Báo cáo thực tập thực trạng hạch toán và sử dụng tài sản cố định tại công ty cà phê tháng 10

43 253 0
Báo cáo thực tập thực trạng hạch toán và sử dụng tài sản cố định tại công ty cà phê tháng 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 GTGT Giá trị gia tăng 2 SH Số hiệu 3 STT Số thứ tự 4 TK Tài khoản 5 TSCĐ Tài sản cố định 6 VAT Thuế giá trị gia tăng DANH MỤC BẢNG BIẾU, SƠ ĐỒ Tên bảng biếu, sơ đồ Trang Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán Sơ đồ 3.3: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Bảng 3.1: Tình hình sử dụng lao động của công ty Bảng 3.2: Kết quả hoạt động SXKD của công ty Bảng 3.3: Bảng phân loại TSCĐ theo hình thái sử dụng Bảng 3.4: Sổ chi tiết TK 211 Bảng 3.5: Sổ cái TK 211 Bảng 3.6: Bảng trích khấu hao TSCĐ của công ty Bảng 3.7: Bảng phân bổ khấu hao Bảng 3.8: Sổ chi tiết TK 214 Bảng 3.9: Sổ cái TK 214 PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã giúp cho đất nước ta có bước tiến rõ rệt trên con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đồng thời đất nước ta đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập theo sự phát triển của thế giới và xu hướng của thời đại. Hội nhập và phát triển kinh tế là một cơ hội đồng thời cũng là một sự thách thức lớn đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và cụ thể là các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Việt Nam đã và đang tập trung, phát triển mọi nguồn lực, phát huy tối đa cả nội lực và ngoại lực. Điều này đòi hỏi các chủ thể sản xuất kinh doanh muốn tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này phải có chiến lược kinh doanh cho phù hợp, tập trung quản lý và sử dụng mọi nguồn lực sao cho hiệu quả nhất. Trong đó TSCĐ được coi là nguồn lực quan trọng. Vì bất kỳ một doanh nghiệp nào, khi bắt đầu bước vào sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đầu tiên là phải có một nền tảng cần thiết về cơ sở vật chất, đó chính là TSCĐ. TSCĐ là tư liệu sản xuất chủ yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, thường lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp, là tư liệu sàn xuất chủ yếu.Quản lý và sử dụng TSCĐ không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khốc liệt như hiện nay. Do đó công tác quản lý, sử dụng, hạch toán TSCĐ đã trở thành một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Xuất phát từ những nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại Công ty cà phê Tháng 10, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng hạch toán và sử dụng tài sản cố định tại Công ty cà phê Tháng 10” làm đề tài báo cáo thực tập tổng hợp của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. • Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ. • Đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cà Phê Tháng 10. • Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty Cà Phê Tháng 10. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Đối tuợng nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty cà phê Tháng 10. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu • Không gian: Đề tài nghiên cứu tại: Công ty cà phê Tháng 10, Huyện Krông Păk, Tỉnh Đăk Lăk. PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Lý luận chung về TSCĐ 2.1.1.1. Khái niệm tài sản cố định Tài sản cố định là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể và cũng có thể chỉ tồn tại dưới hình thái giá trị được sử dụng để thực hiện một số chức năng trong quá trình kinh doanh, có giá trị lớn và sử dụng dài theo quy định trong chế độ quản lý tài sản hiện hành. Tiêu chuẩn về TSCĐ được quy định trong chuẩn mực QĐ 206/2003/QĐ-BTC. Tài sản cố định phải hội đủ các tiêu chuẩn sau: − Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. − Nguyên giá TSCĐ được xác định một cách đáng tin cậy. − Thời gian sử dụng từ một năm trở lên. − Có giá trị từ 10.000.000 đồng VN trở lên. 2.1.1.2. Đặc điểm của tài sản cố định Nhận biết đặc điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý TSCĐ, TSCĐ có một số đặc điểm sau: - TSCĐ hữu hình tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. - Giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ bị giảm dần khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh do sự hao mòn. - Giá trị hao mòn của TSCĐ được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng kỳ dưới hình thức chi phí khấu hao tài sản cố định. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Giá trị phải khấu hao là nguyên giá TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. - TSCĐ trải qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn đủ một vòng quay của số vốn bỏ ra ban đầu để mua sắm. Do đó, doanh nghiệp phải quản lý TSCĐ cả về giá trị và hiện vật. 2.1.1.3. Nhiệm vụ kế toán - Phản ánh tình hình số lượng, chất lượng, tình hình tăng giảm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp và từng nơi sử dụng. Kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng TSCĐ hợp lý, hiệu quả. - Tính đúng, phân bổ kịp thời và chính xác số khấu hao TSCĐ vào các đối tượng sử dụng. Quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư hình thành từ việc trích khấu hao TSCĐ có hiệu quả. - Lập kế hoạch và dự toán chi phí sữa chữa lớn, phản ánh và kiểm tra tình hình chi phí thực tế sữa chữa TSCĐ. - Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chặt chẽ quá thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán ghi chép ban TSCĐ. Mở các loại sổ cần thiết, hoạch toán theo chế độ quy định và lập báo cáo kế toán về TSCĐ. - Tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước, phân tích và xác định hiệu quả sử dụng TSCĐ. 2.1.1.4. Phân loại TSCĐ TSCĐ có nhiều loại, nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hoạch toán TSCĐ cần thiết phải phân loại. - TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình bao gồm các loại sau: + Nhà cửa, vật kiến trúc. + Máy móc, thiết bị. + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn. + Thiết bị, dụng cụ quản lý. + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm. + TSCĐ khác… - TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. TSCĐ vô hình bao gồm các loại sau: + Quyền sử dụng đât. + Quyền phát hành. + Bản quyền, bằng sang chế. + Nhãn hiệu hàng hóa. + Phần mềm vi tính. + Giấy phép và giấy phép nhượng quyền. +TSCĐ vô hình khác… - TSCĐ thuê tài chính: Là tài sản thuê mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. 2.1.2. Đánh giá TSCĐ: Là xác định giá tri ghi sổ TSCĐ theo những tiêu thức nhất định, giá trị TSCĐ được đánh giá theo giá trị ban đầu ( tức nguyên giá TSCĐ ) và giá trị còn lại. 2.1.2.1. Nguyên giá tài sản cố định: A. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. a. Trường hợp mua sắm (TSCĐ mới và TSCĐ cũ) * Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Nguyên giá Giá mua Các khoản giảm giá Chi phí liên quan Thuế NK tài sản = (không có - mua, chiết khấu thương + (vận chuyển, bốc dỡ, + (nếu có) cố định thuế VAT) mại được hưởng chạy thử…) * Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT: Nguyên giá Giá thanh toán Các khoản giảm giá Chi phí liên quan Thuế NK tài sản = (kể cả - mua, chiết khấu thương + (vận chuyển, bốc dỡ, + (nếu có) cố định thuế VAT) mại được hưởng chạy thử…) b. Trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản: bộ phận xây dựng cơ bản có hạch toán kết quả riêng hoặc thuê ngoài: * Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ: Nguyên giá Giá trị thực tế của công trình xây dựng Các chi phí tài sản = (qui định tại điều lệ quản lý đầu tư + liên quan cố định và xây dựng hiện hành ) khác * Đối với cơ sở kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT: Nguyên giá Giá trị thực tế của Thuế Chi phí TSCĐ = công trình xây dựng + GTGT + liên quan c. Trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản do bộ phận xây dựng cơ bản không hạch toán kết quả riêng: Nguyên giá Tổng số chi phí Chi phí TSCĐ = thực tế xây dựng cơ bản + liên quan d. Trường hợp TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá Giá trị còn lại Giá trị được đánh giá thực tế Chi phí TSCĐ = trên sổ sách (hoặc) của hội đồng giao nhận + liên quan e. TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kì hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình theo qui định của chuẩn mực “Chi phí đi vay” f. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị thanh lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự. Trong cả hai trường hợp không có bất cứ một khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. g. Trường hợp nhận do biếu tặng , vốn góp liên doanh: Nguyên giá Giá trị theo đánh giá thực tế Chi phí TSCĐ = của hội đồng giao nhận + liên quan B. Nguyên giá TSCĐ vô hình. Là toàn bộ các chi phi mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. a. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt. Bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. b. Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp. Nguyên giá TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua trả tiền mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. c. TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi. + Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình không tương tự hoặc tài sản khác là giá trị hợp lý của TSCĐ vô hình nhận về, hoặc giá trị thanh lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan phải tính ra đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính. + Nguyên giá TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ vô hình tương tự là giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đem trao đổi. d. Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất. Nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) chi phí đền bù cho giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ … e. Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng Nguyên giá được xác định theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính. C. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ảnh ở đơn vị đi thuê là giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu, thì nguyên giá ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của tài sản cố định thuê. Nguyên giá Giá mua Các khoản giảm Chi phí Thuế nhập khẩu tài sản = thực tế - giá mua + liên quan + (nếu cố định được hưởng có) Phần chênh lệch giữa tiền thuê tài chính phản ánh ở đơn vị phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá TSCĐ đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn hợp đồng thuê tài chính. 2.1.2.2. Giá trị còn lại TSCĐ Là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ 2.1.3. Khấu hao và phương pháp tính khấu hao TSCĐ. 2.1.3.1. Hao mòn TSCĐ Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ 2.1.3.2. Khấu hao TSCĐ Là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí được biểu hiện bằng giá trị tiền tệ và sẽ thu hồi trong doanh thu bán hàng. 2.1.3.3. Ý nghĩa của việc tính khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ phản ảnh phần giá trị đã hao mòn của TSCĐ. Việc tính toán số trích lập quỹ khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng: - Tính toán chính xác số khấu hao sẽ làm cho việc tính toán giá thành, phí lưu thông và tích lũy tiền tệ ở các doanh nghiệp được chính xác. - Tính toán chính xác số tiền trích khấu hao không những chỉ có tác động đảm bảo tái sản xuất giản đơn TSCĐ mà còn có tác dụng đảm bảo tái sản xuất mở rộng TSCĐ. 2.1.3.4. Phương pháp tính khấu hao Có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ, tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và tài sản mà lựa chọn hình thức khấu hao phù hợp. Ở đây, chỉ đề cập đến phương pháp khấu hao thông dụng được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ theo công thức dưới đây: Mức KH hàng năm = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng Mức KH hàng tháng = Mức KH hàng năm 12 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: [...]... sở vật chất của Công ty tuy biến động tăng giảm không đều song Công ty đã rất chú trọng đến việc nâng cao hệ thống cơ sở vật chất Công ty tập trung đầu tư vào các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể tạo ra được khối lượng sản phẩm cao nhất với chất lượng sản phẩm tốt nhất 3.2.2 Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại công ty 3.2.2.1 Hạch toán tăng tài sản cố định Thủ tục chứng... quyết và ý kiến đề nghị lên Công ty Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Trực thuộc phòng XNK có nhiệm vụ cung cấp những thông tin về giá cả cho phòng xuất nhập khẩu và trực tiếp xuất khẩu cà phê cho công ty 3.2.5.2 Tổ chức công tác kế toán Công tác tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán của công ty được tổ chức như sau: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán. .. Quyết định số 121/QĐ - UB về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước “Nông trường cà phê Tháng 10 , tách ra từ nông trường Phước An, đến ngày 23 /10/ 1997 theo Quyết định số 2206/QĐ - UB của UBND tỉnh Daklak đổi tên “Nông trường cà phê Tháng 10 thành Công ty cà phê Tháng 10 Công ty hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 111885 đăng ký lần đầu ngày 10/ 11/1997 và đăng ký thay đổi lần 4 ngày 05 /10/ 2004... biến, sản xuất, thu mua cà phê của công ty Có bộ phận kế toán riêng, hạch toán báo sổ, cung cấp chứng từ ban đầu sau đó cuối tháng đưa về phòng tài vụ - kế toán để tổng hợp, làm cơ sở để lập sổ chi tiết * Hình thức sổ kế toán Hình thức ghi sổ kế toán được kế toán công ty sử dụng là ghi theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là việc ghi sổ kế toán. .. xuất kinh doanh cà phê Năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.478 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 95,4%, một tỷ lệ tăng rất cao, gần gấp đôi năm ngoái Năm 2008 lại giảm đi 1.278 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm là 22,7% Đây là điều tất yếu phụ thuộc vào doanh thu và chi phí 3.2 QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CÀ PHÊ THÁNG 10 3.2.1 Tình hình chung về tài sản cố định tại công ty Mỗi cơ sở sản xuất kinh... thuận lợi và khó khăn của Công ty cà phê Tháng 10 3.2.4.1 Thuận lợi Công ty cà phê tháng 10 nằm trong vùng chuyên canh cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk địa bàn công ty dọc theo Quốc lộ 26 rất thuận lợi về giao thông, có nguồn nhân lực dồi dào phục vụ thời vụ thu hoạch Qua 4 năm tổ chức sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ của công ty đã cải thiện, nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng được nhu cầu của công ty trong... Diện tích đất đai của Công ty chủ yếu là đất Feralit nâu đỏ bazan màu mỡ, với tầng đất dày trên 1m, có độ phì nhiêu cao và độ pH từ 4,5 - 5,8 Nhìn chung, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất là khá giàu, thuận lợi cho sự phát triển và năng suất cây cà phê 3.2 Tình hình chung về Công ty cà phê Tháng 10 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công Ty Cà Phê Tháng 10 là một Doanh nghiệp... từ - Căn cứ vào dự toán - Căn cứ quyết định phê duyệt quyết toán trồng và chăm sóc ca cao trồng năm 2004 do giám đốc công ty phê duyệt - Căn cứ quyết toán ca cao trồng năm 2004 - Căn cứ vào biên bản nghiệm thu bàn giao Phiếu kế toán tăng TSCĐ CÔNG TY CÀ PHÊ THÁNG 10 Km 23, quốc lộ 26, Krông Păk, Đăk Lăk PHIẾU KẾ TOÁN TỔNG HỢP Ngày 30 tháng 09 năm 2008 Số phiếu: 392 Nội dung Hoàn thành XDCB Tài khoản... Sơ đồ 3.2: Bộ máy kế toán của công ty cà phê tháng 10 Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán giao dịch ngân hàng, tiền lương và thuế Kế toán giá thành và tiêu thụ Kế toán tổng hợp Kế toán theo dõi hđ ở XN Tuy Đức Kế toán thanh toán công nợ Thủ quỹ Các nhân viên kế toán trực thuộc Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - Kế toán trưởng: Phụ trách chung, quản lý, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cao nhất, giúp... 05 /10/ 2004 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đăk Lăk cấp Khi mới thành lập cơ sở vật chất hầu như không có, phần lớn diện tích cà phê của công ty là tiếp nhận diện tích của đồn điền cũ, vườn cây từ công ty cà phê Phước An chuyển giao cho công ty với diện tích là 508,88 ha (trong đó:318,40 ha cà phê kinh doanh và 190,48 ha cà phê kiến thiết cơ bản) Đến năm 2005 diện tích công ty quản lý sản xuất kinh doanh là . gian thực tập tại Công ty cà phê Tháng 10, tôi đã chọn đề tài: Thực trạng hạch toán và sử dụng tài sản cố định tại Công ty cà phê Tháng 10 làm đề tài báo cáo thực tập tổng hợp của mình. 1.2. Mục. kế toán TSCĐ. • Đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Cà Phê Tháng 10. • Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty Cà Phê Tháng 10. 1.3 lý TSCĐ và vào sổ đăng ký TSCĐ. Sơ đồ 1:Trình tự thủ tục hạch toán TSCĐ Tài khoản sử dụng: 2.1.6. Kế toán tổng hợp tài sản cố định. Tài khoản sử dụng TK211: Tài sản cố định hữu hình”. + Tài khoản

Ngày đăng: 17/04/2015, 21:03

Mục lục

  • Chứng từ ghi sổ

    • Sơ đồ 3.3: Hình thức kế toán tại công ty

    • Thủ tục chứng từ

      • Phiếu kế toán giảm TSCĐ

      • Kế toán trưởng Người lập biểu

        • Bảng 3.6: Bảng tính khấu hao TSCĐ của công ty cà phê tháng 04 năm 2008

          • Cuoi thang kt lap Chung tu ghi so

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan