Giới thiệu về sacombank và trung tâm sacombank.doc

19 1.2K 12
Giới thiệu về sacombank và trung tâm sacombank.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về sacombank và trung tâm sacombank

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU.

Trên thế giới, việc thanh toán qua thẻ đã được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỷ XX nhưng đến năm 1990 thẻ ngân hàng mới xuất hiện ở Việt Nam Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng ở các lĩnh vực trong đời sống kinh tế của đất nước góp phần thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển, bao gồm cả các hoạt động trong lĩnh vực thẻ

Thị trường thẻ Việt Nam còn khá non trẻ nhưng áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng không phải nhỏ Để có thể vươn lên đứng đầu trong lĩnh vực thẻû và chiếm lĩnh thị trường này, đòi hỏi các ngân hàng phải nhìn nhận một cách khách quan những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và mặt yếu của sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường sản phẩm thẻ của mình Công việc này không phải chỉ riêng của một ngân hàng nào, ngay cả với một ngân hàng lớn như Sacombank.

 Mục tiêu nghiên cứu.

- Tìm hiểu về các hoạt động của Trung tâm thẻ Sacombank và các sản phẩm thẻ do Sacombank phát hành, những điều kiêïn thuận lợi để sản phẩm này phát triển cũng như những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của sản phẩm.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những điểm hạn chế, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm thẻ Sacombank, góp phần thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực thẻ tại hệ thống Sacombank.

 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngoài việc tiếp cận với thực tế tôi cũng đã sưu tầm, thu thập các tài liệu liên quan; sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức về ngành tài chính ngân hàng và các văn bản, quy định của pháp luật.

Trang 2

 Phạm vi nghiên cứu.

Trong chuyên đề tốt nghiệp của mình, tôi chủ yếu đề cập đến sản phẩm thẻ Sacombank và hoạt động thẻ của Sacombank từ năm bắt đầu thành lập trung tâm thẻ Sacombank (2002) đến nay.

Ngoài ra, để tiện cho việc so sánh, đánh giá tôi cũng có đề cập đến một số loại thẻ của các ngân hàng khác cũng như sơ lược về thị trường thẻ Việt Nam từ khi mới hình thành đến nay.

 Kết cấu nội dung nghiên cứu.

Chuyên đề tốt nghiệp được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu Sacombank và Trung tâm thẻ Sacombank: Cung cấp cho

người đọc cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành, phát triển cũng như các hoạt động của Sacombank nói chung và trung tâm thẻ Sacombank nói riêng.

Chương 2: Đánh giá hoạt động trong lĩnh vực thẻ tại hệ thống Sacombank: Phần

đầu chương là lý luận tổng quan về thẻ và một số thông tin về thị trường thẻ Việt Nam Phần còn lại của chương tập trung vào đánh giá hoạt động trong lĩnh vực thẻ của Sacombank và phân tích những khía cạnh có ảnh hưởng đến hoạt động này.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát

triển thị trường sản phẩm thẻ Sacombank  Ý nghĩa của đề tài.

Đề tài này mong muốn đóng góp một ý kiến khách quan trong việc đánh giá hoạt động thẻ của Sacombank, từ đó cũng đề ra một số giải pháp nhằm phát huy các mặt mạnh, khắc phục các khó khăn, hạn chế để góp phần thúc đẩy lĩnh vực thẻ của Sacombank phát triển tương xứng với tiềm năng hiện có.

Trang 3

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG

SÀI SÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) VÀ TRUNG TÂM THẺ SACOMBANK

Trang 4

Mục lục chương 1

2.1 Giới thiệu về ngân hàng sài gòn thương tín (Sacombank) 5

2.1.1 Quá trình ra đời 5

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 6

2.1.3 Hoạt động 8

- Lĩnh vực hoạt động 8

- Các kết quả đã đạt được 9

- Định hướng phát triển trong tương lai 11

2.2 Giới thiệu về trung tâm thẻ và các sản phẩm thẻ của Sacombank 12

2.2.1 Trung tâm thẻ Sacombank 12

2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 12

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức 13

2.2.1.3 Nguyên tắc hoạt động của trung tâm thẻ 14

2.2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 14

2.2.2 Các sản phẩm thẻ của Sacombank 15

2.2.2.1 Thẻ nội địa 15

- Thẻ thanh toán Sacompassport 16

- Thẻ thanh toán đồng thương hiệu VNPay 16

- Thẻ tín dụng Sacompassport 17

- Thẻ tín dụng đồng thương hiệu Sacombank – Metro 17

2.2.2.2 Thẻ quốc tế 18

- Thẻ Sacom Visa Debit 18

- Thẻ Sacom Visa Credit 18

Trang 5

1.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK).1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Saigon Thuong tin Commercial Joint Stock Bank – viết tắt là Sacombank) được thành lập ngày 21/12/1991, theo giấy phép số 006/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 05/12/1991 và giấy phép số 05/GP-UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 03/01/1992 Sacombank thành lập trên cơ sở chuyển thể hoạt động của ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và sát nhập thêm 3 tổ chức nữa là: HTX tín dụng Lữ Gia, HTX tín dụng Thành Công, trung tâm tín dụng Tân Bình Mức vốn điều lệ ban đầu của Sacombank chỉ có khoảng gần 3 tỷ đồng.

Thời kỳ này cũng là thời kỳ các hợp tác xã tín dụng lâm vào khủng hoảng trầm trọng khi hàng loạt các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạnh mất khả năng chi trả, vỡ nợ Niềm tin của công chúng đối với các định chế tài chính ngoài quốc doanh sụp đổ Đứng trước tình hình đó, ban lãnh đạo của Sacombank vẫn cố gắng tìm cách lèo lái đưa ngân hàng đứng vững và dần thoát ra khỏi những khó khăn, vốn điều lệ tăng dần, mở thêm các chi nhánh mới vượt ra khỏi phạm vi thành phố Hồ Chí Minh Cuối năm 2003, Sacombank tăng vốn lên 740 tỷ đồng, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Năm 2001, tập đoàn tài chính Anh Quốc (Dragon Capital) đã góp 10% vốn điều lệ vào Sacombank Đến năm 2002, công ty tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc ngân hàng thế giới cũng đầu tư vào Sacombank với tỷ lệ 10% vốn điều lệ, trở thành cổ đông nước ngoài thứ 2 của Sacombank Ngày 8/8/2005, ngân hàng ANZ chính thức trở thành cổ đông nước ngoài thứ 3 của Sacombank khi ký hợp đồng góp cổ phần với tỷ lệ 10%

Trang 6

vốn điều lệ Ngoài ra, hiện nay Sacombank cũng là ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất với khoảng gần 7000 cổ đông.

Biểu đồ 1.1 Sự tăng trưởng vốn điều lệ của Sacombank giai đoạn từ 1991 đến 2006 Đơn vị: tỷ đồng.

(Nguồn: Sacombank)

Sau hơn 15 năm thành lập, Sacombank đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn: trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ đã lên tới 2.089 tỷ đồng ( cao nhất trong khối các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh) Là ngân hàng đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá trị vốn hoá đã xấp xỉ 1 tỷ USD Sacombank cũng là ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới rộng nhất với 163 chi nhánh và phòng giao dịch rải khắp 38/64 tỉnh thành trong cả nước, cùng với khoảng hơn 3800 nhân viên có trình độ ngày càng được nâng cao, Sacombank đang ngày càng phát triển lớn mạnh.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức.

Trang 7

Cơ cấu tổ chức của Sacombank đang ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng được với yêu cầu phát triển của ngân hàng và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành của Sacombank.

Khối ngân quỹ

P Kiểm tra Khối điều hành

SVTH: Nguyễn Quỳnh Nga Lớp NH7-K29

Các SGD/CN khu vực miền Bắc Các SGD/CN khu vực miền Trung Các SGD/CN khu vực miền Nam Phòng tín dụng

Phòng tài trợ thương mại Trung tâm thẻ

Bộ phận phát triển sản phẩm Bộ phận ngân hàng điện tử Bộ phận dịch vụ khách hàng Phòng kinh doanh tiền tệ Phòng nguồn vốn

Phòng ngân quỹ và thanh toán

Phòng vận hành và xử lý thông tin Phòng quản trị tài nguyên

P nghiên cứu và phát triển CNTT C.ty quản lý nợ & khai thác tài sản Công ty kiều hối

Công ty cho thuê tài chính Công ty chứng khoán

Phòng kế hoạch và chiến lược Phòng chính sách

Phòng tài chính – kế toán Phòng quản lý rủi ro Phòng nhân sự và đào tạo Phòng hành chánh quản trị

P.Phát triển thương hiệu&thị trường BP QH quốc tế và QH công chúng

Trang 8

C.Ty trực thuộc

1.1.3 Hoạt động.

1.1.3.1 Lĩnh vực hoạt động.

Sacombank là ngân hàng bán lẻ, rất thành công trong hoạt động tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Sacombank cũng đang rất chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ nhóm khách hàng cá nhân.

Từ năm 1996 trở về trước, do cả những điều kiệân khách quan và chủ quan, hoạt động của Sacombank chỉ đơn thuần là hoạt động huy động vốn và cho vay Nhưng từ sau năm 1996, ngân hàng đã có những bước điều chỉnh mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ Ngoài nghiệp vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay, ngân hàng còn phát triển các nghiệp vụ mới như: thanh toán quốc tế, thẻ, các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, tư vấn, cho thuê ngăn tủ sắt và rất nhiều dịch vụ khác phù hợp với chức năng của một ngân hàng thương mại Nhờ mở rộng lĩnh vực hoạt động, cơ cấu thu nhập đã có những thay đổi, thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tăng lên dần theo các năm.

Biểu đồ 1.2 Cơ cấu thu nhập của Sacombank qua các năm 1995, 2000, 2005.

Trang 9

(Nguồn: Sacombank).

Năm 2006, số thu từ hoạt động phi tín dụng là 31.2%, trong những năm tới, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng trong tổng thu nhập cho phù hợp với xu hướng của một ngân hàng hiện đại.

Để hỗ trợ cho hoạt động của mình, Sacombank đã tích cực học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài : Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của hiệp hội viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), sau đó gia nhập hiệp hội thẻ quốc tế Visa, Master và tiếp nhận được sự uỷ thác tín dụng và tài trợ của nhiều tổ chức kinh tế tài chính nước ngoài Tháng 6/2004, Sacombank ký hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng của Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập.

1.1.3.2 Các kết quả đã đạt được.

Sau hơn 15 năm thành lập, từ một ngân hàng nhỏ với số vốn ít ỏi, nguồn nhân lực cũng chưa thể gọi là vững vàng, Sacombank đã có những bước phát triển được đánh giá là “thần kỳ”, trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam Có thể kể đến một số thành tựu nổi bật như:

SVTH: Nguyễn Quỳnh Nga Lớp NH7-K29

Trang 10

- Ngày 12/07/2006, cổ phiếu của Sacombank ( STB) được niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Giá trị vốn hoá trên thị trường của Sacombank đã xấp xỉ 1 tỷ USD Sacombank cũng là ngân hàng đầu tiên niêm yết chứng chỉ quỹ trên sàn giao dịch chứng khoán

- Là ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới rộng nhất và đang ngày càng được phát triển thêm nhiều chi nhánh mới Không những cạnh tranh về chất lượng các dịch vụ, Sacombank còn tạo được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác ở các dịch vụ đặc trưng của mình, trong đó loại hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ ( chi nhánh Tám tháng ba) đang là một minh chứng tiêu biểu cho hướng đi đúng đắn này.

- Sacombank đã được trao tặng giải thưởng “Ngân hàng uy tín, chất lượng – Trusted 2006” Được Dự án quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ Bên cạnh đó Sacombank còn nhận được nhiều bằng khen của UBND TP.HCM và giải thưởng của các tổ chức khác trao tặng, đó chính là những sự công nhận về các thành công trong hoạt động của Sacombank.

- Toàn hệ thống Sacombank hoạt động ngày càng hiệu quả, lợi nhuận liên tục tăng lên qua các năm Một vài con số nổi bật trong năm 2006:

˜ Đến cuối 2006, huy động vốn đạt gần 20, 000 tỷ đồng, dư nợ cho vay hơn 14,312 tỷ đồng tăng gấp gần 160 lần so với 1992 Trong đó cho vay bằng VND chiếm 74%, cho vay bằng ngoại tệ 20%, còn lại 6% là cho vay bằng vàng.

Biểu đồ 1.3 Cơ cấu cho vay của Sacombank.

Trang 11

(Nguồn: Sacombank).

˜ Tỷ lệ nợ quá hạn ( từ nhóm 2 - 5) trên tổng dư nợ cho vay là 1.2%, tỷ lệ nợ xấu 0.55% ( trong khi tỷ lệ nợ quá hạn vào đầu năm 2000 lên tới 17.6%)

˜Lợi nhuận trước thuế của năm 2006 là 611,328 tỷ đồng ( năm 2005 là 312,807 tỷ đồng) ˜Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2006: 2.675 đ/Cp (Năm 2005 là 2.425đ)

˜Thu nhập bình quân cán bộ CNV 2006: 5,4 triệu đồng/ tháng (Năm 2005 là 4,1 triệu đ) Sang quý 1 năm 2007, Sacombank đã tiếp tục giữ vững tốc độ phát triển của mình, đạt được những con số khá ấn tượng : Doanh thu quý 1 là 639.300.000 đồng; Lợi nhuận sau thuế đạt 267.663.000 đồng; EPS: 1.281,04 đ/CP Những kết quả này đã phần nào khẳng định được nội lực mạnh mẽ và hướng đi đúng đắn của Sacombank

1.1.3.3 Các định hướng phát triển trong tương lai.

Với định hướng trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng – hiện đại vươn ra tầm khu vực, Sacombank đang ứng dụng các công nghệ hiện đại, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, phone banking, SMS banking, Mobile Sacombank, triển khai chương trình hiện đại hoá T24 Để đạt được mục tiêu đó, Sacombank đã đề ra các biện pháp thực hiện như:

- Triển khai thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả các mục tiêu và giải pháp trong chiến lược phát triển kinh doanh 2006-2010 Chú trọng kế hoạch tăng vốn điều lệ trong mối tương quan với mục tiêu phát triển kinh doanh,

SVTH: Nguyễn Quỳnh Nga Lớp NH7-K29

Trang 12

mở rộng mạng lưới, trên cơ sở đảm bảo tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn ở mức hợp lý.

- Xây dựng thương hiệu Sacombank vững mạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần kinh doanh và thu hút sự quan tâm của các nhà đàu tư Phát triển thương hiệu thông qua đầu tư vào công nghệ ngân hàng, nguồn nhân lực để có kết quả kinh doanh tốt hơn, hỗ trợ cho giá trị tương lai của Sacombank.

- Nâng cao năng lực cạnh trạnh trong thời kỳ hậu niêm yết và hậu WTO Ưu tiên cạnh tranh qua chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ, tạo sự khác biệt với các ngân hàng khác Đổi mới nhiều hơn và nhanh hơn trong lĩnh vực quản trị điều hành, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế Tạo ra hệ thống vận hành đồng bộ, thông suốt, minh bạch và hiệu quả.

- Xây dựng chính sách kiểm soát và xử lý thông tin nhanh nhạy, có kế hoạch dự phòng, đối phó với những tình huống bất ngờ, sự cố khủng hoảng hoặc khi thị trường chứng khoán có biến động xấu.

1.2 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM THẺ VÀ SẢN PHẨM THẺ CỦA SACOMBANK.1.2.1 Trung tâm thẻ Sacombank.

1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Trung tâm thẻ Sacombank được thành lập tháng 5 năm 2002, đến nay mới được gần 5 năm hoạt động nhưng đã đạt được những thành tích khá ấn tượng

Khi mới ra đời, trung tâm thẻ chỉ có khoảng 13 nhân viên, cùng với đó là sự thiếu thốn về trang thiết bị, máy móc lẫn kinh nghiệm nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động Ngày 14/8/2002, Trung tâm thẻ Sacombank liên kết với ngân hàng ANZ để phát hành thẻ thanh toán nội địa Sacombank – ANZ, do chưa có máy dập thẻ nên toàn bộ số thẻ đều phải chuyển sang New Zealand cho ngân hàng ANZ thực hiện công đoạn dập thẻ, sau đó mới đưa trở về nước để giao cho khách hàng Đến 5/2003,

Trang 13

Sacombank chính thức giới thiệu sản phẩm thẻ tín dụng nội địa Sacompassport ra thị trường, trở thành 1 trong 3 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa ở Việt Nam ( cùng với ACB và Agribank) Tháng 8/2005, Sacombank tiến thêm một bước mới trong lĩnh vực thẻ khi cho ra đời thẻ tín dụng quốc tế Sacom Visa Credit và sau đó là thẻ thanh toán quốc tế Sacom Visa Debit (9/2006) Cùng với việc phát triển các loại thẻ này như 1 sản phẩm độc lập, ngân hàng cũng chú trọng liên kếât với nhiều công ty lớn như: EDEN, Metro để cho ra đời các loại thẻ liên kết ( đồng thương hiệu) nhằm quảng bá sản phẩm.

Sau 5 năm hoạt động, đến nay, trung tâm thẻ Sacombank đã có lực lượng nhân lực khá hùng hậu: 103 người, phần lớn đều là các nhân viên trẻ, được đào tạo từ các trường đại học trong nước, có người đã được học tập, đào tạo ở nước ngoài Chính nguồn nhân lực trẻ và năng động này là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của trung tâm thẻ Sacombank.

1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

Trung tâm thẻ Sacombank được điều hành bởi một Giám đốc, giúp việc cho giám đốc có 1 Phó giám đốc và các đơn vị thuộc Trung tâm thẻ.

Mối quan hệ giữa các đơn vị được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức của trung tâm thẻ Sacombank.

GIÁM ĐỐCTRUNG TÂM THẺ

PHÓ GIÁM ĐỐC.và thu hồi nợTỔNG GIÁM ĐỐC

Ngày đăng: 19/09/2012, 17:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan