Đề cương dược lý Y hà Nội

62 4.6K 20
Đề cương dược lý  Y hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LÝ Dương Thùy HMUYC109 Phần 1:DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG Câu 1: Phân tích quá trình hấp thu, phân phối, chuyển hóa, thải trừ thuốc trong cơ thể và ý nghĩa A, Hấp thu - Là quá trình vận chuyển thuốc từ nơi thuốc tiếp xúc đi vào máu - Thuốc muốn được hấp thu trước hết phải đi qua được màng tế bào bằng các hình thức khác nhau: + khuếch tán thụ động: theo bậc thang nồng độ, không tiêu tốn năng lượng, phụ thuộc vào độ tan trong lipid và nước, hay pKa=> phụ thuộc pH môi trường. + lọc: qua kênh, lỗ; phụ thuộc số lượng, kích thước, áp suất và trạng thái tích điện của lỗ lọc + vận chuyển chủ động:  ngược chiều bậc thang nồng độ, cần ATP }Cần chất mang, có tính đặc hiệu tương đối, cạnh tranh, có thể tăng giảm số lược chất mang. +vận chuyển thuận lợi:  theo chiều bậc thang nồng độ, không cần ATP + ẩm bào: khi màng tế bào tiếp xúc với một phân tử thuốc => bọc lại, đưa vào trong - Thuốc muốn được hấp thu: + không hoặc rất ít bị ion hóa + tan được cả trong nước (vào máu và dịch gian bào) và trong lipid (qua được các màng sinh học) - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc: + về phía thuốc: • cấu trúc hóa học => tính chất lý hóa => độ tan trong lipid, nước • trạng thái và kích thước dược chất • tá dược • kích thước và dạng bào chế • cách sử dụng thuốc: liều lượng, đường dùng, thời điểm dùng, phối hợp thuốc – thuốc, thuốc – thức ăn. + về phía người bệnh: • giải phẫu – sinh lý • bệnh lý - Hai thông số đánh giá sự hấp thu thuốc + Diện tích dưới đường cong: AUC + sinh khả dụng (F): % dạng thuốc còn hoạt tính vào vùng đại tuần hoàn so với liều đã dùng. B, Phân phối: Gồm 2 giai đoạn - Giai đoạn lưu hành trong máu: + thuốc lưu hành trong máu thường tồn tại 2 dạng: tự do và kết hợp với pr huyết tương + những thuốc có tính acid gắn chủ yếu vào albumin + những thuốc có tính base gắn chủ yếu vào globulin + tỷ lệ gắn thuốc vào pr khác nhau tùy từng loại thuốc, phụ thuộc độ tan trong lipid, ái lực với vị trí gắn của thuốc và số lượng vị trí gắn + ý nghĩa của việc gắn thuốc vào pr: • chỉ có dạng tự do mới phân phối được vào tổ chức và có tác dụng sinh học, dạng kết hợp không có tác dụng sinh học nhưng lại là một kho dự trữ thuốc • nhiều thuốc với thuốc khác và một số chất nội sinh cùng một vị trí gắn trên pr, do đó có thể xuất hiện hiện tượng cạnh tranh • trong quá trình điều trị, khởi đầu dùng liệu pháp tấn công để làm bão hòa các vị trí gắn thuốc, sau đó dùng liều duy trì để duy tri nồng độ thuốc có tác dụng kéo dài trong máu • đa số thuốc có trọng lượng phân tử thấp, cấu trúc không phải protein nên trở thành các bán KN (hapten), khi kết hợp với pr trở thành kháng nguyên hoàn toàn, tăng nguy cơ gây dị ứng. • những yếu tố sinh lý làm thay đổi số lượng, chất lượng pr máu (tuổi, suy gan thận, suy dinh dưỡng) làm thay đổi tỷ lệ gắn thuốc vào pr => thay đổi tác dụng của thuốc. - Giai đoạn từ máu vào tổ chức: dạng tự do, qua các hình thức vận chuyển qua màng tế bào. - Đánh giá sự phân phối thuốc: thể tích phân phối V d , thê tích biểu kiến, trong đó nồng độ thuốc đạt được cân bằng với nồng độ thuốc trong máu. V d càng lớn, nồng đọ thuốc trong máu càng lớn. C, Sự chuyển hóa - Thuốc là những chất ngoại lai tan mạnh trong lipid, cơ thể muốn thải nhanh cần chuyển từ dạng tan mạnh trong lipid thành dạng tan mạnh trong nước thông qua các phản ứng chuyển hóa khác nhau ở các cơ quan khác nhau - một thuốc có thể thông qua 1 hoặc nhiều phản ứng chuyển hóa ở 1 hoặc nhiều cơ quan khác nhau, tạo nhiều chất khác nhau trong cơ thể - dựa vào tính chất các phản ứng chuyển hóa và hậu quả của nó, sự chuyển hóa thuốc được chia thành 2 giai đoạn: + giai đoạn 1 (pha 1): pư oxy hóa, pư khử, pư thủy phân • trong đó pư oxy hóa có vai trò quan trọng, đặc biệt là oxy hóa qua hệ enzyme Cyt- P450. • Thông qua các pư chuyển hóa giai đoạn 1, đa số các thuốc mất hoặc giảm tác dụng, độc tính. • Nhưng một số thuốc sau chuyển hóa giai đoạn này: giữ nguyên tác dụng (phenylbutazol => oxyphetazon), mới có tác dụng (phenacetin => paracetamol) hoặc mới có độc tính • Thông qua các pư chuyển hóa giai đoạn 1, thuốc bộc lộ ra một số nhóm chức: - OH, - NH 2 , - SH, - COOH => các nhóm chức này dễ dàng kết hợp với một số chất nội sinh hình thành nên phản ứng chuyển hóa thuốc giai đoạn 2. + giai đoạn 2: pư liên hợp tạo ra các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn chất ban đầu nhưng tan rất mạnh trong nước, dễ thải trừ (dạng mất tác dụng sinh học) • chất nội sinh: a. glucuronic, a. sulfuric, a, acetic, glycin • một số thuốc qua pư liên hợp với a. acetic ( VD các sulfonamid), tạo dạng rất khó tan trong nước, dễ lắng đọng ở ống thận, đài bể thận dưới dạng tinh thể  khi sử dụng uống nhiều nước. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thuốc: + công thức hóa học của thuốc + tuổi: trẻ em, người già chuyển hóa kém hơn người trưởng thành + giới; chủ yếu nam > nữ, vì testosterone làm tăng số lượng, hoạt tính enzym. + di truyền + chất ngoại lai + tình trạng bệnh lý D, Thải trừ - Một thuốc có thẻ được thải trừ dưới nhiều dạng chất khác nhau, thông qua 1 hoặc nhiều cơ quan khác nhau - Thải trừ qua thận: + lọc thụ động qua cầu thận: dạng thuốc tự do, không gắn vào pr huyết tương + bài tiết tích cực qua ống thận: do phải có chất mang nên tại đây có sự cạnh tranh để thải trừ, quá trình này xảy ra chủ yếu ở ống lượn gần, có hai hệ vận chuyển khác nhau, một hệ cho anion và một hệ cho cation + tái hấp thu thụ động: các thuốc tan trong lipid không bị ion hóa ở pH nước tiểu như Phenobarbital. Quá trình này xảy ra ở ống lượn gần và ống lượn xa, phụ thuộc nhiều vào pH nước tiểu. Khi base hóa nước tiểu thì các acid yếu sẽ bị thải trừ nhanh hơn vì bị ion hóa nhiều nên tái hấp thu giảm. + ý nghĩa lâm sàng: • làm giảm thỉa trừ để tiêt kiệm thuốc: penicillin và probenecid có chung hệ vận chuyển tại ống thận • làm tăng thải trừ để điều trị nhiễm độc: base hóa nước tiểu làm tăng thải trừ Phenobarbital • trong trường hợp suy thận, cần giảm liều. - Thải trừ qua mật (các thuốc có TLPT lớn): + Sau khi chuyển hóa ở gan, các chất chuyển hóa thải trừ qua mật để theo phân ra ngoài. Phần lớn sau khi chuyển hóa thêm ở ruột sẽ được hấp thu lại vào máu rồi thải trừ qua thận. + Một số có chu kỳ ruột gan, tích lũy trong cơ thể, làm kéo dài tác dụng ( morphin, tetracyclin, digitalis…) - Thải trừ qua phổi: + các chất bay hơi như rượu, tinh dầu + các chất khí: protoxyd nitơ, halothan - Thải trừ qua sữa: + các chất tan mạnh trong lipid có TLPT dưới 200 thường dễ dàng thải trừ qua sữa: NSAIDs, barbiturat. + vì sữa có pH hơi acid hơn huyết tương nên các thuốc là base yếu có nồng độ trong sữa cao hơn huyết tương và các thuốc là acid yếu thì có nồng độ thấp hơn - Thải trừ qua đường khác: + Mồ hôi, nước mắt, tế bào sừng (lông, tóc, móng), tuyến nước bọt + số lượng không đáng kể nên ít có ý nghĩa về mặt điều trị + có thể gây tác dụng phụ (diphenyl hydatoin gây tăng sản lợi) + dùng phát hiện chất độc (pháp Y) - Thông số dược động học: + độ thanh thải của thuốc (CL): khả năng của một cơ quan trong cơ thể thải trừ hoàn toàn một chất ra khỏi huyết tưng khi máu tuần hoàn qua cơ quan đó + thời gian bán thải (t/2): thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong máu giảm xuống ½ so với ban đầu. Câu 2: Phân biệt các cách tác dụng của thuốc - Tác dụng tại chỗ và toàn thân: + tác dụng xuất hiện ngay tại nơi thuốc tiếp xúc trực tiếp (VD thuốc sát khuẩn, chống nấm, gây tê). Tuy nhiên trong điều trị một số thuốc khi dùng tại chỗ có thể tạo tác dụng toàn thân, đặc biệt trên diện rộng, có nhiều tổn thương nặng hoặc kết hợp với thuốc khác + tác dụng toàn thân: xuất hiện sau khi thuốc được hấp thu vào máu, các tác dụng này có thể xuất hiện trên 1 hoặc nhiều cơ quan khác nhau - Tác dụng chính / phụ + Tác dụng chính thường là tác dụng mong đợi, thường được áp dụng trong điều trị + Tác dụng phụ thường là tác dụng không mong đợi, thường không được áp dụng trong điều trị. Trong điều trị cần thường xuyên theo dõi, phát hiện, xử trí tác dụng phụ. - Tác dụng chọn lọc: tác dụng xuất hiện sớm nhất, mạnh nhất trên một cơ quan trong khi các tác dụng khác chưa xuất hiện hoặc không xuất hiện - Tác dụng hồi phục – không hồi phục + Tác dụng hồi phục: sau khi thuốc bị thải trừ hết và mất tác dụng, chức phận của cơ quan lại trở về bình thường + Tác dụng không hồi phục: khi thuốc bị thải trừ hết và mất hết tác dụng, cấu trúc và chức năng cơ quan không thể trở về trạng thái bình thường - Tác dụng trực tiếp – gián tiếp + Tác dụng trực tiếp: thuốc thông qua Re đặc hiệu gây tác dụng sinh học đặc hiệu + Tác dụng giản tiếp: là hậu quả của những tác dụng chính hoặc thông qua phản xạ - Tác dụng hiệp đồng – đối kháng + Hiệp đồng: khi kết hợp 2 hoặc nhiều thuốc khác nhau, tạo ra tác dụng mạnh hơn • Hiệp đồng cộng: tác dụng mới bằng tác dụng 2 thuốc cộng lại => trong điều trị hạn chế tối đa sự phối hợp tạo ra dạng hiệp đồng này • Hiệp đồng tăng mức: khi kết hợp 2 thuốc với nhau tạo tác dụng lớn hơn 2 thuốc riêng lẻ cộng lại => trong điều trị cần phối hợp thuốc tạo ra dạng hiệp đồng này. + Đối kháng: khi kết hợp hai thuốc vs nhau sẽ làm giảm/mất tác dụng của nhau • nếu cạnh tranh trên 1 Re => đối kháng cạnh tranh • 2 thuốc tác dụng lên 2 Re đặc hiệu khác nhau tạo tác dụng sinh học đối lập nhau => đối kháng chức phận. Câu 3: Những yếu tố về phía thuốc và về phía người bệnh quyết định tác dụng của thuốc A, Những yếu tố về phía thuốc - Cấu trúc hóa học + Thuốc muốn có tác dụng phải gắn được vào Re và hoạt hóa được Re đó. Re có tính đặc hiệu nên thuốc cũng phải có cấu trúc đặc hiệu. Một sự thay đổi nhỏ về cấu trúc có thể tạo ra một sự thay đổi lớn về tác dụng + Khi thuốc gắn vào Re để gây hiệu lực, chỉ có những nhóm chức năng gắn vào Re + Khi thay đổi cấu trúc của nhóm hoặc vùng chức năng, dược lực học của thuốc sẽ thay đổi. Việc tổng hợp các thuốc mới thường nhằm: • tăng tác dụng điều trị và giảm tác dụng phụ: betametason chống viêm gấp 25 cortison nhưng không có tác dụng giữ Na + . • thay đổi tác dụng dược lý do gắn vào Re khác nhau: isoniazid (chống lao)  iproniazid (chống trầm cảm) • sản xuất thuốc rất đặc hiệu với dưới typ của Re • Trở thành chất đối kháng cạnh tranh: Kháng Histamin H 1 và Histamin • Các đồng phân quang học hoặc hình học cũng làm thay đổi cường độ tác dụng, hoặc làm thay đổi hoàn toàn tác dụng của thuốc ( L-quinin chữa sốt rét, D-quinin chữa loạn nhịp tim) + Khi thay đổi cấu trúc của thuốc ở ngoài vùng chức năng, làm thay đổi dược động học của thuốc: thay đổi tính chất lý hóa, ảnh hưởng đến sự hòa tan, sự gắn thuốc vào protein, độ ion hóa, tính vững bền. VD Estradiol không uống được vì bị chuyển hóa mạnh ở gan. Dẫn xuất ethinyl estradiol rất ít bị chuyển hóa nên uống được. - Dạng thuốc: + Dạng thuốc là hình thức trình bày đặc biệt của dược chất để đưa dược chất vào cơ thể: (Kỹ thuật bào chế) (Đường dùng thuốc) Dược chất + tá dược > dạng thuốc > (Giải phóng dược chất và hấp thu) Dạng thuốc trong cơ thể > Dược chất vào máu (F) (Tới nơi tác dụng) > Hiệu quả điều trị + Một dược chất có thể có nhiều loại biệt dược khác nhau, có sinh khả dụng khác nhau, phụ thuộc vào: * Trạng thái của dược chất Độ tán nhỏ, diện tiếp xúc càng tăng, hấp thu càng nhanh Dạng vô định hình và dạng tinh thể: thuốc rắn ở dạng vô định hình dễ tan, dễ hấp thu. * Tá dược: là chất độn để bao gói thuốc, có ảnh hưởng đến độ hòa tan, khuếch tán… của thuốc. * Kỹ thuật bào chế và dạng thuốc. B, Những đặc điểm về phía người bệnh - Tuổi: + Trẻ em: không phải chỉ giảm liều của người lớn thì thành liều trẻ em, vì trẻ em có những đặc điểm riêng của sự phát triển: * sự gắn thuốc vào pr huyết tương còn ít, 1 phần pr huyết tương còn gắn bilirubin, dễ bị thuốc đẩy ra, gây ngộ độc * Hệ ezym chuyển hóa thuốc chưa phát triển * Hệ thải trừ thuốc chưa phát triển * Hệ thần kinh chưa phát triển, chưa đủ bảo vệ, TB TK còn dễ nhạy cảm * TB chứa nhiều nước, không chịu được thuốc gây mất nước * Mọi mô và cơ quan đang phát triển, thận trọng khi dùng các loại hormone + Người cao tuổi * Các hệ enzyme bị lão hóa, kém hoạt động * các TB ít giữ nước, không chịu được thuốc gây mất nước * thường mắc nhiều bệnh nên phải dùng nhiều thuốc cùng 1 lúc, cần chú ý các tương tác thuốc. - Giới + Nhìn chung liều lượng và tác dụng không khác biệt giữa nam và nữ. Tuy nhiên về nữ giới cần chú ý 3 thời kỳ: * Thời kỳ kinh nguyệt: không cấm hẳn thuốc, nhưng nên sắp xếp các đợt dùng thuốc vào lúc có kinh * Thời kỳ có thai: Trong 3 tháng đầu, thuốc dễ gây dị tật bẩm sinh, quái thai. Trong 3 tháng giữa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan. Trong 3 tháng cuối có thể gây sảy thai, đẻ non. Khi có thai, lượng nước giữ lại trong cơ thể tăng, thể tích máu tăng, pr huyết tương có thể giảm, lipid có thể tăng, ảnh hưởng đến dược động học của thuốc * Thời kỳ cho con bú, nhiều thuốc thải trừ qua sữa, có thể gây ngộ độc cho con - Quen thuốc + là sự đáp ứng với thuốc yếu hơn hẳn người bình thường dùng cùng liều, đòi hỏi ngày càng phải tăng liều. Có 2 loại: + Quen thuốc tự nhiên, xảy ra từ lần đầu dùng thuốc, thường do di truyền + Quen thuốc mắc phải sau một thời gian dùng thuốc, thường gặp hơn, có 2 dạng: * quen thuốc nhanh, cơ chế: làm cạn kiệt chất nội sinh; kích thích gần nhau quá làm Re mệt mỏi; tạo chất chuyển hóa có tác dụng đối kháng. * quen thuốc chậm: do gây cảm ứng enzyme chuyển hóa thuốc; thay đổi số lượng Re với thuốc ở màng tế bào; cơ thể phản ứng bằng cơ chế ngược lại. - Nghiện thuốc: là trạng thái đặc biệt làm cho người nghiện phụ thuộc cả về tâm lý và thể chất vào thuốc với các đặc điểm: + thèm thuốc mãnh liệt, xoay sở mọi cách để có thuốc dùng + có xu hướng tăng liều + thuốc làm thay đổi thể chất và tâm lý theo hướng xấu + khi cai thuốc sẽ lên cơn đói thuốc - Dị ứng + là một pư có hại của thuốc do thuốc là một pr lạ, peptid, polysacharid mang tính KN hoặc hapten gắn với pr trở thành KN + Chia thành 4 typ: pư phản vệ, pư hủy TB, pư Arthus, pư quá mẫn muộn. - Tình trạng bệnh lý + táo bón, tiêu chảy ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc + suy gan, suy thận ảnh hưởng đến sự phân phối (pr huyết tương), chuyển hóa và thải trừ thuốc. Câu 4: Các cách và hiệu quả tương tác thuốc Tương tác thuốc là những tác động qua lại lẫn nhau giữa thuốc với thuốc, thuốc với thức ăn, nước uống, xảy ra khi dùng phối hợp chúng với nhau. • Tương tác thuốc – thuốc - Tương tác dược lực học + là tương tác tại Re, mang tính đặc hiệu + tương tác trên cùng Re: tương tác cạnh tranh * thường làm giảm hoặc mất tác dụng của chất chủ vận * thuốc cùng nhóm có cùng cơ chế tác dụng, khi dùng phối hợp thì tác dụng không tăng mà độc tính lại tăng + tương tác trên các Re khác nhau: tương tác chức phận * có cùng đích tác dụng: làm tăng hiệu quả (kháng sinh) * có đích tác dụng đối lập: dùng để điều trị nhiễm độc (histamine, noradrenalin) - Tương tác dược động học + là tương tác ảnh hưởng lẫn nhau thông qua hấp thu, phân phối, chuyển hóa, thải trừ, vì thế không mang tính đặc hiệu + thay đổi sự hấp thu * các thuốc dùng đường uống: dùng cùng thuốc làm thay đổi nhu động ruột, các thuốc tan trong lipid dùng cùng paraffin… * các thuốc dùng đường tiêm bắp, dưới da: Vd trộn vs thuốc co mạch làm kéo dài tác dụng. * tạo phức, trở nên khó hấp thu * do cản trở cơ học + phân phối: * các thuốc có cùng vị trí gắn trên pr huyết tương sẽ cạnh trạnh với nhau + chuyển hóa * những enzyme chuyển hóa thuốc ở gan có thể bị cảm ứng hoặc ức chế bởi thuốc khác + thải trừ * thay đổi pH của nước tiểu sẽ làm thay đổi độ ion hóa của thuốc, làm thay đổi độ bài xuất của thuốc * bài xuất tranh chấp tại ống thận • Tương tác thuốc – thức ăn – nước uống: thường là tương tác dược động học - Hiện tượng tương kỵ hóa học là pư xảy ra giữa thuốc vs thuốc hoặc thức ăn, nước uống ngoài vòng tuần hoàn hoặc ngoài cơ thể - Tương tác thuốc – thức ăn + Thay đổi hấp thu: phụ thuộc vào thời gian rỗng của dạ dày, uống thuốc vào lúc no, thuốc bị giữ lại trong dạ dày lâu hơn, do đó: * những thuốc ít tan sẽ có thời gian để tan, khi xuống ruột sẽ đượ hấp thu nhanh hơn. Tuy nhiên những thuốc dễ tạo phức với thức ăn sẽ bị giảm hấp thu * các thuốc kém bền trong môi trường acid bị phá hủy nhiều * viên bao tan trong ruột sẽ bị vỡ * thuốc kích ứng đường tiêu hóa nên uống vào lúc no + chuyển hóa và thải trừ * thức ăn ảnh hưởng đến enzyme chuyển hóa thuốc của gan, pH của nước tiểu…(ko lớn) * thuốc IMAO khi dùng với thức ăn chứa tyramin => noradrenalin => THA - Tương tác thức ăn – đồ uống + Sữa: Ca 2+ tạo phức với tetracycline, pr sữa cũng gắn thuốc, cản trở hấp thu + Cà phê, chè: Tanin gây tủa các thuốc có Fe, cafein gây tủa haloperidol, nhưng lại làm tăng hòa tan ergotamine. Cafein làm tăng tác dụng của aspirin, paracetamol. + Nước: * Nước là dung môi thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hóa học * Uống nhiều nước để làm tăng hoad tan, tăng hấp thu, tăng thải trừ, tăng tác dụng của thuốc tẩy. * Uống ít nước để duy trì nồng độ thuốc cao trong ruột + Rượu ethylic: * ảnh hưởng đến sự hấp thu của đường tiêu hóa * gây giảm chức năng gan => giảm pr huyết tương * cảm ứng enzyme chuyển hóa thuốc của gan • Kết quả của tương tác thuốc: tạo ra tác dụng hiệp đồng, đối kháng hoặc đảo ngược tác dụng… • Ý nghĩa của tương tác thuốc: - Làm tăng tác dụng của thuốc (hiệp đồng tăng mức) - Làm giảm tác dụng phụ - Giải độc (thuốc đối kháng, tăng thải trừ, giảm hấp thu, trung hòa…) - Làm giảm sự quen thuốc và kháng thuốc Phần 2: THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT Câu 5: Tác dụng và áp dụng điều trị của acetylcholin, pilocarpin và atropine 1. Acetylcholin • Tác dụng: theo liều - Liều thấp (10μg/kg tiêm tĩnh mạch chó), tác dụng chủ yếu trên hậu hạch phó giao cảm (hệ Muscarinic): + Làm chậm nhịp tim, giãn mạch, hạ huyết áp + Tăng nhu động ruột + Co thắt phế quản, gây cơn hen + Co thắt đồng tử + Tăng tiết dịch, nước bọt và mồ hôi - Liều cao (1mg/kg trên chó), lúc này tác dụng lên cả hệ Nicotinic: trên súc vật đã được tiêm trước atropin sulfat để phong tỏa hệ M, acetylcholin gây tác dụng giống Nicotin: kích thích các hạch thực vật, tủy thượng thận => làm tăng nhịp tim, co mạch, tăng huyết áp và kích thích hô hấp qua phản xạ xoang cảnh. (- Acetylcholin còn là chất dẫn truyền thần kinh TW) • Áp dụng điều trị: CĐ: ít dùng trên lâm sang do bị phá hủy rất nhanh trong cơ thể - Dùng làm giãn mạch trong bệnh Raynaud hoặc các biểu hiện hoại tử. 2. Pilocarpin • Tác dụng - Kích thích mạnh hậu hạch phó giao cảm (hệ Muscarinic), tác dụng lâu hơn acetylcholin => làm tiết nhiều nước bọt, mồ hôi, tăng nhu động ruột - Kích thích hạch giao cảm (hệ Nicotinic), giải phóng Adrenalin từ tủy thượng thận => làm tăng huyết áp trên động vật đã được tiêm trước atropine - Vào được TKTW (amin bậc 3): liều nhẹ kích thích, liều cao ức chế. • Áp dụng điều trị: Chỉ định: - Nhỏ mắt: + chữa tăng nhãn áp + đối lập tác dụng giãn đồng tử của atropin 3. Atropin Đối kháng tranh chấp với Acetylcholin tại Re hệ Muscarinic => cường giao cảm gián tiếp (tác dụng rõ trong trạng thái cường phó giao cảm) • Tác dụng: (6) - Trên mắt: giãn đồng tử, mất khả năng điều tiết - Ngừng tiết nước bọt lỏng, giảm tiết mồ hôi, dịch vị, dịch ruột - Giãn cơ trơn: phế quản, tiêu hóa… - Trên tim: + liều thấp => kích thích trung tâm dây X => chậm nhịp tim + liều cao hơn => ức chế các Re Muscarinic của tim => tăng nhịp tim - Trên huyết áp: rất ít tác dụng, do hệ giao cảm trên hệ mạch chiếm ưu thế. - Trên TKTW: kích thích TKTW => liều độc gây thao cuồng, ảo giác, có thể dẫn đến hôn mê, tử vong do liệt hành não. • Áp dụng điều trị: - Chỉ định: + Nhỏ mắt dung dịch atropin sulfat 0.5 – 1%: giãn đồng tử  soi đáy mắt; điều trị viêm mống mắt, viêm giác mạc + Giãn cơ trơn => cắt cơn hen, cơn đau túi mật, cơn đau quặc thận, đau dạ dày + Tiền mê: Tiêm trước khi gây mê để tránh tiết nhiều đờm dãi, tránh ngừng tim do phản xạ dây X. + Rối loạn dẫn truyền: Block N-T hoặc nhịp tim chậm do ảnh hưởng của dây X. + Điều trị ngộ độc nấm loại Muscarin và ngộ độc các thuốc phong tỏa cholinesterase. - Chống chỉ định: Tăng nhãn áp, bí đái do phì đại tiền liệt tuyến. Câu 6: Phân tích được cơ chế tác dụng của Nicotin và thuốc liệt hạch 1. Nicotin • Tác dụng: - Trên tim mạch, gây tác dụng 3 pha: Hạ huyết áp tậm thời, tăng huyết áp mạnh, cuối cùng là hạ huyết áp kéo dài - Trên hô hấp: kích thích làm tăng biên độ và tần số hô hấp - Giãn đồng tử, tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột. • Cơ chế tác dụng: - Lúc đầu kích thích hạch phó giao cảm và trung tâm ức chế tim ở hành não => tim đập chậm, hạ huyết áp - Ngay sau đó, kích thích hạch giao cảm, trung tâm vận mạch và các cơ trơn  tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giãn đồng tử, tăng nhu động ruột + Đồng thời kích thích tủy thượng thận tăng tiết Adrenalin, qua các Re nhận cảm hóa học xoang cảnh, kích thích trung tâm hô hấp. - Cuối cùng: giai đoạn liệt sau khi bị kích thích quá mức. ( Không dùng trong điều trị, chỉ dùng trong các phòng thí nghiệm/ giết sâu bọ) 2. Các thuốc liệt hạch - Cơ chế: tranh chấp với acetylcholine tại Re Nicotinic ở màng sau synap của hạch (giao cảm, phó giao cảm, tủy thượng thận) - Không phong tỏa đồng thời 2 hệ một lúc mà phong tỏa hệ chiếm ưu thế hơn trên 1 cơ quan. - Áp dụng lâm sàng: Thường dùng hạ huyết áp trong các cơn THA, hạ huyết áp trong phẫu thuật, đôi khi điều trị phù phổi cấp. - Đặc điểm: + Cường độ ức chế giao cảm gây giãn mạch tỷ lệ với liều dùng + Tác dụng mất đi nhanh sau khi ngừng thuốc => dễ kiểm tra hiệu lực của thuốc + các Re adrenergic ngoại biên vẫn đáp ứng được bình thường => dễ điều trị khi có tai biến. - ADRs: + Do phong bế giao cảm: * hạ huyết áp tư thế * Rối loạn tuần hoàn mạch não, mạch vành. * Giảm tiết niệu + Do phong bế phó giao cảm: * Giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột => khô miệng, táo bón. * Giãn đồng tử => chỉ nhìn được xa * Giảm trương lực bang quang => bí đái. [...]... C3: * Alkyl hóa nhóm n y (methylmorphin hay codein): tác dụng giảm đau, g y nghiện, độc tính giảm đi * Ester hóa nhóm n y (acetylmorphin): Các tác dụng dược lý của Morphin đều được tăng cường + Nhóm rượu ở cị trí C6: * khử H, thay bằng nhóm ceton (hydromorphin) hay bị ester hóa: tác dụng giảm đau, độc tính tăng, thời gian tác dụng giảm + Khi ở cả 2 nhóm đều bị acetyl hóa (diacetylmorphine hay heroin):... đường dẫn truyền cảm giác đau Cơ chế là làm tăng ngưỡng nhận cảm giác đau, ức chế trước synap làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh và ức chế sau synap làm mất tác dụng của các chất TGHH g y đau (đặc biệt là chất P) + G y ngủ: giảm hoạt động tinh thần, g y ngủ Liều cao có thể g y mê, làm mất tri giác + G y sảng khoái (g y nghiện): Người dùng có cảm giác giảm mọi lo lắng bồn chồn do đau g y nên, có cảm... Chống chỉ định: bệnh mạch vành, loạn nhịp tim, cao huyết áp nặng, ĐTĐ, cường giáp Câu 11: Cơ chế tác dụng của các thuốc h y giao cảm • Ức chế tổng hợp catecholamin Alpha metyldopa: + ức chế enzym dopadecarboxylase + ngăn cản catecholamin gắn vào kho dự trữ + tạo chất trung gian hóa học giả gắn vào kho dự trữ Metyrosin: ức chế enzym tyrosin hydroxylase • Ức chế gắn vào hạt dự trữ hoặc giảm dự trữ của... liệt tuyến, vì có 2 cơ chế làm tắc nghẽn nước tiểu ở đ y: tuyến tiền liệt và cơ trơn cổ bang quang • Các thuốc: Prazosin, Tolazosin… Câu 13: Tác dụng và áp dụng điều trị của thuốc h y β giao cảm • Tác dụng: h y β: + giảm tác dụng trên tim, phế quản + Giảm tiết Renin => hạ huyết áp + ức chế phân h y Glycogen, Lipid T y thuốc: + ổn định màng (tránh tái cực, khử cực) => ổn định nhịp tim + có hoạt tính nội. .. đảm bảo thông khí, giữ ấm + truyền Glucose để tránh hạ đường máu Ngộ độc mạn: + Dùng disulfiram để chữa nghiện rượu + Chuyển hóa của rượu ở gan (90% rượu vào cơ thể sẽ đến chuyển hóa ở gan) Rượu -> acetaldehyd -> acid acetic > CO2, H2O (ancol dehydrogenase) (andehyd dehydrogenase) + Disulfiram ức chế andehyd dehydrogenase, làm tăng nồng độ acetaldehyde 5-10 lần + Sau khi dùng disulfiram... mạnh hơn pr nội sinh, BDZ đ y pr nội sinh và gắn ngay vào Re của nó Khi đó GABA cũng ngay lập tức được gắn vào Re của GABA => mở kênh Cl=> Cl- ào ạt tiến từ ngoài TB vào trong TB g y ưu cực hóa  V y tác dụng cuẩ BDZ là gián tiếp làm tăng hiệu quả của GABA, làm tăng tần số mở kênh Cl- • Tác dụng dược lý - Trên TKTW: + an thần, giảm lo âu, giảm mọi lo lắng, bồn chồn, giảm căng thẳng + g y ngủ, dễ ngủ,... phác đồ điều trị thường xuyên - Trên chuyển hóa: + Re β1 => chuyển hóa Lipid => tăng acid béo tự do trong máu + Re β2 => chuyển hóa Glucose => tăng G máu, tăng chuyển Glycogen thành Glucose • Áp dụng điều trị: - Shock phản vệ, ngất,…: tim đập chậm, y u => dùng trong cấp cứu ban đầu - Ch y máu nhiều bên ngoài: Đắp tại chỗ => co mạch - Phối hợp với các thuốc tê => tăng thời gian g y tê do làm co mạch, chậm... quản rất y u - Ít tác dụng trên chuyển hóa • Áp dụng điều trị - Duy trì huyết áp ở bệnh nhân shock, tr y mạch: dùng giai đoạn sau, sau khi dùng Adrenalin, truyền tĩnh mạch - Là chất dẫn truyền TKTW - Không tiêm bắp, tiêm dưới da => g y co mạch, hoại tử nơi tiêm C, Dopamin • Tác dụng: - Trên tim mạch: tác dụng phụ thuộc liều + Liều thấp (1-2μg/kg truyền tĩnh mạch 1 phút): Liều thận, tác dụng chủ y u trên... nhịp tim, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt + Giãn đồng tử, mất nước, sút cân  Dấu hiệu n y x y ra mạnh nhất sau khi dùng liều M cuối cùng 36-72h, nếu không dùng lại thì các dấu hiệu sẽ mất dần sau 2-5 tuần - Điều trị: + Dùng Methadon để cai: làm nhẹ các cơn đói ma t y (opioid có tác dụng kéo dài), triệu chứng cai x y ra nhẹ nhàng, êm đềm hơn, con nghiện không bị thôi thúc phải có ngay ma t y để dùng + Không... Chất chuyển hóa chung PABA (para aminobenzoic acid) => ảnh hưởng đến thời gian tổng hợp a.folic + chất bảo quản thuốc tê: methyl para bezoic acid - Do kỹ thuật g y tê: + Đặc biệt g y tê t y sống: hạ huyết áp, ngừng hô hấp… + Tổn thương thần kinh do kim tiêm đâm phải / thuốc chèn ép Câu 16: Đặc điểm tác dụng của cocain, procain, lidocain, bupivacain, ethylclorid • Cocain (đường nối ester) - G y tê bề . ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LÝ Dương Thùy HMUYC109 Phần 1:DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG Câu 1: Phân tích quá trình hấp thu, phân phối, chuyển hóa, thải. của dược chất để đưa dược chất vào cơ thể: (Kỹ thuật bào chế) (Đường dùng thuốc) Dược chất + tá dược > dạng thuốc > (Giải phóng dược chất và hấp thu) Dạng thuốc trong cơ thể > Dược. chứng co cứng cơ sau đột quỵ ở người lớn (uống sau khi ăn) Câu 19: Tác dụng dược lý của barbiturat • Tác dụng dược lý - Trên TKTW: ức chế TKTW + Tác động thông qua GABA, làm tăng thời lượng mở

Ngày đăng: 17/04/2015, 00:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan