LUẬN VĂN SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LỘC NINH – BÌNH PHƯỚC

74 789 0
LUẬN VĂN SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LỘC NINH – BÌNH PHƯỚC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Agr. thuộc họ Euphorbiaceae (Họ Thầu Dầu) được tìm thấy trong điều kiện hoang dại tại lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ). Cây cao su đã và đang là loại cây trồng chính cung cấp mủ cao su, là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải, Với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện…, cao su là loại nguyên liệu đã và được sử dụng rộng rãi với hơn 50.000 sản phẩm được tạo ra. Khoảng 6070% sản lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong kỹ nghệ vỏ ruột xe, 10% dùng trong dụng cụ y tế, 8% trong công nghiệp vải đi mưa, quần áo, giày dép, 7% dùng trong công nghiệp ống dẫn băng chuyền, 5% dùng trong nệm thảm. Ngoài ra cây cao su được xem là cây nông – lâm kết hợp có khả năng phát triển trên nhiều vùng đất góp phần đắc lực trong việc bảo vệ, phục hồi và cải tạo môi sinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LỘC NINH – BÌNH PHƯỚC Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Tiến Ngành: Nông học Niên khóa: 2008 - 2012 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2012 i SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LỘC NINH – BÌNH PHƯỚC Tác giả PHẠM VĂN TIẾN Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học HỘI ĐỒNG HƯỚNG DẪN ThS. Lê Mậu Túy ThS. Trần Văn Lợt KS. Lê Đình Vinh Tp.Hồ Chí Minh, tháng 7/2012 ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: ∗ Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông học cùng tất cả Quý Thầy Cô đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường. ∗ Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, Bộ môn Giống, các phòng chức năng đã cho phép và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và rèn luyện tại quý cơ quan. ∗ ThS. Trần Văn Lợt đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt thời gian tôi học tại trường và thực tập tốt nghiệp. ∗ ThS. Lê Mậu Túy và Th.S Vũ Văn Trường, Bộ môn Giống - Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. ∗ KS. Lê Đình Vinh luôn nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và có những đóng góp quý báu để cho tôi hoàn thành được luận văn này. ∗ Tập thể cán bộ công nhân viên Bộ môn Giống - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tốt nghiệp. ∗ Các bạn lớp DH08NH đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn trong thời gian học và động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập. ∗ Xin cảm ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo con nên người. Cha mẹ và anh chị luôn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho con vượt qua mọi khó khăn và có được ngày hôm nay. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2012 PHẠM VĂN TIẾN iii TÓM TẮT PHẠM VĂN TIẾN, Đại học Nông Lâm tp. Hồ Chí Minh. SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LỘC NINH. Thời gian thực hiện từ tháng 02/2012 đến tháng 07/2012 trên thí nghiệm sơ tuyển STLN 06 trồng năm 2006 tại đội VI, Nông trường 3 - Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, Bộ môn Giống, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Hội đồng hướng dẫn: ThS. Lê Mậu Túy ThS. Trần Văn Lợt KS. Lê Đình Vinh Đối tượng nghiên cứu gồm 60 dòng vô tính (dvt) cao su được bố trí 8 cây/ô cơ sở với 3 lần lặp lại theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên trên thí nghiệm vườn sơ tuyển trồng năm 2006 (STLN 06) tại Đội VI, Nông trường 3, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh với 2 dvt nhập nội và 58 dvt lai tạo từ vụ lai 2000 của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam trong đó dvt PB 260 được trồng làm giống đối chứng. Nội dung nghiên cứu: Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nông sinh học chủ yếu của 60 dvt cao su (sản lượng, sinh trưởng, khả năng kháng bệnh và một số chỉ tiêu phụ khác) nhằm chọn lọc những dòng vô tính ưu tú giới thiệu cho các bước tuyển chọn tiếp theo. Kết quả đạt được: Các dvt cao su mới lai tạo của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam từ vụ lai 2000 tỏ ra có triển vọng hơn dvt PB 260 hiện đang được trồng phổ biến tại vùng đất đỏ Lộc Ninh - Bình Phước. Trong 60 dvt trên thí nghiệm STLN 06 đã bước đầu chọn lọc được 8 dvt triển vọng, thể hiện ưu thế về sinh trưởng, sản lượng cá thể, khả năng kháng bệnh cũng như một số đặc tính phụ khác trong ba tháng đầu tiên ở năm cạo thứ nhất. Các dvt này là nguồn giống tiềm năng sẽ được xem xét giới thiệu cho các bước khảo nghiệm tiếp theo. iv MỤC LỤC PHẠM VĂN TIẾN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv BẢNG CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii Chương 1 1 GIỚI THIỆU 1 Chương 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 Chương 4 25 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 Chương 5 47 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 51 v BẢNG CHỮ VIẾT TẮT CIRAD: Centre de Coopération Internationale en Recherche Agronomique pour le Desveloppement, France (Trung tâm hợp tác quốc tế nghiên cứu phát triển nông nghiệp Pháp). CT: Thí nghiệm chung tuyển giống. DVT: Dòng vô tính. g/c/c : Gram/cây/lần cạo IRCA: Institut de Recherches sur le caouchouc au Afrique (Viện Nghiên Cứu Cao su Châu Phi) IRRDB: International Rubber Research Development Board (Hiệp hội nghiên cứu phát triển cao su quốc tế). LH: Ký hiệu các giống lai hoa của Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. LK: Trạm nghiên cứu Lai Khê của Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam RRIM: Rubber Research Institute of Malaysia (Viện Cao Su Mã Lai). RRIC: Rubber Research Institute of Ceylon (Viện Cao Su Ceylon, Sri Lanka). RRISL: Rubber Research Institute of Sri Lanka (Viện Cao Su Sri Lanka). RRIV: Rubber Research Institute of Viet Nam (Viện Cao Su Việt Nam). STLN 06: Thí nghiệm sơ tuyển tại Lộc Ninh trồng năm 2006 TD: Lai tự do TN: Thí nghiệm tuyển non giống. XT: Các vườn sản xuất thử. vi DANH MỤC CÁC BẢNG PHẠM VĂN TIẾN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv BẢNG CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii Chương 1 1 GIỚI THIỆU 1 Chương 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 Chương 4 25 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 Chương 5 47 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 51 vii DANH MỤC CÁC HÌNH PHẠM VĂN TIẾN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv BẢNG CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii Chương 1 1 GIỚI THIỆU 1 Chương 2 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 Chương 4 25 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 Chương 5 47 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 51 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Agr. thuộc họ Euphorbiaceae (Họ Thầu Dầu) được tìm thấy trong điều kiện hoang dại tại lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ). Cây cao su đã và đang là loại cây trồng chính cung cấp mủ cao su, là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay, đặc biệt trong ngành giao thông vận tải, Với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện…, cao su là loại nguyên liệu đã và được sử dụng rộng rãi với hơn 50.000 sản phẩm được tạo ra. Khoảng 60-70% sản lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong kỹ nghệ vỏ ruột xe, 10% dùng trong dụng cụ y tế, 8% trong công nghiệp vải đi mưa, quần áo, giày dép, 7% dùng trong công nghiệp ống dẫn băng chuyền, 5% dùng trong nệm thảm. Ngoài ra cây cao su được xem là cây nông – lâm kết hợp có khả năng phát triển trên nhiều vùng đất góp phần đắc lực trong việc bảo vệ, phục hồi và cải tạo môi sinh. Được du nhập vào Việt Nam từ năm 1897, cây cao su được tập trung phát triển ở vùng Đông Nam Bộ, hiện đang được mở rộng lên Tây Nguyên, phát triển ra miền Trung và miền Bắc. Định hướng phát triển chung của Nhà nước đối với ngành cao su Việt Nam đến năm 2015 diện tích cây cao su định hình là 1 triệu ha. Theo số liệu của Tổng cục thống kê và Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn, đến cuối năm 2011, diện tích cây cao su tại Việt Nam đã đạt 834.000 ha chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Bên cạnh đó, từ năm 2007, cây cao su đã được nhà nước quy hoạch phát triển ra các tỉnh miền núi phía Bắc gồm Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang và Yên Bái; đến cuối năm 2011, diện tích cây cao su ở các tỉnh này đã đạt 19.039 ha (Bản tin Cao su Việt Nam số 57 ngày 15/06/2012). Ngoài ra, cây cao su cũng đã và đang được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đầu tư phát triển ở hai nước láng giềng Lào và Campuchia. Hiện nay, cao su là mặt hàng nông sản 2 có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam với sản lượng cao su năm 2011 ước đạt 811.600 tấn, giữ vị trí thứ năm về sản lượng cao su thiên nhiên, sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ. Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm có chu kỳ kinh doanh 30 năm và mất 6 - 7 năm kiến thiết cơ bản mới cho thu hoạch. Do vậy, để cây cao su đạt hiệu quả kinh tế cao và khả năng thích ứng với môi trường ngày càng ít thuận lợi, một trong những giải pháp kỹ thuật hàng đầu là trồng giống có thành tích cao và thích hợp cho từng vùng sản xuất. Cây cao su là loại cây đại mộc lâu năm vì vậy để có thể khuyến cáo các giống có thành tích cao cho sản xuất cần mất một quá trình theo dõi, đúc kết lâu dài và tốn một diện tích lớn. Cho đến nay trên thế giới chưa có giống cao su hoàn hảo, để giảm thiểu rủi ro cho sản xuất, giống chỉ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản. Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su phải mất 20 – 25 năm, chu kỳ này có thể rút ngắn nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách tiến hành các bước song hành trong 10 – 15 năm. Để giảm thiểu chi phí thí nghiệm và đẩy nhanh tốc độ cải tiến giống Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam đưa ra quá trình tuyển chọn giống gồm các khâu Tuyển non (TN) – Sơ tuyển (ST) – Chung tuyển (CT) – Sản xuất thử (XT), trong đó Sơ tuyển là một khâu quan trọng sau khi có được những dòng lai đã tuyển lựa sơ bộ ở tuyển non. Ở giai đoạn sơ tuyển, các dòng vô tính được giá tương đối đầy đủ và chính xác về các đặc tính nông học với thời gian thí nghiệm 8 – 10 năm. Thí nghiệm Sơ tuyển STLN 06 được thiết lập tại Lộc Ninh – Bình Phước năm 2006 nhằm đánh giá đặc tính nông sinh học của 60 dòng vô tính cao su lai tạo từ vụ lai 2000, từ đó gạn lọc ra những dòng vô tính xuất sắc giới thiệu cho các bước khảo nghiệm tiếp theo. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LỘC NINH”. [...]... Nghiên cứu Cao su Việt Nam) 22 3.2.5.4 Hình thái Các chỉ tiêu quan trắc hình thái cây (cho điểm từ 1 đến 5 điểm): - Tổng thể cây: Tán dù – hình tháp (1 – 5 điểm) - Tán lá: Thưa – trung bình – rộng (1 – 5 điểm) - Góc phân cành: Hẹp – Trung bình – rộng (1 – 5 điểm) - Cành cấp 1: To – trung bình – nhỏ (1 – 5 điểm) - Thân: Nghiêng – cong – thẳng (1 – 5 điểm) - Vỏ nguyên sinh: U sần – vặn vẹo – trơn (1 – 5 điểm)... dựng một chiến lược sử dụng quỹ gen cao su Nam Mỹ vào chương trình chọn tạo giống cao su theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và chức năng của cao su (mủ, gỗ, rừng), nâng năng su t lên 3 tấn/ha/năm để tăng hiệu quả kinh tế ngành cao su 16 Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu Sơ tuyển các dòng vô tính cao su lai tạo trong nước từ vụ lai 2000 trên thí nghiệm STLN 06 dựa vào thành... khô kéo dài, đất phải có thành phần sét khoảng 30-40% mới thích hợp cho cây 9 cao su Ở các vùng khí hậu khô hạn, đất có tỉ lệ sét từ 20-25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 80 cm lớp đất mặt là thích hợp cho trồng cao su 2.1.3.3 Sâu bệnh Dyakova (1969) đã tổng hợp tình hình bệnh hại cao su trên thế giới, theo đó cây cao su bị tất cả...3 1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài 1.2.1 Mục đích Chọn lọc các dòng vô tính cao su thông qua những đặc tính nông sinh học chính như sinh trưởng, sản lượng, khả năng kháng bệnh, đặc điểm hình thái và một số đặc tính phụ khác trên thí nghiệm Sơ tuyển STLN 06 tại Lộc Ninh – Bình Phước 1.2.2 Yêu cầu - Quan trắc các chỉ tiêu nông sinh học chủ yếu như: Sinh trưởng,... ảnh hưởng 8 Cao trình lý tưởng cho cây cao su được khuyến cáo như sau: - Ở vùng xích đạo , có thể trồng cao su đến cao trình 500-600 m - Ở vĩ tuyến 5-6o Bắc và Nam có thể trồng cao su ở cao trình khoảng 400 m Hiện nay với những tiến bộ trong chọn giống, các nhà khoa học đã lai tạo được những giống cao su thích hợp với những vùng đất có cao trình cao  Độ dốc Địa hình bằng phẳng hoặc đất có độ dốc... chung tuyển Các giống cao su chỉ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản trong điều kiện thí nghiệm (tuyển non, sơ tuyển, chung tuyển) và khảo nghiệm trong điều kiện sản xuất thử Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su qua nhiều bước dài 25 – 30 năm, có thể rút ngắn còn 18 – 20 năm nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách tiến hành đồng thời hoặc gối đầu các bước 13  Sơ đồ cải tiến giống cao. .. trồng cao su; nếu đất có độ dốc từ 8-16%, phải trồng theo đường đồng mức kèm các biện pháp chống xói mòn Để cây cao su sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều cao nên chọn đất bằng phẳng, ít dốc vì độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất Đất càng dốc hiện tượng xói mòn càng mạnh khiến các chất dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng Ngoài ra, các diện tích cao su trồng trên. .. và sản xuất thử) Các giai đoạn được biểu diễn theo sơ đồ 2.1 và đã cho nhiều kết quả khích lệ Một số dvt cao su xuất sắc được khuyến cáo ở bảng I cơ cấu giống hiện hành của ngành cao su Việt Nam Các bước chọn giống cao su ở Việt Nam gồm: 12 - Tuyển non: Mỗi cây lai thực sinh (phát triển từ hạt lai thu được bằng phương pháp lai hoa nhân tạo) được nhân thành dvt Gốc cây lai và dòng vô tính (3 cây x 2... Cao su Việt Nam khởi đầu từ năm 1982 cho đến nay, đã có hàng ngàn giống được lai tạo với tên gọi là lai hoa (LH) và các giống được công nhận là giống quốc gia được đặc tên là RRIV Đến nay, rất nhiều dòng vô tính thuộc giai đoạn lai hữu tính 1982 – 1990 đã được đưa vào sản xuất diện rộng đạt hiệu quả cao, một số dòng vô tính mới có triển vọng đạt năng su t mủ hơn 3 tấn/ha/năm đang được thực nghiệm ở các. .. dvt), đặt nền tảng sơ khởi cho việc xây dựng quỹ gen cây cao su và các chương trình cải tiến giống cao su tại Việt Nam thông qua các thí nghiệm khảo nghiệm giống khuyến cáo cho sản xuất và làm cha mẹ trong việc lai tạo hàng ngàn tổ hợp lai mới Từ 1983 – 1990, thông qua tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB) quỹ gen cao su Việt Nam đã được bổ sung một khối lượng rất lớn các kiểu di truyền . TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LỘC NINH . 3 1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài 1.2.1 Mục đích Chọn lọc các dòng vô tính cao su thông qua những đặc tính nông. 2008 - 2012 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2012 i SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LỘC NINH – BÌNH PHƯỚC Tác giả PHẠM VĂN TIẾN Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp. NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: SƠ TUYỂN CÁC DÒNG VÔ TÍNH CAO SU VỤ LAI 2000 TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỎ LỘC NINH – BÌNH PHƯỚC Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Tiến Ngành: Nông học Niên

Ngày đăng: 16/04/2015, 08:49

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  • KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

  • Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Tiến

  • BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • 1.2 Mục đích – Yêu cầu – Giới hạn đề tài

  • 1.2.3 Giới hạn đề tài

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 2.1 Tổng quan về cây cao su

    • 2.1.1 Nguồn gốc và sự phân bố cây cao su

    • 2.1.2 Đặc điểm thực vật học

    • 2.1.3 Nhu cầu về điều kiện sinh thái

    • 2.2 Nghiên cứu trong và ngoài nước

      • Hình 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam

      • 3.1 Nội dung nghiên cứu

      • 3.2 Phương pháp thí nghiệm

      • 3.2.1 Thời gian thực hiện

      • 3.2.2 Địa điểm thực hiện

      • 3.2.3 Vật liệu thí nghiệm

      • 3.2.4 Bố trí thí nghiệm

        • Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm sơ tuyển STLN 06

        • 3.2.5 Các chỉ tiêu quan trắc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan