NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU NÓNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHO CÁC TỈNH Ở PHÍA NAM

23 789 3
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU NÓNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHO CÁC TỈNH Ở PHÍA NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chọn tạo được giống lúa chịu nóng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam, thông qua chỉ thị phân tử và phân tích QTL (quantitative trait loci). Mục tiêu cụ thể: Xác định được bản đồ QTL gen quy định tính trạng chống chịu nóng ở điều kiện nhiệt độ 37 – 40oC vào thời kỳ trổ bông. Xác định chỉ thị phân tử liên kết với gene chống chịu nóng để ứng dụng được kỹ thuật MAS trong cải thiện giống lúa chống chịu nóng. Chọn tạo được giống chống chịu nóng phù hợp với điều kiện canh tác của các tỉnh phía Nam.

Biểu B1-2-TMĐT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI (Kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BKHCN ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài 2 Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU NÓNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHO CÁC TỈNH Ở PHÍA NAM 3 Thời gian thực hiện: 48 tháng 4 Cấp quản lý (Từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2014) Nhà nước Bộ Tỉnh Cơ sở 5 Kinh phí: 2.350 triệu đồng, trong đó: Năm 1: 700 triệu, Năm 2: 600 triệu, năm 3: 600 triệu, năm 4: 450 triệu đồng. Nguồn Tổng số - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học 2.350 - Từ nguồn tự có của tổ chức 0 - Từ nguồn khác 0 6 Thuộc “Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020.” Mã số: Thuộc dự án KH&CN; Đề tài độc lập; 7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ; Y dược. 8 Chủ nhiệm đề tài Họ và tên: BÙI CHÍ BỬU 1 Bản Thuyết minh này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4 Ngày, tháng, năm sinh: 1953 Nam/ Nữ: Nam. Học hàm, học vị: GS. TS Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên cao cấp Chức vụ: Viện Trưởng Điện thoại: Tổ chức: 08-39103316 Nhà riêng: 08-39870461 Mobile: 0913135660 Fax: 08-38297650 E-mail: buichibuu@hcm.vnn.vn Tên tổ chức đang công tác: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Địa chỉ tổ chức: 121 Nguyễn Bỉnh khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ nhà riêng: 59/21, P. 11, Q. Gò Vấp, TP. Hồ chí Minh 9 Thư ký đề tài Họ và tên: Th.S Trương Quốc Ánh Ngày, tháng, năm sinh: 11 tháng 06 năm 1969 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị: Thạc Sỹ Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Phó Phòng Công nghệ Sinh học Điện thoại: Tổ chức: 08 – 39103316 Nhà riêng: 0650 –3754554 Mobile: 0913141502 Fax: 08 – 38297650 E-mail: tqa_ias@yahoo.com Tên tổ chức đang công tác: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Địa chỉ tổ chức: 121 Nguyễn Bỉnh khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ nhà riêng: 16A/4 Đồng An, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương 10 Tổ chức chủ trì đề tài Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Điện thoại: 08-38297889 Fax: 08-38297650 E-mail : iasvn@vnn.vn Website: http://iasvn.org Địa chỉ: 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Họ và tên thủ trưởng tổ chức: GS.TS. Bùi Chí Bửu Số tài khoản: 060.19.00.000.42 Ngân hàng: Kho bạc nhà nước TP. Hồ Chí Minh Tên cơ quan chủ quản đề tài: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có) Tổ chức 1: Tên cơ quan chủ quản Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ Điện thoại : 056. 3844626 Địa chỉ: 317 Nguyễn Thị Minh Khai – Tp. Quy Nhơn – Bình Định Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS Hoàng Minh Tâm Tổ chức 2 : 2 Tên cơ quan chủ quản : Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long Điện thoại : 0710. 3861378 Địa chỉ : Thới Lai, Tp. Cần Thơ Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS Lê Văn Bảnh 12 Các cán bộ thực hiện đề tài (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài) Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung công việc tham gia Thời gian làm việc cho đề tài Số tháng quy đổi 2 1 GS. TS Bùi Chí Bửu Viện KHKT NN miền Nam Chủ trì, tạo và đánh giá vật liệu lai, phân tích di truyền số lượng, xây dựng và thiết kế các chỉ thị phân tử, đánh giá và khảo nghiệm các dòng triển vọng, báo cáo tiến độ hàng năm, báo cáo giữa kỳ và báo cáo nghiệm thu. 30 2 GS.TS. Nguyễn Thị Lang Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long Thu thập và đánh giá vật liệu, khảo nghiệm các dòng triển vọng. Thực hiện QTL và fine mapping 20 3 TS. Lưu Văn Quỳnh Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ Thu thập đánh giá nguồn vật liệu, đánh giá kiểu hình, khảo nghiệm các dòng triển vọng. 20 4 Th.S. Nguyễn Viết Cường Viện KHKT NN miền Nam Thu thập và đánh giá kiểu hình, lai tạo quần thể hồi giao, khảo nghiệm các dòng triển vọng. 20 5 Th.S. Trương Quốc Ánh Viện KHKT NN miền Nam Thư ký đề tài, thu thập đánh giá nguồn vật liệu, thu thập số liệu tổng hợp báo cáo, tham gia khảo nghiệm các dòng triển vọng. 24 6 ThS. Bùi Phú Nam Anh Viện KHKT NN miền Nam Khai thác cơ sở dữ liệu database, thiết kế marker phân tử, xây dựng bản đồ di truyền ứng dụng trong phân tích QTL và fine mapping. 24 7 ThS. Lê Công Thiện Viện KHKT NN miền Nam Đánh giá vật liệu lai, lai tạo xây dựng quần thể phân ly ứng dụng cho phân tích QTL, đanh giá kiểu hình. 24 8 KS Lý Hậu Giang Viện KHKT NN miền Nam Đánh giá kiểu gene, khảo sát đa dạng di truyền ứng dụng chương trình NTSYSpc, phân tích tương tác kiểu gene và môi trường qua các điểm khảo nghiệm các dòng triển vọng 24 2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng 3 9 CN Đậu Thị Kim Dung Viện KHKT NN miền Nam Các thí nghiệm trong phòng, ly trích ADN, phản ứng PCR, điện di sản phẩm PCR ứng dụng trong lập bản đồ QTL và fine mapping quần thể con lai chứa gene chống chịu nóng. 24 II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 13 Mục tiêu của đề tài ( Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có) Chọn tạo được giống lúa chịu nóng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam, thông qua chỉ thị phân tử và phân tích QTL (quantitative trait loci). Mục tiêu cụ thể: - Xác định được bản đồ QTL gen quy định tính trạng chống chịu nóng ở điều kiện nhiệt độ 37 – 40 o C vào thời kỳ trổ bông. - Xác định chỉ thị phân tử liên kết với gene chống chịu nóng để ứng dụng được kỹ thuật MAS trong cải thiện giống lúa chống chịu nóng. - Chọn tạo được giống chống chịu nóng phù hợp với điều kiện canh tác của các tỉnh phía Nam. 14 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác 15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của Đề tài 15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó) Những nghiên cứu hiện nay có xu hướng kết hợp phương pháp chọn giống truyền thống với công nghệ sinh học, cụ thể là phân tích genomics hoặc chuyển nạp gen mục tiêu. Kết quả cho thấy việc kiểm soát stress do nhiệt độ cao được điều khiển bởi nhiều gen (Foolad 2005). Các gen này thể hiện rất chuyên biệt ở từng giai đoạn sinh truởng và phát triển, trong từng cơ quan của cây lúa, tại những thời điểm nhiệt độ tăng cao. Do đó, Meastri và ctv. (2002) cho rằng phải kết hợp tuyển chọn các giống lúa có mức độ chịu nóng khác nhau, phân tích vùng giả định nhằm xác định các QTL (quantitative trait loci) chống chịu stress do nhiệt độ cao, tiến tới xác định gen ứng cử viên và chỉ thị liên kết với các gen như vậy, nhằm mục đích giúp cho nhà chọn giống, chọn tạo ra giống mới bằng chỉ thị thị phân tử. Đồng quan điểm trên, Foolad (2005) cho rằng việc sử dụng MAS (marker-assissted selection) sẽ hỗ trợ việc chọn giống để tìm ra giống lúa có khả năng chịu nhiệt cao một cách hiệu quả, khắc phục được những khó khăn mà chọn giống truyền thống đang gặp phải. Hiện nay, có nhiều công trình công bố những chỉ thị phân tử định vị trên các nhiễm sắc thể của cây lúa liên kết với các vùng QTL giả định điều khiển tính trạng chống chịu stress do nhiệt độ cao, ở từng thời điểm khác nhau. Zhu và ctv. (2005) đã tiến hành nghiên cứu ở giai đoạn làm đầy hạt (grain filling stage) trên cây lúa với quần thể BIL (backcross inbred lines) từ tổ hợp lai Nipponbare / Kasalth. Kết quả cho thấy có 3 QTL nằm trên nhiễm sắc thể số 1, 4, 7 kiểm soát tính trạng chống chịu stress do nhiệt độ cao. Chuyên biệt hơn, QTL định vị tại quãng giữa hai 4 marker C1100-R1783 trên nhiễm sắc thể số 4 cho thấy: không bị sự tác động của môi truờng (QTL x enviroment interaction) và không có tương tác không alen (epistatic effect). Điều đó chứng tỏ QTL này biểu hiện được tính ổn định trong các môi truờng khác nhau và nền tảng di truyền khác nhau (genetic background). Thực hiện fine mapping trong quãng giữa hai marker này để xác định những chỉ thị phân tử mới giúp chọn giống lúa chống chịu stress do nhiệt độ cao, ở giai đoạn làm đầy hạt. Các QTL kiểm soát chống chịu stress do nhiệt độ cao, ở giai đoạn trổ bông của cây lúa cũng đuợc nghiên cứu. Kết quả của Zhang và ctv. (2009) cho thấy các chỉ thị phân tử SSR (simple sequence reapeat) như RM3735 trên nhiễm sắc thể số 4 và RM3586 trên nhiễm sắc thể số 3 tương tác chặt chẽ với tính trạng chống chịu stress do nhiệt độ cao. Kết luận chỉ ra thêm rằng 2 chỉ thị phân tử trên có thể sử dụng trong phuơng pháp MAS để lựa chọn giống lúa có kiểu hình có khả năng chống chịu nhiệt độ cao của môi truờng. Tác giả khuyến cáo sử dụng RM3735 trên nhiễm sắc thể số 4 được sử dụng để chọn dòng chịu lúa nóng trong chương trình cải tiến giống lúa. Timberial và ctv. (2008) đã nhấn mạnh đến chức năng của những protein có tên là HSPs (heat shock protein) của tế bào cây lúa như một phản ứng tự vệ. Nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu những gen có chức năng mã hóa họ protein này, làm cơ sở cho các bước ứng dụng tiếp theo. Ko và ctv. (2007) phân lập gen kháng nóng (thermo-tolerance genes: TTOs) trong hạt ngô, rồi tiến hành dòng hóa thành TTO6 (cDNA). Nó mã hóa một protein có kích thước phân tử 11- kDa, có chuỗi trình tự amino acid tương đồng với protein của gen GASA4 trong cây mô hình Arabidopsis. Họ lập kế hoạch chuyển gen này vào cây lúa để cải tiến tính chống chịu nóng. Wu và ctv. (2009) thành công trong thực hiện chuyển gen OsWRKY11 vào cây lúa, nó thể hiện trên giai đoạn mạ, trong điều kiện promoter là HSP101, điều khiển được cả hai loại hình stress do khô hạn và do nóng. Yokotani và ctv. (2008) cũng thành công trong việc chuyển gen OsHsfA2e của cây mô hình Arabidopsis vào cây lúa; thể hiện được gen ở mức độ RNA trong điều kiện bị stress do nhiệt độ cao. Jagadish và ctv. (2008) đánh giá kiểu hình của giống cho nguồn gen kháng CG14 (O. glaberrima) có nguồn gốc Châu Phi, ở 2 điều kiện nhiệt độ 30 0 C và 38 0 C; vào lúa 1,5 giờ trước lúa rạng sáng và 3 giờ sau khi đó, để khảo sát sự thụ phấn. Giống N22 (chuẩn kháng) biểu thị tđiểm chống chịu cao nhất (64–86% tỷ lệ hữu thụ ở 38°C) và giống Azucena, Moroberekan nhạy cảm nhất (tỷ lệ hữu thụ <8%). Jagadish và ctv. (2007) đã xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá kiểu hình giống lúa chịu nóng ở các nghiệm thức nhiệt độ khác nhau. Stress nhiệt và tác hại trên cây trồng Stress do nhiệt độ cao trên cây trồng là sự gia tăng nhiệt độ vượt qua ngưỡng trong một khoảng thời gian và gây ra những tác động có hại lên sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Stress do nhiệt độ cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng (Hall 2001). Ở mức độ tế bào, các hoạt động trong tế bào sẽ bị rối loạn và cấu trúc tế bào có thể phá hủy trong vài phút. (Schoffl và ctv. 1999). Những rối loạn trong trao đổi chất của tế bào được thể hiện qua sự biến tính protein, bất hoạt các enzyme ở ty thể và chroloplast, ức chế quá trình sinh tổng hợp protein (Howarth 2005) và cuối cùng là giảm thiểu năng suất sản xuất của cây trồng (Song và ctv. 1998). Những nghiên cứu về tác hại của stress do nhiệt độ cao trên cây lúa đã được thực hiện nhiều năm qua. Ảnh hưởng của stress do nhiệt độ cao được thấy rõ nhất ở giai đoạn lúa ra hoa khi nhiệt độ môi trường trên 35 0 C. Sư ra hoa, thụ phấn, và sự phát triển ổng phấn sẽ bị kìm hãm dẫn đến việc gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của hạt (Morita và ctv. 2005; Peng và ctv. 2004; Zhu và ctv. 2005). Nếu nhiệt độ môi trường liên tục cao hơn 35 0 C trong 5 ngày sẽ dẫn đến bất thụ ở hoa và không có hạt. Ngược lại, stress do nhiệt độ cao xảy ra ở giai đoạn đầy hạt (grain filling period) sẽ dần đến thiệt hại về mặt kinh tế qua giảm sút sản lượng và chất lượng hạt (Zhu và ctv. 2005). Chất lượng hạt giảm thể hiện qua cảm quan bên ngoài của hạt trước và 5 sau khi xay và nấu do cấu trúc amylopectin, độ đàn hồi và dẻo của hạt bị biến đổi (Asaoka và ctv. 1985; Cheng và ctv. 2003). Giai đoạn chín của hạt thóc dưới điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm cho hạt bị bạc bụng và trọng lượng hạt sẽ giảm. Điều này đã được Bà Melissa Fritzland (IRRI) đã cảnh báo từ đầu năm 2007 trong hội thảo khoa học về thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến phẩm chất gạo tại IRRI (Viện Lúa Quốc Tế). Diễn biến thời tiết Viện Lúa quốc tế đã tiến hành nghiên cứu sự biến thiên của nhiệt độ từ 1979 đến năm 2003. Kết quả ghi nhận: nhiệt độ đã tăng từ 0,35 0 C đến 1,13 0 C. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên 1 0 C, sản lượng thóc giảm đi 10% (Peng và ctv. 2004). Theo báo cáo của tổ chức IPCC (Intergovermental Panel on Climatic Change), mỗi thập kỷ nhiệt độ môi trường sẽ tăng 0,3 0 C (Jones và ctv. 1999). Người ta dự báo nó sẽ cao hơn nhiệt độ hiện nay từ 1 0 C đến 3 0 C vào năm 2025 và 2100, theo thứ tự. Tại miền nam Việt Nam, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn đã theo dõi trong 5 năm (2004 – 2008); họ ghi nhận rằng: nhiệt độ cao nhất và thấp nhất lần lượt là 38,3 0 C và 24,0 0 C. Nhiệt độ trung bình là trong năm 2008 dao động từ 26,4 0 C đến 27,6 0 C. Trong mùa Hè, có những ngày nhiệt độ lên 37 0 C - 40 0 C (ngưỡng gây hại cho cây lúa trong giai đoạn thụ phấn, thụ tinh). Do đó, việc nghiên cứu cơ chế di truyền của cây lúa và phát triển những dòng lúa có khả năng chống chịu stress do nhiệt độ cao, vô cùng bức thiết cho sản xuất lúa gạo tại miền Nam Việt Nam. Yêu cầu cải thiện giống lúa cao sản, có khả năng chịu nóng và ít bị ảnh hưởng stress đến phẩm chất hạt được đặt ra cho nhà chọn giống. Cải thiện di truyền trên cây trồng nhằm đáp ứng stress nhiệt Phương pháp truyền thống Đối với khả năng chống chịu stress do nhiệt độ tăng cao, các nhà chọn giống truyền thống thường dựa vào đánh giá kiểu hình trên đồng ruộng, nhằm chọn ra giống lúa cao sản có năng suất ổn định trong điều kiện nhiệt độ nóng (Ehlers và Hall 1998). Phương pháp đánh giá và chọn giống nói trên gặp không ít khó khăn, ví dụ như: sự biến thiên nhiệt độ ngoài đồng sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác trong những lần lập lại, cộng thêm tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Một trong số những giải pháp được đề nghị nhằm giải quyết các khó khăn trên là: xây dựng thang điểm đánh giá phản ứng với nhiệt độ cao, ở những giai đoạn đầu phát triển của cây lúa. Điều này đã được chứng minh thông qua các công bố trên tạp chí khoa học gần đây. Nhiều tác giả cho rằng có mối tương quan mật thiết giữa chống chịu stress do nhiệt độ cao, trong giai đoạn sinh trưởng của cây (Wahid và ctv. 2007). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn đáng tin cậy nào trong việc đánh giá khả năng chống chịu stress do nhiệt độ cao trong giai đoạn này. Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó) Các nhà khoa học của Viện Công Nghệ Sinh Học Việt Nam đã tạo ra dòng lúa chịu nóng và khô từ các tế bào phôi giống lúa CR203, rồi dùng phương pháp nuôi cấy tế bào, nhân dòng lúa này tạo giống lúa mới được công nhận cấp quốc gia “DR2”, có năng suất và độ thuần cao, chịu hạn và nhiệt độ cao. Giống lúa này đã được ứng dụng trong một số chương trình lai tạo ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và cải tiến tính trạng chống chịu stress do nhiệt độ cao, đáp ứng với điều kiện thay đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng cho sản xuất lúa. Việt Nam là nước có lợi thế so sánh về nghề trồng lúa. Lúa gạo là nguồn thức ăn căn bản của dân tộc Việt Nam, gắn liền với an ninh lương thực của đất nước. Cây lúa có thể sinh sống và thích nghi trong nhiều điều kiện khác nhau: lúa rẩy, lúa nước trời, lúa nước sâu, lúa nổi; với nhiều điều kiện đất đai khác nhau như phèn, mặn, phù sa; chịu được nóng, lạnh, khô, hạn ở các vĩ độ, cao độ vô cùng thay đổi mà không phải loài cây lương thực nào cũng có thể có những 6 tính trạng vô cùng đa dạng như vậy. Lúa gạo cung cấp nguồn lương thực cơ bản, tạo việc làm cho hàng triệu người, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, chính trị trong lịch sử phát triển đât nước Việt Nam. Lúa gạo cung cấp dinh dưỡng chính: tinh bột, vi lượng trong gạo lứt có nhiều dạng protein cần thiết, chất béo, thiamin, robiflavin, niacin, α-tecopherol, các hoạt chất cần cho bệnh nhân huyết áp cao, chống oxid hóa tế bào ngăn ngừa ung thư, v.v… Lúa gạo cung cấp từ 35 đến 59% nguồn năng lượng cho hơn 3 tỷ người (Trần Văn Đạt 2002). Thách thức đặt ra trong điều kiện biến đổi khí hậu là khô hạn, nhiệt độ nóng, xâm nhập mặn, nước tưới cho nông nghiệp giảm, nhưng phải tăng sản lượng lương thực gấp đôi. Ở Việt Nam, dân số hiện nay đạt xấp xỉ 86 triệu người, với tốc độ tăng gần đây 1 triệu người / năm, an ninh lương thực trở nên khó khăn hơn. So với 2001, diện tích gieo trồng lúa giảm trung bình 58.700 ha/năm; diện tích canh tác lúa giảm 325.000 ha (Cục Trồng Trọt 2008). Sự thay đổi khí hậu sẽ còn diễn biến vô cùng phức tạp cho sản xuất lúa gạo trong tương lai gần. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp sẽ phải đáp ứng được mục tiêu giảm nghèo và an toàn lương thực. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến các vùng của Việt Nam: nhiệt độ trung bình năm có thể tăng 2,6 o C ở Tây Bắc, 2,5 o C ở Đông Bắc, 2,4 o C ở Đồng bằng Bắc bộ, 2,8 o C ở Bắc Trung Bộ, 1,9 o C ở Nam Trung bộ, 1,6 o C ở Tây Nguyên và 2 o C ở Nam bộ so với trung bình thời kỳ 1980-1999. Tại mỗi vùng, nhiệt độ mùa Đông sẽ tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa Hè. Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong khi đó lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm. Lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Nam, bằng kết hợp phương pháp công nghệ sinh học (công nghệ đơn bội, chỉ thị phân tử …) với phương pháp truyền thống“sẽ áp dụng các phương pháp đánh giá mới, nhanh và tiện lợi nhờ vào kỹ thuật sinh học phân tử, thông qua phân tích QTL làm cơ sở cho việc chọn tạo phát triển giống lúa chịu nóng phục vụ cho nhu cầu sản xuất hiện nay. 15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài (Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong Đề tài để đạt được mục tiêu) Thay đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Khô hạn, xâm nhập mặn, ngập úng và nhiệt độ nóng hơn trong khi lúa trỗ bông là những hiện tượng ngày càng rõ nét, có ảnh hưởng nhất định với cây lúa. Theo thống kê của Cục Bảo vệ Thực vật, Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, tình hình khí tượng thủy văn trong mùa khô năm nay diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tháng 04 năm 2010. Nhiệt độ trung bình là 28,3 0 C, cao hơn trung bình năm 2009 là 0,7 - 1,3 0 C. Nhiệt độ cao nhất trong bóng mát tại một số nơi vượt quá 38 0 C. Nam Bộ không mưa kéo dài liên tục trong 25 ngày. Hầu hết Nam Bộ có lượng mưa xấp xỉ và ít hơn trung bình năm ngoái 10-20mm. Độ ẩm trung bình phổ biến từ 66-79%, độ ẩm trung bình lớn nhất là 82% ở Ba Tri, độ ẩm thấp nhất tại Phước Long là 65%. Tổng số giờ nắng từ 8-9 giờ trong 1 ngày. Tóm lại, những số liệu trên cho thấy Việt Nam nói chung, miền Nam Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với sự thay đổi khí hậu bất thường có chiều hướng làm cây trồng bị stress do nhiệt độ cao. Trong mùa hè, có những ngày nhiệt độ lên 37 0 C - 40 0 C (ngưỡng gây hại cho cây lúa trong giai đoạn thụ phấn, thụ tinh). Do đó, việc nghiên cứu cơ chế di truyền của cây lúa và phát triển những dòng lúa có khả năng chống chịu stress do nhiệt độ cao, vô cùng bức thiết cho sản xuất lúa gạo tại miền Nam Việt Nam. Yêu cầu cải thiện giống lúa cao sản, có khả năng chịu nóng và ít bị ảnh hưởng stress đến phẩm chất hạt được đặt ra cho nhà chọn giống. 7 Việc lựa chọn các giống lúa có khả năng chống chịu các tác nhân sinh học cũng như sinh học bằng phương pháp MAS đã được tiến hành ở Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây. Những hành quả đã đạt được cho thấy tiềm năng to lớn trong việc ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với phương pháp truyền thống như các nghiên cứu phân tích QTL có khả năng kháng mặn, kháng rầy nâu… Với dự báo diều kiện khí hậu thế giới diễn biến phức tạp trong những thập kể đến, các nhà khoa học đang tiếp tục đầu tư nghiên cứu các QTL có tính kháng stress, kháng hạn, chống chịu ngập… Việt Nam là một trong số những nước nhiệt đới có khí hậu nóng quanh năm, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp ổn định và nâng cao năng suất giống lúa trong điều kiện stress do nhiệt độ cao là hết sức bức thiết. Tham khảo tài liệu trong và ngoài nước cho thấy, chúng ta vẫn đang dừng lại ở nội dung xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá kiểu hình; xây dựng bản đồ di truyền QTL ở mức thấp (xác định vùng giả định có liên quan đến tính trạng), chưa đi sâu xác định các gen ứng cử viên, chưa xác định được chỉ thị phân tử có độ tin cậy cao. Do vậy việc xác định nguồn vật liệu bố mẹ, xây dựng bản đồ di truyền với mật độ 10-15 cM/ marker là yêu cầu cần thiết để có những chỉ thị phân tử đủ độ tin cậy trong chọn dòng. - Hiện nay bản đồ di truyền QTL chống chịu nóng chưa được công bố đầy đủ, cần có sự bổ sung. Gen ứng cử viên (candidate gene) cho tính chống chịu nóng. - Xác định chỉ thị DNA trên cơ sở PCR sẽ tạo thuận lợi cho nhà chọn tạo giống trong việc chọn lọc cá thể trong quần thể đang phân ly. - Một vài giống lúa chịu nóng cụ thể đưa ra phục vụ sản xuất từ việc kết hợp công nghệ phân tử với phương pháp truyền thống sẽ khích lệ đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới trong thời gian gần. - Đề tài có sự kết hợp giữa chọn giống truyền thống, công nghệ sinh học, tin sinh học trong việc khai thác cơ sở dữ liệu cây lúa đã được giải mã trình tự; thiết kế lại primer cho marker SSR để điều tra đa hình giữa các giống lúa trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Đồng thời đánh giá lại khả năng liên kết của marker và gen mục tiêu mà các tác giả đã công bố trước đây. - Chọn tạo được giống lúa có khả năng chịu nóng vào lúa trỗ ở điều kiện nhiệt độ 37 o C-40 o C phục vụ cho sản xuất ở phía Nam trong vụ Hè Thu hoặc Đông Xuân muộn. 16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan 1. Asaoka M., O. Kazutoshi, H. Fuwa. Effect of environmental temperature at the milky stage on amylose content and fine structure of amylose of rice (Oryza sativa L.). Agric Biol Chem, 1985, 49: 373–379. 2. Cục Trồng Trọt. 2008. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển trồng trọt năm 2008 và nhiệm vụ năm 2009. Hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp năm 2008, Hà Nội,15 trang. 3. Ehlers J.D., A. E. Hall. 1998. Heat tolerance of cowpea lines in short and long days. Filed Crops Res.55.11-21 4. Foolad M.R 2005. Breeding for abiotic stress tolerances in tomato. In: Ashraf, M., Harris, P.J.C. (Eds.), Abiotic Stresses: Plant Resistance Through Breeding and Molecular Approaches. The Haworth Press Inc., New York, USA, pp. 613–684. 5. Hall A.E 2001. Crop Responses to Enviroment. CRC Press LLC. Boca Ration, Florida. 6. Howarth C.J. 2005. Gentic improvements of tolerance to high temperature. In: Ashraf, M., Harris, P.J.C. (Eds.), Abiotic Stresses: Plant Resistance Through Breeding and Molecular Approaches. Howarth Press Inc., New York 7. Jagadish S.V.K., P.Q. Craufurd, and T.R. Wheeler. 2008. Phenotyping Parents of mapping population of rice for heat tolerance during anthesis. Crop Sci. 48:1140–1146 8. Jagadish S.V.K., P.Q.Craufurd and T.R.Wheeler. 2007. High temperature stress and spikelet fertility in rice (Oryza sativa L.). Journal of Experimental Botany, 58(7): 1627– 8 1635 9. Jones P.D., M. New, D.E. Parker, S. Mortin, I.G. Rigor. 1999. Surface area temperature and its change over the past 150 years. Rev. Geophys. 37, 173–199. 10. Ko C.B., Y.M. Woo, D.J. Lee, M.C Lee, C.S Kim. 2007. Enhanced tolerance to heat stress in transgenic plants expressingthe GASA4 gene. Plant Physiology and Biochemistry 45 (2007) 722-728 11. Maestri E., N. Klueva, C. Perrotta, M. Gulli, H.T. Nguyen, N. Marmiroli. 2002. Molecular gentics of heat tolerance and heat shock proteins in cereals. Plant Mol. Biol. 48, 667–681. 12. Morita S., J. I. Yonemaru, J. I. Takanashi. 2005. Grain growth and endosperm cell size under high night temperatures in rice (Oryza sativa L.). Annals of Botany, 95, 695-701. 13. Peng S. B., J. L. Huang, J. E. Sheehy, R. C. Laza, R. M. Visperas, X. H. Zhong, G. S. Centeno, S. Khush, K. G. Cassman. 2004. Rice yields decline with high temperature from global warming. Proceedings of the National Academy of Sciences of the USA, 101, 9971- 9975. 14. Schoffl F., R. Prandl, A. Reindl. 1999. Molecular responses to heat stress. In: Shinozaki, K., Yamaguchi-Shinozaki, K. (Eds.), Molecular Responses to Cold, Drought, Heat and Salt Stress in Higher Plants. R.G. Landes Co., Austin, Texas, pp. 81–98. 15. Song H.Y., J.J. Lei, C. Q. Li. 1998. Response of plant to heat stress and evaluation of heat resistance. China Vegetables, 1, 48- 50. (in Chinese) 16. Timperio A.M., M.G. Egidi, L. Zolla . 2008. Proteomics applied on plant abiotic stresses: Role of heatshock proteins (HSP). JOURNAL OF PROTEOMICS 71 (2008): 391 – 411 17. Trần văn Đạt. 2002. Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo tại Việt nam từ thời nguyên thuỷ đến hiện đại. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP Hồ chí Minh. 315 trang. 18. Wahid A., S.Gelani, M. Ashraf, M.R. Foolad. 2007. Heat tolerance in plants: An overview. Enviromental and Experimental Botany 61. 199-223. 19. Wu X., Y. Shiroto, S. Kishitani, Yukihiroto , Kinya Yoriyama. 2009. Enhanced heat and drought tolerance in transgenic rice seedlings overexpressing OsWRKY11 under the control of HSP101 promoter. Plant Cell Rep (2009) 28:21–30 20. Yokotani N., T. Ichikawa,Y. Kondou, M. Matsui, H. Hirochika, M. Iwabuchi, K. Oda. 2008. Expression of rice heat stress transcription factor OsHsfA2e enhances tolerance to environmental stresses in transgenic Arabidopsis. Planta 227: 957–967 21. Zhang G., L. Chen, G.Y. Xiao, Y.H. Xiao, X. Chen, S.T. Zhang. 2009. Bulked Segregant Analysis to Detect QTL Related to Heat Tolerance in Rice (Oryza sativa L.) using SSR Markers. Agricultural Sciences in China. 2009, 8(4): 482-487 22. Zhong X.H., G.S. Centeno, G.S. Khush, K.G. Cassman. 2004.Rice yields decline with high temperature from global warming. Proceedings of the National Academy of Sciences of the USA, 101, 9971-9975. 23. Zhu L., Y.H. Xiao, C.M. Wang, L. Jiang, H.Q. Zhai, J.M. Wan. 2005. Mapping QTLs for heat tolerance during grain filling in rice. Chinese Journal of Rice Science, 19, 117-121. Công trình khoa học của tác giả có liên quan 1. NT Lang, BC Buu, NV Viet and AM Ismail. 2010. Strategies for Improving and Stabilizing Rice Productivity in the Coastal Zones of the Mekong Delta, Vietnam. ©CAB International 2010. Tropical Deltas and Coastal Zones: Food Production, Communities and Environment at the Land–Water Interface (eds C.T. Hoanh et al.): 209-222. 2. Bùi Chí Bửu, Phạm Thu Hà, Nguyễn Viết Cường, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Thị Lang. 2010. Phân tích QTL điều khiển tính trạng chống chịu độ độc nhôm của cây lúa 9 (Oryza sativaL.) Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn 1:3-9 3. Bùi Chí Bửu. 2009. Sản xuất lúa gạo Việt Nam. Festival Lúa Gạo Việt Nam. Tỉnh Hậu Giang ngày 28-11 đến 1-2-2009. Nhà xuất bản Thông tấn (VNA Publishing House): 017- 032 4. Nguyễn Thị Lang, Trịnh Thị Lũy, Bùi Thị Dương Khuyều, Nguyễn Hoàng Hân, Bùi Chí Bửu. 2009. Phân tích QTL tính trạng chống chịu khô hạn trên cây lúa Oryza sativa L. Tạp chí Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn 1:3-8 5. Nguyen Thi Lang, Bui Chi Buu. 2008. Induction of salt tolerance in high yielding traditional rice cultivars through mutagenesis and somaclonal variation. SABRAO Journal of Breeding and Genetics 40(2):141-146 6. Nguyen Thi Lang, Bui Chi Buu. 2006. Mapping for phosphorus deficiency tolerance in rice (Oryza sativa L.). OMonRice 14:1-9 7. Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu. 2006.Nghiên cứu di truyền liên quan đến tính chống chịu thiếu lân trên cây lúa (Oryza sativa L.). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Số 5:45-49 8. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang. 2004. Di Truyền Phân Tử. Tái bản lần thứ hai. Nhà XB Nông Nghiệp, TP Hồ chí Minh. 615 trang. 9. Bui Chi Buu, NguyenThi Lang. 2003. Application of molecular markers in rice breeding in the Mekong Delta of Vietnam. In Advances in Rice Genetics. GS Khuch, DS Brar, B. Hardy (Eds). IRRI, Philippines, 216-220 10. Bui Chi Buu, Nguyen Thi Lang. 2004. Improving rice productivity under water constraints in the Mekong Delta. Water and Agriculture. ACIAR Proceedings 116:196-202 11. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang. 2003. Cơ sở di truyền tính chống chịu đối với thiệt hại do môi trường của cây lúa. Nhà xuất bản nông nghiệp. 223 trang 17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của Đề tài và phương án thực hiện (Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm phù hợp cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và nguyên vật liệu trong đó chỉ rõ những nội dung mới , những nội dung kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài trước đó ; những hoạt động để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng) 1. Phân tích đa hình các chỉ thị phân tử a. Thu thập, chọn dòng, khảo sát và đánh giá kiểu hình chống chịu nóng của vật liệu nghiên cứu tại ruộng và trong phytotron (37 0 C-40 0 C) b. Đánh giá đa hình, đa dạng nguồn vật liệu bằng chỉ thị thăm dò c. Phân nhóm di truyền nguồn vật liệu trên cơ sở đánh giá kiểu hình (Jagadish và ctv. 2008), đánh giá kiểu gen (Zhu và ctv. 2005) d. Khai thác dữ liệu chuỗi trình tự được công bố trên Gramene, khai thác Rice Annotation, Fgenesh, Clustal W, Fast PCR để thiết kế marker trên vùng giả định của Zhu và ctv. (2005), so sánh chuỗi trình tự vùng mục tiêu 10 [...]... công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % của doanh thu; liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn-với đơn vị phối hợp nghiên cứu hoặc với cơ sở sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu- theo tỷ lệ đã thoả thuận để cùng triển khai sản xuất; tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra, ) 20 Phng thc chuyn giao s thc hin theo... KHKT NN Min Nam, Vin Lỳa ng bng Sụng Cu Long Bựi Chớ Bu, Nguyn Th Lang, Nguyn Vit Cng, Lý Hu Giang Bựi Phỳ Nam Anh, Trng Quc nh, Lờ Cụng Thin Vin KHKT NN Min Nam, Vin Lỳa ng bng Sụng cu Long Bựi Chớ Bu, Nguyn Th Lang, Trng Quc nh, Lý Hu Giang, Bựi Phỳ Nam Anh Vin KHKT NN Min Nam Vin Lỳa B Sụng Cu Long Bựi Chớ Bu, Nguyn Th Lang, Lý Hu Giang, Trng Quc nh Vin Lỳa B Sụng Cu Long Vin KHKT NN Min Nam 4 Ni... kt qu ca ti Ch yu cho vựng lỳa ụng Nam B v Duyờn Hi Nam trung B 25 Tỏc ng v li ớch mang li ca kt qu nghiờn cu 25.1 i vi lnh vc KH&CN cú liờn quan (Nờu những dự kiến đóng góp vào các lnh vc khoa hc cụng ngh trong nc v quc t) úng gúp thờm vo d liu gen chng chu núng vn ang rt thiu trong cỏc chng trỡnh nghiờn cu ging lỳa chu núng hin nay úng gúp d liu v ngun vt liu gene lỳa ca Vit Nam 25.2 i vi t chc... vt liu nghiờn cu (t 80 cho gene mc 100 dũng) tiờu 5-7 dũng m cao sn (dũng tỏi tc) Bựi Chớ Bu, Nguyn Vit Cng, Trng Quc nh, Nguyn Th Lang Vin KHKT NN Min Nam Vin Lỳa B Sụng Cu Long Cụng vic 2 ỏnh giỏ a hỡnh a a hỡnh vi T6-10/2011 Bựi Chớ Bu, dng ngun vt liu bng ch th nhng ch th Trng Quc thm dũ (t 80 100 dũng) thm dũ nh, Bựi Phỳ Nam Anh, Lý Hu Giang, u Th Kim Dung Vin KHKT NN Min Nam Xỏc nh T8-12/2011... Thin, Lý Hu Giang, Trng Quc nh Vin KHKT NN Min Nam Vin Lỳa BSCL, Vin KHKT Nụng nghip Duyờn hi Nam Trung B Cụng vic 2 Kho nghim cỏc Phỏt trin 4-6 T4-12/2014 Nguyn Th dũng trin vng trờn cỏc vựng sinh dũng v lai Lang, Lu thỏi to 10-15 Vn Qunh, qun th lỳa Lờ Cụng chu núng Thin, Lý Hu Gaing, Trng Quc nh Vin KHKT NN Min Nam Vin Lỳa BSCL Vin KHKT Nụng nghip Duyờn Hi Nam Trung b 18 * Ch ghi nhng cỏ nhõn cú tờn... Ging vt nuụi v cỏc loi khỏc; Cần đạt S 1 1 TT Tên sản phẩm cụ thể và chỉ tiêu chất2 lợng chủ yếu Ging lỳa ngn phẩm chng của sản ngy Mức chất lợng Mẫu tơng tự (theo các tiêu chuẩn mới nhất) Trong nớc Đơn 3 4 5 vị đo Ging TGST Nng sut chu núng Thế giới 6 X Dự kiến số lợng/ quy7mô 1sản phẩm 2 ging 10-15% so ngy vi ging lỳa (Kho nghim tạo ra quc gia v ph bin sn xut th) >6 tn/ha trong kiu Chu kin núng... phỏp hin i v truyn thng, tng hiu qu chn lc ci thin ging lỳa 25.3 i vi kinh t - xó hi v mụi trng (Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội v mụi trng) - Ging mi s gúp phn a dng húa ngun ging, hn ch ri ro, tng thu nhp cho b con nụng dõn trng lỳa trong iu kin khc nghit ca thi tit 21 V NHU CU KINH PH THC HIN TI V NGUN KINH PH (Gii trỡnh chi tit xin xem ph... 2009) b Kim nh li kt qu a hỡnh ca marker mi thit k trờn qun th phõn ly c So sỏnh kiu gen v kiu hỡnh 4 Kho nghim dũng trin vng ti cỏc vựng mc tiờu a So sỏnh nng sut cỏc dũng trin vng ti Duyờn hi Nam Trung b, ụng Nam B, v ng bng Sụng Cu Long b Phõn tớch tng tỏc GxE c Kt lun dũng trin vng a vo mng li kho nghim quc gia Phng phỏp nghiờn cu i vi tng ni dung Ni dung 1: Phng phỏp iu tra a hỡnh vi nhng marker... T8-12/2011 Bựi Chớ Bu, Cụng vic 3 ỏnh giỏ a dng di c a dng Nguyn Th di truyn ca Lang, Lý truyn cỏc vt liu nghiờn cu ng cỏc vt liu Hu Giang, Bựi Phỳ Nam dng marker SSR v chng trỡnh nghiờn cu Phõn tớch a Anh, Trng hỡnh vi 20Quc nh phn mn NTSYSpc 25 SSRs Vin KHKT NN Min Nam Vin Lỳa B Sụng Cu Long Ni dung 2 Xõy dng bn Qun th QTL BC2F2, BC2F3 1 t hp lai BC, 20 t hp lai n Kt qu ỏnh giỏ kiu hỡnh trờn ng rung v trong... hin nhiu nht thp hn 0,95 hoc thp hn 0,99) vi tng s loci c nghiờn cu Nu Px bng 0 (Px=0) chng t khụng cú locus a hỡnh; trong khi, Px bng 1 cho thy tt c loci nghiờn cu u a hỡnh mc ý ngha x S alen trung bỡnh mi locus c tớnh bng cỏch chia s alen quan sỏt mt nhúm ging cho s loci c kho sỏt l N= ni i =l L Khong cỏch di truyn ca Nei (1987) Khong cỏch di truyn ỏnh giỏ mc ging nhau (hoc khụng ging nhau) gia . 1980-1999. Đề tài Nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho các tỉnh phía Nam, bằng kết hợp phương pháp công nghệ sinh học (công nghệ đơn bội, chỉ thị phân tử …) với phương. tuyển) NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU NÓNG BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ CHO CÁC TỈNH Ở PHÍA NAM 3 Thời gian thực hiện: 48 tháng 4 Cấp quản lý (Từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2014) Nhà nước Bộ Tỉnh Cơ sở 5. tính chống chịu nóng. - Xác định chỉ thị DNA trên cơ sở PCR sẽ tạo thuận lợi cho nhà chọn tạo giống trong việc chọn lọc cá thể trong quần thể đang phân ly. - Một vài giống lúa chịu nóng cụ thể

Ngày đăng: 16/04/2015, 08:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

  • II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

  • V. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ (Giải trình chi tiết xin xem phụ lục kèm theo)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan