tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh

99 4.9K 4
tiểu luận Nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH NHIẾP ẢNH CHƯƠNG I: TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT I. Một số khái niệm và thuật ngữ 1.1. Nghệ thuật, khái niệm về nghệ thuật Nghệ thuật theo nghĩa rộng là để chỉ những hoạt động của con người đã đạt đến trình độ điêu luyện, khéo léo, tinh xảo. Ví dụ: Người ta có thể nói: “Một cú sút bóng rất nghệ thuật”, “Một cách bày biện rất nghệ thuật” Như vậy, trong nghĩa này nghệ thuật đồng nghĩa với một tài nghệ nào đó của con người. Nghệ thuật với nghĩa thứ hai, hẹp hơn - dùng để chỉ một loại hoạt động của con người nhằm sáng tạo ra những sản phẩm vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa có khả năng làm đẹp cho đời, nó đem lại những xúc cảm thẩm mỹ nhất định. Đó là công việc sáng tạo của những người làm đồ thủ công mỹ nghệ, công việc của người thiết kế thời trang Họ được coi là những “nghệ sỹ” sáng tác theo nguyên tắc của cái đẹp. Trong thẩm mỹ học và lý luận văn học, cụm từ nghệ thuật được dùng để chỉ một hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù. Đây là một lĩnh vực rất đa dạng, được biểu hiện qua nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Nghệ thuật sân khấu, Nghệ thuật múa, Điện ảnh, Âm nhạc v.v Đó cũng là nghĩa hẹp nhất của cụm từ nghệ thuật. 1.2. Mỹ thuật Mỹ thuật là cụm từ dùng để chỉ những loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng mắt, và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt phẳng gỗ, giấy, vải, trên tường hoặc trong một môi trường không gian nào đấy như trong nhà, ngoài trời. 1 Bàn đến ngôn ngữ mỹ thuật, người ta thường quan tâm đến các yếu tố: Đường nét, màu sắc, hình khối, sự sắp xếp bố cục, nhịp điệu Mỗi loại hình đó đều có cách biểu hiện khác nhau - tuỳ thuộc vào đặc trưng ngôn ngữ của mỗi loại hình đó. Ví dụ: Hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc 1.2.1. Hội hoạ Hội hoạ là loại hình nghệ thuật đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian trên bề mặt. Đó là một không gian ảo, chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác. Nói đến hội hoạ là phải nói đến tính không gian. Mặt khác, mỗi vật thể tồn tại trong không gian đều có một hình dạng, màu sắc nhất định. Ánh sáng giúp ta nhận ra hình dáng, kích thước và màu sắc của chúng. Như vậy, một đặc trưng nữa của hội hoạ đó là tính tạo hình trực tiếp bằng các yếu tố ngôn ngữ hình khối, màu sắc, đường nét Hình và màu là hai yếu tố cơ bản trong hội hoạ. Hội hoạ là một trong những loại hình nghệ thuật phổ biến nhất. 1.2.2. Đồ họa Cũng như hội hoạ, đồ hoạ sử dụng đường nét, chấm, vạch làm ngôn ngữ chính ngôn ngữ chủ yếu và cơ bản để thể hiện ý tưởng. “Nét” trong đồ hoạ không hoàn toàn là nét vẽ mà có khi là những nhát khắc, những nét vạch chấm to nhỏ, nông sâu, mau thưa, để dựng lên hình tượng. Đặc trưng ngôn ngữ của đồ hoạ còn là những mảng màu mang sắc thái riêng. Mảng trong đồ hoạ có khi do đường nét bao quanh tạo thành, có khi do tập hợp nhiều chấm vạch, nhiều nét tạo nên. Mảng tạo cho hình tượng vững chãi, tạo độ đậm nhạt, khả năng diễn tả nông sâu, khả năng tạo khối trên tác phẩm. Và trong nhiều hình tượng, mảng kết hợp với đường nét tạo ra “tiếng nói” hình thức cho tác phẩm. Màu sắc có tác dụng làm tiếng nói mạnh mẽ ở một số thể loại: đồ hoạ giá vẽ, đồ hoạ sách báo. Trong tranh áp phích hay tranh cổ động, yếu tố hình hoạ, màu sắc và chữ viết là những yếu tố hết sức 2 quan trọng. Nếu yêu cầu về hình hoạ là điển hình, dứt khoát, khoẻ khoắn, thì màu sắc phải rõ ràng, mạnh mẽ, trong sáng và gợi cảm. 1.2.3. Điêu khắc Điêu khắc là loại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất, thạch cao để tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Nó tồn tại và chiếm chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, gò, nặn. Cũng là một loại hình nghệ thuật tạo hình, điêu khắc có chung kênh ngôn ngữ như nhiều bộ môn nghệ thuật tạo hình khác. Đó là hình khối, đường nét, màu sắc nhưng do đặc trưng riêng biệt của điêu khắc nên các yếu tố này chỉ được khái thác ở những góc độ khác với hội hoạ và đồ hoạ (khối lồi, khối lõm, khối cứng, khối mềm, khối đóng, khối mở, khối tĩnh, khối động ). Mỗi cách sáng tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau: Khối lõm, khối mềm, khối mở gây cảm giác động và ngược lại, khối lồi, khối cứng và khối đóng gây cảm giác tĩnh. Trong điêu khắc, khối hình là có thực, nó tồn tại trong không gian ba chiều: ta hoàn toàn có thể cảm nhận nó bằng súc giác, có thể đi xung quanh và nhận ra sự biến động phong phú của nó qua mỗi hướng nhìn. Đây cũng là đặc trưng cơ bản nhất của điêu khắc. 1.3. Khái niệm về tạo hình 1.3.1. Tạo hình nghệ thuật (nói chung) Ngay từ thế kỷ XVIII, con người đã tìm ra các phương pháp dùng màu sắc đậm nhạt, sáng tối hoặc bằng đường nét kết hợp với màu sắc để diễn tả không gian ba chiều, không gian hình khối của đối tượng vật thể. Ngay trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, muốn biểu hiện một vật thể trên mặt phẳng, người ta cũng thường dùng các phép chiếu, tức tìm cách in vật thể đó lên mặt phẳng bằng những hình chiếu của nó. 3 Như vậy, về thực chất, đó cũng là phương pháp tạo dựng lại hình ảnh khi được xác định trước các thông số kỹ thuật làm điều kiện. Trên góc độ nghệ thuật, phối cảnh ước lệ không phải là một ứng dụng hình học đơn thuần, cũng không phải là một hình thức diễn đạt một cách thô sơ không gian của nghệ thuật cổ, mà là, sự thể hiện cách nhìn, cách nghĩ riêng của tác giả trước sự vật, hiện tượng diễn ra trong đời sống xã hội. Nếu trong cách nhìn thông thường, các hình ảnh trước mắt biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể ở một điểm và một thời gian nhất định thì mối quan hệ đó trong bối cảnh ước lệ được đặt trong những điều kiện không gian và thời gian rộng rãi hơn. Do tính chất ước lệ, khung cảnh trong tác phẩm không hiện ra như thực tế. Muốn có sự đồng nhất trong hình thức thể hiện khi các hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, thì đối tượng thể hiện phải mang tính “cách điệu hoá”. Trong các loại hình nghệ thuật nói chung, mỗi loại hình đều có ngôn ngữ riêng và phương pháp xây dựng hình tượng riêng. Tuy vậy, nhìn một cách bao quát, việc xây dựng hình tượng trong các ngành hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc cũng như trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật khác đều có một điểm chung, đó là tính “cách điệu” và tính “ước lệ”. Hình tượng trong tác phẩm, ý tưởng thể hiện của tác giả khi muốn mô phỏng về hiện thực được thể hiện bằng phương pháp phân tích, tổng hợp từ các hình mẫu trong cuộc sống để xây dựng nên một điển hình hoàn chỉnh. Ở đây, người nghệ sỹ không nhất thiết phải trực tiếp với đối tượng, sự kiện mà thông qua con đường tư duy gián tiếp để tạo dựng tác phẩm. Bằng tư duy sáng tạo, các tác giả tự khái quát hoá hiện thực theo một cách nhìn, một quan điểm nhất định. Như vậy, tạo hình nghệ thuật về thực chất là xây dựng các hình tượng nghệ thuật mang tính điển hình cao. Những hình tượng nghệ thuật ấy là bức tranh vừa cụ thể, vừa khái quát về hiện thực, được xây dựng bằng phương 4 pháp hư cấu và có ý nghĩa mỹ học. Nói cách khác hình tượng nghệ thuật là đặc trưng cơ bản của nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật là kết quả nhận thức thực tiễn của người nghệ sỹ, người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. 1.3.2. Tạo hình nhiếp ảnh Chúng ta đã biết, các ngành nghệ thuật đều dùng hình tượng để phản ánh hiện thực. Nói cách khác, hình tượng nghệ thuật chính là những “hình ảnh”, những “bức tranh” được chọn lọc từ hiện thực cuộc sống có tính khái quát điển hình, gợi cảm xúc thẩm mỹ cho người xem. Ở đó, các nhà sáng tạo nghệ thuật đều thông qua những tác phẩm của mình để khắc hoạ lại hiện thực cuộc sống, sinh hoạt của một tầng lớp người, một chế độ xã hội nhất định. Dù mỗi loại hình nghệ thuật đều có tiếng nói riêng, nhưng giữa chúng vẫn có điểm giống nhau là các tác giả đều có thể hư cấu, mô phỏng hoặc thêm bớt chi tiết. Nhưng tạo hình nhiếp ảnh thì hoàn toàn khác, người phóng viên, nghệ sỹ nhiếp ảnh không thể có được tác phẩm nếu không trực tiếp quan sát, chứng kiến sự kiện hiện tượng. Nói cách khác nhiếp ảnh không thể tạo hình bằng cách góp nhặt, tập hợp lại các tính cách, những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng để xây dựng thành một chỉnh thể “bức tranh” mang tính khái quát, mà nhiếp ảnh phải tạo hình từ chính cuộc sống thực, vạn vật thực đang diễn ra trước mắt tác giả, và những con người cụ thể, sự việc cụ thể, xảy ra trong những hoàn cảnh không gian, thời gian xác định, bằng phương pháp chọn lựa từ những khía cạnh bản chất, những đặc trưng điển hình, những hoạt động tiêu biểu trong khoảnh khắc chân thực nhất của đối tượng sự kiện. 5 Ví dụ: Để ca ngợi thành tích một đơn vị, một cá nhân nào đó, sau khi đã xác định rõ chủ đề cần phản ánh, người phóng viên cần lựa chọn hình ảnh đưa lên báo là hình ảnh gì, ai là người cần giới thiệu, chụp vào “pha” hoạt động nào của sự kiện, thời điểm bấm máy ra sao “để lột tả” đúng bản chất, đúng đặc trưng của công việc? Vì thế, người phóng viên phải thường xuyên theo dõi, bám sát đối tượng để ghi hình. Tuy nhiên, để có được những hình ảnh sinh động, người làm báo cần tránh cả hai khuynh hướng “chủ nghĩa tự nhiên” và “chủ nghĩa hình thức”. Chủ nghĩa tự nhiên là thấy gì chụp nấy, không phân biệt đâu là hiện tượng, đâu là bản chất, đâu là những đặc điểm thứ yếu, đâu là đặc trưng cơ bản, đồng thời không tôn trọng các quy luật tạo hình, không chọn lựa trong khi bấm máy. Còn chủ nghĩa hình thức nghĩa là xây dựng “hình tượng” chỉ chú ý đến vẻ đẹp bề ngoài mà không quan tâm đến các yêu cầu về nội dung, hoặc đi tìm những khía cạnh kỳ lạ qua hiện tượng. Để hình ảnh được chau chuốt, nuột nà, người chụp sẵn sàng áp đặt ý tưởng riêng, can thiệp quá sâu vào đối tượng cần thể hiện Cả hai cách làm trên hình ảnh đều kém sinh động, thiếu sức thuyết phục. Từ những phân tích trên có thể kết luận: Tạo hình nhiếp ảnh là sự vận dụng tổng hợp các yếu tố hình hoạ trong tự nhiên như ánh sáng, màu sắc đường nét, nhịp điệu, góc độ, bố cục, độ nét nhằm ghi hình đối tượng một cách nhanh nhạy nhất, bản chất nhất, chân thực nhất thông qua sự cảm thụ trực tiếp của tác giả. 6 1.4. Mối liên hệ giữa hội hoạ đồ hoạ, điêu khắc và nhiếp ảnh Cùng là người bạn đồng hành trong làng nghệ thuật tạo hình, nhưng xét trên phương diện nào đó thì nhiếp ảnh có nhiều ưu thế so với hội hoạ, đồ hoạ điêu khắc, đặc biệt ở tính chân thật về tài liệu. Đây chính là điều khiến người xem tin tưởng vào những gì mà bức ảnh mang lại. Trong một số trường hợp có những bức ảnh người nghệ sĩ có thể bố trí, sắp đặt không đúng với thực tế nhưng vẫn có thể làm cho người xem tin là có thật. Chẳng hạn “Nối sáng”, “Biển kết hoa” Có nghĩa là vì lý do nào đó, người nghệ sỹ không thoả mãn với những cái mà anh ta nhìn thấy, anh ta sẵn sàng tổ chức, sắp xếp lại theo trí tưởng tượng của mình, mặc dù sự tưởng tượng đó xa thực tế, nhưng bức ảnh vẫn gây ấn tượng chứ không có dấu hiệu nào chứng tỏ là phi lý, phi nghệ thuật. Việc “khắc phục” tính hiện thực tài liệu trong nhiếp ảnh để trở thành nghệ thuật là một điều hết sức khó khăn. Nghệ sỹ nào vượt qua được tính tài liệu hiện thực thuần tuý của ảnh để trở thành tác phẩm nghệ thuật, đó mới chính là giá trị đích thực của nghệ thuật nhiếp ảnh. Xét về bản chất thì cái mạnh nhất và là điều cơ bản nhất làm cho nghệ thuật nhiếp ảnh khác với hội hoạ, đồ hoạ và điêu khắc là sự phản ánh hiện thực mang tính tài liệu nghệ thuật. Đây cũng chính là điều đầu tiên và cơ bản làm cho nghệ thuật nhiếp ảnh có vị trí xứng đáng trong đội ngũ của ngành nghệ thuật tạo hình. Trong đội ngũ này, nhiếp ảnh chiếm lấy khoảng trống trong giai đoạn đầu của tiến trình lịch sử văn học nghệ thuật. Bởi lẽ, ý định tạo hình cộng với sự tái hiện thế giới khách quan vừa chính xác về tài liệu vừa mang tính nghệ thuật, mà điều này không thể thực hiện đối với các ngành tạo 7 hình hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc Vì vậy, nếu hội hoạ, điêu khắc đi theo trường phái tả thực một cách trung thành tuyệt đối sẽ rơi vào chủ nghĩa tự nhiên hay “chủ nghĩa nhiếp ảnh” trong hội hoạ. Thẩm mỹ học khẳng định rằng, nghệ thuật tạo hình hội hoạ, điêu khắc không đặt ra cho mình nhiệm vụ tái hiện thực tế khách quan vừa đạt tính tài liệu, vừa đạt tính nghệ thuật. Bởi hội hoạ, điêu khắc không thể cùng một lúc giải quyết được hai nhiệm vụ vừa nghệ thuật vừa hiện thực, kết cục nó sẽ làm hỏng tác phẩm. Sự bay bổng của trí tượng tượng và sự mong muốn khái quát hoá hình tượng hoàn toàn không thể dung hoà với việc ghi chép trung thành cái cụ thể, cái ngẫu nhiên. Nghệ thuật nhiếp ảnh phát triển mở ra cho các ngành nghệ thuật tạo hình phương hướng giải quyết nhiệm vụ này: Nhiệm vụ phản ánh thực tế khách quan vừa có tính nghệ thuật vừa mang tính tài liệu, mà điều đối với hội hoạ, điêu khắc là không thể thực hiện được. Nghệ thuật nhiếp ảnh tồn tại được và có vị trí xứng đáng trong đại gia đình nghệ thuật tạo hình chính là vì nó hoàn toàn xuất sắc “trong sự nghiệp” kết hợp giữa tính nghệ thuật và tính tài liệu hiện thực. Trong sáng tác ảnh nghệ thuật, một số nghệ sĩ đã dùng những biện pháp kỹ thuật, kỹ xảo để tạo ra những bức ảnh giống tranh khắc gỗ như ảnh phân sắc độ, ảnh nổi hoặc ảnh bán âm làm mất đi cơ sở hiện thực tài liệu của bức ảnh. Những bức ảnh như vậy dù sao cũng không thể loại ra khỏi nghệ thuật nhiếp ảnh hoặc đối lập với nghệ thuật nhiếp ảnh. Bởi dưới một phương diện nào đó nhiếp ảnh nghệ thuật chấp nhận các thủ pháp, kỹ xảo, miễn là nó không làm mất đi bản chất vốn có của nghệ thuật nhiếp ảnh là tạo hình nhanh, tạo hình trực tiếp. Qua những phân tích trên, chúng ta có thể khẳng định: nhiếp ảnh tham gia đội ngũ nghệ thuật tạo hình đã làm cho đội ngũ này trở nên phong phú đầy đủ, chặt chẽ và bổ sung thế mạnh cho nhau. 8 Cũng giống như hội hoạ, nghệ thuật nhiếp ảnh có thể được hiểu là “nghệ thuật nhìn”, là cách nhìn thế giới xung quanh ta một cách sáng tạo và độc đáo. Đó là cách hướng con người tới cái nhìn thẩm mỹ của tâm hồn. Nghệ thuật nhiếp ảnh là nghệ thuật của sự xúc cảm trong khoảnh khắc. Chúng ta không thể tìm cách giữ lại một sự kiện, sự việc, hiện tượng đang chuyển động mãnh liệt nhưng nhiếp ảnh thì có thể, nó giúp ta giữ lại những cảm xúc tràn đầy của sự sống - những khoảnh khắc bất tử. II. Đặc trưng của tạo hình nhiếp ảnh Đặc trưng là những nét tương đối khác biệt giữa nhiếp ảnh với các ngành nghệ thuật tạo hình khác. Về cơ bản, chúng ta sẽ xem xét mấy điểm dưới đây: 2.1. Nhiếp ảnh tạo hình xác thực, trực tiếp Xác thực là đối tượng đang tồn tại “bằng xương, bằng thịt mà mắt ta có thể nhìn thấy, nó tác động trực tiếp vào trí não con người. Trong các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, về cơ bản, người nghệ sỹ không nhất thiết phải có mặt để chứng kiến đối tượng, sự kiện, mà họ hoàn toàn có thể tư duy tưởng tượng để tái tạo lại hiện thực và xây dựng nên “bức tranh” khái quát về hiện thực đó. Hay cho dù, người nghệ sỹ có đứng trước đối tượng thì khi tác nghiệp, họ vẫn chó thể “biến đổi” màu sắc, sắp xếp vị trí, thêm bớt chi tiết theo ý thích, miễn sao tác phẩm của họ tạo được cảm xúc và đạt hiệu quả nhất Với nhiếp ảnh thì khác, sự thật mà người cầm máy ghi lại là sự thật “một trăm phần trăm”, không thêm bớt. Vì ảnh chính là sự “sao chép”, nên khi tái hiện lại sự vật, nhà nhiếp ảnh phải có mặt tại hiện trường, trong khoảng thời gian, không gian được xác định. 9 Ở đây, họ tập trung quan sát cặn kẽ từng chi tiết, từng diễn biến của cuộc sống, đặc biệt là những biểu hiện về tư tưởng, tình cảm qua từng nhân vật, từ đó đánh giá phân tích, lựa chọn thời khắc đặc trưng nhất, nổi bật nhất để bấm máy. Hơn nữa nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh cũng không thể di chuyển các thành phần của đối tượng, bắt chúng tập trung lại trong thị trường của ống kính máy ảnh. Trường hợp nếu muốn thay đổi, nhà nhiếp ảnh chỉ có thể bằng cách tự xê dịch vị trí đứng, góc chụp cho đến khi đối tượng “lọt vào” điểm nhìn thích hợp trong khuôn hình. Và, khi nhà nhiếp ảnh ghi lại cái đang hiện hữu trước mắt họ, thì họ cũng không thể loại bỏ ngay những chi tiết có cản trở đến bố cục của bức ảnh. Ngược lại, với hội hoạ - ngành có nhiều nét tương đồng với nhiếp ảnh - thì chức năng ghi nhớ, tưởng tượng lại là một ưu thế. Do vậy, người hoạ sỹ không bị lệ thuộc vào đối tượng có đang tồn tại trước mắt họ hay không? Ví dụ như vẽ cảnh hoàng hôn, bình minh, một chậu hoa hay một góc cắt nào đó chẳng hạn. Thậm trí xa hơn nữa, họ có thể tái hiện lại sự kiện đã xảy ra trong qúa khứ, hay mô phỏng những tình huống sẽ diễn tiến trong tương lai, một cách rất dễ dàng. Nếu đem so sánh nhiếp ảnh với văn học và các ngành nghệ thuật khác chúng ta sẽ thấy rất rõ: Bằng ngôn ngữ, hệ thống âm thanh được kết hợp một cách có quy luật, thì văn học và âm nhạc gián tiếp gợi lên trong người đọc, người nghe những liên tưởng có hình tượng. Nhà văn, nhà soạn nhạc dùng trí tưởng tượng để hình thành một loại “hình tượng” nghệ thuật cho tác phẩm. Người đọc, người nghe đến lượt mình lại dùng trí tưởng tượng để tiếp thu những hình tượng nghệ thuật đó. Như vậy, trong khi văn học dùng ngôn ngữ viết, âm nhạc dùng âm thanh, điêu khắc dùng hình khối, hội hoạ dùng màu sắc thì nhiếp ảnh lại dùng ánh sáng làm phương tiện và chất liệu tạo hình cơ bản. Không có ánh sáng thì không có nhiếp ảnh là vậy. 10 [...]... sử Vì, nhiếp ảnh có thế mạnh là tạo hình nhanh, tạo hình trong một thời điểm, nên các nhà lý luận, các nghệ sỹ sáng tác cũng như những ai quý trọng bộ môn nghệ thuật này đã gọi nó bằng cái tên rất hình ảnh và khái quát - nghệ thuật “ngưng đọng thời gian” (Nội dung này sẽ được trình bày kỹ ở phần giây phút bấm máy) 2.3 Nhiếp ảnh tạo hình mang tính biên bản, tính tài liệu Ngày nay, khi truyền hình đã... bằng lời nói, ảnh có thể vượt qua mọi hàng rào về chủng tộc và ngôn ngữ, qua đó mở ra một cánh cửa mới để đi đến trí thức” 15 CHƯƠNG II: ÁNH SÁNG TRONG TẠO HÌNH NHIẾP ẢNH Đặc trưng bao trùm và nổi bật của nghệ thuật nhiếp ảnh là ghi thực trực tiếp và tạo hình trong một thời điểm Đó cũng là ưu thế tuyệt đối của nhiếp ảnh mà các ngành nghệ thuật tạo hình khác không thể có được Thông qua bức ảnh, người xem... được thực hiện bởi các thiết bị cơ học, quang học, hoá học hay kỹ thuật số Nói đến nghệ thuật nhiếp ảnh là phải nói đến ánh sáng Ánh sáng là yếu tố cơ bản và tiên quyết trong tạo hình nhiếp ảnh Không có ánh sáng thì không có nhiếp ảnh Ánh sáng là ngôn ngữ, là tiếng nói của nhiếp ảnh Cũng bởi thế mà các nhà lý luận đã gọi nhiếp ảnh là nghệ thuật vẽ bằng ánh sáng” - “Photography” Có thể cụ thể hoá vai trò... với mọi chất liệu nhạy sáng của nhiếp ảnh Khả năng tái tạo của sắc độ liên tục của hình ảnh một cách tinh tế thì ngoài Video ra không có một phương tiện tạo hình nào có thể sánh được với nhiếp ảnh Hơn nữa, do hình ảnh của nhiếp ảnh thường được tạo ra bởi ống kính - ống kính này dùng để thu nhận và hội tụ các tia sáng - nên ảnh được tạo ra sẽ hết sức chi tiết Và, trong ảnh điều này chứng tỏ ở khả năng... biệt để tạo dựng hình ảnh của hiện thực Khái niệm “Vẽ bằng ánh sáng” có nghĩa là diễn tả quá trình ánh sáng tác động lên bề mặt của phim và giấy ảnh, làm biến đổi - chuyển hoá các hạt muối bạc (AgBr) cấu tạo lên màng nhũ tương, tạo ra hình ảnh (xem phần kỹ thuật phim, giấy ảnh) Ánh sáng - do đó chính là tác động vật lý (quang hoá) để sáng tạo hoặc tái tạo hình ảnh Nói ánh sáng là điều kiện thu hình còn... và giấy ảnh Nói cách khác, nghệ thuật ảnh có khả năng tạo cảm giác chiều sâu của cảnh trường trong tác phẩm Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, không phải tất cả các bức ảnh đều có khả năng biểu hiện không gian hình khối, chiều sâu của cảnh vật như nhau, mà nó còn tuỳ thuộc vào khả năng vận dụng các yếu tố kỹ thuật tạo hình của 14 mỗi tác giả Nắm vững đặc trưng này sẽ giúp các nhà nhiếp ảnh sáng tạo được... các hình tượng nghệ thuật ấy cũng được tạo dựng thành những hình khối có đủ ba chiều của nó - chiều cao, chiều ngang, chiều dày hay còn gọi là chiều sâu Khác với các ngành nghệ thuật tạo hình nói trên, hình tượng” trong tác phẩm ảnh không thể cân, đo đối tượng với đủ ba chiều như bản thân sự vật cần phản ánh, mà do những đặc trưng của nó, nhiếp ảnh hoàn toàn thể hiện rõ không gian ba chiều - hình. .. với nhiếp ảnh, khả năng tạo hình nhanh, tạo hình trong một thời điểm, thực sự là một thế mạnh tuyệt đối Đặc biệt, trong thời đại khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ phát triển, khi mà các nhà khoa học đã sáng chế ra những loại máy ảnh có tốc độ cửa chập nhanh tới một phần một vài nghìn giây; phim ảnh, bộ thẻ 11 nhớ của máy ảnh KTS có độ nhạy rất cao; thì chỉ cần một khoảnh khắc cực ngắn nhiếp ảnh. .. những hình ảnh chuyển động, truyền hình có sức hấp dẫn lớn đối với người xem Song dù truyền hình có phát triển đến đâu, nhiếp ảnh vẫn là loại hình có thế mạnh nhất định trong việc truyền tải thông tin với những hình ảnh chân thực, sinh động, có sức hấp dẫn bạn đọc Chính cái giây phút làm “ngưng đọng cuộc sống” là đặc điểm và thế mạnh không gì so sánh được của nhiếp ảnh Với khả năng đó, nhiếp ảnh có... quý Nhưng, nhà nhiếp ảnh biết lựa chọn khoảnh khắc có ý nghĩa sâu sắc nhất thì giá trị của bức ảnh sẽ tăng lên rất nhiều Giá trị tài liệu của ảnh đạt được chính là nhờ ở vấn đề xã hội được đặt ra từ sự ghi chép hình ảnh Ý nghĩa to lớn của tài liệu nhiếp ảnh còn ở chỗ nhiếp ảnh không phản ánh được hiện thực quá khứ Nó chỉ có thể phản ánh được hiện thực đang xảy ra, đang tiếp diễn Nhà nhiếp ảnh chỉ có sống . NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH NHIẾP ẢNH CHƯƠNG I: TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT I. Một số khái niệm và thuật ngữ 1.1. Nghệ thuật, khái niệm về nghệ thuật Nghệ thuật theo nghĩa rộng là để. của nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật là kết quả nhận thức thực tiễn của người nghệ sỹ, người sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. 1.3.2. Tạo hình nhiếp ảnh Chúng ta đã biết, các ngành nghệ thuật. TRONG TẠO HÌNH NHIẾP ẢNH Đặc trưng bao trùm và nổi bật của nghệ thuật nhiếp ảnh là ghi thực - trực tiếp và tạo hình trong một thời điểm. Đó cũng là ưu thế tuyệt đối của nhiếp ảnh mà các ngành nghệ

Ngày đăng: 17/04/2015, 18:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: TẠO HÌNH NGHỆ THUẬT

    • I. Một số khái niệm và thuật ngữ

      • 1.1. Nghệ thuật, khái niệm về nghệ thuật

      • 1.2. Mỹ thuật

        • 1.2.1. Hội hoạ

        • 1.2.2. Đồ họa

        • 1.2.3. Điêu khắc

        • 1.3. Khái niệm về tạo hình

          • 1.3.1. Tạo hình nghệ thuật (nói chung)

          • 1.3.2. Tạo hình nhiếp ảnh

          • 1.4. Mối liên hệ giữa hội hoạ đồ hoạ, điêu khắc và nhiếp ảnh

          • II. Đặc trưng của tạo hình nhiếp ảnh

            • 2.1. Nhiếp ảnh tạo hình xác thực, trực tiếp

            • 2.2. Nhiếp ảnh tạo hình trong một thời điểm

            • 2.3. Nhiếp ảnh tạo hình mang tính biên bản, tính tài liệu

            • 2.4. Nhiếp ảnh thể hiện không gian ba chiều trên mặt phẳng

            • 2.5. Nhiếp ảnh mang đặc trưng “ngôn ngữ đại chúng”

            • CHƯƠNG II: ÁNH SÁNG TRONG TẠO HÌNH NHIẾP ẢNH

              • I. Bản chất sóng của ánh sáng

              • II. Nguồn sáng, các loại ánh sáng, tính chất chiếu sáng của ánh sáng

                • 2.1. Nguồn sáng

                  • 2.1.1. Nguồn sáng tự nhiên

                  • 2.1.2. Nguồn sáng nhân tạo

                  • 2.2. Các loại tia sáng và đặc tính của nó

                    • 2.2.1. Tia sáng song song

                    • 2.2.2. Tia sáng hội tụ

                    • 2.2.3. Tia sáng phân kỳ

                    • 2.3. Cường độ của ánh sáng

                    • 2.4. Hướng chiếu sáng tới đối tượng và hiệu quả của ảnh

                      • 2.4.1. Ánh sáng chiếu xuôi (ánh sáng thuận)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan