SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan và các phương pháp tích cực trong việc giảng dạy môn GDCD ở trường THCS

37 2.4K 15
SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan và các phương pháp tích cực trong việc giảng dạy môn GDCD ở trường THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : "SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THCS" A – MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Khách quan : - GDCD là một môn học có tầm quan trọng trong nhà trường THCS. - Dạy học GDCD là tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lời nói và hành vi. - Môn GDCD góp phần đào tạo ra những công dân có tri thức khoa học có năng lực hoạt động. 2. Chủ quan: - Sự xuống cấp và suy đồi đạo đức của một bộ phận công dân trong đó có tầng lớp học sinh. - Giáo viên bộ môn và học sinh ít quan tâm hoặc xem là môn phụ. - Từ mục tiêu đổi mới phương pháp và sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực, đồ dùng dạy học. - Từ thực tế của địa phương và đơn vị… II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tập trung nghiên cứu và tìm hiểu: - Việc phối hợp sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và khai thác đồ dùng dạy học trong môn GDCD. - Các phương pháp tổ chức thực hiện trong tiết học , giúp các em học sinh phát triển kỹ năng, nâng cao ý thức học tập cho học sinh. - Sự chuyển biến của học sinh trong quá trình thực hiện các phương pháp. III. PHẠM VI NGHIÊM CỨU : Chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn I : Từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2011( Đầu học kỳ I đến giữa học kỳ I): Điều tra tìm hiểu thực tế nắm bắt tình hình và ý thức học tập của học sinh ( 192/86 nữ). - Giai đoạn II: Từ tháng 11/2011 đến tháng 01/2012 ( Từ giữa học kỳ I đến cuối học kỳ I): Áp dụng các phương pháp và giải pháp tổng hợp để thực hiện vào tiết dạy, đánh giá sự chuyển biến trong nhận thức của học sinh. Đồng thời tiếp tục có những giải pháp thật hiệu quả đưa ra kết quả so sánh, đối chiếu, khắc phục những tồn tại theo từng thời điểm cụ thể. - Giai đoạn III: Từ tháng 01/2012 đến cuối tháng 03/2012 (Từ đầu học kỳ II đến giữa học kỳ II): Kết hợp so sánh đối chiếu, kiểm tra kết quả thực tế đề ra từng giải pháp khắc phục tồn tại và hạn chế của học sinh đồng thời phát huy tối đa hiệu quả đạt được. Vẽ biểu đồ để so sánh đối chiếu kết quả. Nắm các số liệu thực tế và khả năng nhận thức của học sinh để đưa ra các biện pháp và giải pháp cụ thể cho tiết thực hành cuối học kỳ II. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Ở đề tài sáng kiến kinh nghiệm sử dụng một số phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện như: Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan với kỹ thuật khăn trải bàn và sơ đồ tư duy; Tranh luận ủng hộ - phản đối; Kỹ năng đặt câu hỏi, động não cần phải khai thác tình hình thực tế đó để giáo dục cho học sinh xử lý tình huống thể hiện qua cách (quan sát tranh ảnh, xem băng hình , sưu tầm và quay chụp hình ảnh ,quay phim… ) B – NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: Nghiên cứu các công văn chỉ đạo chuyên môn của ngành, sở, phòng ban. Nắm chắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công văn chỉ đạo chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực. 2. Cơ sở thực tiễn: - Ý thức bảo vệ môi trường của học sinh. - Sự quan tâm của phụ huynh, người dân và chính quyền địa phương. - Bản thân giáo viên với giáo dục môi trường cho học sinh. - Tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường với đặc thù bộ môn. 3. Nội dung vấn đề: 3.1. Kỹ thuật động não với tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ. 3.2. Kỹ thuật đặt câu hỏi với bảng thống kê, số liệu. 3.3. Tranh luận ủng hộ - phản đối với phim tư liêu, Video clip tình huống. 3.4. Kỹ thuật nêu gương người tốt với những câu chuyện có thật trong cuộc sống, qua báo chí. 3.5. Lựa chọn kỹ thuật dạy học và đồ dùng theo yêu cầu sách giáo viên có sưu tầm bổ sung phù hợp. - Hoạt động giới thiệu bài . - Tìm hiểu khái niệm, nội dung kiến thức cơ bản . - Hoạt động củng cố, giáo dục cuối bài. - Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi phù hợp với đồ dùng dạy học. C - KẾT LUẬN CHUNG 1. Bài học kinh nghiệm: - Sử dụng kịp thời, tránh tùy tiện. - Phải suy nghĩ tìm tòi phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Lựa chọn các cách thức tổ chức phù hợp với thực tế trường học và địa phương. - Hiểu và biết tường tận về kỹ thuật dạy học và đồ dùng dạy học. - Phải xem kỹ thuật và đồ dùng dạy học là một loại hình kiến thức riêng biệt. - Không được lạm dụng quá mức. - Phải thường xuyên tự học tự tìm hiểu, tự nghiên cứu… 2. Hướng phổ biến áp dụng đề tài: Qua việc nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy có thể áp dụng cho bộ môn GDCD ở các khối lớp trong trường THCS. Bên cạnh đó có thể áp dụng cho các môn thuộc lĩnh vực KHXH: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý …Trong những tiết thực hành ngoại khóa, dã ngoại…. Bản thân cũng mong đề tài này được đồng nghiệp trong và ngoài trường tiếp tục nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và phát huy hơn nữa cho các năm học sau. A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài. 1. Khách quan: Môn GDCD (Giáo dục công dân) có vị trí quan trọng trong nhà trường THCS. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động; góp phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lới nói và hành vi. Như vậy, môn GDCD cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy trong học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó. Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước. Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học là điều kiện hết sức quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh các giá trị, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật thông qua việc nắm tri thức, thực hành và rèn luyện trong và ngoài giờ học. 2. Chủ quan: Những năm gần đây, đạo đức của một bộ phận xã hội đang chiều hướng xuống cấp, tội phạm của những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, một trong những nguyên nhân dẫn đến các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là do hiểu biết về các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em còn hạn chế. Vì vậy giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện con người ý thức tuân theo những chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật. Bên cạnh đó trước đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên chủ nhiệm hoặc những giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạy nên họ không có điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các tiết dạy. Do đó hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật chưa cao, các em hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật còn mơ hồ. Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này đã được đào tạo chính qui, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quân tâm đến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến việc sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật được nâng cao hơn trước. Môn GDCD ở trường THCS trước đây thường bị coi làm môn học phụ nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít, thụ động, giờ học không gây hứng thú, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách hình thức. Nên đó chưa phải là là phương pháp tích cực vì học sinh chưa thực sự có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của cá nhân mình. Những giờ học như vậy, học sinh ít có khả năng sáng tạo. Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực, chủ động trong học tập.Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng các kỹ tthuật dạy học và đồ dùng trực quan. Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học nhằm minh hoạ cho nội dung bài giảng (Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng, bảng số liệu, thống kê…). Thông qua các đồ dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày. Cho nên giờ học đạo đức, pháp luật rất sôi nổi, chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh nắm bắt các chuẩn mực của đạo đức, pháp luật chắc và nhanh. Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục và Đào tạo ngày càng chặt chẽ hơn, các cụm chuyên môn được quan tâm, sinh hoạt tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó, tại đơn vị, công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn, mỗi giáo viên dạy Giáo dục công dân đều xác định rằng:“ Muốn cho giờ dạy đạo đức, pháp luật không bị khô cứng và tẻ nhạt phải sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại kết hợp với đồ dùng trực quan” giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của nhân thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” (Lê nin). Mặt khác, trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước trang bị các phương tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet, máy chiếu nên việc sưu tầm tư liệu như tranh ảnh rất thuận tiện. Vì vậy, mỗi giáo viên đều suy nghĩ, tìm tòi để làm sao nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy bộ môn GDCD nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn này. Từ những cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải là những người tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập, hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách trực quan, phong phú, tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học, học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học, phân tích, đánh giá từ đó rút ra nội dung bài học. Như vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, còn người giáo viên chỉ là người tổ chức tiết học thành môi trường để học sinh học mà thôi. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm tập trung nghiên cứu và tìm hiểu: - Việc phối hợp sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực và khai thác đồ dùng dạy học trong môn GDCD. - Các phương pháp tổ chức thực hiện trong tiết học, giúp các em học sinh phát triển kỹ năng, nâng cao ý thức học tập cho học sinh. - Sự chuyển biến của học sinh trong quá trình thực hiện các phương pháp. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Từ quá trình tìm hiểu nghiên cứu được tham gia các lớp tập huấn. Nắm được các tài liệu của các ngành chức năng và thực tế giảng dạy trên lớp cũng như ở địa phương, việc kiểm tra đánh giá trước, trong và sau tiết học môn GDCD tại trường THCS Nguyễn Bá Phát. Thông qua việc thực hiện các kỹ thuật dạy học và đồ dùng dạy học bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau qua tiết học. Như vậy đó là một quá trình có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện có hiệu quả. Quá trình đó được chia làm các giai đoạn sau: - Giai đoạn I : Từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2011( Đầu học kỳ I đến giữa học kỳ I): Điều tra tìm hiểu thực tế nắm bắt tình hình và ý thức học tập của học sinh ( 192/86 nữ). - Giai đoạn II: Từ tháng 11/2011 đến tháng 01/2012 ( Từ giữa học kỳ I đến cuối học kỳ I): Áp dụng các phương pháp và giải pháp tổng hợp để thực hiện vào tiết dạy, đánh giá sự chuyển biến trong nhận thức của học sinh. Đồng thời tiếp tục có những giải pháp thật hiệu quả đưa ra kết quả so sánh, đối chiếu, khắc phục những tồn tại theo từng thời điểm cụ thể. - Giai đoạn III: Từ tháng 01/2012 đến cuối tháng 03/2012 (Từ đầu học kỳ II đến giữa học kỳ II): Kết hợp so sánh đối chiếu, kiểm tra kết quả thực tế đề ra từng giải pháp [...]... hấp dẫn, đạt hiệu quả cao Từ thực tiễn giảng dạy tôi thấy cần phải chuẩn bị như sau: Muốn sử dụng các kỹ thuật dạy học và đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao trong mỗi bài dạy đạo đức, pháp luật, người giáo viên dạy GDCD phải chuẩn bị rất kỹ Do những đồ dùng trực quan sử dụng trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật ít có sẵn nên việc chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy khá công phu đòi hỏi giáo viên phải... các phần mềm dạy học trên máy vi tính… Khi đã xác định được bài dạy này cần sử dụng những loại nào thì người giáo viên sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị và tiến hành thực hiện 3 Nội dung vấn đề: Mục tiêu của đề tài này là tìm ra những cách thức tổ chức hiệu quả nhất trong việc thực hiện đề tài:“ Sử dụng đồ dùng trực quan và phương pháp dạy học tích cực trong việc giảng dạy môn GDCD trường THCS nhằm... mới phương tiện và không có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học, mà điều quan trọng là sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình thức, tránh xu hướng sử dụng tràn lan, không có chủ đích rõ rệt, cần được khai thác một cách triệt để 2 Cơ sở thực tiễn: Dạy đạo đức, pháp luật cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng các kỹ thuật dạy. .. trong mỗi kỹ thuật và đồ dùng trực quan để phát huy hết tác dụng của những đồ dùng, phương tiện trực quan đó Bốn là: Phải xem các kỹ thuật dạy học và đồ dùng phương tiện trực quan như một loại hình kiến thức riêng biệt cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng chứ không phải là phương tiện trực quan minh hoạ đơn thuần Trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học giáo viên cung cấp... sinh trực tiếp hiểu rõ tính chất nguy hiểm của tệ nạn xã hội, từ đó các em cũng thấy rõ các biện pháp phòng chống của nhà nước và địa phương, liên hệ được trách nhiệm của bản thân 3.5.4 Chọn kỹ thuật, đồ dùng dạy học phù hợp để sử dụng cho từng hoạt động khác nhau : Cùng với việc lựa chọn, tìm hiểu các phương tiện, đồ dùng trực quan người giáo viên cần tìm ra cách thức sử dụng kỹ thuật đồ dùng trực quan. .. dạy học và đồ dùng trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng Trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật hiện nay rất đa dạng và phong phú trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ đang phát triển, mạng Intenet dang được sử dụng ngày càng rộng rãi Vì vậy, trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật và đồ dùng trực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêm... GĐ III 86 GHI 3.14% 99 Biểu đồ so sánh tỉ lệ học sinh có ý thức học tập bộ môn GDCD theo các giai đoạn Qua biểu đồ tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng các kỷ thuật dạy học trong các tiết dạy đã đem lại kết quả tốt đẹp trong dạy và học đặc biệt là dạy những bài pháp luật Học sinh rất say mê hứng thú khi tìm hiểu pháp luật Các em hiểu bài nhanh và nắm bài vững Số học sinh hiểu và nắm được bài ngay tại lớp... hoạt động dạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng một phương pháp dạy học cụ thể, có phương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó Vì vậy sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện Một yêu cầu rất quan trọng là sử dụng kỹ thuật và đồ dùng dạy học phải có tác dụng kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, không phải chỉ như một phương tiện... Kỹ năng sử dụng, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học từ kỹ thuật và đồ dùng dạy học của học sinh còn yếu Số lượng giáo viên môn GDCD trong các nhà trường hạn chế nên việc học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau còn nhiều khó khăn .Đồ dùng dạy học và thiết bị hiện đại còn mới mẻ đối với nhiều giáo viên 2 Những kiến nghị , đề xuất – hướng phổ biến áp dụng đề tài: Để đảm bảo cho việc dạy và học môn GDCD đạt hiệu... người, mỗi gia đình và toàn xã hội Giúp học sinh rút ra được trách nhiệm của bản thân: - Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội - Tuân theo những qui định của pháp luật - Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương Như vậy trong tất cả các tiết dạy đạo đức, pháp luật tiết nào cần sử dụng đồ dùng trực quan, tôi đều tiến . : "SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG VIỆC GIẢNG DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THCS& quot; A – MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Khách quan : - GDCD là một môn học có tầm quan. này là tìm ra những cách thức tổ chức hiệu quả nhất trong việc thực hiện đề tài:“ Sử dụng đồ dùng trực quan và phương pháp dạy học tích cực trong việc giảng dạy môn GDCD trường THCS nhằm hình thành. dùng trực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật được nâng cao hơn trước. Môn GDCD ở trường THCS

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan