SKKN Ngữ văn Phát huy năng lực cảm thụ giá trị nội dung thông qua phân tích các yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm thơ

26 496 0
SKKN Ngữ văn Phát huy năng lực cảm thụ giá trị nội dung thông qua phân tích các yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU 1: Lý do chọn đề tài: “Việc giảng dạy văn học và tiếng Việt là một khoa học và là một nghệ thuật, điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ, phải tìm tòi, phải sáng tạo để có cách dạy văn tốt hơn” – Phạm Văn Đồng. Đó là những lời nói đầy sức hướng đẫn và cổ vũ đối với đội ngũ giáo viên bộ môn ngữ văn của chúng ta. Là giáo viên bộ môn ngữ văn, qua quá trình học tập và thời gian giảng dạy ở trường PTTH, và qua khảo sát khả năng tiếp nhận một tác phẩm văn học của học sinh. Chúng tôi xin trình bày với toàn thể các bạn đồng nghiệp về đề tài: “ Phát huy năng lực cảm thụ giá trị nội dung thông qua phân tích các yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm thơ”. Khi viết đề tài này, chúng tôi mong các bạn đồng nghiệp đừng tìm trong những trang viết này những khuôn mẫu sư phạm nào đó vế phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học tốt nhất. Những vấn đề chúng tôi viết ra đây nhằm trao đổi với các bạn mong khêu gợi được phần nào những suy nghĩ những tìm tòi sáng tạo của các bạn. Bởi vì chúng ta biết việc giảng dạy một tác phẩm văn học cũng như giảng dạy tiếng Việt đối với thầy cô giáo cũng như đối với học sinh vẫn luôn là việc phải suy nghĩ, phải tìm tòi và sáng tạo không ngừng. Trách nhiệm của một giáo viên ngữ văn đối với việc giảng dạy một tác phẩm văn học là phải làm sao cho học sinh thực hiện được khả năng cảm thụ của mình vào một tác phẩm văn học, và như gắn tâm hồn của mình vào tác phẩm để từ đó các em tự ý thức được chính mình trong tất cả các mối quan hệ và rèn luyện cho các em năng lực cảm thụ giá trị ý nghĩa của một tác phẩm văn học. Phát triển năng lực cảm thụ thông qua sự tư duy phát hiện của học sinh, làm cho các em cảm nhận được sâu sắc nhất giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm văn học. 2: Đối tượng nghiên cứu: - Viết đề tài này nhằm giúp các giáo viên trong bộ môn ngữ văn mà chủ yếu là giáo viên THPT có những phương pháp và điều chỉnh tốt hơn trong việc truyền đạt và giảng dạy một tác phẩm văn học cho học sinh. - Trọng tâm chủ yếu là hướng dẫn học sinh đi sâu vào khai thác và phát hiện các yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm thơ, để từ đó giúp các em cảm thụ được, nhận biết được giá trị nội dung của tác phẩm, đồng thời - 1 - phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học văn, giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. 3: Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng tiếp nhận: Học sinh THPT (Trường THPT Ngô Gia Tự - Gò Dầu – Tây Ninh) - là lứa tuổi nhạy cảm trong việc cảm nhận, bởi lẽ tư duy của các em đã phát triển tuy nhiên các em còn nhận thức cảm tính - Hướng dẫn học sinh đi sâu vào khai thác và phát hiện các yếu tố, dấu hiệu nghệ thuật trong một tác phẩm thơ ở bậc THPT, để từ đó rút ra giá trị nội dung của tác phẩm. 4: Phương pháp nghiên cứu: * Nghiên cứu tài liệu: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung như: Phân tích, phát hiện, so sánh, quan sát, điều tra, tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận và phương hướng giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra trong đề tài. * Thực nghiệm sư phạm: - Xây dựng nội dung, kế hoạch. - Khảo sát khả năng tiếp nhận của học sinh. - Tổ chức dạy thực nghiệm. - Kiểm ta, đối chiếu kết quả thực nghiệm. * Giả thuyết khoa học: Năng lực khai thác và phát hiện các yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm thơ còn rất hạn chế. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên và năng lực của chính bản thân học sinh, từ đó giúp các em cảm thụ được, nhận biết được giá trị nội dung của tác phẩm, đồng thời phát huy tính tích cực của các em trong giờ học văn, giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. B. NỘI DUNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN: Thực hiện nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc Hội và chỉ thị số 14/2001/CT – TTG của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới nội dung chương trình SGK phổ thông và đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ - 2 - cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đồng thời để bộ môn Ngữ văn ngày càng xích lại gần hơn đối với thế hệ học sinh chunhs ta hiện nay. Chúng tôi đã đi sâu và tìm hiểu phương pháp đổi mới dạy một tác phẩm văn học mà cụ thể là tác phẩm thơ, với khuynh hướng: Phát huy năng lực cảm thụ giá trị nội dung thông qua phân tích các yếu tố nghệ thuật trong một tác phẩm thơ, để giúp các em nắm bắt giá trị của các tác phẩm thơ một cách sâu sắc hơn. Để làm sáng rõ nội dung của đề tài, chúng tôi đưa ra một số quan niệm, hiểu biết của mình xoay quanh đề tài như sau: 1: Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức (nghệ thuật) trong một tác phẩm văn học. 2: Một số phương pháp tiếp cận giá trị nội dung thông qua phân tích các yếu tố hình thức. II: CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1) Dựa trên những tác phẩm văn học trong chương trình và SGK. 2) Quá trình tiếp nhận và cảm thụ văn học của học sinh THPT 3) Khả năng phát hiện dấu hiệu nghệ thuật trong TPVH của học sinh THPT. III: NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1: MỐI QUAN HỆ THỐNG NHẤT GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC. Chúng ta biết rằng tác phẩm văn học là một cấu trúc văn bản nghệ thuật được tổ chức một cách chặt chẽ thành một chỉnh thể thống nhất. Tác phẩm văn học là “loại văn chương tột đỉnh của thiên hạ, đúng là không ở trong cái đóng mở kết cấu, nhưng mà không đóng mở kêt cấu thì cũng không thành văn chương”. Là một kiểu tổ chức ngôn ngữ, tác phẩm văn học dĩ nhiên phải có đóng mở kết cấu, lớp lang có sự gắn bó mật thiết với nhau. Tìm hiểu giá trị nội dung của tác phẩm văn học là phải tháo gỡ tất cả những tương quan vốn không tách rời giữa nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Có nghĩa là trong một tác phẩm nội dung và hình thức có mối liên hệ biện chứng và mật thiết với nhau. Ở những tác phẩm nghệ thuật đích thực, sự phối hợp nội dung và hình thức phải hài hòa: “Nội dung không phải là cái gì - 3 - khác mà là hình thức chuyển hóa ra thành nội dung, và hình thức cũng chẳng phải là cái gì khác mà là nội dung chuyển hóa ra thành hình thức”. Nói như vậy không phải là cứ nói đến nội dung là phải phân tích bất cứ hình thức nào có trong tác phẩm văn học, mà chỉ tập trung phân tích những hình thức, những dấu hiệu nghệ thuật mang tính nội dung. Tuy nhiên những hình thức mang tính nội dung cho dù độc đáo đến đâu nhưng nó không phải là đột ngột ngẫu nhiên mà phải có tính bền vững lặp đi lặp lại một cách có đổi mới. Có nghĩa là nó không phải là dấu hiệu riêng lẻ mà có mối liên hệ thống nhất trong toàn chỉnh thể tác phẩm, tất nhiên là nhiều sắc thái đa dạng. Như vậy, khi tiếp nhận giá trị nội dung của một tác phẩm văn học phải khảo sát những dấu hiệu của hình thức một cách có hệ thống như vậy thì mới rút ra kết luận chính xác về giá trị nội dung của tác phẩm được. Nhưng nếu trong một chỉnh thể tác phẩm, nội dung được triển khai theo nhiều bộ phận, nhiều bình diện, nhiều cấp độ thì hình thức mang tính nội dung cũng như vậy. Có nghĩa là giữa nội dung và hình thức phải có sự thống nhất, ngoài cung bậc của chỉnh thể tác phẩm, còn được thể hiện ở từng bộ phận, từng bình diện và từng cấp độ. 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN GIÁ TRỊ NỘI DUNG THÔNG QUA PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ HÌNH THỨC. Tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của một nhà văn, vì vậy để hiểu rõ được dụng ý của tác giả muốn đề cập trong tác phẩm thì chúng ta cần phải đào sâu, bởi kỹ trong “đứa con đẻ tinh thần ấy”. Nghĩa là chúng ta cần phải phân tích, tìm hiểu kỹ tác phẩm, cần phải khai thác hết mọi khía cạnh mà tác giả bộc lộ trong bài thơ. Một trong những cách tiếp cận giá trị nội dung ý nghĩa của tác phẩm văn học là phải đi sâu phân tích tìm hiểu giá trị nghệ thuật được tác giả sử dụng trong tác phẩm của mình. Sau đây là một số phương pháp tiếp cận giá trị nội dung thông qua cách phân tích các yếu tố nghệ thuật 2.1. Sự thay đổi đột ngột của thanh điệu. Trong một tác phẩm thơ tác giả đang gieo vần một cách liền mạch, nghĩa là các câu thơ đi theo một vần, bỗng nhiên đến một câu thơ nào đó vần của bài thơ bỗng nhiên bị thay đổi, không được gieo theo vần liền mạch nữa. - Xét hai câu thơ sau trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đoạn Tú Bà đánh đập nàng Kiều được kết thúc như sau: “ Thương ôi tài sắc bậc này - 4 - Một dao oan nghiệt, đứt dây phong trần” Ở câu thơ 8(câu bát) trên, ta thấy thanh huyền được gieo cuối cùng, nếu xét riêng trong phạm vi hai câu thơ này, không hề có một ý nghĩa nội dung nào cả. Nghĩa là nó không có giá trị nghệ thuật. Nhưng nếu đặt trong mối tương quan lớn hơn, trong cả đoạn Tú Bà đánh Kiều thì sẽ bộc lộ ngay vai trò thi pháp của cái thanh huyền tưởng như vô cùng bình thường này. Tất cả các từ cuối cùng trong câu ở đoạn thơ khá dài này đều là thanh không: “ Con kia đã bán cho ai Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây ” đến cuối cùng bỗng hạ xuống kết thúc bằng thanh “ huyền” như để khóc, òa như muốn nói rằng nàng Kiều đã chết rồi. 2.2. Sự thay đổi về nhịp thơ Cũng như sự thay đổi của thanh điệu.Trong một bài thơ nếu như nó đang đi theo một nhịp nhất định, nhưng đến một đoạn hay một câu thơ nào đó bỗng nhiên nhịp thơ thay đổi, thì chắc hẳn rằng giá trị nội dung của nó xuất phát từ điều này, nhà thơ muốn bộc lộ điều gì thông qua dấu hiệu đắc biệt ấy. - Trong thơ lục bát, chúng ta biết rằng nhịp thơ luôn là nhịp chẵn: 3/3, 2/2/2, 2/2/2/2, 4/4 nhưng bỗng nhiên câu thơ thay đổi thành nhịp lẻ như: - “ Nửa chừng xuân / thoắt / gãy cành thiên hương” ( nhịp 3/1/4) (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Chúng ta thấy nhịp thơ có sự thay đổi hoàn toàn, dường như nó bị gãy khúc. Phải chăng sự thay đổi này tác giả muốn nói lên cuộc đời của nàng Kiều có sự bất trắc từ đây? Hoặc trong một bài thơ, nhịp thơ có sự thay đổi liên tục, thì chắc hẳn nội dung ý nghĩa nó sẽ toát lên ở đó: - Trong “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” - Cao Bá Quát. Ta thấy nhịp thơ thay đổi liên tục: có lúc 2/3 (trường sa/ phục trường sa), nhưng có lúc lại 3/5 ( quân bất học/ tiên gia mỹ thụy ông) sau đó lại là nhịp 4/3 (phong tiền tửu điếm/ hữu mĩ tửu). Sự kết hợp với câu thơ dài ngắn khác nhau đã diễn đạt lên được sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi trên bãi cát, tượng trưng cho con đường công danh đầy khó khăn, vất vả và đáng chán ghét 2.3. Bài thơ có dấu hiệu lạ về cấu trúc câu. Một tác phẩm văn học là một tác phẩm nghệ thuật của tác giả, cái hay của tác phẩm văn học là khi viết tác giả có sử dụng nhiều thay đổi đặc biệt trong - 5 - quy tắc sử dụng câu trúc, cú pháp của câu, nhưng nó vẫn nêu lên được giá trị nội dung một cách sâu sắc. Trong một câu thơ, cấu trúc cú pháp hoàn chỉnh và quy tắc của nó là câu phải có đầy đủ chủ ngữ vị ngữ , thì nó mới đầy đủ nội dung thông báo hoặc là chủ ngữ phải đứng trước vị ngữ. - Chúng ta thử xét một số câu thơ sau: “ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” (Tự Tình II – Hồ Xuân Hương) Tác giả đã sử dung biện pháp đảo ngữ (chủ ngữ đứng sau vị ngữ ) kết hợp với việc đưa động từ mạnh lên đầu câu “xiên ngang”, “đâm toạc” và việc kết hợp phép đối “mặt đất / chân mây” để tạo ra cách nói mạnh mẽ thể hiện thái độ không cam chiu, ngang ngạnh, phẫn uất muốn vạch đất trời mà oán hờn, muốn thách thức số phận. Từ than thở, tức tối đến muốn đập tan mốn giải thoát sự cô đơn, lẻ mọn của tác giả, nữ văn sĩ Hồ Xuân Hương 2.4. Sử dụng hình ảnh giàu tính biểu cảm các động từ mạnh, các từ tượng thanh, tượng hình, những từ ngữ đặc tả vv - “Con gió xanh rì rào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rôn rã bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?” (Vội Vàng – Xuân Diệu) Hình ảnh con gió cũng biết chuyện trò, cũng biết hờn vì sắp phải chia tay với lá. Hình ảnh tiếng chim đang rộn ràng ca múa, vậy mà bỗng ngừng bặt vì đang nghĩ rằng mình sắp mất đi => Đó chính là cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát, li tan, phai tàn và mòn héo 2.5. Sử dụng câu ngắn dài khác nhau, câu đặc biệt. Nghĩa là trong một bài thơ chúng ta thấy có sự đặc biệt của số chữ trong câu. Số chữ trong câu không cố định nghĩa là câu thơ dài ngắn khác nhau, thay đổi liên tục thể hiện tâm sự của nhân vật trữ tình trúc trắc, gập ghềnh: - “Khách tử lệ giao lạc. Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông, Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng! - 6 - Cổ lai danh lợi nhân, Bôn tẩ lộ đồ trung ” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát” - Cao Bá Quát) 2.6. Trong một bài thơ có sử dụng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh và các biện pháp: lặp, điệp, láy, liệt kê, đối, nhấn mạnh một điều gì đó hay thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên, xã hội: - “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông ( ) Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên” (Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ)  khẳng định tài năng của Nguyễn Công Trứ - “Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đay khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.” (Vội Vàng – Xuân Diệu) thể hiện sự reo vui của nhà thơ khi sự vật phơi bày trước mắt nhiều vô số kể, bất tận, đẹp vô cùng, tràn ngập tình yêu của con người. Nhà thơ ngất ngây trước vẻ đẹp của cây cỏ mùa xuân ấy, nó như thiên đường ở chốn trần gian tăm tối này. Kết hợp với những hình ảnh hết sức sáng tạo: lấy vẻ đẹp của con người làm tâm điểm để xây dựng vẻ đẹp thiên nhiên “ánh sáng chớp hàng mi”, “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” => Vạn vât dường như cũng có đôi có lứa và cũng có tình yêu như con người. - Hoặc trong 2 câu thơ sau: “Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ dầm ra.” (Vịnh khoa thi hương – Trần Tế Xương) - 7 - - Hay: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy, Mất ổ đàn chim dáo dát bay” (Chạy Giặc – Nguyễn Đình Chiểu). => Nghệ thuật đối “bỏ nhà/ mất ổ”, đảo ngữ, cách dùng từ láy đã làm nổi bật cảnh chạy thất thần, hoảng loạn , tan tác, mất phương hướng , bơ vơ, tang tóc của lũ tre, cưa những con vật nhỏ bé. Thật đáng tội nghiệp. 2.7. Sử dụng thành ngữ,điển cố, điển tích. Là sử dụng những cum từ cố định được hình thành trong lich sử và tồn tại dưới dạng sẵn có, được sử dụng nguyên khối có ý nghĩa biểu đạt, có giá trị hình tượng và biểu cảm (Thành ngữ). Hay là những sự việc có trong sách vở đời trước hoặc trong đời sống văn hóa dân gian được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể hiện nội dung tương ứng. hình thức biểu hiện bằng từ, ngữ, câu… để tạo nên ý nghĩa hàm súc có giá trị tạo hình tượng và biểu cảm, để đời sau suy ngẫm, học hỏi, bình xét(Điển tích, điển cố). - “Giường kia treo cũng hững hờ, Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến) “Giường kia” – dùng điển tích Trần Phồn -Từ Trĩ, “Đàn kia”- dùng điển tích Bá Nha – Chung Tử Kỳ , tất cả để nói lên nỗi đau đớn , trống vắng không còn người tri âm, tri kỷ. - “Dẽ có Ngu Cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương” (Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi) Đàn Ngu Cầm : Mượn tích xưa (vua Nghiêu, vua Thuấn) để nói lên cái mơ ước hiện tại, một khát vọng, mong mỏi một xã hội thanh bình, hạnh phúc, no ấm cho nhân dân. 2.8. Mượn cảnh tả tình, mượn có nói không, lấy động tả tĩnh, thi trung hữu họa, ước lệ tượng trưng, cánh miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. - 8 - Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mât lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối buông cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo.” (Thu điếu – Nguyễn Khuyến). Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa, rồi từ cao xa trở lại gần: Chiếc thuyền câu -> mặt ao -> bầu trời -> ngõ trúc -> ao -> chiếc thuyền câu. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật, với màu sắc “nước trong veo”, “sóng biếc”, “trời xanh ngắt” của làng quê. Cùng với những đường nét chuyển động nhẹ : sóng -> hơi gợn tí, lá vàng -> khẽ đưa vèo, tầng mây -> lơ lửng, kết hợp với những âm thanh tĩnh lặng, trầm mặc “khách vắng teo”. Tất cả tạo nên một cảnh thu đẹp nhưng đượm buồn. không gian tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Tuy bên cạnh đó cũng cố được sự chuyển động, nhưng những chuyển động ấy rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh “sóng hơi gợn”, “lá khẽ đưa”, “mây lơ lửng” nên “cá đâu đớp động dưới chân bèo” càng làm tăng sự tĩnh mịch, yên ắng của cảnh vật, cái tĩnh bao trùm được gợi lên từ cái động rất nhỏ (lấy động tả tĩnh). - “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng” (Mộ - Hồ Chí Minh). Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ: chỉ gợi lên những hình ảnh tượng trưng “Quyện điểu quy lâm”, “Cô vân mạn mạn”, “Sơn thôn thiếu nữ”, “lô dĩ hồng”, kết hợp với phong cách của thơ ca cổ điển: tả cảnh ngụ tình. Bài thơ đã miêu tả lên cảnh vật lúc chiều tà, đồng thời bộc lộ được tâm sự buồn, cô đơn của người tù 2.9. Lối chơi chữ: Là lợi dụng các hiện tượng đồng âm, đa nghĩa, trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định (như bóng gió, châm biếm, hài hước, ) trong lời nói; “một biện pháp tu từ trong đó ngữ âm, nhữ nghĩa, văn tự, văn - 9 - cảnh, được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ, lí thú.”. - “Một duyên hai nợ âu đành phận. Năm nắng mười mưa dám quản công” (Thương vợ - Trần Tế Xương) Tác giả đã tách từ ngữ để đặt vào cấu trúc đối xứng. Các từ “duyên nợ”, “nắng mưa” được tách đôi trong “Một duyên hai nợ” “ Năm nắng mười mưa” đã tạo nên những nét nghĩa riêng, thay vì duyên (tình duyên) là nợ (nợ nần), tránh khỏi nắng thì mắc mưa, đề khổ, nhưng mỗi cái khổ có vị khác nhau, => càng làm nổi rõ đức tính chịu thương, chịu khó, hi sinh vì chồng vì con của bà Tú. - “Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách trầu không có, Bác đến chơi đây, ta với ta” (Bạn đến chơi nhà – Ng.Khuyến) Tác giả đã dụng lối nói “có mà không” tạo nên tiếng cười vui vẻ, đồng thời thể hiện tình bạn chân thành, mộc mạc mà thắm thiết. 2.10. Sử dụng dấu câu có sự đặc biệt (!?) thể hiện sự nghi ngờ, chế giễu hoặc châm biếm Sử dụng câu đặc biệt nhấn mạnh một số vấn đề nào đó hay bộc lộ cảm xúc, tư tưởng tình cảm của tác giả Qua nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đang còn rất nhiều những phương pháp tiếp cận, cảm thụ giá trị nội dung thông qua việc khai thác, tìm hiểu và phân tích các dấu hiệu, yếu tố nghệ thuật. Tuy nhiên, do năng lực tiếp nhận và cảm thụ của học sinh đang còn hạn chế, nên trong đề tài này chúng tôi chỉ trình bày một số phương pháp dễ tiếp cận và dễ nhận biết nhất đối với học sinh. - 10 - [...]... thức và nhân cách ở các em Tạo cho các em ý thức và hiểu rõ vai trò của việc tự phát hiện và khám phá khi tiếp nhận một tác phẩm văn học 2 Hướng phổ biến Chúng tôi hi vọng rằng hướng đề xuất của đề tài sẽ là một gợi ý cho giáo viên trong việc phát huy khả năng chủ động sáng tạo của học sinh trong việc cảm thụ một tác phẩm thơ thông qua khai thác, tìm hiểu và phân tích các dấu hiệu nghệ thuật cũng như... học kinh nghiệm Như vậy, trong quá trình dạy học, hướng dẫn cho học sinh cảm thụ giá trị nội dung thông qua khai thác và phân tích các dấu hiệu nghệ thuật trong một tác phẩm thơ, chúng tôi nhận thấy có kết quả đáng kể Giúp các em chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh nhất và có sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình Điều này làm cho học sinh hứng thú khám phá vì chính các em chứ không ai khác... phạm của bản thân người giáo viên Đồng thời việc tổ chức giờ học theo những định hướng mà chúng tôi đề xuất có thể triển khai trên bình diện rộng, để ngày càng được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn nói chung và phát huy tính tích cực trong việc cảm thụ giá trị nội dung của tác phẩm thơ thông qua khai thác, tìm hiểu và phân tích các dấu hiệu nghệ thuật nói riêng 3 Hướng... 1 4 Phương pháp nghiên cứu 2 B NỘI DUNG I Cơ sở lý luận 2 II Cơ sở thực tiễn 3 III Nội dung vấn đề 9 1: Mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức trong một tác phẩm VH 3 2: Một số phương pháp tiếp cận giá trị nôi dung thông qua phân tích các yếu tố hình thức 4 - 24 - 3:Thực nghiệm sư... thanh trong ngày hè được miêu tả như thế nào ?(bằng các giác quan -> Cảm nhận bằng tất cả các giác quan : Thị giác, thính giác, vị giác và nào ?) bằng cảm giác - Nghệ thuật : Đảo ngữ : - Em có nhận xét gì về cấu trúc câu được sủ dụng trong hai câu thơ 5, 6 ? => làm nổi bật không khí nhộn nhịp của chiều hè nơi làng quê Tác dụng ? Tác dụng : Làm nổi bật cảnh chiều - 14 - hè rộn ràng nơi làng quê mà nhà thơ. .. đánh giá : III TỔNG KẾT : Em có nhận xét gì về nét nghệ thuật 1 Nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong - Từ ngữ giàu tính hình tượng, và bài thơ ? biểu cảm - Nhịp thơ sáng tạo, thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 2 Nội dung : Lòng yêu thiên nhiên Nội dung chủ đạo của bài thơ là gì ? yêu đời, yêu cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân 4.4– Câu hỏi, bài tập củng cố: CH: Đọc diễn cảm bài thơ và... quê hương - Đọc hiểu thơ Nôm đường luật Khả năng phát hiện và phân tích tác dụng của các yếu tồ nghệ thuật 1.3* Thái độ: bồi dưỡng nhân cách sống có lí tưởng cao đẹp 2 - TRỌNG TÂM: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bức tranh trong cảnh ngày hè: nhạy cảm với thiên nhiên và cuôc sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân .Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên... Trãi trong bài thơ * Đối với bài học tiêp theo: Chuẩn bị “…… ” 5: RÚT KINH NGHIỆM:: ND: PP: - 16 - ĐDDH 3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4.1 Nội dung đánh giá: Kết thúc một tiết học, chúng tôi không chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản, mà còn từng bước giúp các em đi sâu vào khai thác các dấu hiệu, yếu tố nghệ thuật để từ đó rút ra nội dung của tác. .. rút ra nội dung của tác phẩm, hiểu tác phẩm một cách sâu sắc hơn, khâm phục tài năng và nhân cách của một thiên tài Từ những đặc điểm của bài học, chúng tôi đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự giác, nhận diện, phân tích và tổng hợp khái quát, kết luận vấn đề, và tiếp nhận vấn đề một cách tích cực, giúp cho các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với những truyền thống tốt đẹp, di sản mà cha ông... KHẢO 1 Tiếp cận văn học – Nguyễn Trọng Hoàn- NXB Khoa học xã hội2002 2 Nghệ thuật chơi chữ trong ca dao người việt – Triều Nguyên - NXB Thuận Hóa 2000 3 Ngôn ngữ thơ Việt Nam – Hữu Đạt – NXB Giáo dục 1996 4 Đến với thơ Nguyễn Khuyến- Nhiều tác giả - NXB Thanh Niên 2001 5 Từ điển thuật ngữ văn học – Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi – NXB Giáo Dục 2004 6 Thiết kế bài dạy tác phẩm văn chương ở nhà

Ngày đăng: 14/04/2015, 21:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan