Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục trong phong trào xây dựng

12 399 0
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục trong phong trào xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực, góp phần nâng cao chất lượngdạy học” Tác giả: Nguyễn Hồng Phượng, Huỳnh Thị Bé Liễu Đơn vị:Trường THCS Thị Trấn. 1. Thực trạng: Trong quá trình quản lý và giảng dạy, chúng tôi nhận thấy các em học sinh ở địa phương mình còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Từ những khó khăn này đã ngăn cản ước mơ được cắp sách đến trường của các em, ngăn cản những hoài bão, những kì vọng trong tương lai mà các em đã ấp ủ hàng ngày. Hình ảnh các em ngày ngày vẫn miệt mài lội bộ đến trường trên quãng đường dài hàng chục cây số mà vẫn không nản chúng tôi thấy xót xa! Nhiều em một buổi đi học, một buổi phải đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp ba mẹ trang trải cái ăn hàng ngày. Những khó khăn này đã ngăn cản ước mơ cắp sách đến trường nên các em phải thường xuy ên nghỉ học, kiến thức không theo kịp b ạn bè dù rằng có học lực khá, giỏi. Hưởng ứng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đội ngũ giáo viên trong nhà trường bằng tình thương và trách nhiệm, quan tâm chia sẻ với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy bằng các hình thức: sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, thảo luận nhóm, sử dụng phương pháp khăn phủ bàn, lồng ghép thơ văn vào giảng dạy, sử dụng đồ dùng trực quan … Việc đổi mới phương pháp dạy học này đã đem lại hiệu quả caotrong giảng dạy, phù hợp với y êu cầu của Ngành và yêu cầu phát triển của đất nước, hướng tới mục tiêu là sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, học sinh có một hành trang kiến thức phong phú đủ để tiếp tục học lên Trung học phổ thông, có kỹ năng sống để thích ứng với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều các em học sinh chưa đủ sức vượt qua những trở ngại từ cuộc sống khó khăn, công tác vận động hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong nhà trường còn rất nhiều hạn chế. Song song đó,một số ít giáo viên chưa thật sự quan tâm sâu sắc đến các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,…Vậy làm sao để các em học sinh nghèo có đủ điều kiện cấp sách đến trường? Làm sao để các em không tự ti mặc cảm về hoàn cảnh của mình mà vững lòng tin theo đuổi việc học để ngày mai có tương lai tươi sáng? Trong suốt quá trình thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các cuộc thi viết về “Gương học sinh nghèo vượt khó” (Hội thi viết Đuốc sáng Đông du tôn vinh học sinh nghèo hiếu học tổ chức) hay học bổng “Chung một ước mơ”, “Bạn tôi người vượt khó”(do báo Tuổi Trẻ tổ chức). Chúng tôi cảm nhận đây chính là chiếc phao cứu sinh có thể cứu giúp học trò nghèo ở địa phương mình trở lại lớp học. Bởi vì theo chúng tôi nghĩ, nếu gương sáng của các em học sinh được giới thiệu, các em sẽ nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ từ cộng đồng để có một tương lai tươi sáng hơn và có điều kiện thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Từ đó, có thể hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, nâng cao chất lượng học tập cho các em. Từ những trăn trở trên, chúng tôi thật sự lo lắng, phải làm sao để trang bị cho các em một sức mạnh, một niềm tin để các em vững vàng hơn trong cuộc sống? Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học”. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: -Giáo viên: Toàn bộ quy trình, cách thức tiến hành công tác xã hội hóa giáodục trong nhà trư ờng. -Học sinh: Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi trong nhà trường. Các em sẽ có được tạo điều kiện đến trường nhiều hơn, tiếp thu kiến thức trên lớp đầy đủ hơn. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chỉ dừng lại tìm hiểu và giúp đỡ nhóm học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng tích tích cực học tập trong năm học 2011 -2012. 3. Giải pháp: Giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên với các mục tiêu: Xây dựng công tác vận động tuyên truy ền các Mạnh thường quân, nhà hảo tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Phối hợp tổ chức đồng bộ công tác liên kết các tổ chức xã hội, gia đình và nhà trường. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần giảm thiểu một cách đáng kể tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng Trên cơ sở thực tiễn về việc thực hiện xã hội hóa trong nhà trường, chúng tôi đã tiếp xúc trao đổi cùng đồng nghiệp cũng như các em học sinh trong trường để nắm vững hơn về các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt vượt khó học giỏi. Sau đó chúng tôi đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh cũng như tìm hiểu hoàn cảnh giáo viên của trường. Thường xuyên trao đổi với học sinh qua cán sự lớp đến các nhóm nhỏ, nhóm bạn thân cùng chơi với nhau. Trong quá trình tìm hiểu về hoàn cảnh của các em học sinh cũng như tinh thần tháiđộ học tập trong các giờ học, tiếp xúc với bạn trong lớp, trong trường, … chúng tôi luôn lắng nghe các em nói về bạn của mình mà không loại bỏ bất kì chi tiết nhỏ nhặt nào. Chúng tôi luôn tạo cho các em một cảm giác an toàn, tinh cậy để các em trò chuyện, trao đổi, tâm sự. Từ đó chắt lọc thông tin để nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của các em. Bằng tình thương và sự đồng cảm, qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, chúng tôi đã dùng ngòi bút của mình giới thiệu tấm gương các em học sinh và giáo viên trong nhà trường. Ngoài ra chúng tôi còn tham gia các cuộc thi viết tôn vinh học sinh vượt khó học tập. Các em học sinh nghèo hiếu học và thầy giáo trường chúng tôi được sự tài trợ từ cộng đồng khắp nơi trên cả nước. Với đồng nghiệp trong trường là thầy giáo Phạm Hùng Dũng mang chứng bệnh tim nan y không tiền chạy chữa, chúng tôi cũng đã viết về thầy với tấm gương yêu nghề vượt qua bệnh tật để bám lớp bám trường, nhằm kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng giúp thầy có điều kiện trị bệnh. Trong côngtác giảng dạy, chúng tôi luôn chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho các em nhằm giúp các em hình thành nhân cách và rèn luy ện cho các em kĩ năng sống để các em có thể ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong và ngoài nhà trường. Dạy và học có hiệuquả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. Ứng dụng các kĩ thuật dạy học vào giảng dạy như hình thức dạy học khăn trải bàn, thảo luận nhóm, trò chơi, vận dụng thơ vào giảng dạy môn Địa lí (vào tháng 1 năm 2011 vừa qua, tôi đã được Hội nhà văn Việt Nam mời dự Hội thảo khoa học tại trường ĐHSP Đồng Tháp với báo cáo tham luận “Chúng tôi dạy Địa lí bằng thơ” được Ban tổ chức đánh giá cao). Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh dưới cờ để các em học sinh trong nhà trường dễ dàng gắn kết với nhau, đoàn kết quan tâm chia sẻ với nhau. Song song đó, với vai trò là thành viên của tổ tư vấn tâm lí học đường. Tôi luôn đồng cảm và quan tâm chia sẻ với các em. Cũng nhờ tạo bầu không khí thân thiện giữa thầy và trò, tôi như là người bạn lớn của các em, gỡ rối những vướng mắc trong tâm lý, trong tình cảm hàng ngày mà các em không dám thổ lộ cùng ba mẹ hay người thân của mình. Từ đó tôi giúp các em đưa ra ý kiến, để các em sáng suốt lựa chọn quyết định cho phù hợp, ngăn chặn được tệ nạn bạo lực học đường có thể xảy ra,… * Các điểm cần lưu ý về việc tổ chức thực hiện: -Người giáo viên trong nhà trường nếu thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ và quy ền hạn của mình, đặt biệt là có chữ “tâm” sẽ tạo nên môi trường học tập và giảng dạy tốt, một tập thể lớp tốt, xây dựng một nhà trường vững mạnh. -Sự quan tâm của người giáo viên đối với học sinh, sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm hẳn tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. -Người giáo viên luôn là tấm gương sáng, tấm gương tự học và sáng tạo, đối xử với học sinh bằng tất cả tình yêu th ương, là cầu nối giữa nhà trường -gia đình –xã hội, sẽ tạo nên môi trường học tập lành mạnh, để các em học sinh nhận thấy rằng “mỗi ngày đến trường là một ngày vui.” 4. Hiệu quả đem lại: a. Lợi ích về tinh thần: - Từ sự quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng xã hội, nó không những mang đến về vật chất mà còn khích lệ về tình thần to lớn để Thầy và trò trường THCS Thị Trấn vượt qua những trăn trở, lo toan của cuộc sống. Nó như một liều thuốc bổ ích tiếp thêm sức sống cho Thầy và trò của trường: + Giáo viên thêm yêu nghề, mến trường, mến lớp, tận tâm với công tác giảng dạy. + Thúc đẩy giáo viên tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thu thập thông tin, mở rộng sự hiểu biết để đưa ra những biện pháp thích hợp trong giáo dục học sinh. + Học sinh có thêm niềm tin, nghị lực để phấn đấu học tập hơn nữa, thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình. b. Lợi ích về vật chất: Trước khi áp dụng đề tài, việc hỗ trợ học sinh nghèovượt khó học tập vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhà trường và Liên đội chỉ giúp đỡ chia sẻ với các em trong ph ạm vi nhỏ hẹp, không đủ để các em y ên tâm theo đuổi con chữ và tự tin đến trường hằng ngày. Nhìn lại trường THCS Thị Trấn Dương Minh Châu qua hai nămth ực hiện hoạt động xã hội hoá giáo dục đã phát triển mạnh mẽ, gặt hái nhiều thành tích đáng kể. Thông qua các bài báo viết về những tấm gương vượt khó học tập của các em học sinh trong nhà trường như em Lưu, em Khởi, em Bảo Trân, em Ngân, em Phước, em Hiền…. các nhà hảo tâm đã tìm đến, tài trợ,… và kết quả thu được từ công tác xã hội hóa giáo dục thật đáng nể. Cụ thể năm học 2010 -2011, Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ kinh phí tăng cường cơ sở vật chất, các hoạt động phong trào trong nhà trường, khen thưởng giáo viên và học sinh với kinh phí 134.446.000đồng. Hội khuyến học Tây Ninh tặng 10 suất học bổng trị giá 5.000.000đồng. Công ty trách nhiệm Bột sắn Dương Minh Châu tặng 10 suất học bổng trị giá 2000.000 đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân ngày khai giảng năm học. Ngoài ra, thông qua chương trình “Đuốc sáng Đông Du” do công ty thép Vina Keyoei tài trợ, “Điều kì diệu” của HTV7, “Bạn tôi người vượt khó” trên báo Tuổi trẻ, nhà trường đã giới thiệu những gương học sinh vượt khó, nhà giáo tâm huyết với nghề và đã nhận được nhiều nguồn tài trợ từ các tổ chức xã hội và các mạnh thường quân trên 100triệu đồng, 01 giáo viên trong nhà trường được hỗ trợ 20.000.000đồng. Hiện nay, công ty Cổ phần đầu tư Tấn Hưng ở TP Hồ Chí Minh nhận tài trợ học bổng cho hai học sinh của trường mỗi tháng 1.500.000đồng trong suốt quá trình học tập của các em, góp phần giảm thiểu tỉ lệ học sinh bỏ học giữa chừng vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Sang năm học 2011-2012này, qua bài viết về gương học sinh nghèo vượt khó học tập của em Nguyễn Ngọc Duy ên đăng trên báo Tuổi trẻ, em Duy ên và gia đình đã nhận được sự tài trợ từ khắp nơi trên cả nước với tổng số tiền trên 60.000.000 đồng. Ngoài ra, gia đình em được chính quyền địa phương xây dựng và trao tặng Ngơi nhà nhân ái. EmBảo Trân tiếp tục được cơng ty Gia Phước, cơng ty Tấn Hưng ở TP Hồ Chí Minh hỗ trợ học bổng. -Ngồi ra, việc thực hiện phối hợp cùng hội cha mẹ học sinh quản lý và giáo dục học sinh, vận động Hội cha mẹ học sinh đóng góp kinh phí phụcvụ cho giảng dạy, học tập, khen thưởng học sinh, hỗ trợ kinh phí hoạt động các phong trào, hỗ trợ cơ sở vật chất trường học với tổng kinh phí đến 30/12/2011 là 82.067.000đồng. -Các mạnh thường qn đã hỗ trợ tăng cường cơ sở vật ch ất với số tiền 21.750.000 đồng.( Trong đó Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Trà Tâm Lan ủng hộ cây dù che nắng 15 triệu đồng) -Tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND Thị Trấn nâng cao vai trò hoạt động của Hội đồng giáo dục Thị Trấn, Hội khuyến học để hỗ trợ tích cực cho cơng tác giảng dạy và học tập trong nhà trường. Nhân dịp khai giảng năm học 2011-2012 Liên đội trường THCS Thị Trấn đã tặng 200 quyển tập, 20 áo trắng, 05 bộ sách giáo khoa. Hội Khuyến học Thị Trấn tặng 100 quyển tập, báo Lao động tặng 200 quyển tập, Hội Khuyến học tỉnh Tây Ninh tặng 10 suất học bổng trị giá 5.000.000 đồng. Hội Khuyến học Khu phố I tặng 100 quyển tập. -Vừa qua, vào ngày 25/2 , sau khi đọc bài viết về gương nhà nghèo vượt khó học giỏi của em học sinh Trần Thục Nghi Trinh, lớp 9A được đăng trên báo Tài hoa Trẻ số tháng 2/2012.Hội Dược sĩ hưu trí Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm nhà trường và hỗ trợ kinh phí tổng cộng là 15 triệu đồng. Trong đó, có 05 suất học bổng với tổng số tiền là 9 triệu đồng, 23 suất quà cho học sinh là những bộ quần áo và 1000 quy ển tập trắng. 5. khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại: 5.1 Về tính mới và sáng tạo: Đề tài mang tính khoa học, sáng tạo cao. Việc nâng cao công tác vận động, tuyên truyền chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đã đưa chất lượng dạy và học trong nhà trường được nâng cao rõ rệt. Việc chủ động tham mưu, liên kết với các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên an tâm công tác, đưa phong trào thi đua trong nhà trường ngày càng phát triển. 5.2 Hiệu quả xã hội: -Công tác vận động Mạnh thường quân, nhà hảo tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đạt hiệu quả cao. Mọi người đều góp phần chung tay trong sự nghiệp giáo dục. -Công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng được phổ biến rộng [...]... hiện công táctuyên truy ền xã hội hóa giáo dục được thực hiện bằng nhiều hình th ức khác nhau để huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục như đa dạng hóa các loại hình trường lớp, hỗ trợ cơ sở vật chất, xây dựng quỹ khuyến học,… Việc làm của chúng tôi tuy nhỏ bé đối với một cá nhân, nhưng nó cho thấy sức mạnh của công tác tuyên truy ền rất lớn Ở Tây Ninh nói riêng cũng như trong. .. công tác tuy ên truy ền, nêu gương người tốt việc tốt, nêu gương vượt khó trên các phương tiện thông tin đại chúng thì sẽ được xã hội ủng hộ, góp phần giảmtỷ lệ học sinh bỏ học, góp phần phát triển chung cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo ngày càng lớn mạnh Và đặc biệt, phong trào Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” mà toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang phát động sẽ càng thêm thành công. .. đã được thông tin giới thiệu rộng rãi trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình,…Thúc đẩy các em học sinh khác noi theo cũng như kêu gọi các nhà hảo tâm ,mạnh thường quân hỗ trợ để các em tự tin tiếp bước đến trường -Mối liên kết giữa các tổ chức xã hội, gia đình và nhà trường chăm lo cho sự nghiệp giáo dục ngày càng chặt chẽ -Đội ngũ giáo viên nâng cao hơn tinh thần trách nhiệm của mình, chăm lo và . một sức mạnh, một niềm tin để các em vững vàng hơn trong cuộc sống? Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục trong phong trào xây dựng “Trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục trong phong trào xây dựng “Trường học thân thiện học sinh tích cực, góp phần nâng cao chất lượngdạy học” Tác giả: Nguyễn Hồng. giáo viên an tâm công tác, đưa phong trào thi đua trong nhà trường ngày càng phát triển. 5.2 Hiệu quả xã hội: -Công tác vận động Mạnh thường quân, nhà hảo tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan