Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt

56 518 3
Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, với chính sách mở cửa và đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc. Hơn nữa, Việt Nam hiện nay đã trở thành thành viên của WTO, xu hướng quốc tế hóa cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ .v.v. làm cho môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động không ngừng. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi, doanh nghiệp muốn thành công phải có khả năng ứng phó với mọi tình huống, để làm được điều này doanh nghiệp phải có khả năng dự báo xu thế thay đổi, biết khai thác lợi thế, hiểu được điểm mạnh, yếu của mình và của đối thủ cạnh tranh. Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngành kinh doanh băng tải công nghiệp của Việt nam liên tục phát triển. Theo thống kê, trong 4 năm qua kim ngạch nhập khẩu băng tải công nghiệp liên tục tăng qua từng năm, bắt đầu từ năm 2009 với kim ngạch 1,267 tỷ USD, tiếp đó năm 2010 đạt kim ngạch 1,357 tỷ USD, năm 2011 đạt kim ngạch 1,534 tỷ USD và năm 2012 đạt kim ngạch 1,603 tỷ USD. Với chính sách lãi suất đang trong xu hướng giảm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu và cung cấp nguồn vốn hợp lý giúp doanh nghiệp tiếp tục tồn tại qua giai đoạn khó khăn này, dự báo nhập khẩu băng tải công nghiệp trong năm 2013 sẽ tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác nghiên cứu, thu thập thông tin về môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh doanh băng tải công nghiệp, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được đặc điểm của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng của thị trường mà doanh nghiệp tập trung hướng tới, những khó khăn thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp nắm bắt được đầy đủ vấn đề đến từ phía môi trường kinh doanh thì doanh nghiệp có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn. Cũng như có cơ hội đến từ phía môi trường từ đó giúp công ty hoạch định và xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp theo đặc điểm loại hình, quy mô, tính chất của doanh nghiệp, nhất là trong môi trường kinh doanh luôn biến động. Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt là một trong những công ty khá trẻ kinh doanh trong thị trường ngành kinh doanh băng tải công nghiệp, chính vì vậy công ty thường xuyên gặp phải những khó khăn đến từ đối thủ cạnh tranh, nhà cung Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 1 Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp ứng, thị trường tiêu thụ… . Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng, đối thủ cạnh tranh có nhiều động thái khó lường, nhà cung cấp luôn tìm cách giành thế chủ động, sự thay đổi và khác biệt về quan điểm của các cơ quan nhà nước đang đặt ra cho công ty nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết. Mặt khác trong quá trình thực tập nghiên cứu tại công ty cho thấy công ty chưa có những quy trình, hoạt động bài bản cũng như chưa có nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty. Vì vậy, em đề xuất và nghiên cứu đề tài khóa luận: “ Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt”. Nhằm giúp công ty có một cái nhìn toàn diện hơn về môi trường chiến lược của công ty. 2. XÁC LẬP CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đề tài: “ Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt”. nhằm giải quyết những vấn đề sau:  Chiến lược kinh doanh là gì? Vị trí bản chất nội dung của chiến lược kinh doanh? Cấu trúc cạnh tranh của ngành kinh doanh (mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter), các nhân tố thành công trong ngành kinh doanh (KFS- Key Factors of Sucess).  Thực trạng phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt như thế nào? Công ty đã đạt được những thành công và hạn chế gì? Đâu là nguyên nhân của thành công và hạn chế đó?  Những giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao khả năng phân tích môi trường chiến lược của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về cấu trúc cạnh tranh trong ngành kinh doanh băng tải công nghiệp.  Phân tích thực trạng công tác phân tích môi trường chiến lược tại công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt.  Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi trường chiến lược tại công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các nhân tố, lực lượng, điều kiện thuộc ngành kinh doanh có ảnh hưởng tới chiến lược của công ty kinh doanh của công ty. Đồng Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 2 Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp thời nghiên cứu công cụ phân tích môi trường ngành kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt.  Phạm vi nghiên cứu • Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung đến việc phân tích chiến lược kinh doanh của công ty với SBU băng tải công nghiệp thông qua việc phân tích 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt. • Phạm vi về không gian Nghiên cứu tại công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt. Sản phẩm dịch vụ chính băng tải công nghiệp của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt. Hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất và khu vực thị trường là khu vực phía Bắc. • Phạm vi về thời gian Các thông tin, dữ liệu trong đề tài về công ty cũng như thị trường hoạt động được thực hiện trong những năm gần nhất, từ 2010 – 2013; các giải pháp đề xuất cho 3 năm tiếp theo (2014 – 2017) và tầm nhìn 2020. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích tính chất đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng quan điểm diễn giải, không chứng minh chỉ có giải thích bằng lý luận và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu.  Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Sử dụng các số liệu thu thập được và các mô hình biểu đồ để đánh giá đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định lượng có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương: Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 3 Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty kinh doanh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt. Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt. Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 4 Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1 CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 1.1.1 Các khái niệm có liên quan 1.1.1.1. Chiến lược Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng. Một số quan điểm về chiến lược như: Theo Alfred Chandler (1962) một trong những nhà khởi sướng và phát triển lý thuyết về quản trị chiến lược phát biểu rằng: “ Chiến lược bao hàm ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”. Theo Jonhson và Scholes đã định nghĩa: “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi cua các bên liên quan”. Tóm lại: Chiến lược là một kế hoạch toàn diện chỉ ra những cách thức mà doanh nghiệp có thể đạt được nhằm đạt được nhiệm vụ và mục tiêu của nó, đáp ứng tương thích với những thay đổi tình thế, cũng sảy ra sự kiện bất thường. Chiến lược nhằm tối đa hóa lợi thế cạnh tranh và tối thiểu hóa những bất lợi cho doanh nghiệp. 1.1.1.2. Chiến lược kinh doanh Thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” thường được dùng theo 3 nghĩa phổ biến. Thứ nhất, là các chương trình hoạt động tổng quát và triển khai các nguồn lực chủ yếu để đạt được mục tiêu. Thứ hai, là các chương trình mục tiêu của tổ chức, các nguồn lực cần sử dụng để đạt được mục tiêu này, các chính sách điều hành việc thu nhập, sử dụng và bố trí các nguồn lực này. Thứ ba, xác định các mục tiêu dài hạn và lựa chọn các đường lối hoạt động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu này.Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và đưa ra con đường cơ bản, phác họa quỹ đạo tiến triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đó là kế hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được rèn giũa kỹ lưỡng nhằm dẫn đắt đơn Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 5 Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp vị kinh doanh đảm bảo mục tiêu của đơn vị kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là việc ấn định các mục tiêu cơ bản của đơn vị kinh doanh, lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bổ các nguồn lực thiết yếu để thực hiện mục tiêu kinh doanh. 1.1.1.3 Ngành kinh doanh Ngành kinh doanh là một nhóm các công ty cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có thể thay thế chặt chẽ với nhau. Trong quá trình cạnh tranh các công ty này có ảnh hưởng đến các công ty khác. Nói chung, các ngành bao gồm một hỗn hợp và đa dạng các chiến lược cạnh tranh mà các công ty theo đuổi để có được mức thu nhập cao hơn trung bình. Các ngành rất khác nhau về các đặc tính kinh tế, các tình thế cạnh tranh, và triển vọng thu lợi nhuận trong tương lai. Các đặc tính kinh tế của ngành biến đổi bởi một số các nhân tố như: qui mô và tốc độ tăng trưởng thị trường, tốc độ thay đổi công nghệ, ranh giới địa lý của thị trường (địa phương hay toàn cầu), số lượng, qui mô của những người mua và bán, mức độ tác động của tính kinh tế về qui mô đến sản phẩm của người bán, các kiểu kênh phân phối…Các lực lượng cạnh tranh có thể vừa phải, dữ dội, thậm chí là tàn khốc trong các ngành khác nhau. Hơn nữa, các ngành cũng khác nhau rất lớn về các tiêu điểm cạnh tranh, có thể là giá, là chất lượng, cải tiến hay rất nhiều các đặc tính hiệu năng khác. Diện mạo kinh tế của ngành và các điều kiện cạnh tranh hiện tại cũng như dự kiến tương lai là cơ sở để tiên liệu lợi nhuận tương lai là thấp, trung bình hay tuyệt vời. Sự khác biệt về các điều kiện ngành và cạnh tranh có thể khiến các công ty trong ngành không hấp dẫn rất khó có thể tìm ra lợi nhuận trong khi các công ty yếu ở trong các ngành hấp dẫn vẫn dễ dàng thể hiện một hiệu năng tốt. Các tiêu chuẩn phân loại ngành kinh doanh: • Số người bán & mức độkhác biệt hóa. • Các rào cản xuất nhập & mức độ cơ động. • Cấu trúc chi phí. • Mức độ nhất thể hóa dọc. • Mức độ toàn cầu hóa 1.1.1.4 Các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS- Key Factors of Sucess) Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 6 Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp Các nhân tố then chốt thành công của một ngành là những nhân tố tác động mạnh nhất tới khả năng thành đạt trên thị trường của các thành viên trong ngành. Đó là các yếu tố chiến lược cụ thể, các đặc tính sản phẩm, các nguồn lực, các năng lực, các khả năng cạnh tranh, và các kết quả kinh doanh báo hiệu sự khác nhau giữa lỗ và lãi. Các nhân tố then chốt của thành công liên quan đến những gì mà mỗi thành viên trong ngành phải có năng lực thực hiện hay tập trung hướng tới để giàng thắng lợi về tài chính hay cạnh tranh. Các nhân tố then chốt của thành công trong ngành quan trọng đến mức nó thu hút sự quan tâm đặc biệt của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, nó là những điều kiện tiên quyết của thành công trong ngành. Nói cách khác, các nhân tố then chốt của thành công liên quan đến các đặc tính sản phẩm, các năng lực, các khả năng cạnh tranh, và thành tích thị trường có tác động trực tiếp nhất đến khả năng sinh lợi của công ty. 1.1.2 Các lý thuyết có liên quan 1.1.2.1 Lý thuyết chu kỳ sống của ngành Trong sự phát triển của mình, hầu hết các ngành trải qua một loạt các giai đoạn, từ tăng trưởng đến bão hòa và cuối cùng là suy thoái. Các giai đoạn này gắn liền với các hình thức và tính chất cạnh tranh khác nhau. Sức mạnh và bản chất của mỗi lực lượng trong năm lực lượng cạnh tranh của Porter thay đổi khi ngành tiến triển. Sự thay đổi sức mạnh và bản chất của các lực lượng cạnh tranh làm phát sinh các cơ hội và đe dọa khác nhau trong mỗi giai đoạn tiến triển của ngành. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là tiên liệu sức mạnh của mỗi lực lượng sẽ thay đổi thế nào trong mỗi giai đoạn phát triển và xây dựng chiến lược giành lợi thế của các cơ hội khi nó xuất hiện và tránh các đe dọa phát sinh. Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 7 Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp Hình 1.1 Mô hình chu kỳ sống của ngành (Nguồn Chiến lược cạnh tranh của Michiel Poter) Mô hình chu kỳ sống của ngành là một công cụ hữu ích để phân tích các tác động của sự tiến triển ngành đến các lực lượng cạnh tranh. Với mô hình này chúng ta có thể nhận diện năm môi trường cạnh tranh ngành tương ứng với các giai đoạn phát triển của nó bao gồm: môi trường ngành thời kỳ đầu phát triển, môi trường một ngành tăng trưởng, môi trường ngành tái tổ chức, môi trường một ngành bão hòa, môi trường một ngành suy thoái (Hình 1.1). 1.1.2.2 Lý thuyết mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh Michael E.Porter giáo sư trường quản trị kinh doanh Harvard đã đề ra một khuôn khổ giúp các nhà quản trị nhận ra các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp phải đương đầu trong một ngành. Khuôn khổ của Porter gọi là mô hình năm lực lượng cạnh tranh, như trong Hình 1.2. Theo Porter có năm lực lượng định hướng cạnh tranh trong phạm vi ngành, đó là: Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành, sức mạnh thương lượng của người mua, sức mạnh thương lượng của người bán, đe dọa của các sản phẩm thay thế. Hình 1.2 Mô hình lực lượng điều tiết cạnh tranh ( Nguồn Chiến lược cạnh tranh của Michael E.Porter 2006) Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 8 Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp Porter chỉ ra rằng các lực lượng này càng mạnh, càng hạn chế khả năng của các công ty hiện tại trong việc tăng giá và có được lợi nhuận cao hơn. Trong khuôn khổ của Porter, một lực lượng cạnh tranh mạnh có thể xem như một sự đe dọa, bởi vì, nó sẽ làm giảm thấp lợi nhuận. Sức mạnh của năm lực lượng có thể thay đổi theo thời gian, khi các điều kiện ngành thay đổi, như đã thể hiện trong tình huống mở đầu. Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị là phải nhận thức về những cơ hội và nguy cơ, mà sự thay đổi của năm lực lượng sẽ đem lại, qua đó xây dựng các chiến lược thích ứng. Hơn nữa, đó là khả năng để một công ty, thông qua sự chọn lựa chiến lược, dịch chuyển sức mạnh của một hay nhiều lực lượng cạnh tranh thành lợi thế cho mình. 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới Cho đến nay trên thế giới có một số công trình nghiên cứu khoa học của một số tác giả có liên quan đến đề tài “Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp” như: Fred R.David(2004), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê. FredR. David đã trình bày một cách có hệ thống từ những khái niệm chung cho đến những vấn đề quản trị chiến lược cụ thể, đưa ra cái nhìn tổng quan về chiến lược và quản trị chiến lược. Cuốn sách cũng đề cập tới những nội dung căn bản của quá trình thực thi chiến lược. Philipkotler, Quản trị Marketing, NXB Thống kê 2001. Theo Philipkotler chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp hướng theo thị trường là chiến lược chung của toàn doanh nghiệp được xây dựng theo quan điểm marketing. Garry D.Smith (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê. Cuốn sách trình bày những kiến thức cần thiết, từ khái niệm, chiến lược kinh doanh, phân tích môi trường kinh doanh và hoạch định chiến lược sách lược ở những tập đoàn kinh doanh lớn. Phương pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiến lược sách lược kinh doanh. Michael E. Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh. Tác phẩm tiên phong chiến lược cạnh tranh của Michael E. Porter đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và việc giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới. Hấp dẫn trong sự đơn giản, phân tích của Porter về các ngành công nghiệp đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng. Ông giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất: ba chiến lược cạnh tranh phổ quát – chi phí Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 9 Trường Đại Học Thương Mại Khóa Luận Tốt Nghiệp thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc. Ông chỉ ra phương pháp định nghĩa lời thề cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận. Hơn một triệu nhà quản lý ở các tập đoàn lớn và các công ty nhỏ, các nhà phân tích đầu tư, nhà tư vấn, sinh viên và các học giả khắp nơi trên thế giới đã cụ thể hóa những ý tưởng của Porter và áp dụng chúng vào đánh giá các ngành, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh và lựa chọn những vị trí cạnh tranh. 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Trong nước hiện nay cũng có một số công trình nghiên cứu về phân tích môi trường chiến lược kinh doanh như: Tập bài giảng Quản trị chiến lược, bộ môn Quản trị chiến lược, GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2003). Tài liệu trình bày một số khái niệm liên quan đến quản trị chiến lược. Ngoài ra tài liệu còn đề cập đến các yếu tố đề ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chiến lược của doanh nghiệp. PGS.TS Lê Thế Giới – TS Nguyễn Thanh Liêm, giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống Kê. Giáo trình đã cung cấp cho người đọc những nền tảng ban đầu về quản trị chiến lược trong một doanh nghiệp, làm cơ sở để ứng dụng vào thực tế, nhằm giúp hoàn thiện hơn công tác quản trị chiến lược tại doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Lê Thị Thanh Thủy, (2009) luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty cổ phần XNK Tạp Phẩm”, ĐHTM, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan hướng dẫn . Luận văn đã đánh giá môi trường vĩ mô, từ đó đánh giá những bất ổn và biến động khó lường của thị trường, có ảnh hưởng nhiều đến tình hình SXKD của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tại công ty. Nguyễn Trang Nhung, (2009) luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh doanh đặc thù nhằm hoàn thiện quản trị công ty cổ phần may Bắc Giang”, ĐHTM, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan hướng dẫn . Luận văn hệ thống hóa các lý luận cơ bản về môi trường kinh doanh đặc thù và ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh đến công tác quản trị doanh nghiệp. Từ đó Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 10 [...]... thức của cán bộ lãnh đạo của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt về hoạt động phân tích môi trường chiến lược kinh doanh còn hạn chế Chính vì vậy công tác phân tích môi trường chiến lược kinh doanh chưa được đầu tư đúng mức về nhân lực kinh phí hoạt động 2.4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT MINH VIỆT 2.4.1 Thực trạng phân. .. đạt được những KFS nào trong ngành kinh doanh CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT MINH VIỆT 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT MINH VIỆT 2.1.1 Giới thiệu về công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt Công ty TNHH thương mại kỹ thuật Minh Việt được thành lập vào tháng 5 năm... đoạn chiến lược của công ty Nhằm tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững, bảo vệ lợi thế cạnh tranh thông qua các rào cản, đảm bảo khả năng sinh lời vững chắc và ổn định công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt thực hiện hoạt động phân đoạn chiến lược Hình 2.2 thể hiện mô hình phân đoạn chiến lược trong công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt Chiến lược kinh doanh công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Minh. .. lược kinh doanh máy móc ngành chế biến chè, chiến lược kinh doanh băng tải công nghiệp, chiến lược kinh doanh máy móc phụ tùng ngành giấy Từ thực tế cho thấy công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt đã sử dụng phương pháp phân đoạn chiến lược là phương pháp phân tách Với việc phân đoạn chiến lược theo các đoạn chiến lược như trên giúp công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt có những chiến lược. .. phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt Trong quá trình phân tích môi trường chiến lược kinh doanh Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt đã có nhiều kết quả đạt được đáng khích lệ Hoạt động phân đoạn chiến lược của công ty được đánh giá là tốt khi mà công ty đã xác định được rõ sản phẩm thị trường và khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến rất... Thương mại Kỹ thuật Minh Việt Chiến lược kinh doanh thiết bị điện Chiến lược kinh doanh máy móc ngành chế biến chè Chiến lược kinh doanh băng tải công nghiệp Chiến lược kinh doanh phụ tùng ngành giấy Hình 2.2 Sơ đồ phân đoạn chiến lược công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt ( Nguồn phòng kinh doanh của công ty) Sinh Viên: Nguyễn Văn Khánh MSV: 09D100025 Trường Đại Học Thương Mại 25 Khóa Luận Tốt Nghiệp... lãnh đạo công ty Những người được phỏng vấn đó là ông Nguyễn Ngọc Chí (Giám đốc công ty) , Lê Thị Thúy (Phó Giám đốc công ty) , Ông Đặng Văn Phong (Trưởng phòng kinh doanh) Qua cuộc phỏng vấn tìm hiểu những tồn tại trong công tác phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty Từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện công tác phân tích môi trường của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt • Phương... kinh Côn ty chưa có ban chuyên trách về phân tích môi trường chiến lược kinh doanh nên thường bị động trước sự thay đổi của các yếu tố môi trường kinh doanh Kinh phí cũng như nguồn nhân lực cho hoạt đôngh phân tích môi trường chiến lược kinh danh của công ty chưa được đầu tư nên hoạt động này chưa hiệu quả Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt cũng như các công ty trong ngành chưa tự mình tạo được... phòng kinh doanh) để thực hiện xây dựng chiến lược tổng thể công ty đã phân chia chiến lược doanh nghiệp thành các đoạn chiến lược khác nhau sát với thực tế của từng đoạn chiến lược Dựa trên các tiêu chí chức năng sử dụng, loại khách hàng công nghệ… mà các nhà quản trị của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt đã chia thành các đoạn chiến lược bao gồm: Chiến lược kinh doanh thiết bị điện, chiến lược. .. chiến lược chi tiết hơn gắn với thực tế của từng tuyến sản phẩm mà công ty hiện đang kinh doanh Bài khóa luận nghiên cứu phân tích đoạn chiến lược kinh doanh băng tải công nghiệp gắn liền với các sản phẩm băng tải của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt Với nguồn lực còn hạn chế công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt đã xác định thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là khu vực phía Bắc chủ yếu . phân tích thực trạng phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt. Chương 3: Các kết luận và đề xuất hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh. CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT MINH VIỆT 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT MINH VIỆT 2.1.1 tải công nghiệp.  Phân tích thực trạng công tác phân tích môi trường chiến lược tại công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Minh Việt.  Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi trường chiến

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức

    • 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh của công ty

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan