luận văn thạc sĩ THỰC TRẠNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM

127 2.5K 6
luận văn thạc sĩ  THỰC TRẠNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả công bố trong khóa luận là hoàn toàn chính xác, chưa từng công bố trong bất cứ tài liệu nào, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ KHÓA LUẬN TRẦN THỊ ANH TRÂM 1 DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ nguyên Báo Tuổi Trẻ Báo Tuổi Trẻ TP.HCM 2 MỤC LỤC Mục lục Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài ……………………………………………….6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ………………………………………… 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ……………………………10 6. Ý nghĩa thực tiễn và lý luận của khóa luận ……………………………11 7. Kết cấu khóa luận ………………………………………………………13 Chương I: BÁO TUỔI TRẺ TP. HCM VÀ THỂ LOẠI PHÓNG SỰ 1.1 Báo Tuổi Trẻ TP HCM …………………………………………… 16 1.1.1. Giới thiệu chung ………………………………………………………16 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ……………………………………….20 1.1.3. Quy trình sản xuất tin bài …………………………………………… 23 1.1.4. Giới thiệu về ban Chính trị - Xã hội - Phóng sự, Ký sự …………….24 1.2 Thể loại phóng sự ………………………………………………… 26 1.2.1. Khái niệm ………………………………………………………… 26 1.2.2. Đặc điểm cơ bản …………………………………………………….28 1.2.3. Thể hiện tác phẩm ………………………………………………… 31 3 Tiểu kết chương I ……………………………………………………….34 Chương II: THỰC TRẠNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM ( T1/2011 – T3/2012) 2.1. Kế hoạch pháp lệnh ………………………………………………….36 2.1.1. Chỉ tiêu phóng sự ……………………………………………………36 2.1.2. Định hướng – Tiêu chí ……………………………………………….37 2.1.3. Chế độ thưởng phạt ………………………………………………… 38 2.2. Quy trình sáng tạo tác phẩm ………………………………………….38 2.2.1. Phát hiện đề tài …………………………………………………………38 2.2.2. Duyệt đề tài …………………………………………………………….39 2.2.3. Hỗ trợ của tòa soạn …………………………………………………… 40 2.2.4 Kỹ năng làm việc nhóm …………………………………………………41 2.2.5. Thu thập thông tin – Hoàn thành tác phẩm …………………………….41 2.3. Đặc điểm Nội dung …………………………………………………….43 2.3.1. Đề tài – Chủ đề ……………………………………………………… 43 2.3.2. Thông tin – Chi tiết – Số liệu ………………………………………….50 2.4. Đặc điểm hình thức ………………………………………………… 63 2.4.1. Kết cấu: Tớt, tớt xen, sapo, kết bài, tin khung, bài khung…………… 63 2.4.2. Ảnh ………………………………………………………………… 75 4 2.4.3. Ngôn ngữ - Văn phong ………………………………………………… 84 2.4.4. Thiết kế - Trình bày ……………………………………………………86 2.5. Gương mặt phóng viên …………………………………………………90 2.5.1. Phóng viên Viễn Sự ……………………………………………………90 2.5.2. Phóng viên My Lăng ………………………………………………… 93 2.5.3. Phóng viên Ngọc Khải …………………………………………………105 Tiểu kết chương II ………………………………………………………… 110 Chương III: ĐỀ XUẤT GÓP Ý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÓNG SỰ BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM 3.1. Nhận xét, đánh giá từ độc giả báo Tuổi Trẻ TP.HCM …………… .111 3.1.1. Về đối tượng khảo sát …………………………………………………111 3.1.2. Nhận xét – Đánh giá chung ………………………………………… 113 3.2. Góp ý nâng cao chất lượng phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM …114 3.2.1. Về đề tài ………………………………………………………………114 3.2.2. Về nội dung …………………………………………………………….118 3.3.3. Về hình thức ……………………………………………………………119 3.3.4. Về kế hoạch pháp lệnh …………………………………………………121 Tiểu kết chương III …………………………………………………………121 Kết luận……………………………………………………………………123 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phóng sự từ khi ra đời đến nay đã luôn thể hiện được sức hút đặc biệt của mình đối với công chúng và nhanh chóng trở thành một trong những thể loại báo chí được yêu thích nhất. Chất lượng phóng sự cũng dần trở thành một trong những chuẩn mực để đánh giá đẳng cấp của một tờ báo. Tuổi Trẻ TP HCM là một tờ báo có phong cách hiện đại. Phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP HCM có những nét đặc trưng riêng như thường có dung lượng ngắn, bám sát những sự kiện thời sự hàng ngày, phản ánh được hơi thở của cuộc sống. So sánh với những đặc trưng của phóng sự nói chung thì phóng sự báo Tuổi Trẻ TP HCM có những nét riêng, mới mẻ. Việc khảo sát phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP HCM sẽ giúp sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm về thể loại đồng thời nâng cao khả năng thực hành của sinh viên trong môi trường làm báo sau này. Việc chọn báo Tuổi Trẻ TP.HCM là đối tượng nghiên cứu còn có lý do tôi đã có một thời gian thực tập tại tòa soạn báo nên tôi dễ dàng có được những thông tin cần thiết để phục vụ cho công việc làm luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Trên thế giới Phóng sự lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX và nhanh chóng trở thành một thể loại báo chí “xung kích”, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Trải qua quá trình hơn 100 năm phát triển, đã có rất nhiều 6 các công trình nghiên cứu của các học giả dành cho thể loại đặc biệt này. Một số sách nghiên cứu đã được dịch sang tiếng Việt, có thể kể đến như: - “Viết phóng sự”, tác giả: Prank Barton,Thông tấn xã Việt Nam xuất bản, 1997. - “Phóng sự viết tại chỗ”,tác giả: Ivan Ganeps, bài viết đăng trên tạp chí Người làm báo (T2/1987). - “Phóng sự tính chuyên nghiệp và đạo đức” của M.I.Sostak do Lê tâm Hằng và Ngữ Phan dịch (NXB Thông Tấn, 2004). Những tài liệu nước ngoài này đã cung cấp cho tôi cái nhìn khách quan và bao quát hơn về thể loại phóng sự trên báo in. 2.2. Ở Việt Nam Về thể loại phóng sự nói chung, ở Việt Nam đã có không ít công trình nghiên cứu ví dụ như các giáo trình giảng dạy tại Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội…. Các sách nghiên cứu về thể loại phóng sự có thể kể đến như: Phóng sự báo chí hiện đại của T.S Đức Dũng (NXB.Thông Tấn, 2004), Phóng sự báo chí của TS Nguyễn Thị Thoa và TS Đức Dũng chủ biên (NXB. Chính trị, 2005), Phóng sự từ giảng đường đến trang viết của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân (NXB Thông tấn, 2007). Ngoài ra, nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã chọn thể loại phóng sự là đề tài bảo vệ. Về khóa luận tốt nghiệp gần đây có “Phóng sự trên báo Lao động” của Nguyễn Thùy Vân Anh (2003), “Tính nhân văn trong tác phẩm phóng sự” của 7 Lê Thị Ánh Tuyết (năm 2006); “Thể loại phóng sự trong quan niệm của các nhà báo trẻ” của Nguyễn Thị Thanh Vân (năm 2006), Phóng sự trên báo Tiền Phong Online của Tạ Thị Bích Liên (2007), Phóng sự trên báo mạng điện tử Việt Nam của Nguyễn Thị Nhung (2007) hay gần đây nhất là Phóng sự trên báo điện tử Vietnamnet của Trần Thị Quỳnh Anh (2008). Về luận văn thạc sĩ có thể kể đến như “Phóng sự báo chí và xu hướng phát triển hiện nay” của Phạm Văn Hoành (năm 2003), “Phóng sự ảnh và ảnh phóng sự trên báo in” của Vũ Huyền Nga (năm 2003), “Phóng sự trong chương trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam” của Thái Kim Chung (2004), Phóng sự với đề tài chống tham nhũng – khảo sát báo Sài Gòn Giải Phóng và Tuổi Trẻ TP.HCM của Nguyễn Thị Huế (2008). Nhìn chung các công trình nghiên cứu mới chỉ đưa ra cái nhìn toàn cảnh về thể loại phóng sự trong báo chí Việt Nam, còn chưa đi sâu vào đánh giá chất lượng phóng sự trên một tờ báo riêng biệt. Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huế tuy có chọn Tuổi Trẻ TP.HCM làm đối tượng khảo sát, nhưng mới chỉ khu biệt ở những phóng sự với đề tài chống tham nhũng. Công trình nghiên cứu mới nhất về thể loại phóng sự cũng từ năm 2008, nghĩa là thông tin đã bị lạc hậu và bớt tính chính xác rất nhiều. Tuy nhiên, ở khóa luận này, tôi đã may mắn được kế thừa những công trình nghiên cứu nói trên những kiến thức lý luận cơ bản về thể loại phóng sự và có thể ứng dụng những kiến thức nền tảng đó trong khóa luận của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nhận diện phân tích các bài phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TPHCM; qua các ý kiến của một số nhà lãnh đạo quản lý báo chí, các độc giả, 8 phóng viên của báo, nhằm rõ những vấn đề liên quan đến thể loại phóng sự trên phương diện lý luận và thực tiễn, tiềm năng và ứng dụng. Mục đích chỉ ra những ưu, nhược điểm của phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM, để từ đó rút ra một số kinh nghiệm, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cũng như phát huy thế mạnh của thể loại này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về thể loại phóng sự nói chung. - Khảo sát phóng sự trong chuyên mục Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi trẻ TP HCM từ ngày 1/1/2011 – 31/3/2012, nhằm chỉ ra những thành tựu và hạn chế của phóng sự trong tờ báo. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm nghề nghiệp, đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa thiết thực để nâng cao chất lượng phóng sự nói chung và trên tờ báo Tuổi Trẻ TP.HCM nói riêng. - Tìm hiểu quy chế pháp lệnh, chế độ thưởng phạt của tờ báo. - Phỏng vấn sâu một số cây bút viết phóng sự tiêu biểu của báo Tuổi trẻ TP HCM trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2011 đến hết tháng 3 năm 2012. - Nghiên cứu so sánh phóng sự của một số báo khác như Tiền Phong, Thanh Niên và Lao Động, từ đó làm nổi bật đặc trưng của phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP HCM. - Điều tra xã hội học ý kiến phản hồi của độc giả bằng bảng hỏi anket. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các tác phẩm phóng sự, chuyên trang Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM. 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm phóng sự chuyên trang Phóng sự - Ký sự trên các số ra hàng ngày của nhật báo Tuổi Trẻ TP.HCM từ ngày 1/1/2011 – 31/3/2012. Khóa luận chỉ giới hạn phạm vi khảo sát trên nhật báo Tuổi Trẻ TP.HCM; các phiên bản Tuổi Trẻ online, Tuổi Trẻ cuối tuần không nằm trong phạm vi khảo sát. Các phóng sự ảnh, phóng sự truyền hình cũng không được đề cập đến trong khóa luận này. Khóa luận cũng chỉ tập trung vào chuyên trang Phóng sự - Ký sự (trang 18) của báo Tuổi Trẻ Hồ Chí Minh, các chuyên mục Ký sự nhân vật ( trên Tuổi trẻ Chủ nhật) và chuyên trang Hồ sơ (trang 10 -11) cũng không nằm trong đối tượng nghiên cứu của khóa luận. Phạm vi khảo sát từ 1/1/2011 đến 31/3/2012. Ngoài ra khóa luận có so sánh với một số phóng sự cùng nhóm đề tài được đăng tải trên Lao Động, Tiền Phong và Thanh Niên để làm cứ liệu so sánh. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Lý thuyết về báo chí (sơ lược) - Lý thuyết thể loại, đặc biệt là thể loại phóng sự (Tài liệu trong nước và trên thế giới) - Các kiến thức liên ngành: Xã hội học, ngôn ngữ học… 5.2. Phương pháp nghiên cứu 10 [...]... tiết về báo Tuổi Trẻ TP.HCM cũng như về Ban Chính trị - Xã hội - Phóng sự - Ký sự (Phụ trách trực tiếp trang Phóng sự 34 - Ký sự của báo) và giải thích tại sao lại chọn chuyên trang Phóng sự - Ký sự là đối tượng khảo sát 35 Chương II THỰC TRẠNG PHÓNG SỰ - KÝ SỰ TRÊN BÁO TUỔI TRẺ TP HCM (T 1/2011 – T3/2012) 2.1 Kế hoạch pháp lệnh 2.1.1 Chỉ tiêu phóng sự Chuyên trang Phóng sự - Ký sự được đặt ở trang... tuần - Ngoài ra trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật sẽ có mục Ký sự nhân vật - Tuổi Trẻ Cuối tuần cũng có trang phóng sự riêng 25 Viễn Sự, phóng viên báo Tuổi Trẻ TP.HCM cho biết: Phóng sự ở Trang Hồ sơ (chân trang 10 -1 1) thiên về tư liệu hơn Trang 18, Chuyên trang Phóng sự - Ký sự, phóng sự thể hiện tính thời sự và phản ánh được hơi thở cuộc sống một cách sát sao hơn Trong khóa luận này, phạm vi khảo sát phóng. .. nói quá vì phóng sự vẫn phải đảm bảo yếu tố đầu tiên báo chí là tính chính xác + Phân loại phóng sự Có thể phân loại phóng sự theo loại hình báo chí: Phóng sự báo in và báo mạng, Phóng sự ảnh, Phóng sự phát thanh, Phóng sự truyền hình… Nếu chia theo đối tượng phản ánh thì có các dạng phóng sự: Phóng sự sự kiện, Phóng sự vấn đề, Phóng sự hiện tượng, Phóng sự chân dung… 1.2.3 Thể hiện tác phẩm - Đầu đề... Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Khoa học Huế…), 150 độc giả theo dõi thường xuyên chuyên mục Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM nhằm nhận được những phản hồi đánh giá và góp ý cho chất lượng phóng sự của báo + Phỏng vấn sâu các nhà báo viết phóng sự thời sự của báo Tuổi trẻ TP HCM bao gồm anh Vũ Thanh Bình, trưởng ban Chính tr - Xã hội, Phóng sự, ký sự báo. .. viết phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM nói riêng và trên báo chí nói chung Khóa luận cũng hy vọng sẽ mang lại cho những người quan tâm đến thể loại phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM một cái nhìn toàn diện về chuyên mục Phóng sự - Ký sự Những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này cũng có thể trở thành những tài liệu bổ ích cho sinh viên báo chí quan tâm hoặc có nhu cầu nghiên cứu về thể loại phóng sự. .. Tuổi Trẻ TP.HCM 3.2.1 Về đề tài 3.2.2 Về nội dung 3.3.3 Về hình thức 3.3.4 Về kế hoạch pháp lệnh Tiểu kết chương III 15 Chương I BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM VÀ THỂ LOẠI PHÓNG SỰ 1.1 Báo Tuổi Trẻ TP HCM 1.1.1 Giới thiệu chung Báo Tuổi Trẻ TP.HCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM Báo có những ấn phẩm chính sau đây: - Tuổi Trẻ nhật báo: Ra báo tất cả các ngày trong tuần Tuổi Trẻ. .. thuộc của Ban Phóng sự - Ký sự có thể kể đến như: Vũ Bình, Quốc Việt, My Lăng, Viễn Sự, Phạm Vũ, Ngọc Khải, Sơn Lâm, Đức Thanh, Tâm Lụa, Tấn Đức, Mễ Thuận, Thái Bỏ Dũng, Tấn Vũ, Tấn Đức, Khương Văn Phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM tập trung ở những trang sau: - Trang hồ sơ (trang 1 0-1 1): những phóng sự dài kỳ xoay quanh một chủ đề: phận caddy, trường bắn, gỏi matxa… - Trang Phóng sự - Ký sự (trang 18)... ngữ - Văn phong 2.4.4 Thiết kế - Trình bày 2.5 Gương mặt phóng viên 2.5.1 Phóng viên Viễn Sự 2.5.2 Phóng viên My Lăng 2.5.3 Phóng viên Ngọc Khải Tiểu kết chương II Chương III: ĐỀ XUẤT GÓP Ý NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÓNG SỰ BÁO TUỔI TRẺ TP.HCM 3.1 Nhận xét, đánh giá từ độc giả báo Tuổi Trẻ TP.HCM 3.1.1 Về đối tượng khảo sát 3.1.2 Nhận xét – Đánh giá chung 3.2 Góp ý nâng cao chất lượng phóng sự trên báo Tuổi. . .- Phương pháp nghiên cứu văn bản: đánh giá nội dung, hình thức, ưu điểm, nhược điểm của từng tác phẩm (xem Phụ lục 1) Từ đó đưa ra nhận xét khái quát - Phương pháp khảo sát những tác phẩm để tìm ra những đặc điểm về nội dung và hình thức từ đó rút ra ưu nhược điểm phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP.HCM - Phương pháp thống kê số lượng và tỷ lệ phóng sự trên chuyên trang Phóng sự - Ký sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM. .. nhật báo ra đời chính thức ngày 2/9/1975 - Tuổi Trẻ online: tờ báo mạng của Tuổi Trẻ TTO ra đời ngày 1/12/2003 Đến nay đã có 3 lần thay đổi giao diện vào các năm: 2004, 2007, 2010 - Tuổi Trẻ News: Trang web tiếng Anh của báo Tuổi Trẻ - Tuổi Trẻ Cuối Tuần: có tính chuyên đề, giải trí hấp dẫn - Tuổi trẻ cười: tờ báo trào phúng hàng đầu việt nam: 2 kỳ/ tháng - Áo trắng: Tuyển tập thơ văn dành cho giới trẻ . từ đó rút ra ưu nhược điểm phóng sự trên báo Tuổi Trẻ TP. HCM. - Phương pháp thống kê số lượng và tỷ lệ phóng sự trên chuyên trang Phóng sự - Ký sự báo Tuổi Trẻ TP. HCM. - Phương pháp phân tích tác. Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi Trẻ TP. HCM nhằm nhận được những phản hồi đánh giá và góp ý cho chất lượng phóng sự của báo. + Phỏng vấn sâu các nhà báo viết phóng sự thời sự của báo Tuổi trẻ TP HCM. tác phẩm phóng sự, chuyên trang Phóng sự - Ký sự trên báo Tuổi Trẻ TP. HCM. 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm phóng sự chuyên trang Phóng sự - Ký sự trên các

Ngày đăng: 17/04/2015, 17:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Box

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan