Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty

112 3.7K 47
Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là một công trình nghiên cứu pháp luật rất công phu về chế định người đại diện theo pháp luật của công ty và được Hội đồng chấm luận văn đánh giá cao về tinh thần làm việc nghiêm túc của tác giả cũng như là những giá trị về mặt học thuật mà công trình mang lại. Luận văn đã dẫn chiếu hàng trăm tài liệu tham khảo của các tác giả, tác phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước để so sánh và bảo vệ luận điểm, do đó đây là một tài liệu thật sự có giá trị cho các bạn nghiên cứu và sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn của mình.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM LÂM HẢI NGUYÊN CHẾ ĐỊNH NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM LÂM HẢI NGUYÊN CHẾ ĐỊNH NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60380107 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI XUÂN HẢI TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Xuân Hải. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, có nguồn gốc, tin cậy và trung thực. Tác giả luận văn Phạm Lâm Hải Nguyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự LDN: Luật doanh nghiệp: Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn CTCP: Công ty cổ phần CTHD: Công ty hợp danh DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HĐQT: Hội đồng quản trị HĐTV: Hội đồng thành viên GĐ/TGĐ: Giám đốc/Tổng giám đốc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 4 7. Bố cục của luận văn: 4 CHƯƠNG 1 5 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1. Khái niệm người đại diện của doanh nghiệp 5 1.2. Hình thức đại diện 11 1.3. Phạm vi và thẩm quyền đại diện 15 1.4. Vị trí, vai trò người đại diện của doanh nghiệp 20 1.5. Mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người đại diện doanh nghiệp 26 1.6. Vai trò của pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp 29 Kết luận Chương 1 33 CHƯƠNG 2 34 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN 34 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 34 2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển chế định người đại diện của doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 34 2.1.2. Xác lập tư cách pháp lý người đại diện của doanh nghiệp 37 2.1.3. Tiêu chuẩn, điều kiện người đại diện của doanh nghiệp 51 2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp 59 2.1.5. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện 66 2.1.6. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người đại diện của doanh nghiệp 73 2.1.7. Cơ chế giám sát người đại diện của doanh nghiệp 81 2.2. Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 87 2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 87 2.2.2. Các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, 88 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 1. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT 1 2. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 2.1. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt 2 2.2. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh 9 3. ĐIỀU LỆ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP 10 4. BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN 10 5. CÁC TRANG WEB 10 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Học thuyết về đại diện đã được các học giả nước ngoài nghiên cứu từ rất sớm nhằm lý giải mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý công ty. Kết quả nghiên cứu đã phát triển nhiều nguyên tắc pháp lý của mô hình quản trị công ty hiện đại với sự phân tách giữa quyền sở hữu với quyền quản lý, kiểm soát công ty. Có thể nói, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tiếp cận một cách khá đầy đủ những giá trị tích cực của học thuyết đại diện. Tuy nhiên sau hơn hai thập kỷ đổi mới, với những tàn dư của cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, tư duy về mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền quản lý thông qua chế định người đại diện của doanh nghiệp vẫn chưa được đặt đúng vào vị trí vốn có của nó. Điều đó đã làm nảy sinh những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, chẳng hạn như việc xác định các hình thức đại diện trong giao dịch của doanh nghiệp; phạm vi thẩm quyền của người đại diện; trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện; vấn đề chấp nhận hay không các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế về quan hệ đại diện trong các giao dịch thương mại của doanh nghiệp… Có thể nhận thấy tất cả những khó khăn này đều xoay quanh chủ đề người đại diện của doanh nghiệp và vì thế việc nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này sẽ đóng góp ý nghĩa tích cực trong việc hoàn thiện cơ cấu quản trị doanh nghiệp. Với những lý do trên, tác giả đã chọn Đề tài “Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam” làm hướng nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, học thuyết về đại diện đã được nghiên cứu từ rất sớm. Trong các tác phẩm như The Wealth of Nations của Adam Smith; The Modern Corporation and Private Property của Adolf A. Berle và Gardiner C. Means; Agency Law and Contract Formation của Eric Rasmusen; Corporate Governane: Kiểm soát quản trị của Bob Tricker…các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng, xu hướng phát triển của các công ty hiện đại cần có sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý, kiểm soát công ty. Còn đối với tình hình nghiên cứu trong nước, ở phạm vi và góc độ khác nhau, đã có những công trình nghiên cứu, bài viết đề cập chế định người đại diện của doanh nghiệp, điển hình như: “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty 1 Việt Nam” của PGS.TS Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 4 (41) năm 2007; “Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999- Nhìn từ góc độ luật so sánh” của PGS.TS Bùi Xuân Hải đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4 năm 2005, các nghiên cứu này phân tích những vấn đề cơ bản của học thuyết về đại diện và sử dụng những luận điểm của học thuyết này để bình luận một số vấn đề trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp và pháp luật công ty Việt Nam; Một số bài viết khác tiếp cận vấn đề đại diện dưới góc độ pháp luật dân sự như “Chế định đại điện trong pháp luật Việt Nam và vấn đề đặt ra trong thực tiễn áp dụng” của TS Nguyễn Vũ Hoàng đăng trên Tạp chí Luật học số 2 năm 2013 hay “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam – Nhìn từ góc độ Luật so sánh” của TS Ngô Huy Cương đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4 năm 2009; đây là những bài viết ngắn, phân tích một số khiếm khuyết của Bộ luật Dân sự 2005 về chế định đại diện. Ngoài ra, có một số nghiên cứu đề cập đến những lĩnh vực cụ thể như vấn đề người đại diện của ngân hàng thương mại hay phân tích dưới góc độ quản trị công ty Có thể kể tên như: “Vấn đề đại diện hợp pháp của ngân hàng thương mại” của TS Nguyễn Văn Tuyến đăng trên Tạp chí Luật học số 5 năm 2003; “Một số ý kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế” của TS Lê Thị Bích Thọ đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp lý số 2 năm 2001 hay “Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện, một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc Thanh đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh số 26 năm 2010; Bên cạnh đó, có một số luận văn, luận án đã tiếp cận những vấn đề pháp lý về người đại diện ở những góc độ chuyên biệt như: Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006: “Pháp luật về hợp đồng đại diện thương mại và thực tiễn áp dụng”của tác giả Nguyễn Thị Thúy Nga; Luận văn thạc sĩ Kinh tế năm 2007: “Kiểm soát và quản lý hiệu quả chi phí đại diện trong công ty cổ phần” của tác giả Hà Thị Thu Hằng; Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2011: “Kiểm soát giao dịch tư lợi của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005” của tác giả Lý Đăng Thư. Đáng chú ý là Luận án tiến sĩ Luật học năm 2012: “Đại diện cho thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay” của tác giả Hồ Ngọc Hiển và Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2014: “Người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Việt Phương. Tuy nhiên, các nghiên cứu này 2 đề cập đến những quy định của pháp luật thương mại về người đại diện cho thương nhân hoặc phân tích trong một phạm vi hẹp về người đại diện theo pháp luật của công ty. Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào tiếp cận một cách cụ thể các quy định của pháp luật doanh nghiệp nhằm bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định người đại diện của doanh nghiệp, bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền. Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang tính thời sự sâu sắc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005. Từ đó, đề xuất kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về chế định người đại diện của doanh nghiệp. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ đại diện và người đại diện của doanh nghiệp. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật doanh nghiệp về chế định người đại diện của doanh nghiệp. Ba là, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về chế định người đại diện của doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định pháp luật doanh nghiệp Việt Nam về chế định người đại diện của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là người đại diện của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. 5. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh để hoàn thành luận văn. 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm bổ sung, làm phong phú thêm lý luận khoa học pháp lý đối với chế định người đại diện của doanh nghiệp. Đồng thời, có ý nghĩa thực tiễn trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về người đại diện của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp và định hướng hoàn thiện. 4 [...]... những người đại diện Theo pháp luật thực định Việt Nam, đại diện hợp pháp cho pháp nhân doanh nghiệp bao gồm hai hình thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền Với sự phân chia hai hình thức đại diện thì vị trí và vai trò của chúng cũng có sự khác biệt nhất định - Thứ nhất, vị trí, vai trò của người đại diện theo pháp luật + Về vị trí của người đại diện theo pháp luật, Theo quy định... mại của hai loại hình doanh nghiệp này Như vậy theo pháp luật hiện hành, có cơ sở để suy luận rằng: người đại diện theo pháp luật là người quản lý doanh nghiệp Về số lượng, ngoại trừ mô hình CTHD tất cả các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật, còn lại các loại hình doanh nghiệp khác như công ty TNHH, CTCP, DNTN người đại diện theo pháp luật chỉ là một người Tham chiếu với luật công. .. người đại diện theo uỷ quyền, + Vị trí của người đại diện theo uỷ quyền, Pháp luật dân sự hiện hành không quy định rõ về vị trí của người đại diện theo uỷ quyền Theo quy định tại Điều 142, Điều 143 BLDS 2005 thì đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác... hay Chủ tịch công ty Suy cho cùng thì thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật là nhân danh công ty để đàm phán, giao kết hợp đồng, tuyên bố trước báo chí, đại diện cho công ty trước các cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước… Hay nói cách khác, người đại diện theo pháp luật chỉ là người thể hiện ý chí của doanh nghiệp Mục đích của pháp luật là nhằm ấn định trách nhiệm của doanh nghiệp thông... 31 12 người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân Tại Khoản 4 điều 141 BLDS 2005 còn quy định rõ người đại diện theo pháp luật phải là người đứng đầu pháp nhân.33 LDN 2005 không đưa ra định nghĩa về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà chỉ quy định về người quản lý 34 Luật trao quyền cho Điều lệ công ty lựa... để làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT hoặc là GĐ/TGĐ, thành viên hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân 35 Còn đối với loại hình CTHD, DNTN thì Luật DN 2005 không nhường quyền quyết định cho Điều lệ mà quy định hẳn người đại diện theo pháp luật là... dịch, các công việc cụ thể trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp (ii) Với vai trò là người đại diện theo pháp luật, cá nhân đó được doanh nghiệp cử để tiếp xúc, giao dịch với những người bên ngoài và ý chí của công ty được thể hiện thông qua hành động của người đại diện Có người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp không thể thoái thác trách nhiệm của mình với các chủ thể khác Người thứ... vào việc người đại diện có thực hiện đúng phạm vi đại diện của mình hay không Do đó, đòi hỏi người đại diện phải minh bạch trong việc cung cấp thông tin về phạm vi đại diện trước khi xác lập các giao dịch 1.2 Hình thức đại diện BLDS 2005 quy định đại diện của pháp nhân được thể hiện dưới hai hình thức: đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.32 Đối với hình thức đại diện theo pháp luật, đây... phần trong hồ sơ công khai.38 Đối với hình thức đại diện theo ủy quyền, theo quy định của BLDS 2005 thì đây là hình thức đại diện được xác lập giữa người đại diện và người được đại diện 39 Cũng cần lưu ý rằng, đối với pháp nhân, mặc dù việc đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện theo pháp luật của pháp nhân và người được uỷ quyền nhưng lại vì lợi ích của pháp nhân (chứ... ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” Có một điểm cần phân biệt rõ là vai trò của người đại diện theo pháp luật và vai trò của người quản lý trong doanh nghiệp Tuỳ từng mối quan hệ mà vai trò của những người này được đánh giá khác nhau Trong mối quan hệ giao tiếp giữa công ty với bên ngoài, người ngoài công ty chỉ biết và chỉ cần biết người đại diện theo pháp luật . trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, có nguồn gốc, tin cậy và trung thực. Tác giả luận văn Phạm. nghiên cứu: 3 5. Phương pháp nghiên cứu: 3 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 4 7. Bố cục của luận văn: 4 CHƯƠNG 1 5 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP 5 1.1. Khái. diện của doanh nghiệp. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về người đại diện của doanh nghiệp. Chương

Ngày đăng: 16/04/2015, 16:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

    • 5. Phương pháp nghiên cứu:

    • 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

    • 7. Bố cục của luận văn:

    • CHƯƠNG 1

    • NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP

      • 1.1. Khái niệm người đại diện của doanh nghiệp

      • 1.2. Hình thức đại diện

      • 1.3. Phạm vi và thẩm quyền đại diện

      • 1.4. Vị trí, vai trò người đại diện của doanh nghiệp

      • 1.5. Mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người đại diện doanh nghiệp

      • 1.6. Vai trò của pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp

      • Kết luận Chương 1

      • CHƯƠNG 2

      • THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN

        • 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

          • 2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển chế định người đại diện của doanh nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

          • 2.1.2. Xác lập tư cách pháp lý người đại diện của doanh nghiệp

          • 2.1.3. Tiêu chuẩn, điều kiện người đại diện của doanh nghiệp

          • 2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan