Luận văn triết học quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử

43 1.8K 10
Luận văn triết học quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 5 1.1. Cơ sở xã hội và tiền đề nhận thức luận của quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại 5 1.1.1. Cơ sở xã hội đối với việc hình thành bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại 5 1.1.2. Tiền đề nhận thức luận của quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại 12 1.2. Quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại 13 Chương 2: NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG HỌC TRIẾT HỌC CỦA MẠNH TỬ 17 2.1. Nội dung cơ bản của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 17 2.1.1. Nguồn gốc hình thành quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 17 2.1.2. Nội dung cơ bản của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 22 2.2. Phương pháp giáo hóa tính thiện con người của Mạnh Tử 28 2.3. Những giá trị và hạn chế của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 33 2.3.1. Những giá trị của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 33 2.3.2. Những hạn chế của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 34 2.3.3. Ảnh hưởng của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay 35 KẾT LUẬN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Khi nghiên cứu lịch sử triết học Ph.Ăng ghen viết: “…Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận… Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [13; tr.487- 488] Bất kỳ một nhân vật lịch sử nào, một nhà tư tưởng nào cũng gắn với điều kiện lịch sử xã hội mà họ được sinh ra, tồn tại và phát triển; họ là sự kết tinh của tinh hoa đất nước, của dân tộc và mang dấu ấn của thời đại mà họ sống. Đúng như C.Mác nói: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong những dòng tư tưởng triết học” [12;tr.156]. Các nhà triết học Trung Quốc nói chung và Mạnh Tử nói riêng cũng không thể nằm ngoài quy luật trên. Để hiểu rõ con người, cũng như tư tưởng triết học của Mạnh Tử, chúng ta không thể không xem xét đến yếu tố lịch sử - xã hội thời đại đã ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng triết học của ông. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kỳ xã hội đang trải qua biến động lịch sử lớn lao cả về kinh tế, chính trị, xã hội cũng như quyết liệt trong phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp. Thực chất đó là giai đoạn chuyển biến sâu sắc từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn sang hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sơ kỳ đang lên: “Tiên Tần- đặc biệt là thời Xuân Thu - Chiến Quốc là ngọn nguồn đầu tiên một cao trào của sự phát triển Trung Quốc, đã xuất hiện đông đảo các nhà tư tưởng triết học thành cục diện “trăm nhà đua tiếng” [5;tr.433]. Thời kỳ mà tình trạng lễ nghi, cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức suy thoái; các nước chư hầu đua nhau động binh gây chiến tranh, giành địa vị diễn ra hết sức khốc liệt, mệnh lệnh thiên tử không được tuân thủ. Vì vậy vấn đề được đặt ra ở đây là: Tại sao đất nước đang ở trạng thái yên bình lại trở thành loạn lạc? Xã hội đang loạn thì làm thế nào để trở lại yên bình? Đây là câu hỏi do chính lịch sử đặt ra. Trong điều kiện lịch sử ấy, khắp Trung Quốc các học thuyết mọc lên như nấm, vùng nào cũng có người đưa ra tư tưởng về bình và loạn, tạo nên hiện tượng “bách gia tranh minh” và “bách gia chư tử”. Người ta ví xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ như là một vườn hoa lớn có rất nhiều học thuyết ra đời, nội dung của chúng giống nhau có, khác nhau có. Các quan điểm, các học thuyết đều 2 đề cập đến vấn đề về bản tính con người, và phương pháp giáo hoá đạo đức con người, cải biến xã hội từ trạng thái loạn thành bình. Khổng Tử chủ trương “nhân trị”. Trong tư tưởng của mình, ông quan niệm mọi người “nhân chi sơ tính dĩ trực” là trung dung, trung hòa, là đạo lớn của trời đất, mà đạo lớn của trời đất là chí thiện, còn sự trung dung biểu hiện trong con người đó chính là trung thứ. Chính vì quan niệm như thế, ông lý giải sự bất thường của xã hội bấy giờ bằng học thuyết Chính danh của mình (chính danh định phận); Mặc Tử chủ trương “kiêm ái”, “thượng hiền”, “thượng đồng”; Tuân Tử với quan điểm “tính ác”, “lễ trị và pháp trị”; Lão Tử chủ trương “vô vi” đưa cuộc sống trở lại trạng thái tự nhiên chất phác “vô danh chi phát”, ở đó không bị ràng buộc bởi những truyền thống đạo đức. Hay “Pháp trị” của Hàn Phi Tử và đặc biệt là quan điểm về bản tính con người của Mạnh Tử. Tìm hiểu tư tưởng triết học của Mạnh Tử nói chung và quan điểm về bản tính con người của Mạnh Tử nói riêng là tìm hiểu ở khía cạnh nội dung tư tưởng trên cơ sở kế thừa có phê phán và chọn lọc những tinh hoa của nhân loại trong các học thuyết triết học, đặc biệt là triết học Trung Quốc. Bên cạnh đó, chỉ ra những giá trị và hạn chế của quan điểm về bản tính con người của Mạnh Tử trong dòng chảy của lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại. Chính vì lý do đó, tôi chọn vấn đề: “Quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử” làm đề tài khoá luận của mình. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Liên quan đến vấn đề tìm hiểu tư tưởng triết học Mạnh Tử cũng như đề tài: “Quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử” đã có nhiều công trình nghiên cứu, bàn luận dưới nhiều góc độ, chủ đề khác nhau. Tiếp cận ở góc độ triết học: − Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê, 2004, Đại Cương Triết Học Trung Quốc, Nxb Tp.Hồ Chí Minh. Cuốn sách đã cung cấp cho chúng ta các quan điểm của các nhà triết học Trung Quốc thời cổ đại về bản tính con người, đặc biệt là về quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử. − PGS. TS Doãn Chính (chủ biên), xuất bản năm 1997, tái bản có sửa chữa bổ sung năm 2004. Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. − PGS. TS Doãn Chính, 2005, Triết lý phương Đông – giá trị và bài học lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3 − Nguyễn Hiến Lê, 1996, Mạnh Tử, Nxb Văn hoá, Tp. Hồ Chí Minh. − Hà Thúc Minh, 1999, Lịch sử triết học Trung Quốc, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. − Nguyễn Đăng Thục, 2001, Lịch sử triết học Phương Đông, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả đã trình bày những vấn đề về triết lý của Mạnh Tử, quan điểm về bản tính con người, triết học chính trị của Mạnh Tử. Tiếp cận ở góc độ văn học: − Will Durant (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê), 2002, Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb Văn hoá thông tin. − Đàm Gia Kiện (bản dịch của Trương Chính – Phan Văn Các - Thạch Giang), 1993, Lịch sử văn hoá Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. − Dương Lực, 2002, Kinh điển văn hoá 5000 năm Trung Hoa, Nxb.Văn hoá thông tin. Ngoài ra còn nhiều công trình khác nữa mà tác giả chưa có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu. Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập đồng thời vận dụng những kiến thức học được từ trước đến nay tác giả tiếp tục nghiên cứu và hệ thống lại, làm rõ hơn vấn đề: “Quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử”. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích: nhằm làm sáng tỏ quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử và những đóng góp của quan điểm này trong lịch sử triết học Trung Quốc. 3.2. Nhiệm vụ: − Làm rõ cơ sở xã hội và tiền đề nhận thức luận của quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại. − Trình bày có hệ thống quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại. − Phân tích nội dung cơ bản trong quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử, từ đó chỉ ra những đóng góp cũng như hạn chế trong quan điểm này. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU − Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm về bản tính con người của Mạnh Tử. 4 − Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng triết học của Mạnh Tử. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả đã sưu tầm và tham khảo những tài liệu, sách báo, tác phẩm, bài viết có liên quan đến quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử, từ đó rút ra quan điểm tính thiện cũng như những đóng góp của Mạnh Tử trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Để thực hiện khoá luận này, ngoài phương pháp chung là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả còn sử dụng những phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp lịch sử - logic, phương pháp đối chiếu- so sánh… 6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN Khoá luận giới thiệu một cách có hệ thống nội dung quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Mạnh Tử trong dòng chảy triết học Phương Đông nói chung và triết học Trung Quốc nói riêng. Khoá luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo học tập cho sinh viên và cung cấp bổ sung thêm tư liệu cho việc nghiên cứu của sinh viên khi nghiên cứu về vấn đề này. 7. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 2 chương, 5 tiết. 5 Chương 1 QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1.1. Cơ sở xã hội và tiền đề nhận thức luận của quan điểm về bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại 1.1.1. Cơ sở xã hội đối với việc hình thành bản tính con người trong triết học Trung Quốc cổ đại Các nhà nghiên cứu nổi tiếng của Trung Quốc cũng đã từng khẳng định không có một quan điểm nào từ trên trời rơi xuống, mà nằm trong dòng chảy xuyên suốt của lịch sử. Đúng như C.Mác nói: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong một trong những dòng tư tưởng triết học” [12;tr.156] . Quá trình hình thành và phát triển của các quan điểm, trường phái triết học Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc cũng không nằm ngoài hoàn cảnh lịch sử, sự ra đời đây không phải là ngẫu nhiên hay từ ý muốn chủ quan của bất kỳ cá nhân nào mà nó ra đời trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong đó không thể không nói đến những hoàn cảnh, điều kiện kinh tế - chính trị - văn hoá xã hội của chính dân tộc Trung Hoa cổ đại. Bởi vì chính điều kiện lịch sử ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nội dung tư tưởng của các quan điểm, các trường phái triết học nói chung và quan điểm về bản tính con người nói riêng. Trong rất nhiều vấn đề được nói đến, quan tâm và tranh luận khá sôi nổi thời Xuân Thu - Chiến Quốc đó chính là việc nghiên cứu về bản tính con người. Và trên cơ sở nào mà Mạnh Tử đưa ra luận điểm của mình “bản tính con người là thiện”? Nội dung và phương pháp giáo hoá trong quan điểm về bản tính con người của Mạnh Tử là gì? Từ đó chỉ ra những đóng góp trong quan điểm về bản tính con người của Mạnh Tử trong lịch sử triết học Trung Quốc. Tư tưởng triết học Trung Quốc có mầm mống từ thời tiền sử, nhưng đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc mới thực sự trở thành một hệ thống, thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên. Có thể nói rằng: “Tiên Tần - đặc biệt là thời Xuân Thu - Chiến Quốc là ngọn nguồn đầu tiên một cao trào của sự 6 phát triển Trung Quốc, đã xuất hiện đông đảo các nhà tư tưởng triết học thành cục diện trăm nhà đua tiếng” (Bách gia tranh minh) [5;tr.433]. Năm 781 trước Công nguyên, nhân vua Chu là U Vương phế hoàng hậu họ Thân và thái tử Nghi Câu, phong Bao Tự làm hoàng hâu, cha Thân hậu là Thân hầu liên kết với giặc Tây Nhung, tấn công Hạo Kinh, thiêu huỷ kinh đô nhà Chu, giết chết U Vương dưới chân Ly Sơn. Sau đó một năm vì đất Thiểm Tây luôn bị giặc Tây Nhung đe doạ, nên Chu Bình Vương phải dời đô về phía Đông, nhường căn cứ Quang Trung cho Tần Tương Công. Xã hội Trung Quốc bước vào thời kỳ đặc biệt, đó là thời Xuân Thu. Thời Xuân Thu: sự chuyển biến sôi động được thể hiện qua các lĩnh vực sau: Kinh tế: là thời kỳ đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Đồ sắt phát triển khá phổ biến, kỹ thuật canh tác phát triển. Nền sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Sự phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng cao. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của kinh tế đã có tác động mạnh đến hình thức sở hữu ruộng đất, kết cấu địa vị kinh tế của các giai tầng. Việc dùng bò kéo cày đã trở thành phổ biến. Trong sách Quốc ngữ có viết: “Đồng thau để đúc kiêm kích, sắt để đúc quả cân…” Sự phát minh mới về kỹ thuật khai thác và sử dụng đồ sắt đã đem lại những tiến bộ mới trong cải tiến công cụ và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy đã giảm bớt sức lao động cơ bắp của con người, diện tích sản xuất được mở rộng, năng suất lao động tăng. Do sự xuất hiện của đồ sắt làm cho sản xuất nông nghiệp có sự phát triển vượt bậc, tất yếu dẫn đến những thay đổi trong các quan hệ sản xuất cổ ruộng đất của công xã làm ruộng tư. Sự phân hoá ruộng công diễn ra mạnh mẽ. Chế độ “tỉnh điền” dần tan rã, sau đó xuất hiện chế độ tư hữu ruộng đất và còn được pháp luật nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Theo chế độ “tỉnh điền” ruộng đất được chia cho nông nô theo chữ “tỉnh” có chín ô, những nông nô cày cấy tám ô xung quanh, có trách nhiệm cày cấy ô ở giữa để thu hoa lợi nộp cho triều đình. Khi chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, số lượng ruộng đất giữa các nông nô có sự chênh lệch, nhà nước đã ban hành chế độ thu thuế mới đánh vào từng mẫu ruộng (gọi là thuế sơ mẫu), bãi bỏ hình thức thu thuế cũ. Nước đầu tiên thi hành chế độ thuế mới là nước Lỗ vào năm 594 trước Công Nguyên. 7 Đồ sắt ra đời thay thế đồ đồng, không những chỉ thúc đẩy nông nghiệp phát triển mà còn thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển. Cuối thời Xuân Thu, nước Ngô dựng lò luyện sắt, số thợ lên đến 300 người. Nước Tấn trưng mua sắt để đúc đỉnh hình. Trong sách Chu lễ đã viết về sự phát triển của các ngành thợ chuyên môn rằng: “thợ mộc chiếm bảy phần, thợ kim khí chiếm sáu phần, thợ thuộc gia chiếm năm phần, thợ nề chiếm hai phần ” Trên cơ sở phát triển sản xuất thủ công nghiệp, thương nghiệp cũng phát đạt hơn trước. Tiền tệ đã xuất hiện. Trong xã hội hình thành một lớp thương nhân giàu có, danh tiếng như Phạm Lãi, Huyền Cao (nước Trịnh). Tuy nhiên, do thực trạng khó khăn lúc bấy giờ cản trở lớn đến sự giao lưu, buôn bán nên việc kinh doanh không dễ gì có thể làm được. Chính vì thế, thương nghiệp lúc này chưa thực sự phát triển, chưa tác động to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội. Về chính trị xã hội: nếu như thời Tây Chu chế độ tông pháp, “phong hầu kiến địa” vừa có ý nghĩa ràng buộc về kinh tế, vừa có ý nghĩa về chính trị, ràng buộc về huyết thống, có tác dụng tích cực làm cho nhà Chu giữ được một thời gian dài hưng thịnh, thì đến thời Xuân Thu mặc dù vua các nước chư hầu theo chế độ phong kiến của nhà Chu, dùng bọn cha anh để đảm nhiệm triều chính, phong cho họ những chức tước như tướng quốc, khanh, đại phu… rất ít khi dùng người ngoài công tộc. Một số cha anh được chia cho một khu trong nước để cai trị, họ cai trị như một ông vua nhỏ. Nhưng thời Xuân Thu chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, đầu mối các quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa thiên tử và các nước chư hầu ngày càng lỏng lẻo, huyết thống ngày càng xa. Thiên tử nhà Chu không còn được tôn trọng như trước mà hầu như không có bất kỳ quyền uy gì với các nước chư hầu. Nhân cơ hội này, các nước đua nhau động binh, mượn tiếng, lấy cớ khôi phục chế độ tông pháp nhưng thực chất là bảo vệ, khẳng định mở rộng quyền lực chính trị, kinh tế của mình, thôn tính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ. Mệnh lệnh thiên tử không được tuân thủ, cương thường xã hội đảo lộn, đạo đức suy thoái nên các nước chư hầu đua nhau động binh gây chiến tranh, giành địa vị diễn ra hết sức khốc liệt. Thời Xuân Thu có khoảng 242 năm thì xảy ra 483 cuộc chiến tranh. Thời kỳ đầu Tây Chu có hàng ngàn nước, cuối Tây Chu chỉ còn hơn một trăm nước, và trong số những nước hùng mạnh nhất chỉ còn có năm nước, gọi là ngũ bá: Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống. Xuân Thu cũng là thời kỳ xung đột, đối lập giữa Nam và Bắc. Bắc gồm những nước 8 cũ trên lưu vực sông Hoàng Hà, văn minh rồi, phải ngăn chặn sự xâm lấn của các nước phương Nam nhất là Sở- một dân tộc bán khai, không có lễ nghĩa, hung hăng, hiếu chiến, chỉ muốn bành trướng. Như vậy là mất sự kết hợp về tinh thần của Trung Quốc. Nếu Sở thời đó diệt được các nước phương Bắc thì văn minh Trung Hoa chắc thụt lùi một thời khá lâu. Trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, chiến tranh giữa các nước hết sức khốc liệt. Như Mạnh Tử viết “đánh nhau tranh thành, giết nhau thây phơi đầy đường, người đang cho đất ăn thịt người, và người ăn thịt người”. [15;tr.26]. Trước cảnh lễ nghĩa, cương thường đảo lộn, đạo đức suy đồi đã khiến Tề Công phải than rằng: “Nghĩ như vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, ở trong tình cảnh hỗn loạn như thế, dẫu có lúa đầy kho, có giữ được mà ăn chăng?”[11;tr.188-189]. Khổng Tử cũng từng thốt lên rằng: “Khắp thiên hạ đều loạn lạc như nước đổ cuồn cuộn. Ai có thể thay đổi được?”[11;tr.288-289]. Theo Khổng Tử, tất cả thảm trạng xã hội trên không phải nguyên nhân một sớm một chiều mà nó đã âm ỉ, mục ruỗng từ lâu. Điều đó chứng tỏ chế độ lễ nghĩa nhà Chu trở thành hình thức, sáo rỗng và giả tạo. Thời Xuân Thu, mệnh lệnh thiên tử không còn được tuân thủ, trật tự lễ nghĩa, kỷ cương xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ đã đẩy xã hội Trung Hoa cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt liên miên. Đây chính là điều kiện lịch sử đòi hỏi giải thể chế độ thị tộc nhà Chu, hình thành xã hội phong kiến; đòi hỏi giải thể nhà nước chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Sự chyển biến sôi động đó của thời đại đã đặt ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm các “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu của xã hội tương lai. Chính trong quá trình ấy đã sản sinh các nhà tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Thời Chiến Quốc, (457 trước Công nguyên – 221 trước Công nguyên) có thể nói đây là thời đại loạn nhưng cũng là thời tư tưởng Trung Quốc phát triển rất mạnh như đang lên men. Các cuộc chiến tranh và mâu thuẫn xã hội thời Xuân Thu vẫn ngày càng diễn ra gay gắt và có phần phức tạp hơn. Người đời sau gọi đó là thời “bách gia chư tử” các nước chư hầu đều “tranh thành dĩ chiến, tranh địa dĩ chiến” có nước bắt hết các trai tráng, cả ông già phải tòng quân, ruộng đất không ai cấy cầy phải bỏ 9 hoang, gia súc chết gần hết, dân tình cực kỳ điêu đứng (Chiến Quốc sách – nhà Lã Bối tái bản năm 1973). Về kinh tế: thời Chiến quốc cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nghề luyện sắt đạt đến trình độ khá cao. Đồ dùng bằng sắt được sử dụng phổ biến. Tiền tệ bằng kim loại cũng ra đời, thương nghiệp và các trung tâm buôn bán trao đổi hàng hoá hưng thịnh. Tuy nhiên, do chiến tranh với tính chất tàn khốc, diễn ra triền miên giữa các nước chư hầu đã đẩy cuộc sống của nhân dân lao động ngày càng cùng cực, đau khổ: “Càng về cuối thời Chiến Quốc, tình cảnh càng bi đát”[1;tr.34]. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá và chiến tranh loạn lạc xảy ra liên miên đã làm cho công xã nông thôn tan rã. Chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất dần trở thành quan hệ sở hữu thống trị. Chế độ bóc lột mới bằng cách phát canh thu tô xuất hiện. Trong lòng xã hội nảy sinh những yếu tố của quan hệ sản xuất mới, đó là chế độ phong kiến quận, huyện. Mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, đã đẩy xã hội đến nguy cơ đảo lộn nghiêm trọng. Chính vì thế, giai cấp thống trị đã tiến hành một số biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ đảo lộn xã hội. Đó là phong trào “biến pháp” diễn ra suốt thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Xuất hiện rất sớm khi có nhà nước, tư tưởng hành pháp biểu hiện rõ nhất là từ buổi đầu của nhà Chu. Thời kỳ đó người ta áp dụng hai phương pháp trị dân cho hai tầng lớp xã hội khác nhau: một là lễ, lễ ghi lại các luật lệ quy định chi phối cách cư xử của tầng lớp quý tộc được gọi là quân tử. Thứ hai là hình chỉ áp dụng cho tầng lớp còn lại. Thời đó người ta chưa biết công dụng của việc phổ biến pháp luật cho nên hình pháp được coi như là cái nghề riêng, đặc quyền của tầng lớp quý tộc, càng giữ bí mật càng tốt. Do vậy, tư tưởng chuyên quyền độc đoán ở Trung Hoa xuất phát từ đây. Họ coi pháp luật như là của báu ngăn tầng lớp quý tộc với thứ dân. Cho nên cuối thế kỷ thứ VI TCN, người đầu tiên bàn về việc công bố pháp luật công khai là Quản Trọng. Quản Trọng theo Nho sau đó chuyển lập trường sang Pháp. Ông cho rằng pháp luật phải tôn trọng bốn điều: luật (điều luật định danh phận mỗi người trong xã hội); lệnh (mệnh lệnh ban ra cho dân biết mà làm); hình (hình phạt để trừng trị người làm trái luật và lệnh đã ban. Có mấy loại hình: phạt tiền, phạt tù có thời hạn, phạt chung thân, lưu đày, chết). Chính (hành chính, chính trị để sửa cho dân theo điều hay lẽ phải). Về chính trị - xã hội: đến thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc tư tưởng chính trị đã được các nho gia bàn đến. Ví dụ như Khổng Tử nói: “công dụng pháp luật là dùng 10 [...]... có giá trị thời đại và Mạnh Tử xứng đáng được người đời tôn vinh là bậc triết gia lớn trong lịch sử triết học Trung Quốc 2.3.2 Những hạn chế của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 35 Bất kỳ một quan điểm triết học nào ra đời cũng có những giá trị và cả những hạn chế mang tính lịch sử, chính vì vậy quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử bên cạnh những giá... nhau về vấn đề này Kế thừa tư tưởng triết học chính trị, đạo đức của Khổng tử, Mạnh Tử đã đưa ra hệ thống triết học tâm học độc đáo với những vấn đề về tâm, tính, chí, khí, và tư tưởng chủ yếu nhất trong triết học Mạnh Tử là vấn đề triết lý nhân sinh, mà trọng tâm của nó là học thuyết về tính thiện” Nội dung cơ bản của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử mà trung tâm là học. .. cứu bất kỳ một quan điểm triết học nào, chúng ta chỉ khai thác khía cạnh giá trị mà không đề cập đến những hạn chế của nó Quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử, trong quan niệm về bản tính, đạo đức, tri thức và sinh mệnh của con người còn chứ đựng tính tiên nghiệm luận Mạnh Tử đã thần bí hoá khi cho rằng bản tính con người là thiện, nhưng đều bắt nguồn từ tâm con người mà sinh... tính con người trong triết học của Mạnh Tử 2.1.1 Nguồn gốc hình thành quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử Mạnh Tử là nhà tư tưởng vĩ đại trong thời Chiến Quốc ở Trung Quốc, là một trong những nhân vật tiêu biểu của tư tưởng Nho giáo - học thuyết chủ yếu ở Trung Quốc Mạnh Tử tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư Tương truyền Mạnh Tử là hậu duệ dòng họ Công Tộc Mạnh Tôn ở nước Lỗ Ông là người. .. hạn chế của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 2.3.1 Những giá trị của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử Các quan điểm tư tưởng trong lịch sử của nhân loại khi nghiên cứu với tinh thần kế thừa có chọn lọc không có một quan điểm nào lại không có những giá trị và những hạn chế nhất định Tuy cách đây hơn hai nghìn năm nếu như gạt bỏ những hạn chế về điều... hướng triết lý nên khi bàn về bản tính con người, trong thời kỳ Xuân Thu- Chiến Quốc đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau khá phong phú Có quan điểm cho rằng bản tính con người là ác (Tuân Tử) , không thiện không ác (Cáo Tử) , hay bản tính con người là có thể thiện, có thể ác hoặc siêu thiện ác (Trang Tử) Từ những quan điểm trên, Mạnh Tử khẳng định, bản tính con người là Thiện Mạnh Tử viết: “Cái bản tính. .. năm nhưng quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa nhất định trong lịch sử triết học Trung Quốc nói riêng và lịch sử triết học nhân loại nói chung Cho dù đã trải qua những bước thăng trầm của lịch sử với những biến động lớn lao của xã hội, cụ thể là thời Xuân Thu - Chiến Quốc nhưng quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử luôn có... Mạnh Tử học trò xuất sắc của Khổng Tử mới xem bản tính con người là thiện Ông đề cao bản tính tốt đẹp của con người, bản tính thiện trong mỗi con người Theo Mạnh Tử, thiện là cái tiên thiên, bản tính, tư chất con người là do trời sinh, trời dưỡng với những đức tính như lương thiện, trung hậu, thông minh, ngu đần…do trời phú và trời định sẵn Theo Mạnh Tử bản tính của con người là thiện, nó là bản nguyên... các triết gia đương thời phải nghiên cứu để đưa ra những diệu kế “cứu đời”, “cứu người , “tề gia trị quốc bình thiên hạ” Đó là lý do lý giải tại sao một trong những vấn đề trung tâm của triết học Trung Quốc thời cổ đại là vấn đề bản tính con người 17 Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG HỌC TRIẾT HỌC CỦA MẠNH TỬ 2.1 Nội dung cơ bản của quan điểm về bản tính. .. tiền bối của Mạnh Tử chưa khẳng định bản tính con người là “thiện” hay “ác” mà cho rằng bản tính của con người là ngay thẳng “nhân chi sinh dã trực” (Khổng Tử) hay tính không thiện, không ác của Cáo Tử, tính siêu thiện ác của Trang Tử, tính vừa thiện vừa ác, tính có thiện có ác, tính ác của Tuân Tử Mạnh Tử trên cơ sở kế thừa phát triển những quan điểm trước đó và khẳng định con người là thiện Tính thiện . của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 33 2.3.2. Những hạn chế của quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 34 2.3.3. Ảnh hưởng của quan điểm về bản. tính con người trong triết học của Mạnh Tử 17 2.1.1. Nguồn gốc hình thành quan điểm về bản tính con người trong triết học của Mạnh Tử 17 2.1.2. Nội dung cơ bản của quan điểm về bản tính con người. đề bản tính con người. 17 Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA QUAN ĐIỂM VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI TRONG HỌC TRIẾT HỌC CỦA MẠNH TỬ 2.1. Nội dung cơ bản của quan điểm về bản tính con người

Ngày đăng: 16/04/2015, 22:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan