Luận văn triết học phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam

60 1.8K 32
Luận văn triết học phật giáo và ảnh hưởng của phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ hai sau công nguyên và nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Phật giáo luôn hướng tâm, giáo lí Phật giáo dạy con người làm điều thiện tránh điều ác nên nhanh chóng đi vào lòng người. Phật giáo để lại ấn tượng sâu sắc nên từ thuở xa xưa, tổ tiên ta đã đón nhận và truyền lại cho con cháu ngày nay, mặc dù lớp con cháu có hiểu hay không hiểu gì về nguồn gốc giáo lí cao đẹp của Phật giáo. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến người dân Việt. Đạo lí truyền thống của người Việt Nam đã hình thành trong hàng ngàn năm qua đấu tranh trường kỳ của dân tộc để tạo dựng và giữ gìn một đất nước có chủ quyền, văn hóa cũng như tiếp thu các hệ tư tưởng của các nền văn minh khác, đặc biệt là Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Phật giáo đã tự tạo cho mình một phong cách riêng, dần dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng khá lớn đến quan niệm sống, chuẩn mực đạo đức của người dân cho đến ngày nay. Với tinh thần bảo vệ và phát huy truyền thống đạo đức dân tộc trong giai đoạn hiện nay, tư tưởng và đạo đức Phật giáo hoàn toàn có thể kết hợp với đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng đạo lí dân tộc để xây dựng nền đạo đức xã hội ngày càng hoàn thiện hơn. Nghị quyết 24-NQ/TW năm 1990 của bộ chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới: “ Đạo đức tôn giáo có nhiều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới” (ĐCSVN,1990). Tại Đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc lần thứ VI chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ý nghĩa của Đại hội hết sức quan trọng không chỉ trong đời sống Phật giáo mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với các tôn giáo Việt Nam. Những đóng góp thiết thực của Giáo hội 1 Phật giáo Việt Nam đã chứng tỏ Phật giáo hoàn toàn là tôn giáo nhập thế, gắn bó với đời, luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Như vậy, trong quá trình hình thành dân tộc, truyền thống yêu nước và giá trị đạo đức, nhân ái của Phật giáo đã được phát huy. Phật giáo là tôn giáo đóng vai trò tích cực trong cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cứu trợ đồng bào bị thiên tai, xây dựng đời sống mới. Phật giáo Việt Nam đang tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, quyết tâm cùng toàn dân xây dựng cuộc sống mới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần tiếp tục củng cố phát huy nội lực xây dựng Phật giáo Việt Nam về mọi mặt phù hợp với tình hình của đất nước trong thời kỳ mới. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra đời của Phật giáo, sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam như thế nào? Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức truyền thống người Việt Nam và hiện nay đạo đức Phật giáo còn thể hiện hết tính ưu việt của nó không? Vì những lí do trên em chọn đề tài: “Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp ra trường. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Phật giáo nói chung và tư tưởng đạo đức của Phật giáo nói riêng đã được nhiều nhà học giả nghiên cứu: - Lưu Trường Cửu, 2009, Nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc, Nxb Đồng Nai - Thích Mãn Giác (2007), Đạo đức học Đông phương, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh. - Nguyễn Duy Nhiên, 2009, Đức Phật bên trong, Nxb Tôn giáo. - Walpola Rahula, 2009, Tư tưởng Phật học, Nxb Văn hóa Sài Gòn. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Mục đích nghiên cứu: Trình bày có hệ thống Phật giáo và những ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức Việt Nam từ xưa đến nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ nguồn gốc ra đời của Phật giáo và nội dung của đạo đức Phật giáo + Làm rõ sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức con người Việt Nam hiện nay. 2 + Giải pháp để phát triển đạo đức Phật giáo trong thời đại ngày nay. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu giá trị đạo đức Phật giáo ảnh hưởng đến đạo đức Việt Nam từ xưa đến nay. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung của đạo đức Phật giáo. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chung nhất là phương pháp biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: khái quát hóa, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử. 6. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN Khóa luận góp phần trình bày có hệ thống tư tưởng Phật học có ảnh hưởng như thế nào đến đạo đức con người Việt Nam từ xưa đến nay, từ đó ta thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo và các tôn giáo khác. Là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Triết học, sinh viên trường Đại học Tây Nguyên và những ai quan tâm. 7. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo,khóa luận gồm có 2 chương, 5 tiết 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO. 1.1. Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo : 1.1.1. Nguồn gốc ra đời của Phật giáo Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ khoảng thế kỷ VI tr. CN. Người sáng lập ra Phật giáo được tôn là Thích Ca Mâu Ni. Sự ra đời của Phật giáo chủ yếu dựa trên những tiền đề sau : 1.1.1.1. Tiền đề kinh tế xã hội : Ấn Độ cổ đại là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo Nam Á , có lịch sử lâu đời và có nền văn minh sớm phát triển đạt đến trình độ rực rỡ bao gồm cả Pakistan, Bănglađet và Nepan ngày nay. Khắp vùng từ Đông Bắc đến Tây Bắc của Ấn Độ cổ đại núi non trùng điệp với dãy Hymalaya nổi tiếng kéo dài 2600km. Dãy núi Vinđya phân chia Ấn Độ thành hai miền: Bắc và Nam. Miền Bắc có hai con sông lớn là Sông Ấn ở phía Tây và sông Hằng ở phía Đông, chúng tạo nên hai đồng bằng màu mỡ, cái nôi của nền văn minh Ấn Độ cổ. Trước khi đổ ra biển, sông Ấn chia thành năm nhánh và biến lưu vực của mình thành đồng bằng Pungiáp. Đối với Ấn Độ, sông Hằng là dòng sông linh thiêng với thành phố Varanadi (Benaret), nơi đây từ ngàn xưa Ấn Độ cử hành lễ tắm truyền thống mang tính chất tôn giáo… Cư dân Ấn Độ rất đa dạng và phức tạp với nhiều bộ tộc khác nhau nhưng về chủng tộc lại có hai loại chính là người bản địa Đravia cư trú chủ yếu ở miền Nam, và người Châu Âu (Arya) nhập cư từ Trung Á tới chủ yếu sống ở miền Bắc. Từ trong nền văn minh sông Ấn của người bản địa Đravida xa xưa, nhà nước Ấn Độ cổ đại đã xuất hiện: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đã hình thành. Tuy nhiên, đến thể kỷ XVII tr.CN, thiên tai, lũ lụt trên sông Ấn đã làm cho nền văn minh này sụp đổ. Vào khoảng thế kỷ XVI tr.CN, trải qua nhiều xung đột với người bản địa, bộ lạc du mục ở Trung Á (người Arya) đã chiến thắng. Lúc đầu họ sống ở vùng thượng lưu sông Ấn, sau đó di chuyển về hướng Đông và dần định cư ở lưu vực sông Hằng. Họ định canh, định cư và tiến hành quá trình nô dịch, đồng hóa, hỗn chủng với các bộ tộc bản địa Đravida. Kinh tế tiểu nông kết hợp với thủ công nghiệp gia đình mang tính tự cung tự cấp; gia đình, gia tộc của người Arya là nền tảng vững chắc cho các công xã nông thôn ra đời và sớm được khẳng định. Quá trình hỗn dung 4 về dòng máu và văn hóa đã tạo điều kiện cho việc xây dựng nơi đây thành một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của Ấn Độ. Vào khoảng thế kỷ thứ VI tr.CN Ấn Độ cổ đại đã là một quốc gia khá phát triển. Công cụ sản xuất bằng đồ sắt rất phổ biến, sự phân công lao động đã tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu. Ngoài ra, thương nghiệp cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Các thư tịch cổ cho thấy lúc đó các nhà buôn đã có những đội quân vận chuyển bằng cả đường bộ và đường biển với quy mô tương đối lớn. Hoạt động thương mại ở Đông Bắc Ấn đã vượt Mianma, ở Tây Bắc đã vượt qua các nước Ba Tư, Ảrập. Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa, hàng loạt thành phố, thị trấn mọc lên và nhà nước theo kiểu chế độ chủ nô đầu tiên đã được thành lập. Tuy nhiên, do sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn, toàn bộ ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của các đế vương, nhà nước kết hợp với tôn giáo thống trị nhân dân bóc lột nông nô công xã, tôn giáo bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội, con người sống nặng nề về tâm linh, tinh thần và khát khao được giải thoát nên chế độ chiếm hữu nô lệ (CHNL) ở Ấn Độ không có dấu ấn điển hình như ở Châu Âu. Chế độ đẳng cấp là một đặc điểm của Ấn Độ cổ đại. Trước khi Phật giáo ra đời, xã hội tồn tại bốn đẳng cấp: Bàlamôn (Brahmanas): tức đạo sĩ học hành uyên bác, giới hạnh đoan nghiêm, là đẳng cấp cao nhất, thống trị đời sống tinh thần của xã hội. Đẳng cấp này có đặc quyền xã hội và chính trị, được tôn làm “ thần của nhân gian” bao gồm những người hành nghề tế lễ. Sát đế lị (Ksastryas): là đẳng cấp vua quan, tầng lớp võ sĩ, quý tộc, người chấp hành quyền lực thế tục và được coi là người bảo hộ nhân dân. Vệ xá (Vaisyas): là đẳng cấp của những người bình dân làm nghề như chăn nuôi, làm ruộng, buôn bán, thợ thủ công, trong đó nhà buôn là lực lượng chính tạo ra của cải, vật chất cho xã hội và có nghĩa vụ phải nộp thuế. Thủ đà la (Soudras): là đẳng cấp thấp nhất chiếm đại đa số, là con cháu của những bộ lạc bại trận, những người bị phá sản hay không có tư liệu sản xuất hay nói cách khác đó là những người nô lệ có nghĩa vụ phục tùng các đẳng cấp trên. Theo luật Ba la môn thì chỉ có ba đẳng cấp trên có quyền học kinh học đạo mà thôi, còn đẳng cấp dưới không có quyền gì và phải làm nô lệ cho ba đẳng cấp trên. 5 Sự phân biệt đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt từ địa vị xã hội, quyền lợi kinh tế, giao tiếp, ăn mặc, đi lại, sinh hoạt tôn giáo… đẳng cấp Soudras ở địa vị dưới đáy xã hội, làm nô lệ cho đẳng cấp trên. Sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại diễn ra vô cùng khắc nghiệt khiến cho tầng lớp đa số trong xã hội – những người Soudras vô cùng căm tức chế độ đẳng cấp. Nó phản ánh các quy phạm xã hội nhằm đề cao các tầng lớp trên và hợp thức hóa quyền được bóc lột của họ. 1.1.1.2. Tiền đề tư tưởng – lý luận. Phật giáo xuất hiện vào thế kỷ VI tr.CN, là một trào lưu tôn giáo – triết học. Phật giáo ra đời đã nhanh chóng được phổ biến và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều dân tộc phương Đông và lan dần sang phương Tây. Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối ngự trị của đạo Bàlamôn và nạn kỳ thị đẳng cấp đòi tự do, bình đẳng xã hội, tìm cách lí giải nguyên nhân của nỗi khổ đau nhân thế và tìm cách dứt bỏ nó để giải thoát nhân loại khỏi sự khổ đau. Mục đích cao nhất của Phật giáo là sự hướng thiện và cuộc sống đức độ là phương tiện để giải phóng con người khỏi vòng luân hồi bất tận. Để trở thành một trào lưu tư tưởng với chủ trương thực hiện sự “bình đẳng xã hội”, “ cứu khổ, cứu nạn” nhằm giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ trần gian, Phật giáo đã kế thừa nhiều thành tựu về tư tưởng, lý luận mà xã hội Ấn Độ cổ đại đã đạt được. * Lịch sử ấn độ cổ đại bao gồm 4 thời kỳ: Thời kỳ văn minh sông Ấn (từ giữa thiên nhiên kỷ thứ III đến giữa thiên niên kỉ thứ II tr.CN). Nền văn minh này được biết đến qua sự phát hiện hai thành phố bị chôn vùi là Haráppa và Môhenjô Đarô ở lưu vực sông Ấn vào năm 290 tr.CN nên được gọi là văn hóa Haráppa. Thời kỳ văn minh Vêđa (từ giữa thiên niên kỉ thứ II đến thế kỉ thứ VII tr.CN). Nét nổi bật của nền văn minh này là sự thâm nhập của người Arya từ Trung Á vào khu vực người bản địa Đravida ở vùng lưu vực sông Hằng, sự xuất hiện của bốn bộ kinh Veđa sớm phản ánh sinh hoạt của họ, sự pha trộn giữa hai nền văn hóa – tín ngưỡng của hai chủng tộc khác nhau. Chế độ đẳng cấp và đạo Bàlamôn xuất hiện góp phần hình thành một nền văn hóa mới của Ấn Độ – văn hóa Vêđa . Thời kỳ các vương triều độc lập (từ thế kỷ VI tr.CN đến thế kỷ XII). Đây là thời kỳ có những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa… với sự ra 6 đời của các quốc gia và sự hình thành các trường phái triết học, tôn giáo lớn của Ấn Độ. Thời kỳ các vương triều lệ thuộc (từ thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIX). Năm 1206 viên Tổng đốc của Apganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã thành lập ra một nước riêng, tự xưng mình là Xutan (vua), đóng đô ở Đêli gọi tên nước là Xutan Đêli (1206 – 1526). Từ trong hoàn cảnh lịch sử và truyền thống Vêda, triết học Ấn Độ cổ đại đã hình thành và phát triển. Chính Upanishad – tác phẩm xuất hiện muộn nhất đã thể hiện rõ những triết lý sâu sắc của người Ấn Độ. Những triết lý này tạo thành các mạch suối ngầm làm phát sinh nhiều dòng chảy tư tưởng triết học – tôn giáo của Ấn Độ. Upanishad cố lý giải những vấn đề bản thể – nhân sinh, sự sống – cái chết… nó ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của người Ấn Độ. Phật giáo đã sử dụng những thành tựu tư tưởng và lý luận của các trường phái triết học – tôn giáo trước đó để hoàn chỉnh tư tưởng của mình. Ấn Độ cổ đại có 9 hệ thống triết học, 9 hệ thống này được chia thành hai loại: Chính thống có sáu hệ thống Không chính thống có ba hệ thống Theo nhà ngữ pháp Pànini thì Àstika là người tin vào thế giới bên kia, còn Nàstika là “người làm ô nhục Vêđa”. Tiêu chuẩn chính thống của triết học Ấn Độ là sự thừa nhận tính đúng đắn tuyệt đối của Vêđa. Những người Phật giáo và Jaina giáo có kinh điển riêng nên bị coi là “tà giáo”. Sáu hệ thống chính thống: Trường phái Vêđanta (kết thúc Vêda): xuất hiện vào thế kỷ II tr.CN, do Badarayana và Sankara khởi xướng. Đây là trường phái triết học – tôn giáo, Vêđanta tiếp nối các tư tưởng của Upanishad đưa ra các kiến giải siêu hình và duy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật). Trường phái Sam Khuya (số luận): do Kapila (~350 – 250 tr.CN) khởi xướng và sau đó Ivarakrina phát triển thêm. Lý luận cơ bản của phái này là thuyết duy vật về bản nguyên của thế giới. Trường phái Yoga: Xuất hiện vào thế kỉ II tr.CN do đạo sĩ Patanjali sáng lập. Thông qua các phương pháp Yoga mà mỗi cá thể có thể tập luyện để khai thác được 7 sức mạnh vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, tiến tới làm chủ môi trường và sau cùng vươn tới sự giải thoát. Trường phái Mimansa: xuất hiện vào thế kỉ thứ II tr.CN do Gaimini khởi xướng. Là một trường phái triết học – tôn giáo, Mimansa đưa ra các kiến giải nhằm biện hộ, củng cố và tuyên truyền các nghi thức được đề cập đến trong Vêđa nói chung, trong giáo lí đạo Bàlamôn và Hinđu nói riêng. Trường phái Naija: xuất hiện vào thế III tr.CN do Gotama sáng lập và được Vatsiaiana (thế kỉ IV) và Yditakara (thế kỉ VII) phát triển. Lý luận cơ bản của phái này gồm ba bộ phận là nguyên tử luận, lôgic học và lý luận về nhận thức. Trường phái Vaisesika: xuất hiện vào thế kỷ thứ II tr.CN do Kanada sáng lập và được Parasatapada (thế kỉ V) phát triển. Lúc đầu quan điểm của phái này và phái Naija có nhiều điểm giống nhau. Tư tưởng chủ đạo của phái Vaisesika tập trung trong nguyên tử luận, logic hoc và nhận thức luận. Ba hệ thông không chính thống: Trường phái Lokayata: xuất hiện khá sớm trong phong trào đấu tranh chống lại truyền thống Vêđa và chế độ đẳng cấp ở Đông Ấn. Tương truyền rằng, Brihaspati là người sáng lập ra trường phái Lokayata. Phái này phủ nhận cả thuyết luân hồi, nghiệp báo chế giễu quan niệm giải thoát. Trường phái Jaina: xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ V tr.CN. Theo truyền thuyết người sáng lập đạo Jaina là một người đàn ông xuất thân từ đẳng cấp thứ hai trong xã hội, sinh ra ở ngoại thành Vaixali thuộc tỉnh Biha ngày nay, ông sống cùng thời với Phật Thích Ca. Ông lang thang tu khổ hạnh khắp miền Tây Bengan. Sau khi đắc đạo, ông được người đời tôn kính đặt biệt hiệu là Mahavila (đại anh hùng) và được tôn làm Jana (người khắc phục được mọi ham muốn). Trường phái Phật giáo: xuất hiện vào thế kỉ VI tr.CN, là trường phái triết học – tôn giáo lớn của Ấn Độ cổ đại. Nó ảnh hưởng rộng rãi và lâu dài đến đời sống tinh thần của nhiều dân tộc trên thế giới ở phương Đông lẫn phương Tây. Phật giáo cho rằng bản chất sự tồn tại của thế giới là một dòng chuyển biến liên tục không do một vị thần linh nào sáng tạo ra và không có cái gì là vĩnh hằng tuyệt đối. Phật giáo đã bác bỏ quan niệm về Brahman và Atman của kinh Upanishad. Kinh Upanishad cho rằng, trong thế giới tồn tại Bratma (đại ngã) và Atman (tiểu ngã) cùng mang bản chất thần thánh, nhưng khác hình thức biểu hiện. Bratma là linh hồn của vũ 8 trụ hay thực thể tinh thần tối cao, là căn nguyên của vạn vật. Nó tồn tại tuyệt đối vĩnh viễn, sản sinh ra mọi cái và cũng là cái đích cuối cùng của mọi cái. Atman linh hồn của con người là sự biểu hiện cụ thể, cá biệt của Bratma. Nó là cái nhỏ bé nhưng cũng là cái vĩ đại nhất, bất diệt như Bratma. Tuy nhiên, gắn bó với thể xác mà Atma bị lôi cuốn vào dục vọng, vì vậy phải để nó chịu nghiệp báo, luân hồi và phải trải qua số kiếp. Để thoát khỏi luân hồi, số kiếp Atma phải toàn tâm, toàn ý tự giác ngộ bản chất thần thánh nơi chính mình (tu luyện) để giải thoát quay về với Bratman. Còn Phật giáo cho rằng: không thể tìm ra tạo vật, một Bratma hay một vị nào khác làm chủ vòng luân chuyển đời sống, chỉ có một hiện tượng diễn biến tùy thuộc những điều kiện. Cái hiện tượng diễn biến tùy thuộc những điều kiện ấy được nói rõ trong thập nhị nhân duyên. Nói rõ nguồn gốc đau khổ và mục đích giúp con người giải thoát khỏi phiền não của đời sống. Để thực hiện mục tiêu “giải thoát” Phật giáo đã sử dụng nhiều thành tựu tư tưởng khác nhau như luận về quan hệ nhân quả của phái Sam Khuya. Phật giáo cho rằng mọi sự vật hiện tượng luôn biến đổi theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt; nội tại của bản thân nó tuân theo quy luật nhân quả mãi mãi. Nhờ có duyên, nhân mới sinh ra kết quả. Quả là do duyên thành quả khác, nhân khác lại có duyên mà thành quả mới. Cứ như thế mới nối tiếp nhau vô cùng, mà muôn ngàn sự vật và muôn loài cứ biểu hiện mãi mãi. Thành tựu tư tưởng thuyết nguyên tử của phái Vaiseka cũng được Phật giáo vận dụng. Phái này cho rằng nguyên tử là bản nguyên duy nhất tạo nên vạn vật trong thế giới. Dựa vào những thành tựu của phái này thì Phật giáo đã làm rõ được con người được tạo nên từ năm uẩn và năm căn. Trong năm uẩn thì sắc uẩn được hiểu là cơ thể vật lý, là thể chất con người. Sắc uẩn gồm tứ đại năng tạo và tứ đại sở tạo. Tứ đại năng tạo: đất, nước, gió, lửa. Tất cả sự vật, tất cả vật chất đều do tứ đại sở tạo này mà có, như là cái gốc từ đó sinh ra tất cả sự vật nên gọi là năng tạo. Tứ đại sở tạo: năm căn, năm trần được tạo ra bởi đất, nước, lửa, gió và đồng thời cũng do tính chất của tứ đại: cố, dịch, nhiệt, động tạo ra. Bên cạnh đó, Phật giáo cũng tiếp nhận những quan niệm có tính chất thần bí như luân hồi nghiệp báo của đạo Bàlamôn. Trong đó, “luân hồi” có nghĩa là bánh xe quay tròn, khi mọi người chết đi lại đầu thai vào một thể xác khác. Điều tin này xuất hiện rất sớm ở phương Đông (Ấn Độ giáo, cổ Trung Hoa) và phương Tây (cổ Ai Cập, phái Pythagoras, Platon). Luân hồi trở thành một thuyết cơ bản trong giáo lý Phật giáo. 9 “Nghiệp” là cái do hành động của con người gây ra. Trong cuộc sống hiện tại con người phải gánh chịu nhiều hậu quả của hành vi kiếp trước gây ra. Sự gánh chịu hậu quả đó gọi là nghiệp báo. Nếu làm điều tốt tu nhân tích đức ở kiếp này thì có nghiệp tốt báo ứng điều lành, điều tốt cho đời sau. Ngược lại, nếu ở kiếp này làm điều ác , điều xấu thì có nghiệp xấu ứng báo phải gánh chịu điều xấu cho đời sau. Ngoài ra, Phật giáo đã tiếp nhận truyền thống tư duy trừu tượng đã đạt đến trình độ cao của tư duy Ấn Độ. Khi bàn luận về các phạm trù “không”, “hữu”,… Mọi sự vật “có” và “không” đều nằm trong quy luật tương đối , tức nó “có” và có trong sự tồn tại không vĩnh viễn mà có để rồi biến đổi, suy hoại trở về “không” và “không” lại là một hình thái cho sự bắt đầu “có” của sự vật mới. Phật giáo phủ nhận tạo hóa và các thuyết về nguyên nhân đầu tiên. Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo chủ trương không có định mạng, vận mạng hay tiền định bất di bất dịch đã được sắp xếp an bài, kiểm soát tương lai của con người ngoài ý muốn của họ và không tùy thuộc vào hoạt động của họ. Như vậy, thế giới, vũ trụ, theo quan niệm của Phật giáo là luôn vận động, biến đổi, các biến đổi diễn ra nhanh như chớp mắt và thế giới thì không có trước, không có sau, vô thủy, vô chung. Đó cũng là lẽ vô thường, tức không có gì tồn tại cố định mà có đó, mất đó. Con người cũng thuộc dòng chảy không ngừng đó, nên không có gì là bản thân ta cả tức là vô ngã. Những biến đổi này do tự thân ta vận động, không xuất phát từ bên ngoài, mà từ lẽ nhân duyên, theo một luật nhân quả, nghiệp báo. Tùy thuộc vào nghiệp báo mà biến đổi của các sinh linh diễn ra trong cõi phàm và siêu phàm, hoán chuyển từ cõi này sang cõi khác, đó là luân hồi. Nhân sinh quan Phật giáo xuất phát từ quan niệm cho rằng “đời là bể khổ” và nguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử là những ham muốn nhục dục, xuất phát từ việc che lấp trí tuệ bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), làm cho con người cố chấp trong việc phân biệt cái ta và cái khác ta dẫn đến thái độ “ngã chấp”, trọng cái ta, khiến con người vô minh. Muốn thoát khỏi bể khổ thì phải diệt dục, nhẫn nhục, từ bi, hỉ xả, hy sinh, đi theo con đường của Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính nghiệp, chính ngữ, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định. Phật giáo là một tôn giáo quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sinh, đưa ra con đường giải thoát con người khỏi thực tế khắc nghiệt của cuộc sống do chế độ đẳng cấp ra. 10 [...]... mới dùng văn tự để ghi chép thành sách vở Trong sự ghi chép này, chư tăng chia thành hai phái: phái Nam thì ghi bằng văn Pali, còn phái Bắc ghi bằng văn Phạn Sau này quá trình đi truyền bá Phật giáo, những xứ nói tiếng Pali thì kinh điển Pali được truyền bá Những xứ dân chúng nói tiếng Phạn thì kinh điển bằng văn Phạn được truyền bá Phía Nam Ấn Độ... nói, và hành động trong đời sống tu tập hàng ngày của con người Đạo đức Phật giáo là nếp sống đề cao vị trí con người và chứng minh rằng con người có khả năng đạt đến giải thoát tối thượng nếu con người có đủ ý chí và lỗ lực, nếu con người thực hiện tốt niệm lực, định lực, thiền lực, nếu con người phát huy được tuệ lực giải thoát Vậy đạo đức... GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM 2.1 Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam 2.1.1 Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam * Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam không phải xuất phát từ Trung Quốc mà được truyền trực tiếp... nên có thể xem nó như phần văn hóa của nhân loại (trong đó có Việt Nam) Trong quá trình phát triển và phổ biến trên bình diện thế giới, Phật giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải, hòa nhập văn hóa và văn minh mà còn góp phần duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế 27 Chương 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC... biển phía Nam Việt Nam, xưa thuộc vương quốc Chămpa đã nhộn nhịp thương thuyền không những của các quốc gia thuộc văn minh Ấn Độ, mà cả những quốc gia xa xôi của nền văn minh La Mã Chiếc bia Võ Cảnh tìm thấy tại làng Võ Cảnh ở Nha Trang được các nhà nghiên cứu 28 xác định là đã xuất hiện vào thể kỉ II Công nguyên viết bằng tiếng Phạn Để Phạn văn trở... nhị nhân duyên”, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó là “trung đạo”, “bát chính đạo”… chứa đựng những lý luận đầy sức thuyết phục và hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác Dạy con người sống cảm thông, hỷ xả với nhau, dạy mỗi người sống vì người khác bao dung độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh Đây là... giới tự nhiên đối với cuộc sống con người và chỉ ra con đường cụ thể để tiêu diệt đau khổ Theo Phật giáo, muốn thoát khỏi đau khổ con người phải tự hoàn thiện đạo đức cá nhân, diệt trừ tham, sân, si xóa bỏ vô minh, chặt đứt phiền não để vượt qua biển khổ luân hồi Từ đó, Phật giáo đưa ra những chuẩn mực cụ thể để con người tụ tập, phấn đấu Phật... có vai trò như là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển Phật giáo 1.1.2 Vài nét về người sáng lập Theo truyền thuyết, toàn cõi Ấn Độ lúc bấy giờ chia thành nhiều nước, thường xảy ra chiến tranh tuy đại thế vẫn thu về nước Ma kiệt Đà (Magadha).Nước này lớn nhất ở phía Nam sông Hằng (Gange), làm trung tâm cho toàn xứ Ấn Độ Trong những nước có... thanh tịnh, hóa giải mâu thuẫn giữa khối óc và con tim giúp, con người thành công trong công việc, nhiệm vụ, bổn phận với tâm bình an và hỷ lạc Giới luật được đức Phật đưa ra không khó hiểu và khó thực hành trong mỗi giây phút, ý thức của cuộc sống con người Giới luật đó không cần phải trờ đợi đến khi con người thấy bất mãn với cuộc sống, nó cần... bao gồm một phần Miền Nam nước Nêpan và một phần Ấn Độ ngày nay, vua tên Tịnh Phạn (Sudhodana), hoàng hậu là Ma Ha Ma Da (Maha – maya) con vua A Nâu Thích Ca (Anu sakya) nước Câu Ly (Koly) Khi ấy vua Tịnh Phạn đã năm mươi tuổi và hoàng hậu bốn mươi năm tuổi mới thọ thai lần đầu Theo tục Ấn Độ đàn bà phải về cha mẹ sinh con và sinh con đều lấy họ mẹ, nên . ra đời của Phật giáo, sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam như thế nào? Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức truyền thống người Việt Nam và hiện nay đạo đức Phật giáo còn. những ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức Việt Nam từ xưa đến nay. - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Làm rõ nguồn gốc ra đời của Phật giáo và nội dung của đạo đức Phật giáo + Làm rõ sự ảnh hưởng của đạo. PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ hai sau công nguyên và nhanh

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan