Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở hà nội hiện nay” (qua trường hợp làng triều khúc và thiết úng)

271 2K 12
Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở hà nội hiện nay” (qua trường hợp làng triều khúc và thiết úng)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCTrangLời cam đoanMục lụcDanh mục chữ viết tắtDanh mục tài liệu tham khảoDanh mục bảng biểuMỞ ĐẦU1Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN91.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu91.2.Cơ sở lý luận28Tiểu kết39Chương 2: KHÁI LƯỢC VỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, LÀNG NGHỀ TRIỀU KHÚC, THIẾT ÚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ CÁC LÀNG NGHÊ402.1.Khái lược làng nghề Hà Nội402.2.Làng nghề truyền thống Triều Khúc, Thiết Úng502.3.Nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hoá làng nghề Hà NộiTiểu kết6579Chương 3: KHẢO SÁT BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRIỀU KHÚC VÀ THIẾT ÚNG813.1.Biến đổi văn hoá sản xuất và cảnh quan môi trường813.2.Biến đổi lĩnh vực văn hoá tổ chức cộng đồng973.3.Biến đổi lĩnh vực văn hoá tinh thầnTiểu kết109124Chương 4: BÀN LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG1264.1.Bàn luận về biến đổi 1264.2.Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hoá làng nghề truyền thống1284.3.Khuyến nghịTiểu kết148154KẾT LUẬN155DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN158TÀI LIỆU THAM KHẢO 159PHỤ LỤC171

MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU 1 Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9 1.2. Cơ sở lý luận 28 Tiểu kết 39 Chương 2: KHÁI LƯỢC VỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI, LÀNG NGHỀ TRIỀU KHÚC, THIẾT ÚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ CÁC LÀNG NGHÊ 40 2.1. Khái lược làng nghề Hà Nội 40 2.2. Làng nghề truyền thống Triều Khúc, Thiết Úng 50 2.3. Nhân tố tác động đến sự biến đổi văn hoá làng nghề Hà Nội Tiểu kết 65 79 Chương 3 : KHẢO SÁT BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRIỀU KHÚC VÀ THIẾT ÚNG 81 3.1. Biến đổi văn hoá sản xuất và cảnh quan môi trường 81 3.2. Biến đổi lĩnh vực văn hoá tổ chức cộng đồng 97 3.3. Biến đổi lĩnh vực văn hoá tinh thần Tiểu kết 109 124 Chương 4 : BÀN LUẬN VỀ BIẾN ĐỔI VÀ CÁC GIẢI PHÁ P BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 126 4.1. Bàn luận về biến đổi 126 4.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hoá làng nghề truyền thống 128 4.3. Khuyến nghị Tiểu kết 148 154 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 PHỤ LỤC 171 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải nghĩa BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương CNH : Công nghiệp hoá ĐTH : Đô thị hoá HĐH : Hiện đại hoá HĐND : Hội đồng nhân dân NXB : Nhà xuất bản NCS : Nghiên cứu sinh NQTW : Nghị quyết Trung ương G.S : Giáo sư UBND : Uỷ ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hiệp quốc tr : trang VHTT&DL : Văn hoá, Thể thao và Du lịch WTO : Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Lựa chọn kỹ thuật trong sản xuất của làng Thiết Úng 76 Bảng 3.2. Đối tượng truyền nghề 84 Bảng 3.3. Nhóm đối tượng được gia đình truyền nghề 84 Bảng 3.4. Địa điểm sản xuất của thợ thủ công 87 Bảng 3.5. Đánh giá về cảnh quan làng nghề 91 Bảng 3.6. Đánh giá các mối quan hệ gia đình, dòng họ 94 Bảng 3.7. Tần suất sang nhà hàng xóm chơi 95 Bảng 3.8. Hình thức giao dịch trong quan hệ bán hàng 98 Bảng 3.9. Đánh giá việc duy trì tín ngưỡng lễ hội 106 Bảng 3.10. Đánh giá vấn đề đạo đức trong quan hệ bạn hàng 115 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làng nghề Hà Nội phát triển, có nhiều khởi sắc bắt đầu từ năm 1986, khi Đảng và Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng vì thế, biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội diễn ra như một điều t hoá yếu của quy luật phát triển. Sự biến đổi văn hoá ở các làng nghề truyền thống Hà Nội không chỉ tác động đến cơ cấu tổ chức, diện mạo làng nghề, quy trình sản xuất, mẫu mã, hình thức, chất lượng sản phẩm, phong tục tập quán…. của mỗi làng nghề mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội và cả nước trong quá trình công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) hiện nay. Xu hướng biến đổi trên thực sự là vấn đề cần phải được quan tâm, nghiên cứu kịp thời để đưa ra những căn cứ khoa học, những giải pháp phù hợp, giúp các nhà hoạch định chính sách có những quyết sách hợp lý, vừa gìn giữ, vừa phát huy được giá trị văn hoá truyền thống của các làng nghề. Nghiên cứu về vấn đề này còn góp phần thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam theo Nghị quyết số 33, Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Trong đó các làng nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh CNH, HĐH nông thôn, nông nghiệp vì phát triển làng nghề truyền thống tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, tạo việc làm, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, tăng tích lũy, giảm di dân tự do, chuẩn bị cho đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp, tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh nghiệp hiện đại và phát làng nghề truyền thống còn góp phần bảo tồn và gìn giữu giá trị văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội cho đến nay chưa nhiều. Mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa làng nghề vùng châu thổ sông Hồng, qua 2 nghiên cứu một số làng ở Hà Tây (cũ), Thái Bình, Hà Nội, mà chưa có công trình nghiên cứu sâu, riêng biệt về Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống của Hà Nội nói chung và hai làng nghề dệt Triều Khúc (huyện Thanh Trì), đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (huyện Đông Anh) nói riêng không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay trước yêu cầu CNH, HĐH và sự phát triển của nền kinh tế thị trường (KTTT) trong xu thế toàn cầu hóa. Vì những lý do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay” (Qua trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng) là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong bối cảnh đổi mới của xã hội hiện nay. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về tổng quan tình nghiên nghiên cứu xin được trình bày chi tiết, cụ thể trong Chương 1 của luận án. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày khái quát như sau: Trong tổng số hơn 750 tài liệu trong nước và nước ngoài nghiên cứu về Hà Nội, có hơn 100 tài liệu nghiên cứu về làng nghề, phố nghề, văn hóa làng nghề Hà Nội từ trước giai đoạn đổi mới (năm 1986) đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu về biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở trình bày một số khái niệm mới làm công cụ cho việc nghiên cứu, chúng tôi phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi của văn hóa làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội từ đó đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá làng nghề truyền thống qua nghiên cứu trường hợp làng nghề dệt Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) và làng nghề gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh) thành phố Hà Nội. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những khái niệm cơ bản và lý luận về biến đổi văn hóa; - Khảo sát thực trạng về sự biến đổi của văn hóa làng nghề truyền thống Triều Khúc và Thiết Úng; - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi của văn hóa làng nghề truyền thống tại Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) và làng nghề Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh) thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa truyền thống làng nghề Triều Khúc và làng nghề truyền thống Thiết Úng. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi văn hoá làng nghề truyền thống ở hai làng trên trong thời gian trước thời gian từ năm 2000 đến nay vì kể từ năm 2000, Việt Nam là một trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, các làng nghề truyền thống Hà Nội thực sự đã khoác lên mình một diện mạo mới. Sự thay đổi diễn ra một cách rất sôi động của các làng nghề từ năm 2000 đã dẫn đến sự biến đổi về mọi mặt của văn hoá làng nghề truyền thống Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận sau: - Triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội; giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng; - Quan niệm về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong đó có văn hóa sản xuất của nhà văn hoá học Nga A.A.Radughin về nghiên cứu văn hóa; - Lý thuyết về biến đổi văn hóa của các nhà nghiên cứu văn hoá trên thế giới. 4 Trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ăngghen đã chứng minh rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật sớm muộn cũng biến đổi theo. Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra: sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, mà trước hết là do sự biến đổi của lực lượng sản xuất của xã hội quy định. Dựa trên nền tảng của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, chúng tôi nhận thấy việc biến đổi phương thức sản xuất sẽ kéo theo sau hàng loạt các biến đổi khác. Do vậy, văn hóa làng nghề truyền thống biến đổi cũng là hệ quả tất yếu của sự biến đổi về phương thức sản xuất, công cụ sản xuất sản phẩm. Việc biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống trong xã hội hiện nay không phải do ý thức chủ quan của con người. Vì vậy, cần phát huy vai trò tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội trên cơ sở cải tạo triệt để phương thức sinh hoạt vật chất tiểu nông truyền thống, xác lập và phát triển một phương thức sản xuất mới tại các làng nghề truyền thống Hà Nội. Tiếp theo, chúng tôi sử dụng lý thuyết văn hóa học của A.A.Radughin về văn hóa của sản xuất vật chất để áp dụng cho việc nghiên cứu đề tài. Chúng tôi sử dụng lý thuyết của A.A.Radughin vì trong đó có những phân tích khá rõ rằng: văn hóa sản xuất vật chất trước hết là những phương tiện đa dạng của sản xuất vật chất (là những công cụ lao động); Là mức độ hoàn thiện, hợp lý, văn minh của nó, nói cách khác là “văn hóa công nghệ”. Không những thế, văn hóa sản xuất vật chất còn chứa đựng các giá trị vật chất của quá khứ như các di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, các đối tượng khảo cổ, các di tích thiên nhiên… [8, tr.110-111]. Tham chiếu vào văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội, lý thuyết của A.A.Radughin đã khái quát được những vấn đề cần nghiên cứu, đó là những phương tiện, công cụ, máy móc được sử dụng trong quá trình chế tạo sản phẩm; Là hoạt động mua bán và trao đổi sản 5 phẩm; Là cảnh quan làng cổ; Là hệ thống đình, đền, chùa đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố của các làng nghề truyền thống Hà Nội. Văn hoá sản xuất vật chất biểu hiện qua nghề, văn hoá nghề và cả văn hoá làng nghề. Bên cạnh việc sử dụng lý thuyết văn hóa học về nghiên cứu văn hóa sản xuất vật chất, chúng tôi sử dụng lý thuyết về biến đổi văn hóa để làm tiền đề và công cụ triển khai đề tài. Biến đổi văn hóa ngày nay được coi là vấn đề mang tính toàn cầu, việc biến đổi diễn ra ở nhiều chiều và nhiều cấp độ khác nhau, như biến đổi niềm tin, tôn giáo, tín ngưỡng, biến đổi cấu trúc xã hội, trong đó, hiện tượng toàn cầu hóa, hiện đại hóa là những nhân tố tác động và ảnh hưởng lớn đến quá trình biến đổi văn hóa ở tất cả các quốc gia, các cộng đồng xã hội, đặc biệt là trong xã hội nông nghiệp Việt Nam hiện nay. Làng nghề truyền thống Hà Nội là một trong những cộng đồng xã hội tiếp nhận nhiều biến đổi, những biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội, len lỏi, thẩm thấu vào từng làng nghề. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu sự biến đổi về văn hóa làng nghề truyền thống đem lại hiệu quả cao, việc áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa vào quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa là việc làm không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp điền dã, tham dự của nhân học văn hóa. - Phương pháp liên/ đa ngành Nghiên cứu biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội là một sự thu thập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của rất nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành như nhân học văn hóa, nhân học xã hội, dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, sử học… Cho nên, các thao tác nghiên cứu của luận án được thực hiện thông qua sự kết hợp linh hoạt các phương pháp trên. Sử dụng phương pháp liên/đa ngành vào đề tài luận án, giúp chúng tôi khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên cứu. 6 - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các tài liệu thứ cấp. Phương pháp tổng hợp sẽ giúp nghiên cứu sinh đọc nhiều nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá, phân loại các loại tài liệu dùng trong quá trình nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp phân tích, để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong biến đổi văn hóa ở các làng nghề truyền thống trên, từ đó đưa ra được chính xác những nhận định đúng đắn, sát thực với tình hình cụ thể để làm rõ biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống. - Phương pháp điều tra xã hội học Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để tiếp cận những vấn đề đa dạng và phức tạp, đây là một trong những phương pháp chủ yếu của đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp tại thực địa, thông qua các loại phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn (phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu), ghi chép, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh để qua đó nghiên cứu các hiện tượng xã hội đặc biệt và nghiên cứu tính năng động trong sự hình thành và biến đổi của các hiện tượng văn hóa ở các làng nghề truyền thống. - Điều tra theo bảng hỏi và phỏng vấn sâu: Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã xây dựng và sử dụng từ 130-200 bảng hỏi Ạnket và 05 vấn đề chính để thực hiện các buổi phỏng vấn sâu những người thợ, các cán bộ, nhân viên UBND xã am hiểu về lĩnh vực trên nghề để có kết quả và thông tin mang tính khoa học, khách quan. - Phương pháp điền dã nhân học/dân tộc học: Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã xâm vào thực tiễn văn hoá của hai làng Triều Khúc và Thiết Úng, vừa kết hợp giữa quan sát không tham dự và quan sát tham dự để nhận biết những biến đổi văn hoá của hai làng. - Phương pháp thống kê, so sánh Sử dụng phương pháp này để thu thập các số liệu thống kê ở hai làng Triều Khúc và Thiết Úng, sau đó khái quát lại các vấn đề nghiên cứu để đưa ra những đánh giá khách quan về những biến đổi văn hóa hai làng. 7 5.3. Phương pháp chuyên gia Trên cơ sở nội dung của luận án, chúng tôi lựa chọn các chuyên gia, những người am hiểu về làng nghề, chuẩn bị những vấn đề có nội dung rõ ràng, cụ thể để trao đổi với chuyên gia. Với cách làm này, chúng tôi đã thu thập và bổ sung được nhiều ý tưởng, thông tin mới. 5.4. Các thao tác nghiên cứu - Tham dự: Trên cơ sở những chuyến đi điền dã, nghiên cứu sinh sẽ trực tiếp tham dự vào cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, lễ hội… của các làng nghề truyền thống, từ đó thu thập được những thông tin cơ bản, khách quan, sinh động về đề tài nghiên cứu. - Ghi chép, nhật ký: Trong quá trình điền dã, tham dự và quan sát, chúng tôi ghi chép các ý kiến của người dân làng nghề, ghi chép những phát hiện về sự biến đổi văn hoá làng nghề truyền thống trên các lĩnh vực của chúng. - Ghi hình, chụp ảnh, ghi âm: Kết hợp trong quá trình điền dã, tham dự là hoạt động ghi hình, chụp ảnh, ghi âm. Đây là việc làm hết sức cần thiết để ghi lại một cách khách quan nhất, trung thực nhất về cảnh quan, di tích, nhà ở, quy mô, quy trình sản xuất, quan hệ bạn hàng, phường thợ, quan hệ gia đình của người dân tại các làng nghề để làm tư liệu nghiên cứu cho đề tài luận án. - So sánh - đối chiếu: Sử dụng phương thức này, chúng tôi tìm ra sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng văn hóa, nhằm xác định chính xác những tác động, ảnh hưởng đến sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội. 6. Kết quả và đóng góp mới của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về văn hóa làng nghề truyền thống. Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những học viên, sinh viên chuyên ngành văn hóa học, xã hội học, kinh tế học… và những ai quan tâm đến biến đổi văn hóa làng nghề Triều Khúc và Thiết Úng. [...]... khảo, Phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2 Khái lược về làng nghề, văn hoá làng nghề truyền thống Hà Nội và hai làng Triều Khúc, Thiết Úng Chương 3 Khảo sát biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Triều Khúc và Thiết Úng Chương 4 Bàn luận về biến đổi và giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa làng nghề truyền thống 9... hướng biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống, giúp các nhà quản lý hoạch định tham khảo để từ đó nghiên cứu, xây dựng những chính sách văn hóa hợp lý cho sự phát triển văn hóa làng nghề Hà Nội Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham chiếu cho các làng nghề dệt và làng nghề mộc của Hà Nội 7 Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu,... [71] Đề cập đến những biến đổi văn hóa ở một số làng xã trên địa bàn Hà Nội hiện nay, có sách Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới (2007) của Ngô Văn Giá [21], Sự biến đổi của làng xã hiện nay ở đồng bằng sông Hồng (2000), bài viết của Nguyễn Thanh Hương đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 7, Những biến đổi ở làng nghề Sơn Đồng, Hoài Đức... đích bảo tồn và phát triển văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới Đây là một công trình mới nhất, có giá trị để chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu về văn hóa làng nghề truyền thống Hà Nội hiện nay (qua khảo sát trường hợp làng Triều Khúc và Thiết Úng [110] Kỷ yếu hội thảo Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề, phố nghề truyền thống Hà Nội và các tỉnh... bạc…, nghề dệt là một trong những nghề thủ công quan trọng của nước ta 1.1.2 Nghiên cứu về biến đổi văn hóa, biến đổi văn hóa làng, biến đổi văn hóa làng nghề thời kỳ đổi mới Sách Tổng quan về các làng nghề Hà Nội của G.S Trần Quốc Vượng đã viết về sự ra đời các làng nghề từ rất xa xưa, với nghề đầu tiên là nghề đá, sau là nghề gốm và lần lượt là các nghề mây tre đan, nghề mộc… Mặc dù là tổng quan, nhưng... viết Làng nghề điêu khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng (xã Vân Hà, huyện Đông Anh” đăng trong sách Làng nghề Hà Nội, tiềm năng và triển vọng phát triển do UBND thành phố Hà Nội và Sở Công thương Hà Nội xuất bản tháng 12/2009 viết về sự biến đổi trong sinh hoạt văn hóa của người thợ thủ công Thiết Úng Ngoài ra, bài viết đã nêu lên sức lan tỏa và ảnh hưởng của làng nghề chạm khắc gỗ Thiết Úng sang các làng bên... đi sâu vào việc nghiên cứu về tầm quan trọng của môi trường kinh doanh đối với sự phát triển và biến đổi của văn hoá làng nghề truyền thống - Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào và hệ thống nào về biến đổi văn hoá làng nghề thống Hà Nội nói chung và làng Triều Khúc, Thiết Úng nói riêng (ngay cả khái niệm văn hoá làng nghề truyền thống cũng chưa được nhắc tới như đã nói ở trên),... nghiên cứu về làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội và cho rằng, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, một số làng nghề trong nội đô đã và đang mai một đi rất nhiều, như nghề dệt lĩnh Trích Sài, làng giấy Yên Hòa, thậm chí có nghề còn mất hẳn đi, nhưng có một số làng nghề ở vùng ven đô vẫn duy trì, gìn giữ và phát triển được nghề như làng dệt Triều Khúc, làng đồ gỗ mỹ nghệ Thiết Úng... trị văn hóa truyền thống cũng như giá trị văn hóa của các làng nghề trải qua rất nhiều thế kỷ được các thế hệ vun đắp Sách Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) - truyền thống và biến đổi (2009) của Bùi Xuân Đính đã tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi và những giá trị truyền thống của các làng nghề trong huyện vẫn còn được bảo lưu và gìn giữ [18] Kỷ yếu hội thảo Phát triển bền vững làng nghề Hà. .. khái niệm văn hoá làng nghề và văn hoá làng nghề truyền thống vẫn chưua được nhắc đến) 28 - Những công trình nghiên cứu đã nói lên việc áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống, đó là: biến đổi về mẫu mã, loại hình, chất lượng sản phẩm; Biến đổi về cảnh quan môi trường, phong tục tập quán, lễ hội; Biến đổi về hình . về sự biến đổi văn hóa truyền thống làng nghề Triều Khúc và làng nghề truyền thống Thiết Úng. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi văn hoá làng nghề truyền thống ở hai làng. HÀ NỘI, LÀNG NGHỀ TRIỀU KHÚC, THIẾT ÚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ CÁC LÀNG NGHÊ 40 2.1. Khái lược làng nghề Hà Nội 40 2.2. Làng nghề truyền thống Triều Khúc, Thiết. cứu và cơ sở lý luận. Chương 2. Khái lược về làng nghề, văn hoá làng nghề truyền thống Hà Nội và hai làng Triều Khúc, Thiết Úng. Chương 3. Khảo sát biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống Triều

Ngày đăng: 15/04/2015, 15:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.

  • Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 116/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP.

  • Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ”Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án: ”Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.

  • Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ tư ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

  • Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.

  • Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội.

  • Các Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề; Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội, Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đế năm 2030 đều khẳng định sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội đối với sự phát triển của làng nghề, văn hóa làng nghề truyền thống, đó là 21 làng nghề sẽ được bảo tồn và khôi phục, 17 làng nghề phát triển kết hợp với du lịch, 80 làng nghề được xử lý ô nhiễm, nâng cấp cơ sở hạ tầng ở 70 làng nghề, tạo việc làm ổn định cho khoảng 800 ngàn đến một triệu lao động nông thôn.

  • Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền từ cấp Bộ, đến cấp Thành phố, cấp quận/huyện và cuối cùng là cấp xã/phường, rất nhiều văn bản quản lý nhà nước đã được ban hành. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả những giải pháp mang tính khả thi trong vấn đề bảo tồn và phát triển nghề, văn hóa làng nghề truyền thống, các cơ quan, ban ngành chức năng cần tiếp tục rà soát lại các quy hoạch, phân kỳ tổ chức thực hiện các nội dung đã đề ra, cụ thể như sau:

  • 4.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ

  • 4.3.1.1. Sửa đổi, bổ sung Nghị định, Thông tư hướng dẫn xét tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú

  • Do vậy, các Bộ chức năng (Bộ Công thương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch...) khi tham mưu cho Chính phủ các văn bản, cần bám sát thực tế để xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ nghệ nhân phù hợp hơn.

  • Cấp Bộ nên ban hành các chủ trương, định hướng trong việc tăng cường công tác giáo dục, phát huy giá trị vô giá của các nghệ nhân cho thế hệ trẻ, để bồi dưỡng và nâng cao tình yêu nghề của lớp thợ trẻ - những người đã và đang kế tục sự nghiệp gìn giữ, duy trì và phát triển văn hóa làng nghề của cha ông để lại. Hàng năm tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tỉnh thành phố có nhiều sáng kiến, hoạt động tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi.

  • 4.3.2. Khuyến nghị đối lãnh đạo, quản lý của Hà Nội

  • 4.3.2.1. Bổ sung chế độ phúc lợi xã hội cho nghệ nhân vào Quy chế phong tặng danh hiệu nghệ nhân

  • Tại Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 5 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ nghệ đã thể hiện rõ sự quan tâm và động viên, khích lệ cũng như ghi nhận đóng góp của những người thợ giỏi đã có đóng góp cho sự phát huy giá trị tinh hoa của làng nghề.

  • Mặc dù Quy chế đã nêu rõ các quyền lợi mà người thợ được hưởng sau khi được phong tặng danh hiệu nghệ nhân, nhưng đa số các quyền lợi đó ít khi người nghệ nhân sử dụng đến vì sản xuất của họ vẫn mang tính nhỏ lẻ, chưa đạt đến quy mô sản xuất lớn như quyền lợi được miễn giảm thuế khi chuyển nhượng mẫu mã... Trong khi đó, những quyền lợi mà họ mong muốn như được hưởng chế độ ưu tiên về phúc lợi xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) lại chưa được quy định trong Quy chế.

  • Vì vậy, nên bổ sung quyền lợi nghệ nhân như từ 60 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng thàng với mức tiền tương đương hệ số lương nhà nước quy định cho thợ bậc cao, được khám và chữa bệnh miễn phí tại các bệnh viện và cơ sở y tế công.

  • Các cơ quan tham mưu ban hành văn bản nên có sự nghiên cứu thực tế để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nghệ nhân, thợ giỏi, từ đó có cơ sở tham mưu phù hợp cho các chế độ, chính sách, để danh hiệu nghệ nhân thực sự là niềm khao khát của mỗi người thợ.

  • Các văn bản cần hướng tới mục đích phục vụ đời sống người dân, tránh việc văn bản xa rời thực tế với các quy định cứng nhắc, triển khai và thực hiện không hiệu quả, gây tâm lý bức xúc, không động viên được nghệ nhân và tạo ra nhiều dư luận trái chiều, không đồng thuận trong xã hội.

  • 4.3.2.2. Chỉ đạo các sở, ban ngành quảng bá phát huy giá trị văn hóa làng nghề

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan