng tiêu thụ của vùng, do vậy công ty rất khó có thể cạnh tranh được với những công ty lớn có tiềm lực Đây cũng là vấn đề làm hạn chế khả năng mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ của công ty Kênh phân phối của công ty còn có nhiều hạn chế, công ty chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm qua đại lý, công ty chưa có những điểm tiêu thụ. .. nó giúp cho Công ty nắm bắt, tận dụng triệt để các cơ hội trên thị trường Với mục tiêu mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm xi măng và các sản phẩm từ xi măng tại mọi điểm tiêu thụ trên cả nước là một công việc cần thiết của toàn Công ty Công ty luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế mở đại lý thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý tiêu thụ trên địa bàn toàn quốc Đến nay, đại lý của Công ty đã có mặt... năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu vào máy móc thiết bị ngành xi măng là rất lớn, đó là sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khi muốn gia tăng công suất, đổi mới công nghệ 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY 2.2.1 Thực trạng về sản phẩm của công ty Đa số các sản phẩm mà Công ty kinh doanh hiện tại là những sản phẩm xi măng và... tranh của sản phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Chất lượng sản phẩm tốt mà giá bán hợp lý đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh cao, mức độ tiêu thụ sản phẩm sẽ lớn và đó cũng chính là con đường sống trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Trong thời gian tới Công ty cần tiến hành một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, như: Trong mọi khâu như... nhưng số đại lý của công ty đã tăng từ 15 đại lý nên 20 đại lý Đây là một kết quả không lớn nhưng nó mang tính chất khích lệ công ty, nó chỉ ra rằng công ty đang đi đúng hướng Số lượng sản phẩm của công ty được tiêu thụ ngày một tăng Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của công ty Thị trường của công ty được mở rộng cả về phạm vi đại lý lẫn đoạn thị trường, đó là việc sản phẩm. .. vực kinh doanh xi măng 2.2.4 Thực trạng các hoạt động thúc đẩy bán hàng Sở dĩ đạt được kết quả tiêu thụ trong các năm qua như đã phân tích ở trên là do Công ty đã chú ý một số mặt hoạt động sau đây Đẩy mạnh hoạt động Marketing Một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường tiêu thụ của mình thì hoạt động Marketing là hết sức quan trọng Trong những năm qua Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc đã có những... Thanh Hà 25 SV: Đỗ Ngọc Tuyền Luận văn tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh 3.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 3.2.1.Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường Đối với việc tiêu thụ sản phẩm thì một trong những điều kiện quan trọng nhất là thị trường Để có thể tiêu thụ được sản phẩm nhiều hay ít, nhanh hay chậm thì doanh nghiệp phải xác định được thị trường tiềm năng mà mình sẽ . Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc. Chương II: Thực trạng công tác tiêu thụ xi măng của Công ty CP kinh doanh xi măng Miền Bắc. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiệu thụ. CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH XI MĂNG MIỀN BẮC 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty CP kinh doanh Xi măng miền Bắc – Tên giao dịch Norcemco. Công ty CP kinh doanh Xi măng. II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP KINH DOANH XI MĂNG MIỀN BẮC 2.1 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NGÀNH TIÊU THỤ XI MĂNG 2.1.1 Đặc điểm môi trường kinh doanh xi măng trên thế

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I:

  • Là doanh ngiệp cổ phần, công ty có trụ sở chính tại nhà E9, tầng 1, tòa nhà Vimeco đường Phạm Hùng- Phường Trung Hoà- Quận Cầu Giấy- Hà Nội. Công ty được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, hoạt động nhằm mục tiêu tối đa hoá các khoản lợi nhuận, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.

  • Công ty có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định.

    • 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty

    • 1.1.4.Đặc điểm về cơ cấu lao động.

    • Bảng cơ cấu lao động

      • TT

      • Phân theo nguồn hình thành

        • Tổng tài sản

        • 2.2.3.1.Thị trường kinh doanh của công ty.

        • 2.2.3.2.Thị trường kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.

        • 2.2.4. Thực trạng các hoạt động thúc đẩy bán hàng

        • 3.1 MỤC TIÊU PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh chung của Công ty trong tương lai lâu dài nhằm tập trung vào một số nội dung chính sau đây:

          • 3.1.1 Phương hướng tiêu thụ xi măng.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan