Phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép (Ferro Silicon Manganese) của công ty MATEXIM Hải Phòng

23 1.2K 5
Phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép (Ferro Silicon Manganese) của công ty MATEXIM Hải Phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép (Ferro Silicon Manganese) của công ty MATEXIM Hải Phòng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hợp đồng là một thỏa thuận được ghi lại dưới dạng văn bản, trong đó các bên tham gia cam kết về những quyền lợi mình sẽ được nhận và nghĩa vụ phải thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm về những hành vi đó. Hợp đồng phải luôn được lập một cách hợp pháp, chính xác để tránh thiệt hại cho các bên và các tranh chấp sau này. Đặc biệt trong một hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài, nhiều tập quán mua bán quốc tế cùng tồn tại chồng chéo, ngôn ngữ sử dụng lại không phải là tiếng Việt, ta càng phải hết sức thận trọng. Để phục vụ cho môn học Giao dịch thương mại quốc tế, cũng như đạt được những kiến thức nhất định phụ vụ cho chuyên ngành, nhóm thực hiện tiểu luận xin được phân tích một hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu sản xuất thép FeSiMan giữa công ty MATEXIM Hải Phòng và công ty CSI Thái Lan. Việc phân tích hợp đồng này cho chúng ta có cơ hội được tiếp xúc với một hợp đồng thực tế, ứng dụng các kiến thức đã học để phân tích các điểu khoản, biết được cách thức soạn thảo các điều kiện giao dịch trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đồng thời, việc tìm ra thiếu sót của hợp đồng sẽ giúp chúng ta tránh được các sai lầm tương tự sau này. Tiểu luận sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh, dựa trên những kiến thức đã học trên lớp kết hợp với tham khảo nhiều hợp đồng và tài liệu, để phân tích cách thức soạn thảo của hợp đồng, đồng thời nhận xét, chỉ ra những điểm còn chưa đầy đủ, rõ ràng trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót ngoài ý muốn, rất mong nhận được sự quan tâm và góp ý của giáo viên hướng dẫn. Nhóm thực hiện tiểu luận xin chân trọng cảm ơn! 1 2 PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG I. Các đối tượng tham gia kí kết hợp đồng 1. Bên bán Công ty cổ phần Matexim có trụ sở tại số 1 Lê Lai, quận Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối thép xây dựng, vận tải, kinh doanh bất động sản, kho bãi văn phòng và một số lĩnh vực khác. Đặc biệt ở hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, Matexim Hải Phòng là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này. Với chức năng chính là kinh doanh thương mại bao gồm cả xuất nhập khẩu và làm đại lý thương mại cho các nhà máy thép lớn trong nước, Công ty đã thiết lập quan hệ thương mại với nhiều đối tác lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong quá trình gây dựng tên tuổi và vị thế, Matexim Hải Phòng được biết đến như một công ty có thế mạnh trong việc nhập khẩu phôi thép, sắt thép phế liệu, quặng Ferro, cuộn cán nguội phục vụ cho luyện cán thép. Công ty có những bạn hàng tin cậy từ các thị trường lớn trên thế giới như Trung quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Mỹ luôn đảm bảo việc cung cấp hàng với số lượng lớn và chất lượng ổn định cung cấp cho thị trường trong nước. Không chỉ dừng lại ở đó, Matexim Hải Phòng không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm các đối tác mới nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tạm nhập tái khẩu. Dựa trên các thế mạnh của mình về nguồn hàng phôi thép, Ferro, Silicon, Manganse , Công ty tiến hành xuất khẩu sang các thị trường lớn như Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan hay Indonexia, Phillipine với khối lượng từ 300 tấn tới hàng vạn tấn trên mỗi đơn hàng. Bên cạnh đó nhờ có đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiệm, nghiệp vụ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế, các thương vụ xuất nhập khẩu đều được tiến hành nhanh chóng, chính xác phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo khả năng thanh toán. Với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu, công ty Matexim Hải Phòng luôn là một đối tác tin cậy đối với bạn hàng trong nước và quốc tế. 3 2. Bên mua Công ty Đại chúng Thép Chow (CSI) có trụ sở tại Tháp 209/1 K., tầng18, Khu 3, Sukhumvit 21 (Asoke), Klongtoey Nua,Wattana, Bangkok 10110, Thailand. CSI là nhà sản xuất thép thanh được thành lập từ năm 2000 với sản lượng hàng năm lên đến 730 000 tấn mỗi năm. Sản phẩm của CSI được sản xuất dựa trên Tiêu chuẩn Thép Thái Lan (TIS) và được cấp chứng nhận ISO 9001 từ tháng 1, 2008. Đây là một nhà sản xuất có uy tín và có năng lực cao trong quản lí cũng như kĩ thuật. Vì vậy, Công ty Đại chúng Thép Chow là nhà cung cấp có tính cạnh tranh cao trong thị trường nội địa cũng như thế giới. 3. Nhận xét Đây là một hợp đồng kí kết giữa doanh nghiệp của Việt Nam – Thái Lan, hai quốc gia cùng thuộc ASEAN và có quan hệ thương mại lâu năm và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ sau năm 1990. Hai doanh nghiệp kí kết hợp đồng đều là những doanh nghiệp lớn, có uy tín và có kinh nghiệm trong giao dịch quốc tế. Trụ sở của 2 công ty đều gần các cảng biển (Cảng Hải Phòng và Cảng Laeng Chabam Thái Lan) là một thuận lợi lớn cho việc thực hiện hợp đồng. Mặt hàng được giao dịch (Ferro Silicon Manganese) là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Matexim Hải Phòng và là nguyên liệu quan trọng được nhập khẩu thường xuyên của Công ty Đại chúng Thép Chow. II. Phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép công ty MATEXIM Hải Phòng 1. Điều kiện thương phẩm (i) Điều kiện tên hàng Phân tích: Tên hàng: Ferro Silicon Manganese Hợp đồng sử dụng tên thương mại bằng tên khoa học của mặt hàng. Trong hợp đồng này, hàng hóa được mua bán là một hợp chất của Sắt, Silic và Mangan. Tên các thành phần chính trong hàng hóa được dùng luôn làm tên thương mại. 4 Đề xuất: Hợp đồng nên ghi thêm cả công thức hóa học FeSiMn cho ngắn gọn, dễ hiểu và nhìn rõ hợp chất cấu thành. Có thể ghi kèm cả công dụng hàng hóa: hợp chất đi-ô-xít hóa trong công nghiệp luyện thép. (ii) Điều kiện phẩm chất Phân tích: Do đặc điểm riêng biệt của mặt hàng trong hợp đồng là nguyên liệu sản xuất thép-khoáng sản, các đặc điểm của nó phụ thuộc hoàn toàn vào các thành phần tự nhiên, không thể tiêu chuẩn hóa. Vì vậy mà quy định phẩm chất chủ yếu dựa vào hàm lượng chất chủ yếu và quy cách của hàng: • Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa: - Mức độ tối thiểu của các chất có lợi: mức tổi thiểu của Mn và Si lần lượt là 60% và 14%. - Mức độ tối đa của các tạp chất: mức tối đa của C, P và S lần lượt là 2,5%, 0,3% và 0,04%. • Dựa vào quy cách của hàng hóa: kích cỡ 10-60mm, tối thiểu 90%. Đề xuất: Trong quy định hàm lượng chất chủ yếu, nên thêm mức độ tối thiểu của Fe, vì hàm lượng Fe trong quặng Ferro khác nhau tùy loại quặng. Ngoài ra, có thể quy định thêm dung trọng (khối lượng riêng) cho mặt hàng. (iii) Điều kiện số lượng Phân tích: • Đơn vị đo lường: kg và mt (1 mt= 1000kg) Đây là đơn vị chỉ có duy nhất một cách hiểu trên toàn thế giới, đặc biệt được sử dụng nhiều trong các hợp đồng ngoại thương của châu Á. • Phương pháp quy định số lượng: quy định phỏng chừng 300mt (+ - 5%) với dung sai là 5%. Như vậy người bán giao hàng từ 285-315 mt được coi là hoàn thành trách nhiệm giao hàng đúng số lượng. • Phương pháp xác định trọng lượng: trọng lượng cả bì (gross weight) trong đó: - Trọng lượng cả bì: xấp xỉ 300.600 kg - Trọng lượng hàng hóa: 300.000 kg. - Trọng lượng bao bì: xấp xỉ 600kg. 5 Phương pháp xác định trên đơn giản, dễ tính, và cũng không để cho người bán gian lận trọng lượng hàng hóa vì phía dưới đã quy định trọng lượng của 1 bao bì. • Địa điểm xác định số lượng, trọng lượng: Căn cứ theo hợp đồng quy định, đồng thời cũng theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF, địa điểm xác định sẽ là tại cảng của nước xuất khẩu theo trọng lượng bốc, căn cứ để xác định là giấy chứng nhận số lượng, hoặc vận đơn đường biển. Đ ề xuất: - Hợp đồng nên quy định dung sai do người bán/ người mua chọn. - Ngoài ra, cũng nên ghi trong hợp đồng giá hàng thỏa thuận cho dung sai nhằm giảm rủi ro do biến động về giá cả thị trường gây nên. (iv) Điều kiện bao bì Phân tích: • Phương pháp quy định chất lượng bao bì: sẽ căn cứ vào nghĩa vụ A9 trong điều kiện CIF ICOTERMS 2000, bên MATEXIM phải cung ứng bao bì phù hợp với phương thức vận tải đường biển. Ngoài ra, hợp đồng còn quy định về vật liệu làm bao bì (PVC), trọng lượng của bao bì (1MT). Bao bì PVC bền, chịu mặn tốt, thích hợp với vận tải đường biển và đường bộ. • Phương thức cung cấp bao bì: hợp đồng không ghi rõ nhưng có thể hiểu là bao bì do công ty MATEXIM là bên bán cung cấp theo quy định của điều kiện CIF INCOTERMS 2000. • Phương thức xác định giá cả bao bì: hợp đồng không ghi rõ. • Kí mã hiệu: theo hợp đồng, công ty CSI không có yêu cầu kí mã hiệu cho hàng hóa (N/M). Nếu có yêu cầu, CSI sẽ thông báo cho MATEXIM trước khi L/C được mở. Đề xuất: Hợp đồng nên ghi rõ giá bao bì đã được tính trong giá hàng chưa. (packing charges included) 2. Điều kiện tài chính (i) Điều kiện giá cả Phân tích: • Cách tính giá: Giá CIF, cảng đích là Laem Chang Thái Lan, điều kiện CIF theo INCOTERMS 2000. 6 • Đồng tiền tính giá: đồng đô la Mĩ (USD) Đây là đồng tiền của một nước thứ 3: - Đối với công ty MATEXIM Hải Phòng: USD là đồng tiền mạnh và có xu hướng tăng so với Việt Nam đồng nên trong điều kiện giao dịch bằng USD Việt Nam sẽ có thể có lợi trong trường hợp USD lên giá. - Đối với Thái Lan: USD cũng có xu hướng tăng so với đồng bạt của Thái Lan trong thời điểm giao kết hợp đồng. Cho nên đây là điểm không thuận lợi của Thái Lan, trong trường hợp USD tăng, Thái Lan sẽ phải mua với mức giá cao hơn thực tế. • Đơn vị tính giá: MT (1MT = 1000kg) • Mức giá đơn vị: 1190 USD/MT trong đó giá FOB cảng đi là 1176 USD/ MT; cước phí (F) là 12 USD/MT; bảo hiểm (I) là 2 USD/MT. • Tổng giá: 357.000 USD, trong đó giá FOB cảng đi là 352.800 USD; tổng cước phí (F) là 3600 USD; tổng phí bảo hiểm là 600 USD. • Phương pháp quy định giá cả: Giá cố định - mức giá ấn định khi ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu như không có thỏa thuận nào khác giữa 2 công ty. Sử dụng phương pháp quy định giá này sẽ giảm bớt tranh chấp không mong muốn trong thương mại một cách tối đa, đồng thời thị trường nguyên liệu sản xuất thép không quá biến động như thị trường thép thành phẩm. Đề xuất: - Tổng giá mới được ghi bằng số, nên ghi thêm bằng chữ để tránh những tranh chấp hay sai sót xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. - Hợp đồng nên quy định rõ ràng giá trên đây đã bao gồm chi phí bao bì hay chưa. - Hợp đồng ký kết theo điều kiện CIF, bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cảng đích, đồng thời chi trả những chi phí thông thường. Còn giá trên đã bao gồm chi phí dỡ hàng hay chưa, hợp đồng cần ghi rõ ràng hơn. - Hợp đồng nên có cả điều kiện giảm giá, để có thể khuyến khích bên CSI nhanh chóng thanh toán tiền hàng, hay đặt hàng với số lượng lớn hơn ở những lần giao dịch tiếp theo. (ii) Điều kiện thanh toán Phân tích: • Đồng tiền thanh toán: USD 7 Đây vừa là đồng tiền để thanh toán, vừa là đồng tiền tính giá. • Phương thức thanh toán: sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. - Ngày mở L/C: L/C được mở trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng được cả 2 bên kí kết, nhưng không được muộn hơn 2/8/2010. - Loại L/C: L/C thanh toán ngay. Theo đó, ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền ngay cho người thụ hưởng khi xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ. - Thời hạn có hiệu lực của L/C: 10/9/2010 tại Việt Nam. - Người yêu cầu mở L/C: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẠI CHÚNG THÉP CHOW. - Người thụ hưởng: CÔNG TY CỔ PHẦN MATEXIM. - Ngân hàng bên bán: Ngân hàng Đông Á – chi nhánh Hải Phòng. - Mã SWIFT: EACBVNVX - Số tiền của thư tín dụng: L/C được mở với 100% giá trị hợp đồng (357.000 USD). - Bộ chứng từ chấp nhận thanh toán gồm:  3/3 bộ vận đơn gốc sạch “Đã xếp hàng lên tàu”, lập theo lệnh của Ngân hàng mở L/C, có đóng dấu “cước đã trả”, có ghi người đăng kí mở LC kèm theo địa chỉ đầy đủ;  Ba bản Hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói;  Bản gốc của Hợp đồng bảo hiểm trị giá 110% giá trị đơn đặt hàng theo Điều kiện bảo hiểm hàng hóa (A), Điều kiện bảo hiểm hàng hóa cho rủi ro chiến tranh, SRCC và TPND và chỉ rõ yêu cầu bồi thường được chi trả tại điểm đến;  Chứng nhận Số lượng, chất lượng và trọng lượng do bên bán phát hành; - Thời hạn vận giao hàng muộn nhất của LC là 20/8/2010. Đề xuất: - Trong hợp đồng không quy định rõ L/C được lập tuân theo quy tắc nào (UCP500, UCP 600, ), có thể gây ra các hiểu lầm về việc áp dụng bộ quy tắc cho quá trình mở L/C. Do đó, trong hợp đồng nên quy định rõ L/C được mở theo Quy tắc về tín dụng chứng từ nào. - Nên dùng L/C không hủy ngang, thanh toán ngay. 8 Theo đó, ngân hàng mở không có quyền hủy bỏ hay thay đổi nội dung thư tín dụng nếu không có sự đồng ý của người hưởng, tạo ra sự đảm bảo chắc chắn cho người Bán trong việc thanh toán tiền hàng. Bên cạnh đó, L/C trả ngay không yêu cầu người hưởng lợi xuất trình hối phiếu trả ngay kèm theo chứng từ khi thanh toán; ngân hàng phát hành L/C không uỷ quyền về việc chiết khấu. - Nên quy định ngân hàng phát hành L/C để đảm bảo ngân hàng phát hành L/C là ngân hàng có đủ uy tín và chất lượng; cũng như tạo thuận tiện cho thanh toán. Cũng như ghi rõ là mở cho người bán. - Trong bộ chứng từ thanh toán, cần yêu cầu thêm Giấy chứng nhận người thụ hưởng, nhằm đảm bảo tính hợp pháp của người bán trong việc nhận tiền thanh toán. - Ngoài điều kiện về bộ chứng từ cần xuất để yêu cầu bên mua thanh toán, cần quy định thêm các điều khoản chấp nhận L/C, các trường hợp phát sinh cho phép thanh toán bằng L/C như:  Quy định về chi phí phát sinh bên trong và bên ngoài Việt Nam do bên nào chịu, được thanh toán bằng tài khoản của bên nào.  Cho phép +/-5% số lượng và giá trị hàng giao;  Không cho phép vận chuyển từng lần;  Cho phép chuyển tải;  Các chứng từ của bên thứ 3 được chấp nhận, trừ hóa đơn và hối phiếu đòi nợ (draft) (ký phát đòi tiền ngân hàng khác không phải ngân hàng chỉ định);  TT, TTR không được chấp nhận (hoặc có được chấp nhận). 3. Điều kiện vận tải (*) Điều kiện cơ sở giao hàng Nghĩa vụ đối ứng của 2 bên theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF INCOTERM 2000 Công ty MATEXIM - Bên bán Công ty CSI - Bên mua A1 Cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại, cung cấp tất cả các bằng chứng quy định ở điều (15) hợp đồng. B1 Thanh toán tiền hàng theo quy định của điều (4) hợp đồng. A2 Chịu mọi rủi ro và chi phí làm thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng hóa hoặc lấy giấy phép B2 Chịu mọi rủi ro và chi phí làm thủ tục hải quan cần thiết để nhập khẩu hàng hóa hoặc lấy giấy phép 9 xuất khẩu. nhập khẩu. A3 Kí hợp đồng vận tải chuyển hàng từ cảng giao hàng (cảng Hải Phòng hoặc cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam) đến cảng đích (Laem Chang, Thái Lan) Hợp đồng vận tải được kí với những điều kiện thông thường, do MATEXIM chịu chi phí, vận chuyển theo tuyến đường thông thường từ Việt Nam đến Thái Lan, và bằng một con tàu loại thường để vận chuyển hàng khoáng sản như nguyên liệu sản xuất thép. B3 Không có nghĩa vụ với MATEXIM về kí kết hợp đồng vận tải. Mua bảo hiểm theo điều (11) của hợp đồng, bao gồm: Loại bảo hiểm: theo Điều kiện bảo hiểm hàng hóa (A), Điều kiện bảo hiểm hàng hóa cho rủi ro chiến tranh, SRCC và TPND. Giá trị bảo hiểm bằng 110% giá trị đơn đặt hàng và bằng đồng tiền của hợp đồng. Phạm vi bảo hiểm từ cảng giao hàng đến cảng đích. MATEXIM phải cung cấp đơn bảo hiểm hoặc bằng chứng khác của hợp đồng bảo hiểm. Không có nghĩa vụ với MATEXIM về kí hợp đồng bảo hiểm. Cung cấp những thông tin mà MATEXIM yêu cầu để mua những bảo hiểm quy định tại điều (11) hợp đồng. A4 Giao hàng trong khoảng thời gian từ khi kí kết hợp đồng đến hết ngày 15/8/2010, theo cách thức thông thường tại cảng giao hàng. B4 Nhận hàng khi hàng hóa đã được giao. 10 [...]... bên thua kiện phải chi phí này III Bài học kinh nghiệm từ phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép của công ty MATEXIM Hải Phòng Từ phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép của công ty MATEXIM Hải Phòng, nhóm thực hiện tiểu luận xin rút ra những nhận xét khái quát sau: - Quan hệ bạn hàng giữa hai công ty sẽ quyết... (ii) Điều kiện bảo hành Vì đặc thù mặt hàng giao dịch là nguyên liệu sản xuất thép (Ferro Silicon Manganese), không phải thành phẩm nên chỉ có yêu cầu kĩ thuật về thành phần và không có điều kiện bảo hành (iii) Điều kiện về trường hợp miễn trách Phân tích: Hợp đồng đã quy định rõ, trong trường hợp bất khả kháng, người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về chuyện giao hàng chậm trễ hoặc không giao được... cho MATEXIM khi quyết định về thời gian gửi hàng hoặc địa điểm nhận hàng Chấp nhận các chứng từ phù hợp với quy định của hợp đồng do MATEXIM cung cấp Trả các chi phí cần thiết để kiểm tra hàng hóa nhằm thông quan nhập khẩu B9 11 (*) Điều kiện vận tải Phân tích: • Thời hạn giao hàng Hợp đồng sử dụng thuật ngữ điều kiện cơ sở giao hàng CIF, như vậy thời hạn giao hàng (time of delivery) của công ty MATEXIM. .. khiếu nại 3 Đặng Quỳnh Hoa Điều kiện vận tải 4 Phạm Ngọc Thanh Điều kiện vận tải 5 Nguyễn Thu Trà Điều kiện tên hàng, điều kiện trọng tài 6 Nguyễn Thị Thu Trang Điều kiện số lượng, bao bì 7 Trần Thị Hồng Vân Điều kiện phẩm chất, điều kiện trường hợp bất khả kháng 8 Nguyễn Tiến Việt Đối tượng tham gia kí kết hợp đồng, điều kiện bảo hành, bản dịch hợp đồng tiếng Việt DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS TS Vũ... hai công ty sẽ quyết định nội dung của các điều kiện giao dịch Vì vậy, khi tham gia kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, doanh nghiệp 16 - - - - cần tận dụng tối đa ưu thế của quan hệ bạn hàng, để thỏa hiệp các điều kiện có lợi nhất cho mình Những điều kiện chủ yếu trong một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm: điều kiện tên hàng, phẩm chất, số lượng1 cần phải được quy định càng rõ ràng, càng... nhiên trong hợp đồng chưa ghi rõ địa điểm chuyển tải, phương thức chuyển tải và người chịu trách nhiệm chi trả phí chuyển tải Điều này dễ dẫn đến tranh chấp giữa 2 bên • Phương thức giao hàng Hợp đồng có quy định giao nhận về mặt số lượng, theo đó công ty MATEXIM tiến hành xác định khối lượng thực tế của hàng được giao Còn địa điểm kiểm tra không quy định rõ trong hợp đồng, đó có thể là cơ sở sản xuất của. .. dỡ hàng, trong hợp đồng nên quy định rõ thời điểm bắt đầu tính thời gian xếp dỡ, điều kiện để gửi “thông báo sẵn sàng xếp dỡ”, thời gian xếp dỡ, tỉ lệ xếp dỡ và thưởng phạt xếp dỡ Hợp đồng cũng nên có thêm các quy định về việc vận đơn đến chậm, hay vận đơn của người thứ 3 có được chấp nhận hay không 4 Điều kiện pháp lí (i) Điều kiện khiếu nại Phân tích: Hợp đồng đã quy định khá rõ ràng điều kiện khiếu... để tránh phát sinh tranh chấp Trong hợp đồng, nên có những điều khoản chung, đó không chỉ là căn cứ pháp luật, nêu lên những quy ước chung nhất của 2 bên trong suốt quá trình giao dịch mà còn là những vấn đề cơ bản quyết định việc tham gia hợp đồng Đồng thời, hợp đồng cũng nên đưa các hình thức chế tài để ràng buộc tối đa trách nhiệm của 2 bên trong thực hiện hợp đồng, đồng thời có thể thu về một khoản... ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM Các thành viên trong nhóm đều hoàn thành đúng thời hạn nhiệm vụ được phân công, tích cực góp ý cho bài làm của các thành viên khác để hoàn chỉnh tiểu luận của nhóm Trong đó, nội dung các thành viên phụ trách viết như sau: Tên thành viên Nội dung phụ trách 1 Đào Xuân Tùng Anh Điều kiện thanh toán 2 Đỗ Thị Phương Duyên Điều kiện giá cả, điều kiện khiếu nại... hạn giao hàng trên là hợp lí, đủ thời gian cho bên công ty MATEXIM sắp xếp tàu chuyển hàng Tháng 8 cũng không phải là mùa mưa tại Thái Lan, yếu tố thời tiết ít ảnh hưởng đến bốc dỡ hàng • Địa điểm giao hàng Địa điểm giao hàng trong hợp đồng được quy định kèm với điều kiện cơ sở giao hàng, phù hợp với phương thức vận tải đường biển, vì địa điểm bốc và dỡ hàng theo hợp đồng đều là các cảng ven biển của . các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép của công ty MATEXIM Hải Phòng Từ phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép. chúng Thép Chow. II. Phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép công ty MATEXIM Hải Phòng 1. Điều kiện thương phẩm (i) Điều kiện tên hàng Phân tích: . Phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép (Ferro Silicon Manganese) của công ty MATEXIM Hải Phòng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Hợp

Ngày đăng: 15/04/2015, 10:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG

    • I. Các đối tượng tham gia kí kết hợp đồng

      • 1. Bên bán

      • 2. Bên mua

      • 3. Nhận xét

      • II. Phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép công ty MATEXIM Hải Phòng

        • 1. Điều kiện thương phẩm

          • (i) Điều kiện tên hàng

          • (ii) Điều kiện phẩm chất

          • (iii) Điều kiện số lượng

          • (iv) Điều kiện bao bì

          • 2. Điều kiện tài chính

            • (i) Điều kiện giá cả

            • (ii) Điều kiện thanh toán

            • 3. Điều kiện vận tải

            • 4. Điều kiện pháp lí

              • (i) Điều kiện khiếu nại

              • (ii) Điều kiện bảo hành

              • (iii) Điều kiện về trường hợp miễn trách

              • (iv) Điều kiện trọng tài

              • III. Bài học kinh nghiệm từ phân tích các điều kiện giao dịch trong hợp đồng xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thép của công ty MATEXIM Hải Phòng

              • ĐÁNH GIÁ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

              • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

              • PHỤ LỤC

              • HỢP ĐỒNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan