Phát triển chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam

42 2.3K 23
Phát triển chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài phát triển chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,mức độ công nghiệp hóa,đô thị hóa ngày càng cao kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.Đặc biệt là môi trường nước và không khí ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng.Chính thực trạng này đã dẫn tới sự ra đời và phát triển ngành công nghiệp gia dụng cung cấp sản phẩm nhằm thanh lọc nguồn nước và không khí,nhằm bảo vệ sức khỏe của con người.Ở nước ta nói chung và đặc biệt là ở thành phố Hà Nội-trung tâm văn hóa-chính trị-kính tế của cả nước,với mức độ tập trung dân số cao,sự đô thị hóa quá mức,lại là nơi tập trung nhiều các trường đại học,cao đẳng và các doanh nghiệp…nơi đây có mật độ dân số dày đặc,điều này đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm không khí và nguồn nước trở nên trầm trọng.Bên cạnh đó,người dân thủ đô lại có mức thu nhập khá cao nên họ có điều kiện chăm lo và rất chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Đây chính là điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm máy lọc nước có cơ hội phát triển,các sản phẩm này đặc biệt đa dạng và phong phú cả về chủng loại và giá cả,nguồn gốc xuất xứ Hiện nay,trên thị trường thành phố Hà Nội có các thương hiệu cung cấp sản phẩm máy lọc nước như: KANGRAROO, NONAN, RO, COWAY…có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Maylaysia, Mỹ, Hàn Quốc…và ngành hàng này đang thật sự rất phát triển tại nước ta.Công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm máy lọc nước mang thương hiệu Coway có nguồn gốc từ Hàn Quốc,so với các đối thủ trên cạnh tranh thì thời gian gia nhập của công ty vào thị trường là khá muộn,vì vậy trong qúa trình thâm nhập và phát triển thị trường sản phẩm,công ty đang vướng phải một số khó khăn nhất định.Tuy sản phẩm mà công ty kinh doanh là sản phẩm có chất lượng cao,đã có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới và là một thương hiệu mạnh,tuy nhiên ở Việt Nam thương hiệu này còn khá mới lạ với người tiêu dùng.Do thương hiệu này vào thị trường Việt Nam khá muộn so với đối thủ cạnh tranh( đầu năm 2010),đồng thời trên thị trường những thương hiệu tiên phong như Kangraroo đã có mặt từ rất lâu,đồng thời dành được sự chấp nhận và biết đến của đông đảo người tiêu dùng Tuy mấy năm gần đây, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng khả quan hơn, nhưng so với đối thủ cạnh tranh thì còn rất yếu Chính vì vậy vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp trong tương lai là cần phải xây dựng và quảng bá được thương hiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng, cần phải có chính sách xúc tiến phù hợp với từng thời kỳ để có thể đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường,mở rộng được thị phần của doanh nghiệp.Đứng trước những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp như trên.Hiện nay công ty đang tập trung giải quyết: +) Thực hiện các hoạt động quảng bá nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu và tăng cường sự hiểu biết đối với khách hàng về sản phẩm của công ty +) Tập trung vận dụng và kết hợp các công cụ trong phối thức xúc tiến nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Hà Nội (thị trường trọng điểm của doanh nghiệp) 1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài Từ thực trạng những vấn đề mà doanh nghiệp đang phải giải quyết và mục tiêu chiến lược marketing mà doanh nghiệp đang theo đuổi (đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần của doanh nghiệp), nên em quyết định chọn đề tài khóa luận là: “ Phát triển chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam”. Do em nhận thấy hiện nay chính sách xúc tiến của doanh nghiệp chưa thật sự đem lại hiệu quả như mong muốn, đồng thời chưa thật sự phù hợp với mục tiêu chiến lược marketing của công ty trong giai đoạn tới. Nên trong đề tài này em tập trung vào phát triển chính sách xúc tiến cho sản phẩm máy lọc nước cụ thể là: +) Xác định đối tượng của xúc tiến thương mại +) Phối hợp sử dụng các công cụ trong phối thức xúc tiến cho phù hợp với đối tượng đã xác định đồng thời phù hợp với mục tiêu chiến lược marketing đã đề ra 1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những năm trước đây Các đề tài nghiên cứu những năm trước về vấn đề xúc tiến Trong gần 70 đề tài nghiên cứu về vấn đề xúc tiến trong kho luận văn của trường Đại học Thương Mại từ năm 2008 đến năm 2011.Có 10 đề tài lựa chọn nghiên cứu đề tài : “ Phát triển chính sách xúc tiến thương mại” tại các đơn vị thực tập của mình như - Phát triển chính sách xúc tiến thương mại của công ty cổ phần kỹ thương Thiên Hoàng-do Nguyễn Thị Thanh Thùy thực hiện năm 2008. - Phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm máy tính thương hiệu 3C của công ty máy tính –truyền thông điều khiển 3C trên địa bàn thành phố Hà Nội-do Phạm Thị Ngọc Mai thực hiện năm 2009. - Phát triển chính sách xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm phần mềm dành cho các doanh nghiệp của công ty cổ phần đầu tư và phát triển E-tech Việt Nam trên địa bàn Hà Nội –do Nguyễn Thu Hương thực hiện năm 2009. - Phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm thẻ ATM của ngân hàng Agribank chi nhánh Hải Dương - do Lê Văn Khánh thực hiện năm 2009. - Phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm bao bì tại công ty cổ phần nhựa và môi trường xanh An Phát- do Nguyễn Văn Sơn thực hiện năm 2010. - Phát triển chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty cổ phần Daichu Việt Nam trên thị trường miền Bắc-do Dương Thị Liên thực hiện năm 2011 Tất cả các đề tài nghiên cứu kể trên đều tiến hành nghiên cứu về vấn đề phát triển chính sách xúc tiến thương mại,cho từng sản phẩm cụ thể của các công ty mà mình thực tập.Những đề tài nghiên cứu trên đã đạt được những thành tựu nghiên cứu nhất định như: +) Hệ thống hóa lý luận về chính sách xúc tiến rõ ràng mạch lạc +) Phân tích thực trạng thị trường và sản phẩm tương đối kỹ lưỡng +) Có đi sâu vào tìm hiểu thực tế và những giải pháp đề ra có nhiều tính thực tế cao  Trên đây là một số tìm hiểu của em về các đề tài nghiên cứu các năm trước, em nhận thấy đề tài về xúc tiến không phải là mới, nhưng đề tài về phát triển chính sách xúc tiến tại công ty cổ phần thương mại Carpa với sản phẩm máy lọc nước mang thương hiệu Coway,có những đặc trưng riêng và không trùng lặp với bất cứ đề tài nào đã thực hiện trước đó 1.4. Các mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chính sách xúc tiến tại công ty thương mại. - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách xúc tiến cho sản phẩm máy lọc nước Coway trên thị trường thành phố Hà Nội, cũng như hiệu quả của các chương trình XTTM của công ty so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. - Từ hệ thống lý luận và thực trạng của công ty đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển chính sách xúc tiến cho sản phẩm máy lọc nước Coway trên thị trường Hà Nội 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Tập trung nghiên cứu trên khu vực thị trường thành phố Hà Nội - Giới hạn về đối tượng: Người tiêu dùng cuối cùng. - Giới hạn về thời gian: Từ năm 2009 đến 2011 và định hướng tới năm 2015 - Giới hạn về nội dung: Tập trung nghiên cứu các công cụ của xúc tiến thương mại: quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp. 1.6. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập dữ liệu a) Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu cần thu thập Cách thu thập Nguồn thu thập 1. Các hoạt động xúc tiến mà công ty thực hiện trong một số năm gần đây (nội dung, phạm vi, chi phí và hiệu quả…) Tới phòng kế hoạch thị trường xin tài liệu. Tự tìm kiếm trên báo và Internet. Bộ phận kế hoạch và kinh doanh công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam. www.coway.com.vn www.Maylocnuocro.info 2. Các chương trình xúc tiến mà đối đủ cạnh tranh của công ty thực hiện trên cùng thị trường với doanh nghiệp Tự tìm kiếm trên báo và Internet www.hethonglocnuoc.vn www.thegioibonnuoc.vn Tạp chí sức khỏe và tiêu dùng 3. Tổng chi phí mà công ty đã chi cho hoạt động xúc tiến trong từng thời kỳ -Doanh thu mà công ty thu được trước và sau khi thực các chương trình xúc tiến -Báo cáo kết quả hoạt động kinh Tới phòng kế toán và phòng kinh doanh xin số liệu Phòng tài chính –kế toán,và phòng kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam. doanh trong 3 năm gần đây b) Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu cần thu thập Cách thu thập Đối tượng thực hiện -Sự tác động của các chương trình xúc tiến mà doanh nghiệp đã triển khai tới nhận thức và hành vi mua của khách hàng -Thu thập bằng cách phát phiếu điều tra. -Cách thực hiện:phát phiếu điều tra cho những người đến mua sắm tại 3 siêu thị mà công ty có gian hàng ở đó là PICO,TOPCARE,BIGC The Garden Khách hàng Số lượng:35 phiếu - Đánh giá của cán bộ cấp cao trong công ty về hiệu quả các chương trình xúc tiến mà công ty đã thực hiện và những khó khăn gặp phải khi thực hiện. Định hướng chiến lược và định hướng hoạt động xúc tiến trong tương lai. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu Giám đốc kinh doanh, phó giám đốc, trưởng phòng marketing.  Phương pháp sử lý dữ liệu a) Xử lý dữ liệu thứ cấp +) Các số liệu về doanh thu,chi phí ,lợi nhuận của công ty được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 được so sánh qua các năm,tính tỷ lệ phần trăm từ đó thể hiện tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước. +) Đối với các dữ liệu liên quan đến ngân sách xúc tiến thương mại phân bổ cho các công cụ, tổng hợp và vẽ biểu đồ thể hiện % ngân sách phân bổ cho các công cụ +) Tiến hành so sánh giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh, từ đó rút ra nhưng điểm thành công hơn và hạn chế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh b) Xử lý dữ liệu sơ cấp +) Đối với phỏng vấn chuyên sâu thì tổng hợp các ý kiến từ các ghi chép phỏng vấn +) Đối với phiếu điều tra thì tiến hành tổng hợp kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS, từ các kết quả thu được từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá. 1.7. Kết cấu khóa luận Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm 4 chương ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục. - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài phát triển chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phẩn thương mại Carpa Việt Nam. - Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về chính sách XTTM sản phẩm của công ty kinh doanh - Chương 3: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam - Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển chính sách tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chính sách XTTM sản phẩm của công ty kinh doanh 2.1 Một số khái niệm – định nghĩa cơ bản về xúc tiến thương mại 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản  Khái niệm xúc tiến thương mại - Xúc tiến thương mại là việc truyền tin giữa người bán và người mua hay những khách hàng tiềm năng khác nhằm tác động vào hành vi và quan điểm của người mua hàng.Chức năng XTTM chính của nhà quản trị marketing là mách bảo cho khách hàng mục tiêu biết đúng sản phẩm, đúng chỗ và đúng giá.” ( Nguồn: “Essentials of Marketing” theo Jerome và William ) - Trên góc độ kinh doanh nói chung, các nhà lý luận của các nước tư bản chủ nghĩa cho rằng “ Xúc tiến là một hình thái quan hệ xác định giữa người bán và người mua, là một lĩnh vực hoạt động được định hướng vào việc chào hàng với mục đích bán hàng một cách năng động và có hiệu quả nhất”. - Theo GS.TS Nguyễn Bách Khoa và TS.Nguyễn Hoàng Long –trường Đại học Thương Mại: “Xúc tiến thương mại là “Một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêu khách và xác lập một mối quan hệ thuận lợi nhất giữa công ty và bạn hàng của nó với tập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối thuộc,triển khai năng động chiến lược và chương trình marketing –mix đã lựa chọn của công ty”. ( Nguồn:Trang 312- Giáo trình marketing thương mại-trường Đại học Thương Mại)  Khái niệm chính sách XTTM Chính sách XTTM bao gồm “các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hóa, tác động vào người mua lôi kéo họ về phía mình và các biện pháp hỗ trợ cho việc bán hàng.Thông qua đó các DN sẽ làm cho người tiêu dùng biết được thế lực của mình và để bán được nhiều hàng hơn, bán nhanh hơn”  Khái niệm về phát triển chính sách XTTM “Là quá trình quản trị chính sách XTTM trên cơ sở điều chỉnh lại nội dung chính sách XTTM, điều chỉnh nguồn lực khi các yếu tố tác động thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu marketing đã đặt ra của công ty kinh doanh” 2.1.2. Vai trò của xúc tiến thương mại đối với hoạt động kinh doanh của công ty - Là công cụ thực hiện chức năng truyền thông, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các công ty mong muốn đưa các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm của công ty mình đến khách hàng trọng điểm trên thị trường mục tiêu đã chọn. - XTTM là yếu tố quan trọng để cho cung và cầu gặp nhau, để người bán thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người mua.giảm được chi phí và giảm được rủi ro trong kinh doanh. - XTTM làm cho bán hàng dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng hóa vào kênh phân phối và quyết định lập các kênh phân phối hợp lý và rất nhiều trường hợp qua XTTM các nhà kinh doanh tạo ra được những lợi thế về giá bán.Do vậy, XTTM không những chỉ là những chính sách biện pháp hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá ,phân phối mà còn làm tăng cường hiệu quả của những chính sách đó. - Chính sách XTTM là một công cụ cạnh tranh trong kinh doanh làm gia tăng giá trị sản phẩm, thông qua đó góp phần xây dựng nhận thức về sản phẩm, nâng cao uy tín nhãn hiệu, duy trì niềm tin,thái độ tốt đẹp của công chúng về công ty. 2.1.3. Các công cụ của XTTM a) Bản chất, phạm vi, tầm hiệu lực của các công cụ xúc tiến - Quảng cáo +) Giới thiệu có tính đại chúng: Quảng cáo là một kiểu truyền thông có tính đại chúng cao .Không hướng tới một đối tượng riêng biệt nào cả +) Tính lan truyền: Điều này cho phép công ty lặp đi lặp lại một thông điệp,nó cũng cho phép người nhận thông điệp so sánh các thông điệp giữa các công ty cạnh tranh với nhau. +) Tính vô cảm: Quảng cáo không có tính thúc ép như một người đại diện thương mại.Người nhận tin không bị bó buộc phải chủ ý hay có đáp ứng ngay - Bán hàng trực tiếp +) Sự vun trồng: Cho phép phát triển mọi loại quan hệ từ quan hệ giao dịch bán hàng tới tình hữu nghị sâu đậm +) Sự đáp ứng chào bán hàng trực tiếp khiến cho người mua cảm thấy có sự bó buộc nào đó phải nghe người bán nói, người mua bắt buộc phải chú ý và đáp ứng dù cho chỉ là một câu nói cảm ơn lịch sự +) Cá nhân đối mặt: Việc chào hàng trực tiếp bao hàm một quan hệ sống động tức thời và tương tác giữa hai hay nhiều người.Mỗi bên có thể quan sát tận mắt nhu cầu và cá tính của nhau. - Xúc tiến bán +) Sự truyền thông có tính xung đột nhất thời: chúng thu hút sự chú ý và thường cung cấp những thông tin có thể dẫn khách hàng tới những mặt hàng bán. +) Sự khích lệ: Chúng kết hợp sự tưởng thưởng, sự xui khiến hay sự cống hiến có thể đưa lại giá trị bổ sung cho người tiêu dùng. +) Sự mời chào: Hàm chứa rõ nét lời mời chào kích đẩy khách hàng nhanh hơn - PR +) Độ tin cậy cao hơn: Các câu chuyện,tình tiết có thể xác thực và đáng tin cậy hơn quảng cáo +)Vượt qua phòng bị: Có thể vươn tới nhiều khách hàng tương lai vốn từng lẩn tránh những chào hàng và quảng cáo. +) Kịch tính hóa: Giống như quảng cáo, quan hệ công chúng có thể làm cho công ty hay mặt hàng trở nên hấp dẫn hơn 2.2. Một số lý thuyết về xúc tiến thương mại 2.2.1. Mô hình lý thuyết xúc tiến theo Philip Kotler Theo Philip Kotler (trong cuốn “quản trị Marketing” của Philip Kotler, nhà xuất bản Thống Kê, 2006) thì phát triển XTTM gồm 8 nội dung: (1) Phát hiện công chúng mục tiêu, (2) Xác định mục tiêu truyền thông, (3) Thiết kế thông điệp, (4) Lựa chọn các kênh truyền thông, (5) Phân bố tổng ngân sách khuyến mãi, (6) Quyết định hệ thống các biện pháp khuyến mãi, (7) Lượng định kết quả khuyến mãi, (8) Quản lý và phối hợp toàn bộ quá trình truyền thông marketing. 2.2.2. Mô hình lý thuyết xúc tiến theo quan điểm của trường Đại học Thương Mại Theo quan điểm của trường Đại học Thương Mại,lý thuyết về XTTM gồm các nội dung: 1. Quyết định về đối tượng của chính sách XTTM 2. Quyết định về mục tiêu của chính sách XTTM, từ mục tiêu của chính sách XTTM sẽ quyết định: +) Chính sách thông điệp +) Chính sách truyền thông 3. Quyết định ngân sách cho chính sách XTTM 4. Quyết định phối thức xúc tiến Quan điểm của trường Đại học Thương Mại và quan điểm của Philip Kotler có sự thống nhất với nhau về nội dung.Cả hai quan điểm trên đều thể hiện rõ những nội dung cần thiết để phát triển XTTM ở công ty kinh doanh, chỉ khác nhau ở thứ tự thực hiện các bước. Với quan điểm của thầy GS.TS Nguyễn Bách Khoa thì nội dung được phân định rõ ràng hơn, gắn liền với góc độ tiếp cận của sinh viên trường ĐH Thương Mại trong quá trình học tập, nên trong khóa luận em sẽ lựa chọn quan điểm của thầy GS.TS Nguyễn Bách Khoa để làm cơ sở nghiên cứu. 2.2.3. Mô hình lý thuyết của trường Đại học Kinh tế quốc dân về xúc tiến Nội dung nghiên cứu của mô hình này có những điểm khác biệt so với hai mô hình lý thuyết trên.Trong cuốn “Marketing căn bản” của thầy Trần Minh Đạo- trường Đại học Kinh tế quốc dân,lý thuyết về xúc tiến thương mại được trình bày theo các nội dung: (1) Bản chất của quản trị truyền thông và các bước tiến hành hoạt động truyền thông. (2)Xác lập hỗn hợp xúc tiến và ngân sách,(3) Đi vào tìm hiểu 5 công cụ của xúc tiến thương mại là quảng cáo,xúc tiến bán,tuyên truyền,bán hàng cá nhân,marketing trực tiếp. [...]... điểm giải quyết vấn đề về phát triển chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam 4.2.1 Dự báo xu hướng phát triển của thị trường - Dự báo trong những năm tới thị trường đồ gia dụng làm sạch nguồn nước ở nước ta vẫn tiếp tục sôi động và phát triển mạnh mẽ,do nguồn nước ở nước ta đặc biệt là ở các thành phố đô thị lớn ngày càng bị ô... độ của khách hàng đối với sản phẩm, những đóng góp của khach hàng hay những khiếu nại của khách hàng về sản phẩm và doanh nghiệp,từ đó giúp doanh nghiệp có những biện pháp điều chỉnh thích hợp 3.3 Phân tích thực trạng chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam 3.3.3 Thực trạng xác định đối tượng nhận tin của hoạt động xúc tiến thương. .. các hoạt động xúc tiến- sau khi thực hiện các hoạt động xúc tiến Bên cạnh đó công ty còn tiến hành so sánh tương quan giữa doanh số đạt được trong kỳ và chi phí phải bỏ ra cho hoạt động xúc tiến trong kỳ Chương 3: Phân tích các kết quả nghiên cứu về thực trạng chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam 3.1 Đánh giá... tín,nối tiếng và mở rộng được thị trường, nâng cao mức thị phần công ty nắm giữ Mục tiêu marketing hiện tại của công ty là nâng cao hình ảnh thương hiệu sản phẩm, tăng cường sự biết đến của khách hàng,tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng thị phần Từ đó dẫn tới mục tiêu của xúc tiến thương mại được xác định là quảng bá rộng rãi hình ảnh của sản phẩm, công ty, kích thích khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty. .. sách XTTM của công ty trong thời gian tới - Chính sách XTTM là một bộ phận của chính sách marketing Do vậy chính sách XTTM phải nhất quán với chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối của công ty - Chính sách XTTM phải tập trung vào tập khách hàng mục tiêu của công ty nhằm tăng mức độ nhận biết của công ty, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm - Chính sách XTTM phải xuất phát từ mục... doanh của công ty 3.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam Công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam được thành lập vào tháng 8 năm 2006 theo số 0104957749 do sự cấp phép của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội - Trụ sở giao dịch:số 142 Đội Cấn-Ba Đình -Hà Nội SĐT:04 6255.2288 Fax : 04 62535455 Vốn điều lệ:60.000.000.000 ( sáu mươi tỷ) Công ty CPTM... lọc nước coway của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam 4.1 Các kết luận và phát hiện về chính sách XTTM của công ty Qua quá trình thực tập tại công ty và quá trình điều tra, thu thập,xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, nhìn chung công ty đã có các biện pháp xúc tiến cho sản phẩm máy lọc nước Coway Chính sách XTTM của công ty đã đạt được một số thành công nhất định,tuy nhiên... đáng được nói tới Sự thành công đó không thể không thừa nhận có sự đóng góp rất lớn từ thành công của chính sách xúc tiến thương mại - Mục tiêu của chính sách XTTM thống nhất với mục tiêu chung của chính sách marketing của công ty là nỗ lực tạo dựng và đưa hình ảnh sản phẩm tới khách hàng, gia tăng doanh số, thị phần Chính sách XTTM của công ty đã có sự kết hợp hài hòa với các chính sách khác trong marketing... b) Nhà cung cấp Sản phẩm mà công ty kinh doanh được cung cấp bởi tập đoàn Woogjin coway Hàn Quốc… Bên cạnh đó, việc hợp tác bán sản phẩm cho công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam cũng nằm trong kế hoạch phát triển, thâm nhập vào thị trường Việt Nam của tập đoàn Woogjin, chính vì vậy công ty có những lợi thế nhất định trong thương lượng, và có quyền đưa ra những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thương. .. cận của khách hàng, thái độ của khách hàng, những gì mà khách hàng nhớ được… với những thông điệp mà công ty thực hiên.Mà chủ yếu chỉ thông qua phản ánh của đội ngũ nhân viên kinh doanh về sự biết đến sản phẩm, hiểu về sản phẩm của khách hàng,khi họ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Chương 4: Các kết luận và đề xuất về phát triển chính sách xúc tiến thương mại đối với sản phẩm máy lọc nước coway của công . tài phát triển chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với sự phát triển. trạng chính sách xúc tiến thương mại cho sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam 3.1. Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty 3.1.1 thương mại Carpa Việt Nam - Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển chính sách tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam. Chương

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài phát triển chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Carpa Việt Nam.

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

    • 1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài

    • 1.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những năm trước đây

    • 1.4. Các mục tiêu nghiên cứu

    • - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về chính sách xúc tiến tại công ty thương mại.

    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu

    • 1.7. Kết cấu khóa luận

    • Kết cấu đề tài nghiên cứu gồm 4 chương ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục.

    • - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài phát triển chính sách xúc tiến sản phẩm máy lọc nước Coway tại thị trường Hà Nội của công ty cổ phẩn thương mại Carpa Việt Nam.

    • Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chính sách XTTM sản phẩm của công ty kinh doanh

      • 2.1 Một số khái niệm – định nghĩa cơ bản về xúc tiến thương mại

        • 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

        • 2.1.2. Vai trò của xúc tiến thương mại đối với hoạt động kinh doanh của công ty

        • 2.1.3. Các công cụ của XTTM

        • 2.2. Một số lý thuyết về xúc tiến thương mại

          • 2.2.1. Mô hình lý thuyết xúc tiến theo Philip Kotler

          • 2.2.2. Mô hình lý thuyết xúc tiến theo quan điểm của trường Đại học Thương Mại

          • 2.2.3. Mô hình lý thuyết của trường Đại học Kinh tế quốc dân về xúc tiến

          • 2.3. Phân định nội dung nghiên cứu

            • 2.3.1. Xác định đối tượng nhận tin của chính sách XTTM

            • 2.3.2. Xác định mục tiêu của chính sách xúc tiến

            • 2.3.3. Quyết định ngân quỹ cho chính sách xúc tiến và phân bổ ngân sách cho từng công cụ xúc tiến

            • 2.3.4. Xác định thông điệp của chính sách XTTM

            • 2.3.5. Quyết định kênh truyền thông của chính sách XTTM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan